Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 4: Hướng Về Đời Sống Khỏe Mạnh Và Hạnh Phúc

11/02/201105:50(Xem: 2458)
Chương 4: Hướng Về Đời Sống Khỏe Mạnh Và Hạnh Phúc

HẠNH PHÚC KỲ DIỆU
Thích Phụng Sơn

Chương 4

HƯỚNG VỀ ĐỜI SỐNG KHỎE MẠNH VÀ HẠNH PHÚC

Chúng ta theo thói quen có nhiều ý kiến cố định, tin tưởng một cách sai lầm về các sự kiện xảy ra trong đời sống. Những người bị tai nạn, bệnh tật hay khổ đau thường chép miệng: “Trời bắt vậy thì phải chịu vậy”hoặc than “Nghiệp chướng mình phải trả”v.v…, rồi buông tay chịu đựng mọi thứ khổ đau, phiền não. Đức Phật dạy đừng tin tưởng vào một thứ gì mơ hồ mà phải tin trong ánh sáng của sự hiểu biết chân thật như sau:

“Đừng vội tin một điều gì dù điều ấy được nhắc nhở luôn. Đừng vội tin một điều gì, dù là di tích của người xưa hay là tập tục cổ truyền để lại phải tin. Đừng vội tin điều gì, dù điều ấy được trọng vọng bênh vực hay được ghi chép trong kinh sách.. Tất cả những sự thật, này các đệ tử, theo kinh nghiệm của ngươi, và được xác nhận phù hợp lẽ phải, hợp đạo đức, tạo thành an lạc cho người và cho các loài thì chính đó là sự thật và ngươi hãy sống theo sự thật.”

Điều nói trên đã được một nhà khảo cứu về sự già nua của con người thực hành một cách chín chắn. Viện Quốc Gia về Già Cả (National Institute On Aging) chính thức cho rằng không có một phương pháp gì làm cho con người trẻ trung trở lại qua thuốc men, ăn uống, tập thể dục hay một phương pháp tinh thần nào. Tuy vậy giáo sư Ellen Langer thuộc trường Đại học Harvard không tin như thế. Ông cho rằng sự già cả là do tâm tạo ra vậy tâm con người có thể làm cho sự già cả hết đi. Ông ta lập ra một chương trình nghiên cứu đặc biệt bằng cách tuyển chọn những người từ 75 tuổi trở lên và cho họ đi một chuyến nghỉ hè đặc biệt. Những ông cụ này được chở đến một vùng ngoại ô, nơi đó mọi sinh hoạt đều phỏng theo cách thức trước đây 20 năm. Tất cả những báo chí, phim ảnh, cùng các đề tài thảo luận đều thuộc về 20 năm về trước, tuy vậy họ luôn luôn sử dụng thì hiện tại để nói về chúng như các sự kiện đó vừa xảy ra. Nói khác đi, họ sống lại trong khung cảnh hồi họ còn trẻ 20 năm về trước.

Điều lạ lùng là sau một tuần, người ta thấy những ông cụ này thật sự trẻ lại: Trí nhớ họ gia tăng, cử động của họ nhanh nhẹn hơn trước, ngón tay của họ lại dài ra và hoạt động phần nào như trước đây. Họ ngồi thẳng thớm hơn, cầm đồ vật chắc chắn hơn và cả nghe cũng thấy rõ ràng hơn trước.

Trong tác phẩm Tỉnh Thức, Mindfulness, giáo sư Langer cho biết chính sự tỉnh thức trong đời sống: sống với tâm bén nhạy, rộng mở với những gì mới mẻ và tinh thần mạnh mẽ. Điều này chúng ta thấy rõ ràng nơi cuộc đời của đức Phật. Ngài luôn luôn sống tỉnh thức, tâm trong sáng, bén nhạy, cởi mở và an vui vô cùng. Do đó tất cả những gì về cuộc đời của Đức Phật, những lời dạy của Ngài đều hướng về đời sống lành mạnh, thoải mái, an vui và hạnh phúc kỳ diệu mà mỗi con người đều nên thực hiện cho chính mình. Do đó, chúng ta thích nhìn các tượng Phật, vì thấy hình ảnh tươi mát, tỏa chiếu ánh sáng của tình thương yêu, của sự hiểu biết chân thật, của nguồn hạnh phúc kỳ diệu làm cho tâm ta trong lành, trí ta thoải mái và lòng ta an vui. Ngoài ra, có những pháp môn tu tập quán chiếu hình ảnh đức Phật hay đức Quán Thế Âm, tưởng thấy thật rõ ràng hình ảnh đẹp đẽ, trong sáng của Đức Phật hay Đức Quán Thế Âm làm cho thân thể và tinh thần chúng ta trở nên trong sáng, tươi mát, lành mạnh và an vui. Khi quán chiếu như thế thì chúng ta xóa bỏ tất cả những giới hạn về không gian và thời gian, đi sâu vào nguồn cội tâm linh của mình vốn bất sanh bất diệt, mãi mãi có mặt. Cội nguồn tâm linh đó chính là tâm chân thật của chúng ta hay còn gọi là chân tâm hoặc Phật tánh vốn không có sinh, già, bệnh, và chết như trong kinh Tinh Yếu Bát Nhã Ba La Mật mà người Phật tử thường tụng đọc:

“Không có sự mê mờ và không làm cho hết mê mờ,

Không có sự già và chết và không làm cho hết già và chết.

Không có sự khổ, nguyên nhân sự khổ, làm cho hết khổ và sống giải thoát.”

Nói khác đi, khi chúng ta biết chân tâm Phật tánh nơi mỗi chúng ta vốn luôn luôn trong sáng, rộng lớn, an vui, không bao giờ bị hư hao hay mất mát thì chúng ta vượt qua sự thấy biết sai lầm giới hạn trong sinh ra, lớn lên, già cả và chết chóc cùng với khổ đau và khát vọng tiêu diệt khổ đau. Sống với tâm như thế là sống với sự thiên thu vĩnh cửu, sống với thời gian vô cùng vô tận và không gian bao la rộng lớn vô biên. Điều ấy thật đúng với lời thơ của William Blake:

“Thấy vũ trụ trong một hạt cát

Và thiên đàng nơi một đóa hoa dại

Cầm vô biên trong lòng bàn tay

Và vĩnh cửu trong một giờ ngắn ngủi.”

Hay nói một cách cụ thể, rõ ràng và chân thật của vị sư tổ dòng thiền Lâm Tế, thiền sư Hoàng Bá như sau:

“Sự thật tối thượng khai mở cho chúng ta biết Tâm Chân Thật của chúng ta không nương tựa vào vật gì cả. Tâm ấy rỗng lặng, cùng khắp, lặng lẽ, tinh sạch, chiếu sáng và tràn đầy một niềm vui an bình và kỳ diệu. Tâm ta chỉ thế, ngoài ra không có gì cả.”

Biết Thật Sự Mình Muốn Gì

Đạo Phật nhấn mạnh đến tính cách liên hệ của mọi sự vật, mọi hiện tượng theo cái thấy biết chân thật về tính cách không hai, không riêng biệt (bất nhị) của mọi thứ (vạn pháp) như sau:

“Cái này có vì cái kia có,

Cái này không vì cái kia không

Cái này sanh vì cái kia sanh

Cái này diệt vì cái kia diệt.”

Ý tưởng nói trên dùng để diễn tả tính cách nương tựa vào nhau của các sự vật cũng như các hiện tượng tâm lý để làm cho xuất hiện hay “sinh ra” một điều gì, một thứ gì đó. Như một chiếc bàn là do sự kết hợp của các yếu tố gỗ, người thợ mộc, dụng cụ cưa, bào, đục, và ý muốn tạo ra chiếc bàn. Các yếu tố ấy có nên có chiếc bàn, các yếu tố ấy không có thì chiếc bàn không bao giờ xuất hiện. Hiện nay các nhà thần kinh học nhận thấy hễ bộ óc chúng ta có những ý tưởng tích cực cùng sự vui vẻ thì một số các chất hóa học tốt được tạo ra tương ứng với sự tích cực và vui vẻ đó. Nếu các ý tưởng buồn rầu, tiêu cực xuất hiện thì hệ thống miễn nhiễm chống lại bệnh tật bị suy yếu làm thân thể mệt mỏi và ốm đau, chưa kể rất nhiều bịnh không do vi trùng gây nên xuất hiện.

Những điều ấy Đạo Phật dạy là tính cách duyên khởi của mọi sự kiện vật chất hay tinh thần. Duyên khởi là những kết hợp của các thứ khác nhau để tạo ra một thứ, một tình trạng nào đó như chúng ta đã nói ở trên. Khi nói đến thời gian thì chúng ta nghĩ thời gian vốn bình đẳng với mọi người. Một người già, một em bé, một người giàu, một người nghèo, một giờ trôi qua thì vốn giống nhau cho mọi người. Trên thực tế, thời gian của mỗi người vốn khác nhau tùy theo các yếu tố kết hợp lại thành cơ thể của mỗi người như tính cách di truyền, cách ăn uống, sinh hoạt, tánh tình, sự tỉnh thức trong đời sống. Có người chỉ mới bốn mươi tuổi mà trông như ông già bảy mươi. Có những cụ già bảy mươi mà còn trẻ trung, hoạt bát, nhanh nhẹn như người năm mươi tuổi.

Sau bao nhiêu năm nghiên cứu về sự già cả, các nhà khoa học nhận biết trong người chúng ta có một thứ “đồng hồ” cơ thể điều khiển tất cả mọi nhịp độ của đời sống như thức, ngủ, ăn, uống, nhiệt độ cơ thể, áp huyết, sự tăng trưởng cùng sự sản xuất các chất kích thích tố điều hòa mọi sinh hoạt trong người chúng ta. Có một số rất ít tế bào thuộc vùng dưới đồi nhân giao thoa trên (hypothalamus), nằm ở giữa và phía dưới não lớn, gọi là suprachiasmatic nucleus, điều hành mọi hoạt động của cơ thể từ một tế bào mắt chúng ta không thể thấy được đến sự bài tiết, dinh dưỡng, v.v… Điều quan trọng mà chúng ta cần biết nơi đây là những trạng thái tâm lý ảnh hưởng và có khi làm thay đổi sự điều hành của cái “đồng hồ” này như trường hợp những người già đã trẻ lại như chúng ta đã nói ở trên. Nói khác đi, chúng ta đạt được tự do về tâm lý hay là sự tự do chân thật nhất khi chúng ta sống đời sống có tình thương yêu trong sáng, có sự hiểu biết chân thật và hạnh phúc bao la. Khi tâm ở trong trạng thái an vui tỉnh thức thì một nguồn năng lượng tích cực, tốt đẹp và mạnh mẽ tràn ngập khắp thân thể làm cho các tế bào được lành mạnh, trẻ trung và do đó thân thể được khỏe mạnh. Khi tự mình kinh nghiệm rõ ràng về sự mầu nhiệm của niềm an lạc, một niềm vui sâu thẳm và bình an hay nói khác đi một niềm hạnh phúc trong sáng tràn đầy thì chúng ta biết rõ thật sự mình muốn gì trong cuộc sống: Chúng ta muốn sống trong niềm hạnh phúc kỳ diệu của chân tâm, Phật tánh của mình. Biết được điều ấy một cách rõ ràng là chúng ta rất thành thực với mình và khai mở cho sự thông minh biểu lộ tràn đầy trong đời sống hàng ngày. Sự thông minh trong sáng bén nhạy đó cũng là tình thương yêu tỏa sáng đời sống của chúng ta.

Tình Thương Yêu Khai Mở Năng Lực Kỳ Diệu

Hiện nay ở Hoa Kỳ người ta thường nói đến tình thương yêu, có những lớp dạy về tình thương yêu vì sự trống vắng và quạnh quẽ trong đời sống dư thừa vật chất. Trong ngành chữa trị y khoa người ta lại càng thấy rõ tình thương có năng lực chữa trị bệnh tật hỗ trợ cho những thuốc men và kỹ thuật tân tiến hiện nay. Hàng trăm cuốn sách đã được viết ra để hướng dẫn hay nhắc nhở dân chúng về yếu tố quan trọng của tình thương trong việc giáo dục con cái, duy trì sức khỏe, chữa trị bệnh tật cho mình và cho người.

Điều này thật rất quen thuộc với người thực hành đạo Phật vì thực hành đạo Phật là sống với tình thương yêu rộng lớn, sự hiểu biết chân thật và nguồn an vui kỳ diệu nơi chính mỗi chúng ta.

Tình thương yêu rộng lớn đạo Phật gọi là từ bi. Từ là tình thương yêu trong lành, ấm áp, tỏa chiếu hướng đến người khác và mong họ có được sự an vui. Bi là lòng mong muốn giúp đỡ những người đang bị tai ương, ách nạn, đói khổ nói chung là bị khổ đau để họ có được đời sống an lành và tốt đẹp.

Thương yêu và muốn đem lại niềm an vui cho người là một tính tự nhiên sẵn có nơi mỗi chúng ta, đó cũng là chân tâm hay Phật tánh tràn đầy một tình thương yêu trong lành, tỏa chiếu, ấm áp và rộng lớn bao la. Đó là tình thương yêu không điều kiện, không cân nhắc, không mong cầu đáp ứng. Tình thương yêu ấy vốn tự nhiên tỏa sáng.

Chúng ta hãy nghe vị đạo sư Tây Tạng, Tarthang Tulku Rimpoche nói về tình thương yêu đó trong mối tương quan giữa con người:

“Mọi thứ đều liên hệ lẫn nhau một cách lạ lùng. Khi ý thức về điều ấy thì sự liên hệ của chúng ta đặt nền tảng trên tình thương yêu, không phải tình thương yêu cân nhắc, suy tính, mà là một tình thân hữu tự nhiên đối với mọi loài, một sự khai mở cõi lòng do sự thông hiểu tự nhiên về mối liên hệ lẫn nhau đó. Từ đó, những mong muốn về lợi lộc riêng tư sẽ tiêu tan. Không có một vấn đề gì của cá nhân còn lại…

Khi tôi càng tìm hiểu về những vấn đề của người khác thì các vấn đề của tôi càng bị tiêu trừ. Như thế, tìm hiểu các vấn đề người khác vốn rất quan trọng… Sự hiểu biết vấn đề các người khác làm gia tăng sự hiểu biết về chính mình; sự hiểu biết chính mình làm gia tăng lòng từ bi; lòng từ bi làm gia tăng sự hiểu biết người khác. Đó là một vòng tròn chắc nịch mà chúng ta chỉ có thể đi vào bằng cách buông bỏ mối quan tâm về chính những vấn đề của mình.”

Nói khác đi, khi chúng ta khai mở cõi lòng, hướng đến người khác để tìm hiểu những mối lo lắng, sợ hãi, giận hờn và khổ đau của họ thì lòng từ bi, tình thương yêu trong sáng, ấm áp, rộng lớn tràn đầy trong ta. Lúc đó, bao nhiêu những ý tưởng chấp dính vào cái tôi của mình, cái ngã của mình tan biến đi nên mọi thứ lo lắng, sợ hãi, buồn phiền và khổ đau nơi chúng ta cũng đều tan biến theo.

Phẩm Phổ Môn trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa nói về sức mạnh của tình thương yêu đó cùng năng lực làm tiêu sạch mọi thứ khổ đau:

“Lòng bi vang tiếng sét

Đức từ rạng nhường mây

Cam lồ mưa pháp gội

Lửa phiền não tưới tắt.”

Lòng từ bi mãnh liệt như một cơn sấm sét và tỏa sáng như một đám mây chứa đựng ánh sáng rực rỡ của mặt trời. Khi lòng từ bi bừng dậy thì tâm ta tràn đầy một sự ngọt ngào trong lành tinh sạch làm tiêu hết mọi lo âu, sợ hãi, giận hờn và khổ đau. Nói khác đi, tình thương yêu trong lành là một nguồn năng lực kỳ diệu tràn đầy nơi thân và tâm; chúng có khả năng làm cho ta an vui hạnh phúc và làm cho thân thể chúng ta được lành mạnh tươi mát.

Tình thương yêu trong lành đó không phải chỉ là một cảm xúc nhất thời nơi chúng ta hay một cảm giác thụ động hoặc tiêu cực như sầu muộn, buồn rầu, hay ray rứt. Đạo Phật nhấn mạnh từ bi là tình thương yêu trong sáng, tích cực, ấm áp, mạnh mẽ, tỏa chiếu ánh sáng của năng lực kỳ diệu nơi chính mình (từ) cùng một động lực mạnh mẽ đẩy chúng ta đi tới, thực hành những điều đem lại an lành, no ấm, bình an, phát triển và hạnh phúc cho người khác (bi). Do đó, từ bi là một nguồn năng lực kỳ diệu đem đến niềm an vui bao la cho mình và hạnh phúc cho mọi người.

Có Tình Thương Yêu Trong Sáng Là Có Sự Hiểu Biết Chân Thật

Đức Phật dạy chúng ta từ bi tức là trí tuệ. Khi nào tình thương yêu trong sáng bừng dậy thì sự hiểu biết chân thật lập tức xuất hiện. Hay ngược lại khi có sự hiểu biết chân thật thì tình thương yêu trong lành lập tức có mặt. Trí tuệ, sự thấy biết chân thật là một sự thông minh tinh túy, bén nhạy, thâm nhập vào mọi thứ tinh thần hay thể chất làm ta biết rõ ngay tánh cách trong sáng của mỗi thứ trong một cái toàn thể bao la. Cái thấy biết kỳ diệu ấy biểu lộ qua cái thấy, nghe, nếm, ngửi, cảm xúc, qua sự thấy biết rõ ràng mọi hiện tượng, qua sự biết rõ chân thật tính cách trong sáng, tinh sạch, rỗng lặng đồng thời có mặt rực rỡ tràn đầy của mỗi sự vật và qua cái thấy biết vũ trụ rộng lớn tràn đầy, tỏa chiếu, đẹp đẽ quanh chúng ta. Nói khác đi, tâm ta như thế nào thì thế giới biểu lộ như thế ấy.

Điều nói trên được nhà tâm lý học thời đại Abraham Maslow gọi là kinh nghiệm cực đỉnh (peak experience) như sau:

“Có một thứ thấy, nghe hay cảm xúc chân thật nhất... Đặc tính của kinh nghiệm cực đỉnh là sự cảm nhận toàn thể thế giới là một sự hợp nhất, là một cái toàn thể... Kinh nghiệm của riêng tôi, tôi có hai bệnh nhân nhờ kinh nghiệm cực đỉnh đó mà tức khắc, hoàn toàn và vĩnh viễn chữa lành chứng bệnh tâm loạn lo lắng kinh niên của một người và người kia sự ám ảnh mãnh liệt về ý tưởng tụu vận.”

Nhà tâm lý học thời danh trên nói nhiều về các trạng thái an vui kỳ diệu của tâm giác ngộ nhưng ông không hướng dẫn phương pháp làm cách nào để sống với tâm kỳ diệu ấy mà đạo Phật gọi là tâm chân thật, chân tâm, Phật tánh vốn có sẵn nơi mỗi chúng ta. Phương pháp sống với chân tâm, Phật tánh được các tông phái Phật giáo như Thiền Tông, Tịnh Độ Tông hay Mật Tông chỉ cách thực hành rất rõ ràng. Ngoài ra, Diệu Pháp Phổ Môn, một phương pháp tu tập kết hợp tinh hoa hàng ngày để đem lại cho chúng ta sự thoải mái, an vui, hạnh phúc về tinh thần, sự lành mạnh về thể chất và sự thành công trong cuộc sống tích cực trong các sinh hoạt xã hội hàng ngày mà chúng ta sẽ tìm hiểu thêm ở phần sau.

Dù cho chúng ta chưa đạt tới trạng thái giác ngộ để cảm nhận niềm an vui tuyệt vời của Phật tánh thì sự thực hành tu tập làm cho thân và tâm thoải mái, an vui cùng giúp chúng ta gia tăng sự thông minh, sự hiểu biết làm cho chúng ta thành công tốt đẹp trong cuộc sống vì tất cả các phương pháp tu tập của Phật giáo đều giúp chúng ta gia tăng sự tỉnh thức, thấy rõ những gì đang xảy ra, gia tăng sự tập trung tư tưởng, gia tăng nguồn năng lực thể chất và tinh thần. Như khi niệm Phật, tụng kinh, trì chú, quán tưởng hay ngồi thiền chúng ta hoàn toàn chú ý vào hiện tại cùng thực hành thật đúng và rõ ràng.

Sống An Vui, Lành Mạnh Và Thành Công

Nhiều người tuy rất thích đạt được niềm an vui trong cuộc sống nhưng họ lại cho rằng sự thực hành tu tập đòi hỏi nhiều công phu quá và sự tu tập nhiều lúc bó buộc chúng ta xa lánh những sinh hoạt cần thiết.

Nghĩ như thế thật sai lầm vì tùy theo mỗi người mà chúng ta sắp xếp thời gian tu tập cho thích hợp. Mỗi ngày chúng ta chỉ cần bỏ ra độ hai mươi phút là có thể làm cho thân thể thoải mái, tinh thần an vui và sau đó áp dụng vào việc gia tăng khả năng chuyên môn của mình. Điều trên được các nhà tâm lý học gọi là thiền hoạt động. Vào năm 1981 hai nhà tâm lý Fiebert và Mead thực hiện một cuộc nghiên cứu về thiền hoạt động. Họ đã dùng phương pháp thiền biến chế theo phương thức tâm lý học làm cho các sinh viên gia tăng khả năng học hỏi của họ theo một phương pháp rất giản dị là theo dõi hơi thở để cho thân tâm thoải mái sau đó họ học bài. Kết quả là các em học sinh này gia tăng điểm trong kỳ thi. Một nhóm học sinh khác cũng được tiến sĩ Abram ghi lại kết quả học hành tốt đẹp sau khi các em này thực hành thiền và gia tăng sự chú tâm.

Bác sĩ Herbert Benson đề nghị một phương pháp rất giản dị là chọn một chữ hay một câu thích họp, ngồi yên ổn và thoải mái, nhắm mắt và buông xả các bắp thịt, thở rất tự nhiên và lập lại chữ hay câu lựa chọn ở hơi thở ra, khi quên thì nhớ quay về sự thực hành nhưng với thái độ tích cực, đừng trách móc gì mình cả. Thực hành như thế từ mười đến hai mươi phút rồi bắt đầu chương trình học hành, nghiên cứu hay làm việc thì kết quả gia tăng rất nhiều. Điều này thật phù hợp với phương pháp thực hành tu tập của Phật giáo nhất là Diệu Pháp Thiền Tịnh để tăng gia các khả năng cần thiết trong đời sống hàng ngày của mình đồng thời sống lành mạnh, an vui và hạnh phúc.

Diệu pháp là phương pháp linh diệu đem đến cho chúng ta những kết quả tốt đẹp, Thiền Tịnh là phương pháp phối hợp Tịnh Độ Tông và Thiền Tông mà các vị tổ thường cho là phương pháp tu tập mạnh mẽ và tốt đẹp như cọp thêm cánh. Ngoài ra, người thực hành phương pháp này còn quán tưởng hình đức Quán Thế Âm như đã được đức Phật Thích Ca chỉ dạy trong phẩm Phổ Môn của kinh Diệu Pháp Liên Hoa nói về thân tướng đẹp đẽ kỳ diệu và lòng thương yêu bao la của đức Quán Thế Âm. Ngài xuất hiện trong cuộc đời để ban cho chúng ta an vui, lành mạnh, sức khỏe cùng giúp cho chúng ta thực hành đạo Phật để đạt được niềm hạnh phúc bao la trong đời sống. Tóm lại, Diệu Pháp Thiền Tịnh là một phương pháp linh diệu khai mở cánh cửa rộng lớn của chân tâm, Phật tánh để chúng ta tiếp xúc được, sử dụng được những khả năng kỳ diệu có sẵn nơi mỗi chúng ta để sống cuộc đời lành mạnh, an vui, thành công và hạnh phúc. Ngoài ra, nhờ sự bảo hộ của đức Quán Thế Âm, chúng ta có thể thực hành nhiều sự nhiệm mầu.

Diệu Pháp Thiền Tịnh là một phưong pháp linh diệu dành cho người tại gia thực hành. Những người sống cuộc đời bình thường cần có một phương pháp thực hành giản dị, cụ thể, ngắn gọn và có kết quả chắc chắn để áp dụng hàng ngày ở nhà cũng như ở sở làm hầu gia tăng sức khỏe, hiệu năng làm việc và niềm an vui. Tùy theo mục đích chúng ta muốn đạt được trong sự tu tập cũng như những thành quả trong các chương trình sinh hoạt hàng ngày mà chúng ta áp dụng phương pháp thực hành.

Để thực hành phương pháp phù hợp với sự mong muốn của mình, trước hết chúng ta tự hỏi và trả lời một cách thành thật: mình muốn gì? Chúng ta muốn có đời sống an vui, lành mạnh, thoải mái và hạnh phúc. Chúng ta muốn học thêm kiến thức chuyên môn trong ngành, chúng ta muốn làm các bài tập ở trường, chúng ta muốn gia tăng khả năng tinh thần như sự sáng tạo, sự bén nhạy của tâm thức, thành công hơn trong công việc làm, trong sự giao thiệp với người thân, bạn bè, chúng ta muốn phát triển các môn thể thao hay trong các chương trình tập thể dục, làm cho thân thể khỏe mạnh. Chúng ta cũng có thể tiến xa hơn trong việc phát triển khả năng cầu nguyện và quán tưởng để chữa trị bệnh tật cho mình và cho người khác theo một phương thức tu tập đặc biệt. Dĩ nhiên, điều này cần một nỗ lực tu tập có nền tảng và bền vững hàng ngày.

Sau khi chúng ta biết rõ mình muốn gì thì chúng ta phải vạch một chương trình để thực hiện điều ấy. Nếu chỉ muốn không thôi mà không thực hiện thì đó chỉ là những mơ ước viễn vông. Và trước khi thực hành chúng ta phải có chương trình rõ rệt để có thể hoàn thành điều mình mong muốn. Và cuối cùng, chúng ta bắt tay thực hành cho có kết quả tốt đẹp.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/07/2018(Xem: 4812)
Sinh ra ở cõi đời này, dù được sống trong vui vẻ hạnh phúc nhiều như thế nào đi nữa, thì cũng sẽ có lúc chúng ta cảm thấy cuộc sống thật là vô vị, bởi những chuyện không vừa ý cứ dồn vập đổ tới khiến chúng ta vô cùng chán nãn. Những lúc như thế chúng ta thường hay oán Trời trách đất, hay oán hận những người xung quanh đã gây bao nhiêu điều phiền muộn đau khổ cho chúng ta. Chúng ta trách tại sao trước mắt chúng ta có những người quá hạnh phúc, không phải lo toan điều gì, mới sanh ra đời đã được ở trong cảnh giàu sang nhung lụa, lớn lên lập gia đình cũng được sống trong cảnh sung sướng, lên xe xuống ngựa, kẻ hầu người hạ. Riêng chúng ta thì đầu tắt mặt tối, cực khổ vô cùng mà cơm không đủ no, áo không đủ mặc.
08/07/2018(Xem: 5207)
Chương trình Tu Bát Quan Trai: Chủ Nhật, 8-7-2018 - 08.30am -09.15-10.30am : Truyền giới Bát Quan Trai - 09-10.30am: Pháp thoại (TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng) -11.am: Cúng Ngọ và tiến bạt chư Hương Linh ký tự (Lễ Cầu siêu Chung Thất cho Cụ Bà Phật tử Diệu Đức Hàng Đáng) - 12.00 : Cúng Quá Đường và Kinh hành niệm Phật - 13.00 : Chỉ tịnh - 14.00pm-15.pm: Thọ trì Đại Bi Sám Pháp (SC TN Nguyên Tâm) - 15.00pm-16.30pm : Pháp Thoại (HT Thích Tịnh Minh) - 05.pm: Xả giới và hoàn mãn (TT Viện Chủ Thích Tâm Phương)
05/07/2018(Xem: 9178)
Theo thông lệ hằng năm Tổ Đình Chùa Huệ Quang tọa lạc tại số 4978 Westminster Ave, Thành phố Santa Ana, CA 92703 do Hòa Thượng Thích Minh Mẫn làm viện chủ đều tổ chức khóa An Cư Kiết Ha, đặc biệt khóa An Cư Kiết Hạ năm nay Tổ Đình Huệ Quang phối hợp cùng Cộng Đồng Phật Giáo Việt Nam Nam California, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ tổ chức. Hơn 250 chư tôn đức tăng ni tham dự.
26/06/2018(Xem: 3689)
Việc cầu an không còn xa lạ đối với mỗi người. Thuyết cầu an có nói mỗi người có một vận hạn ứng với một ngôi sao trong năm. Nếu người gặp sao xấu thì trong năm đó toàn gặp điều không tốt. Gặp sao tốt thì trong năm đó gặp nhiều điều tốt lành. Và ở một số chùa chiền còn có làm lễ cầu an. Vậy cầu an có an được không? Để trả lời câu hỏi này chúng ta nên nhìn nhận vấn đề này dưới con mắt người học Phật, tu Phật, thực hành giáo lý Phật.
25/06/2018(Xem: 2965)
Trong xã hội nói chung và trong đạo pháp nói riêng, khi mà chúng ta giao tiếp ứng xử với nhau hằng ngày thì dùng lời nói thay điều cần diễn đạt cần nói muốn người khác hiểu. Bên cạnh những lời nói đầy sự thương yêu nhân ái cũng có lắm lời nói nhẫn tâm tàn độc, những lời chửi rủa thóa mạ xúc phạm nhau hay cũng có những lời nói nịnh nọt hoa mỹ, lại có những lời nói thì nói ra cho có gọi là lời nói khách sáo mang tính sáo rỗng thì nhiều, những lời hứa hay hứa đẹp hứa hão hứa huyền mà khi làm thì chẳng được như lời đã hứa. Có những lời nói êm ái nhẹ nhàng nhưng có những lời nói như xát muối trái tim người nghe. Có những lời nói khích nói xấu hãm hại nhau, hay cũng có nhiều lời nói mà theo kiểu "bán nước cầu vinh, gây bạo loạn lật đổ"...
24/06/2018(Xem: 5189)
Chúng ta ở trên chùa thì ít hoặc không thấy, nhưng ra ngoài xã hội, trong sinh hoạt hằng ngày của phật tử đã không ít lần thấy người tu đạo hút thuốc hay uống bia, có phật tử vì muốn chữa bệnh hay tăng cường sức khỏe thì uống rượu thuốc. Như vậy có đúng, có trái với chánh pháp, có vi phạm với giới luật đề ra?
13/05/2018(Xem: 6889)
Thông Báo Khóa Tu Học Mùa Hè Lần 4 tại San Jose
23/04/2018(Xem: 6601)
Westminster, CA 13/4/2018 - Nhân chuyến Phật sự nhiều ngày tại Bắc Mỹ, năm 2018, Hòa thượng Thích Như Điển, Đệ nhị Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu; Phương trượng Chùa Viên Giác, Hannouver, Đức Quốc, đã ghé thăm Đài truyền hình Asian World Media và hoan hỷ nhận lời tham dự buổi Hội Đàm Đạo Phật Cho Đời Sống do phóng viên Thảo Nguyễn thực hiện, phát sóng hàng tuần vào ngày thứ Sáu, trên các kênh truyền hình 22.7 và Galaxy 19, lúc 7:30 tối.
23/04/2018(Xem: 4864)
Hòa thượng Phật sự đầy ắp, nay chùa này, mai tự viện kia. Lớp việc chung Giáo Hội, lớp việc riêng nơi trú xứ trụ trì…, nhưng hôm nay 17 tháng Tư, 2018, Hòa thượng vẫn thùy từ hứa khả ghé thăm hệ thống truyền hình ASIAN WORLD MEDIA, qua chương trình quen thuộc ĐẠO PHẬT cho ĐỜI SỐNG do phóng viên Nguyễn Thảo thực hiện, và phát sóng lúc 7:30PM hàng tuần, thứ Sáu trên channels 22.7 cũng như Galaxy 19.
15/07/2016(Xem: 22356)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17 của Giáo Hội PGVNTN Hải Ngoại tại UĐL-TTL sẽ tổ chức tại Tu Viện Quảng Đức (2016)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567