Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 12: Phấn Đấu Đến Giải Thoát

19/01/201122:22(Xem: 3434)
Chương 12: Phấn Đấu Đến Giải Thoát

Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay
BƯỚC SEN
NỮ TU VÀ CƯ SĨ PHẬT GIÁO
CUỘC SỐNG, TÌNH YÊU VÀ THIỀN ĐỊNH
Walking On Lotus Flowers: Buddhist Women Living, Loving and Meditating
Tác Giả: Martine Batchelor - Biên Tập Viên: Gill Farrer-Halls
Việt Dịch: Diệu Ngộ -Mỹ Thanh & Diệu Liên-Lý Thu Linh
Nhà xuất bản Phương Đông 2010

PHẦN III: CUỘC SỐNG ĐẦY SÁNG TẠO.

Chương 12: Phấn Đấu Đến Giải Thoát

Pang Kwihi

Pang Kwihi, là một nhà văn Phật giáo Đại Hàn. Bà có một khuôn mặt đẹp, đầy diễn cảm, nhưng thân dưới bị liệt, nên phải ngồi xe lăn. Bà là một tiểu thuyết gia, một nhà viết kịch, một giảng sư Phật giáo nổi tiếng. Thời trẻ, bà đã ao ước được trở thành bác sĩ, nhưng những năm 1970, các trường đại học không tiếp nhận sinh viên khuyết tật, vì thế bà không được nhận vào học ở trường Y. Bà đổi sang ghi danh học ở Đại Học Phật giáo Tongguk, ban đầu không phải vì lòng yêu thích Phật giáo mà vì chỉ có đại học nầy chấp nhận cho bà theo học.

ĐƯƠNG ĐẦU VỚI TRỞ NGẠI

Tôi bắt đầu học Phật mà không trọn niềm tin. Tôi không được tiếp xúc với Phật giáo vì không thể đi đến các chùa, do đó không thể được gặp quý tăng ni, dầu mẹ tôi là một Phật tử thuần thành, thường xuyên thăm viếng các chùa chiền. Khi bắt đầu đến với Phật giáo, tôi nhận ra đây là một triết lý rất hữu dụng, từ đó tôi trở nên gắn bó với nó.

Tôi cố gắng áp dụng các giáo lý của Đức Phật vào cuộc sống đời thường. Tôi thường gặp nhiều khó khăn trong đời sống, những lúc đó tôi nghĩ đến những lời dạy nào của Đức Phật có thể giúp tôi đương đầu với chúng. Thí dụ trong Bát chánh đạo, tôi thấy có chánh ngữ. Tại sao là chánh ngữ? Vì khi gặp gở, tiếp xúc với người khác, tôi hiểu tại sao cần phải nói lời chân thật, cách nói cũng phải thích hợp, vì người nghe sẽ tiếp nhận, phản ứng với những điều ta nói.

Ngoài ra chánh tinh tấn, triết lý về con đường trung đạo, chân lý về ba độc (tham, sân, si); tất cả những điều nầy cũng rất quan trọng, cần phải nhớ để áp dụng, gìn giữ trong cuộc sống hằng ngày. Những lời dạy của Đức Phật đã thành kim chỉ nam cho cuộc đời tôi. Khi tôi có những hành động thế nầy, thế nọ, tôi suy gẫm lại tại sao Đức Phật có những lời dạy khác nhau cho nhiều căn cơ khác nhau.

LÒNG TIN MÙ QUÁNG

Các Phật tử Đại Hàn thường có quan niệm rằng nếu ai bị bệnh hoạn, tật nguyền hay bị nhiều trở ngại, thì đó là do những ác nghiệp trong các kiếp quá khứ. Điều đó làm chúng tôi cảm thấy như đó là lỗi mình khi phải mang thân hình khuyết tật; do đó có nhiều người khuyết tật không thích Phật giáo. Nói chung, người khuyết tật ở Đại Hàn không thiện cảm với Phật giáo vì lý thuyết nghiệp quả.

Trong khi nếu chúng ta càng có khó khăn, hay bị khuyết tật, chúng ta càng cần đến tôn giáo, có ý hướng về tôn giáo. Nếu chỉ có 40 phần trăm người bình thường tin theo một tôn giáo nào đó, thì có đến 80 phần trăm người khuyết tật có tín ngưỡng. Trong số đó, 4 phần trăm theo đạo Phật, 88 phần trăm theo Tin Lành và số còn lại theo Thiên Chúa. Ngay cả số 4 phần trăm theo đạo Phật, cũng chưa hẳn họ là người Phật tử thuần thành mà chỉ vì họ sinh trong gia đình theo đạo Phật.

Tuy nhiên tôi lại nhìn vấn đề dưới khía cạnh khác. Vào thời Đức Phật còn tại thế, trong xã hội Ấn Độ đã có tư tưởng về luân hồi tái sinh và nghiệp quả từ tiền kiếp. Tư tưởng đó mạnh mẽ vô cùng, nó đã ăn sâu vào tâm trí mọi người và được lưu truyền cho đến ngày nay. Tư tưởng nầy không phải do Đức Phật đề ra, nó đã có mặt trong nền văn hoá Ấn Độ, do đó người Phật tử chỉ thuận theo để được thông cảm và chấp nhận đối với xã hội đó. Các học giả cũng công nhận điều nầy.

Đức Phật không hề nhấn mạnh về việc trả quả, rằng trong kiếp nầy chúng ta phải trả quả cho các ác nghiệp trong tiền kiếp. Ngài không quá quan tâm đến sắc thân và ý nghĩa của nó; đúng ra Đức Phật đã dạy chúng ta cần phải tu tập dầu thân thể ta có bị thế nào, mà không nên quá quan tâm đến nó.

Trong các bài giảng của mình, tôi thường tìm kiếm các câu chuyện, các lời dạy trong tạng kinh của Phật giáo, liên quan đến người khuyết tật. Một trong mười vị đại đệ tử của Đức Phật, có ngài Anayuli bị mù hai mắt Ngài bị mất thị giác không phải vì nghiệp quả xấu của đời trước, mà vì Ngài đêm ngày thực hành Phật pháp không ngơi nghỉ, nên sinh ra bệnh mắt. Đức Phật bảo rằng Anayuli đã đạt được con mắt trí tue-dù Ngài không thể nhìn thấy với đôi mắt thường, Ngài có thể thấy bằng đôi mắt tâm, Ngài đã đạt được sức mạnh đó nhờ sự tu hành tinh tấn. Đức Phật đã hết lời khen ngợi Anayuli, và Ngài đã trở thành một trong những vị đệ tử nổi tiếng nhất của Đức Phật.

Vào thời Đức Phật, các đệ tử Phật thường đi khất thực và may y áo bằng những mảnh vải rách. Anayuli không nhìn thấy để xỏ kim, nên Đức Phật đã đến giúp đỡ ông. Qua đó, ta thấy Đức Phật rất quan tâm, giúp đỡ người khuyết tật, và trong các kinh điển của Phật có nhiều thí dụ tương tự như thế. Tôi nghĩ có ngày tôi sẽ sưu tầm chúng để làm thành sách.

ĐIỀU GÌ LÀ SỰ BẤT HẠNH NHẤT?

Năm 1988, sau thế vận hội Olympic ở Seoul, một Olympic dành riêng cho người khuyết tật đã được tổ chức. Người ta nhận ra rằng người khuyết tật cũng có các nhu cầu, nên quan tâm đến các phúc lợi của họ hơn. Tôi bắt đầu có những bài thuyết pháp cho nhiều nhóm người khuyết tật. Tôi cũng nói về các vấn đề an sinh xã hội Phật giáo cho những ai quan tâm, vì tôi đã từng làm luận án về đề tài nầy.

Tôi muốn cho người khuyết tật hiểu đúng hơn về luân hồi và nghiệp quả, cố gắng giới thiệu Đức Phật và giáo lý của Ngài sao cho họ thấy hữu ích hầu phát triển lòng tin của họ.

Đức Phật đã lang thang khắp nơi vì những nỗi đau khổ của chúng sanh và ước nguyện tìm ra phương cách đoạn diệt khổ đau của Ngài. Đức Phật nhận thấy vẫn còn điều gì đó chưa hoàn mãn, nên Ngài đã bỏ cả thế giới, để trở thành một vị tu sĩ khất thực. Tôi rất ngưỡng mộ điều đó ở Ngài. Ngài đã có tất cả -tiền bạc, uy quyền, tài năng- không thiếu thứ gì trong cuộc sống vật chất. Tuy nhiên chính vấn đề tâm linh mới khiến Ngài suy tư, bắt đầu với cái chết của mẹ Ngài. Tôi nhận thấy điều nầy rất thuyết phục, đó là câu chuyện rất gần gủi với chúng ta. Ngày nay, cũng có bao người giàu sang, tài giỏi mà vẫn khổ đau; và cũng có những người đau khổ như chúng tôi vì nghèo khó, và khả năng hạn chế. Thật ra, điều gì là nỗi bất hạnh lớn lao nhất? Tôi vẫn thường suy gẫm về vấn đề nầy. Phật giáo có rất nhiều thứ để ban tặng cho chúng ta vì Phật giáo cho ta một lối thoát, với rất nhiều phương pháp thực tập để đoạn diệt được tận gốc rể của phiền não, khổ đau.

Một trong những nỗi đau khổ lớn nhất là sự xung đột. Dầu ta có giàu bao nhiêu, có tích lủy bao nhiêu của cải, tất cả những thứ nầy không thể giúp ta giải tỏa khổ đau. Có thể nói, chính sự giàu sang khiến cho ta càng xa rời hạnh phúc hơn Thực sự, lý do nào khiến ta đau khổ? Nếu ta học hỏi Phật pháp, và biết áp dụng chúng, ta sẽ nhận thấy rằng chân hạnh phúc có thể được vun trồng, và điều đó giúp ta có thể bằng lòng với cuộc sống hơn.

THIỀN KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ BẤT ĐỘNG

Thiền quán không chỉ là ngồi yên một chỗ. Người khuyết tật có trở ngại khi ngồi Thiền cũng như khi lạy Phật. Trong Thiên Chúa giáo không có hình thức đặc biệt nào nơi thân khi cầu nguyện, chỉ cần cầu nguyện, nhưng trong Phật giáo chúng ta phải bái lạy hay ngồi Thiền trong những tư thế nhất định. Những hình thức lễ bái nầy gây trở ngại cho người khuyết tật, và là rào cản giữa người khuyết tật và thế giới tâm linh. Chúng ta cần tìm trong Phật giáo các phương cách để việc hành Thiền cũng như các nghi lễ khác có thể áp dụng cho mọi người.

Điều thiết yếu là chúng ta phải trở về với những điều căn bản trong cuộc đời Đức Phật và những lời giáo huấn nguyên thuỷ của Ngài. Không cần một hình thức đặc biệt nào, ai cũng có thể đọc vài dòng kinh mỗi sáng để không quên những lời giáo huấn, để áp dụng chúng trong ngày. Thí dụ, hôm nay tôi sẽ thực hành chánh niệm để không nói những lời vô tâm, những câu vô ý. Ngay cả trong những hoàn cảnh khiến tôi cảm thấy muốn nói lời không chánh niệm, tôi cũng sẽ cố gắng kiềm chế mình, nhắc nhở mình nhẫn chịu.

Nếu mỗi sáng chúng ta rời nhà với tâm niệm đó, thì dù có gặp phải người khó chịu, chúng ta vẫn có thể làm chủ tâm, giữ cho tâm được an tịnh, mà không gây đau khổ cho người. Đó là chúng ta nỗ lực áp dụng Phật pháp vào cuộc sống. Nếu chúng ta có thể giữ được năm giới cũng đã là đầy đủ. Ngay cả như mỗi tháng chúng ta chỉ cần giữ được một giới, thì chắc chắn là hành động của chúng ta sẽ được sửa đổi nhanh chóng.

CHÚNG TA ĐỀU BÌNH ĐẰNG

Tôi viết kịch bản cho đài phát thanh, các tham luận hay truyện ngắn cho các tạp chí của nguời khuyết tật hoặc tạp chí Phật giáo và một quyển sách mỗi năm. Sách của tôi không chuyên đề, tôi quan tâm đến văn chương hơn. Khi suy gẫm về cuộc đời, ý nghĩa và những khó khăn của nó, tôi lại liên kết với văn chương. Tôi đã viết khoảng mười đầu sách phần lớn là tiểu thuyết, nhưng tôi chỉ viết về những đề tài liên quan đến Phật giáo hay nguời khuyết tật.

Tôi đã viết một tiểu thuyết tựa là Rahula, nổi tiếng và được nhiều người đọc. Rahula là con của Đức Phật và tên của ông có nghĩa là “khiếm khuyết”. Trong quyển sách này, tôi đã nghiên cứu xem điều gì cản trở, trói buộc con nguời trong cuộc sống của họ và điều gì có thể giải phóng họ. Họ đã phản ứng thế nào khi bị trói buộc và khi được giải thoát? Con nguời bị trói buộc rồi được giải thoát, rồi bị trói buộc trở lại; tôi triển khai sự chuyển biến này trong sách của tôi.

Có nhiều nhà văn là nguời khuyết tật, không phải vì họ có nhiều tài viết lách, nhưng đó là một trong những số ít việc họ có thể làm được. Có những người phải ngồi hay nằm suốt ngày, có người không thể đi đâu cả, nhưng họ có thể viết và diễn tả những gì trong tâm và trí của họ. Tôi đã lập Hội Các Nhà Văn Khuyết Tật để họ được nhiều người biết đến và để tìm nhà xuất bản cho các tác phẩm của họ. Chúng tôi cũng hợp tác xuất bản một tạp chí văn chương.

Tôi làm tất cả những việc này vì tôi thích, nhưng cũng vì thật đáng buồn rằng thái độ của người Đại Hàn đối với người khuyết tật không thay đổi. Mức sống đã cao lên, người dân đã khá giả hơn, đôi khi họ cũng giúp tiền cho nguời khuyết tật. Nhưng như thế vẫn chưa đủ; chỉ khi nào họ nhìn người khuyết tật như một con nguời bình đẳng, đó mới thật sự là an sinh. Điều quan trọng là chúng ta phải thay đổi thái độ và suy nghĩ đối với người khuyết tật, và phần lớn công việc của tôi là cố gắng làm cho người dân Hàn Quốc chấp nhận người khuyết tật.

BỀ NGOÀI KHÔNG QUAN TRỌNG

Tôi được xem một chương trình trên TV về những nguời có các dị dạng trên khuôn mặt của họ. Họ có thể đi đứng, nói, nghe và mọi thứ khác hoạt động bình thường. Tuy nhiên chỉ vì khuôn mặt họ khác với người bình thường, họ không thể hoà đồng trong xã hội. Ở trường họ bị chế nhạo, vì thế họ không thể đến trường; ở công sở họ không được chấp nhận và bị làm khó dễ. Khi nghe điều này, tôi cảm thấy rất buồn. Điều đó làm tôi suy nghĩ vì sao cơ thể và bề ngoài của chúng ta quá quan trọng trong xã hội. Đó là lý do tại sao những lời dạy của Đức Phật cần phải đuợc nhiều người biết đến vì Đức Phật cho rằng bề ngoài không quan trọng. Điều quan trọng là cái tâm và tư tưởng bên trong chúng ta.

Điều quan trọng là ta cần giúp nguời khác trở nên cởi mở chấp nhận những cái khác biệt và ít phân biệt đối xử hơn. Nếu không rất nhiều đau khổ sẽ được tạo ra chỉ vì nước da, khuôn mặt hay thân thể của nguời này khác với nguời kia. Chính Đức Phật đã nói:”Đừng sanh tâm phân biệt”. Khi chúng ta gặp một nguời chưa quen biết, chúng ta thường nhìn ngừơi ấy với tâm phân biệt, nhưng không cần phải làm thế; tất cả chúng sanh đều bình đẳng.

Tôi luôn cố gắng thực hành niềm tin này. Dĩ nhiên đôi khi tôi cũng tự hỏi và phán đoán:”Không biết người này có học nhiều hay không?” Khi tôi bắt gặp mình có những tư tưởng như vậy, tôi lại nhắc nhở mình và thay đổi những suy nghĩ phân biệt như thế ngay lập tức.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/10/2023(Xem: 1267)
Thân đau yếu là để dạy cho Tâm biết Vô Thường!! - Thân thể đau yếu, bệnh tật là để tâm khởi lên sự chán ghét thế gian và có tác dụng làm sụp đổ các hy vọng . Tâm điên đảo, vọng tưởng chạy theo đủ thứ suy nghĩ là để giúp cho chúng ta thấy rõ cái đam mê, cái tham ái vào bản ngã.
31/07/2021(Xem: 5172)
Quyển sách nầy có 22 tác giả đóng góp bài vở, cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Sách do ba tổ chức tại Hoa Kỳ xuất bản. Đó là: Ananda Viet Foundation, Bodhi M.Foundation và Lotus Media xuất bản nhân lễ Phật Thành Đạo, Phật Lịch 2563, Dương Lịch 2019. Sách có độ dày 280 trang, khổ A5, in trên giấy thường, hình bìa trình bày rất trang nhã. Ban Biên tập gồm ba người. Đó là Đh Tâm Diệu, Đh Nguyên Giác và Đh Tâm Thường Định.
09/06/2021(Xem: 17716)
LUẬN VỀ CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT - Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32 thuộc Luận Tập Bộ Toàn. Thứ tự Kinh văn số 1648. Hán văn từ trang 399 đến trang 461 gồm có 12 quyển. - Ngài A La Hán Ưu Ba Đề Sa (Uptissa) còn gọi là Đại Quang tạo luận nầy và vào đời nhà Lương được Ngài Tam Tạng Tăng Già Bà La (Samghaphala) nước Phù Nam dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán. - Sa Môn Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc, dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt tại Tu Viện Đa Bảo, Úc Đại Lợi nhân lần nhập thất thứ ba tại đây. Bắt đầu dịch luận nầy vào ngày 10 tháng 12 năm 2005.
07/06/2021(Xem: 9792)
Trong mùa an cư kiết hạ năm nay (1984), sau khi đã viết xong quyển "Lễ Nhạc Phật Giáo“, tôi định dịch quyển luận "Đại Thừa Khởi Tín" từ Đại Tạng Kinh, cùng với quý Thầy khác, nhưng không thực hiện được ý định đó. Vì quý Thầy bận nhiều Phật sự phải đi xa. Do đó, tôi đình chỉ việc dịch trên. Sở dĩ như thế, vì tôi nghĩ, tài mình còn non, sức còn kém; đem ý thô sơ, tâm vụng dịch lời kinh Phật chỉ một mình làm sao tránh được những lỗi lầm, thiếu sót. Nếu có nhiều Thầy dịch cùng một lúc, văn ý trong sáng mà lại bổ khuyết cho nhau chỗ thừa, nơi thiếu thì hay hơn; thôi đành phải chờ dịp khác vậy.
26/11/2020(Xem: 4686)
Từ hơn chục năm qua tôi vẫn tận dụng từng giờ trong ngày còn lại để nghe pháp, học pháp và chiêm nghiệm về những lời dạy của Cổ nhân hay Giảng Sư sau thời gian cần phải có và cần thiết cho nhu cầu trong đời sống con người.
04/07/2020(Xem: 5189)
Ngày xưa chúng đệ tử của Đức Phật có nhiều hạng người khác nhau. Tùy theo căn cơ của mỗi người, Đức Phật áp dụng phương pháp giáo hóa khác nhau. Pháp thực hành ban đầu có khác, nhưng tất cả đều nhắm đến mục tiêu cuối cùng. Đó là giúp cho mỗi hành giả thân tâm được thanh tịnh. Nhờ tâm thanh tịnh nên dễ dàng phát sanh trí huệ, đi đến chỗ hoàn toàn giải thoát giác ngộ. Vì thế, Giáo pháp của Đức Phật nhìn chung có nhiều pháp môn, nhưng xem xét kỷ lại thì không ra ngoài ba yếu tố căn bản là “Giới, Định, Huệ”. Giới-Định-Huệ là ba môn học của Phật giáo, trong kinh gọi là “tam vô lậu học” tức ba môn học giúp hành giả vượt thoát sự trói buộc của mọi phiền não, lậu hoặc, đạt được trạng thái tâm thuần tịnh, trong sáng, định tỉnh, tự do, tự tại… Từ đó đưa đến giác ngộ, chứng nhập quả vị giải thoát hoàn toàn.
02/05/2020(Xem: 4970)
Chỉ khi nào một tổ chức xã hội mà các hội đồng thường xuyên tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc trong niệm đoàn kết, gặp gỡ trong sự hài hòa và tôn trọng lẫn nhau, họ sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm. Khi nào một xã hội biết gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp bởi dân phong quốc tục, truyền thống lâu đời của trí tuệ và tôn vinh những bậc trưởng lão, họ có thể sẽ thịnh vượng và không suy tàn.
17/04/2020(Xem: 5030)
Cuộc họp ngắn của nhóm chuyên gia y tế vào ngày 27/3/2020, bắt đầu với một chiếc máy ảnh lung linh và thô sơ. Vào ngày 31/3/2020, Tiến sĩ bác sĩ Phật tử James Maskalyk mở đầu bằng một bản tóm tắt nhanh về tình hình hiện tại của Covid-19: đã lây lan ở khắp mọi nơi trên thế giới.
13/04/2020(Xem: 5150)
Quý bạn cảm thấy mình có lo lắng, thậm chí chán nản hay cô đơn trong mối quan hệ của mình phải không? Tất cả chúng ta đều trải qua những thử thách và xung đột trong cuộc hôn nhân của mình lúc này hay lúc khác. Như Giáo sư Tiến sĩ Phật tử John Gottman giải thích, việc liên tục xử lý các vấn đề đang diễn ra có thể dẫn đến “tình trạng bế tắc” (gridlock) không thoải mái và cảm giác rằng quý bạn đang quay cuồng như bánh xe và không tới đâu. Chìa khóa để cởi mở “tình trạng bế tắc” là hiểu hơn về những gì đối tác của quý bạn và cảm nhận – nhưng làm thế nào?
07/04/2020(Xem: 8957)
Thi thoảng, ta hay suy nghĩ về cái chết và sự mong manh của đời người như một người vừa trái qua một cơn thập tử nhất sinh. Những suy nghĩ đó sẽ tiếp thêm cho ta sức mạnh để dám bứt mình khói những điều phù phiếm. Nếu chỉ còn một ngày để sống, liệu ta có còn bon chen hối hả giành giật với đời, với người? Liệu ta có còn tỏ ra trì trệ, lười biếng, hời hợt với bản thân?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567