Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ca Sĩ Trọng Nghĩa với 44 Năm Ca Hát

29/04/201621:26(Xem: 8901)
Ca Sĩ Trọng Nghĩa với 44 Năm Ca Hát

trong-nghia-mong-lan-2
Ca Sĩ Trọng Nghĩa với 44 Năm Ca Hát





Những gia đình cả 2 vợ chồng đều hoạt động nghệ thuật, nhạc sĩ Trọng Nghĩa và nghệ sĩ Mộng Lan được biết đến như một cặp đôi ăn ý, vừa sáng tác, biểu diễn, vừa đệm đàn, ngâm thơ. Sau 42 năm gắn bó với con đường nghệ thuật, tình yêu âm nhạc của Trọng Nghĩa vẫn luôn dâng trào cảm xúc, một thứ tình yêu không điều kiện, được hát, được cống hiến đến người nghe nghĩa là ông đang trả nợ và cám ơn cuộc đời.

Ngay từ nhỏ, được học tiếng Pháp, yêu loại nhạc phương Tây, mà Trọng Nghĩa bắt đầu đến với âm nhạc cũng bằng ngôn ngữ của dòng nhạc Pháp. Khởi nghiệp từ phòng trà Queen Bee tại Sài Gòn hồi cuối năm 1970, với sự dìu dắt của ca sĩ Khánh Ly, Trọng Nghĩa bắt đầu đặt chân vào con đường ca hát chuyên nghiệp và nhân duyên bắt đầu đến với ông kể từ đó. Để bắt đầu chương trình âm nhạc, mời quí vị nghe một nhạc phẩm Pháp được chính Trọng Nghĩa dịch ra lời Việt và thể hiện có tên Em Xa Nghìn Trùng.

Nhân duyên Phật pháp

Sau biến cố 75, Trọng Nghĩa nhiều lần vượt biên bằng đường biển không thành, cuối cùng, đến năm 1978 ông đã quyết định vượt biên bằng đường bộ. Sau một năm tha phương kiếm sống bằng nghề kéo đá thuê ở một công trường tại Trung Quốc, cuối cùng ông đã đến được trại tị nạn Hồng Kông. Và đến tháng 3/1979, ông được sang định cư tại vùng Montreal, Canada. Vậy nhân duyên nào đã đưa ông đến với âm nhạc Phật Giáo, mời quí vị cùng nghe tâm sự của nhạc sĩ Trọng Nghĩa:

Khi băng ra được vài tháng, như một phép màu, như một sự linh thiêng mà mình tin, mà bà cụ được ra đi thanh thản. Cho nên từ đó về sau Trọng Nghĩa, Mộng Lan thấy mình như có nợ với âm nhạc Phật Giáo.

Nhạc sĩ Trọng Nghĩa

“Năm 1987, khi Trọng Nghĩa rời Montreal qua California để hát cho Trung tâm Diễm Xưa, thì bà cụ thân mẫu của Trọng Nghĩa bị đứt mạch máu não, tình trạng thực vật như vậy trong vòng 5 năm, mà Canada họ không cho rút ống ra để bà cụ được ra đi thanh thản, Trọng Nghĩa bàn với Mộng Lan thực hiện một băng cassette, với chủ đề Một Trời Như Lai, Trọng Nghĩa in thành 4,000 cassettes để tặng cho các chùa khắp nơi, trong cassette đó, Trọng Nghĩa có viết một câu như thế này “Trọng Nghĩa kính xin quý vị khi nghe băng này thì xin quý vị bỏ ra một phút để cầu nguyện cho bà cụ của Trọng Nghĩa để giải thoát khỏi kiếp sống thực vật như vậy.”

Khi băng ra được vài tháng, như một phép màu, như một sự linh thiêng mà mình tin, mà bà cụ được ra đi thanh thản. Cho nên từ đó về sau Trọng Nghĩa, Mộng Lan thấy mình như có nợ với âm nhạc Phật Giáo.”

Để tiếp nối, chương trình mời quí vị cùng nghe tiếp ca khúc Một Trời Như Lai.

trong-nghia-mong-lan-250.jpg
Nhạc sĩ Trọng Nghĩa và nghệ sĩ Mộng Lan cùng soạn nhạc trong những lúc rảnh tại nhà. Hình chụp năm 2002. Photo courtesy of www.trongnghiamonglan.com.
Trong âm nhạc, Trọng Nghĩa sáng tác và biểu diễn, còn Mộng Lan thì đệm đàn dương cầm và đóng thêm vai trò như một người cố vấn nghệ thuật cho chồng. Chính sự kết hợp hài hòa đó, trong quãng thời gian qua, 2 vợ chồng nghệ sĩ đã cho ra đời 5 đĩa nhạc Thiền Ca và Phật Giáo. Hiếm khi nào song ca cùng nhau, bởi bản thân nghệ sĩ Mộng Lan không phải ca sĩ, thế nhưng hai người đã phá lệ để cùng nhau thể hiện một ca khúc đầy ý nghĩa Vô Thường. Khi nói về ý nghĩa Phật pháp của bài hát này, nhạc sĩ Trọng Nghĩa chia sẻ thêm:

“Bài Trọng Nghĩa mời quí vị nghe đó là bài Vô Thường, Mộng Lan đã phổ bài này từ bài thơ của nhạc sĩ trẻ Ngô Hưng, Ngô Hưng dựa theo ý của Hòa thượng Thích Nhất Hạnh.

Bài hát nói về sự vô thường trong cuộc đời, vô thường có thể là hoa, vô thường có thể là rác. Cũng là hoa đó khi nó nở đẹp, rực rỡ mãn khai như vậy, nhưng một chiều sớm nở tối tàn, khi buổi tối gục ngã héo tàn, qua hôm sau, người ta bỏ hoa đó để bón phân hoặc làm rác. Nhưng từ rác đó, người ta bón phân để ra những cây hoa mới, cho nên đó là sự luân hồi, sự tuần hoàn của vũ trụ, thiên nhiên và con người chúng ta cũng vậy.”

Nguyện đóng góp cho âm nhạc Phật Giáo

Khi chúng tôi hỏi ông sợi dây nào đã gắn kết giữa cuộc đời trần tục của ông với những lời thơ, điệu nhạc mang đầy ý nghĩa giải thoát, hư tịnh như vậy, nhạc sĩ Trọng Nghĩa không giấu khỏi niềm hân hoan:

“Tại vì Trọng Nghĩa là người phật tử, Trọng Nghĩa tin rằng tất cả những sự việc trên đời này xảy ra do một nhân duyên nào đó.

Do vậy, Trọng Nghĩa – Mộng Lan chấp nhận những gì đến với mình và nguyện đóng góp khả năng của mình cho ngôi nhà âm nhạc Phật Giáo Việt Nam.

Nhạc sĩ Trọng Nghĩa

Nhiều năm Trọng Nghĩa nghe các băng đạo của quý thầy, quý sư cô giảng, Trọng Nghĩa – Mộng Lan là những người bạn đời nhưng cũng là những người bạn đạo với nhau chia sẻ những ngọt bùi cay đắng trong cuộc đời, trong cuộc sống vợ chồng nhưng cũng chia sẻ với nhau những kinh nghiệm khi nghe những băng đạo, thấy là cuộc sống này như trong Đức Phật có dậy, đời sống rất là vô thường và mạng sống của chúng ta chỉ mong manh như một hơi thở thôi, bởi nếu chúng ta hít vào, mà chúng ta không thở ra thì coi như chúng ta đi luôn.

Cuộc sống mình không thể kiểm soát được những gì đến với mình. Trọng Nghĩa tin rằng tất cả những gì đến với mình là do nhân duyên và do nghiệp quả hết. Nếu những gì mình tạo nghiệp lành thì sớm hay muộn gì thì mình cũng được hưởng những cái lành do mình tạo ra, còn những gì đến với mình trong cuộc đời này, bất trắc hoặc những gì đến với mình không vui đó thì có thể do một nguyên nhân nào đó, đến từ một tiền kiếp xa xăm nào đó, một cái nhân mà mình đã gieo xuống và bây giờ mình gặt lấy, Trọng Nghĩa tin như vậy. Do vậy, Trọng Nghĩa – Mộng Lan chấp nhận những gì đến với mình và nguyện đóng góp khả năng của mình cho ngôi nhà âm nhạc Phật Giáo Việt Nam.”

Trước khi khép lại chương trình âm nhạc tối nay, mời quí vị cùng nghe lại một bài hát khác có tên Mây Hạc Về Đâu.


trong-nghia-mong-lanĐêm Nhạc Trọng Nghĩa 44 Năm Ca Hát, Thành Công

Quận Cam (Ngọc Lãng)- Tối thứ bảy 18-10-2014, khoảng 400 khán giả ngồi kín rạp hát Rose Center Theater sang trọng của thành phố Westminster, thưởng thức chương trình ca nhạc Kỷ Niệm 44 Năm Ca Hát Trọng Nghĩa và ra mắt CD tiếng hát của anh mang tên Ne Me Quitte Pas.

Đây là một buổi nhạc đầy chất thính phòng với tiếng đàn dương cầm, vĩ cầm, tây ban cầm cùng tiếng hát. Tiếng đàn piano của Trọng Hiếu đa dạng lúc thì một mình đệm cho Trọng Nghĩa ca những bản nhạc Pháp, lúc thì có tiếng vĩ cầm hòa theo; và anh đệm cho nữ danh ca Bạch Yến hát những nhạc phẩm Việt Nam và ngoại quốc rất điệu nghệ.



Nhạc sĩ mù guitar Nguyễn Đức Đạt trình diễn ngón đàn điêu luyện, có bài vừa hát vừa đàn, có bài độc tấu Đoàn Người Lữ Thứ (Lam Phương) rộn ràng, có tiết mục đệm cho Bạch Yến hát.

Ca sĩ Quỳnh Lan vừa ôm guitar hát cùng tiếng đàn guitar hót theo của Hoàng Minh nghe thật gần gũi. Cô mời Nguyễn Khắc Quân đến từ San Jose để kéo vĩ cầm trong phần trình diễn của mình. Và có thêm tiếng vĩ cầm của Lina Nguyễn trong một số nhạc phẩm làm phong phú âm thanh.

Nữ danh ca Bạch Yến từng nổi tiếng với bản Đêm Đông (Nguyễn Văn Thương) mấy chục năm trước và hát bản này trong phần xuất hiện của chị và sau đó các nhạc phẩm của Lam Phương và một số bản ngoại quốc nổi tiếng.

dem-nhac-duc-dat-bach-yen

Tiếng hát Thúy An, một giọng ca mới, từng tốt nghiệp thanh nhạc ở Việt Nam mở đầu chương trình với hai bản tình ca ngọt ngào.



Một đoạn phim được chiếu với hình ảnh của Trọng Nghĩa qua những năm tháng từ lúc còn ở Việt Nam cho đến khi ở Montreal Canada và sinh hoạt ca hát. Trọng Nghĩa từng hát vũ trường Queen Bee Sài Gòn năm 1970 với 2 bản khởi đầu Aline và Capri,c'est à fini. Là học sinh chương trình Pháp nên anh chọn nhạc Pháp làm hướng đi riêng. Từ năm 1972-1975 học môn nghệ thuật tại đại học Minh Đức và môn Pháp văn tại đại học Văn khoa. Từng đoạt giải nhất đơn ca sinh viên toàn quốc năm 1973 với bản Mẹ Việt Nam Ơi Chúng Con Vẫn Còn Đây ( Nguyễn Ánh 9).

dem-nhac-tran-khanhGiáo sư Trần Khánh kể chuyện vui ca nhạc.



Vượt biên bằng đường bộ qua Trung quốc năm 1978, rồi trốn sang Hồng Kông bằng thuyền buồm, rồi được định cư tại Montreal, Canada mùa thu năm 1979. Tại Montreal cộng tác với ban nhạc Phạm Mạnh Cương trong 6 năm, thực hiện cuốn cassette Tình Nào Như Ca Dao năm 1986 phổ 10 bài thơ của các thi sĩ nổi tiếng.

Một bước ngoặt trong cuộc đời là anh từ giã Canada năm 1987 để sang Nam Cali lập nghiệp và tiếp tục sinh hoạt ca nhạc. Năm 1988 gặp Mộng Lan và hai người kết duyên vợ chồng và chung sống cho đến nay. Trọng Nghĩa đã thực hiện nhiều CD và sáng tác ca khúc Phật giáo chủ đề Thiền Ca và Đạo Ca và đêm này anh ra mắt cuốn nhạc Pháp với tiếng hát Trọng Nghĩa lấy tên là Ne Me Quitte Pas ghi dấu 44 năm ca hát: 1970 Sài Gòn- 2014 Quận Cam.

Hai MC điều khiển chương trình là Mộng Lan và Đại Dương.

dem-nhac-duc-dat-bach-yenNguyễn Đức Đạt đệm cho Bạch Yến ca.


dem-nhac-trong-hieu-mong-lan-trong-nghia-lina-nguyen

Từ trái: Trọng Hiếu, Mộng Lan, Trọng Nghĩa, Lina Nguyễn.



Một vị khách đặc biệt là Trần Khánh, thân phụ của Mộng Lan nói về những kỷ niệm ca nhạc trong ký ức của ông- từng là giáo sư môn Anh văn trường trung học và đại học cộng đồng ở San Francisco suốt 33 năm. Năm nay 77 tuổi nhưng diễn giả Trần Khánh vẫn còn minh mẫn và với kiến thức phong phú cùng tài ăn nói của một thầy giáo đứng trên bục giảng nhiều năm, cộng với chút duyên hài hước, ông đã dẫn người nghe từ câu chuyện nhiều năm trước cho đến hôm nay và nói về đứa con gái Mộng Lan và chàng rể Trọng Nghĩa.

Chương trình ca nhạc kéo dài đến nữa đêm. Khán giả ngồi kín rạp, tiếng đàn dương cầm, tây ban cầm, vĩ cầm của những tay đàn điệu nghệ và những tiếng hát truyền cảm đã mang không khí ấm áp văn nghệ cho chương trình.

Đêm nhạc kỷ niệm 44 năm ca hát Trọng Nghĩa tại rạp Rose Center Theater đêm thứ bảy 18-10-2014 thành công về khán giả lẫn nghệ thuật.


***

Kính mời nghe Chương Trình Phát Thanh Về Với Chân Tâm
do anh chị Trọng Nghĩa - Mộng Lan thực hiện

Trong Nghia Mong Lan





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/08/2021(Xem: 14614)
Tiếng chuông chùa vang lên để xoa dịu, vỗ về những tâm hồn lạc lõng, bơ vơ. Hồi chuông Thiên Mụ, mái chùa Vĩnh Nghiêm một thời chứa chan kỷ niệm. Đó là lời mở đầu trong băng nhạc Tiếng Chuông Chùa do Ca sĩ Thanh Thúy trình bày và ấn hành tại hải ngoại vào đầu thập niên 80. Thanh Thúy là ca sĩ hát nhạc vàng, đứng hàng đầu tại VN trước năm 1975. Cô là đệ tử của HT Nguyên Trí ở chùa Bát Nhã, California. Khi Thầy còn ở VN cuối thập niên 80 có đệ tử ở bên Mỹ đã gởi tặng Thầy băng nhạc Tiếng Chuông Chùa này. Hôm nay Thầy nói về chủ đề Tiếng Chuông Chùa, hay tiếng Chuông Đại Hồng Chung. Đại Hồng Chung là một cái chuông lớn được treo lên một cái giá gỗ đặt trong khuôn viên chùa hay trong Chánh điện. Hồng Chung là một pháp khí linh thiêng, là một biểu tượng đầy ý nghĩa của Phật giáo, nên chùa nào cũng phải có, lớn hay nhỏ tùy theo tầm cỡ của mỗi chùa. Hàng ngày Đại Hồng Chung được thỉnh lên vào buổi chiều tối, báo hiệu ngày
02/08/2021(Xem: 12447)
Pháp thoại khai thông sáng đạo vàng Trang nhà Quảng Đức tỏa hương trang Giảng sư Nguyên Tạng khơi đèn tuệ Viện chủ Tâm Phương mở pháp tràng Phật tử năm châu nương học pháp Tăng ni bốn biển tán ca dương Huân tu định tuệ noi gương đức Hạnh nguyện vun trồng tâm rạng quang…!
02/08/2021(Xem: 10832)
Có những nghi lễ tưởng chừng như hủ hoá trong thời đại văn minh này nhưng lại có ý nghĩa vô vàn sâu sắc ! Nhìn hình ảnh đảnh lễ của hơn 40 tăng ni chùa Huyền Không Sơn Thượng trong những buổi trà đàm được tổ chức vào mỗi sáng thứ bảy do HT Giới Đức chủ trì thật là một hình ảnh đẹp lạ vô cùng . Phải chăng đó là hình ảnh của một sự tôn kính sâu xa của một đệ tử đối với Sư Phụ mình? ( một Minh Sư mà mình kính quý và tôn thờ như một Phật hay Bồ tát ) Chợt nhớ lại bài giảng của Sư Ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh về Ngũ Phần Pháp Thân khi niệm hương mỗi sáng và bài Hô canh thiền khi TT Thích Nguyên Tạng trong khóa tu An Cư Kiết Đông tại chùa Pháp Hoa ...tôi đã chiêm nghiệm và thu thập những bài học vô cùng quý giá trong quảng đời tu học, nhân hôm nay lại được đọc toàn bài pháp thoại Chuông và Mỏ của Thầy (được phiên tả do Phật Tử Diệu Tuyết và Phật Tử Thanh Phi chỉnh lỗi chính tả ) , Kính xin mạn phép trình bày điều sơ sót khuyết điểm của mình từ trước dưới con mắt củ
31/07/2021(Xem: 19070)
Chủ đề: Thiền Sư Thảo Đường, Sơ Tổ Thiền Phái Thảo Đường tại VN Đây là Thời Pháp Thoại thứ 266 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 31/07/2021 (22/06/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com Tel: 03. 9357 3544 Email: quangduc@quangduc.com
29/07/2021(Xem: 15867)
Chủ đề: Thiền Sư Thiền Lão (Đời thứ 6, dòng Vô Ngôn Thông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 265 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 29/07/2021 (20/06/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com Tel: 03. 9357 3544 Email: quangduc@quangduc.com
27/07/2021(Xem: 18483)
Chủ đề: Thiền Sư Định Hương (Đời thứ 6, dòng Vô Ngôn Thông) Đây là Thời Pháp Thoại thứ 264 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 27/07/2021 (18/06/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/ https://www.facebook.com/quangducwebsite Website: https://quangduc.com
24/07/2021(Xem: 8910)
Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện (Giọng tụng: TT Thích Phổ Hương)
24/07/2021(Xem: 18268)
Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp tóm tắt những gì con đã nghe và thu nhận được qua bài pháp thoại và mục vấn đáp tuyệt vời hôm nay để từ đó chúng đệ tử biết được thêm Thầy đã lãnh hội được từ Sư Ông Thích Như Ý, Sư Phụ Chơn Kiến và Sư Huynh Thích Tâm Hải về Quy Sơn Cảnh Sách và lại được hữu duyên cùng Cố Hội Chủ GHPGVNTN tại hải ngoại Úc và Tân Tây Lan -Thích Như Huệ trà đạo mỗi buổi sáng mà nhắc lại từng ý nghĩa câu văn trong Quy Sơn Cảnh Sách . Kính đảnh lễ Thầy, kính tán dương công Đức và kính tri ân Thầy, HH
22/07/2021(Xem: 15741)
Thiền Sư Vạn Hạnh (938– 1018) Đời thứ 12 Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Ngài là Sư Phụ của Lý Công Uẩn, đã hướng dẫn cho vị này một thời gian dài trước khi khai sáng triều đại nhà Lý (kéo dài đến 216 năm) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp với chi tiết về Thiền Sư Vạn Hạnh trích từ lời giảng qua pháp thoại quá tuyệt vời hôm nay . Kính bạch Thầy xuyên suốt bài giảng , lồng trong đạo lý Thầy đã đem những trải nghiệm trong những lần chứng minh lễ tang với 2 câu đối mà ít người đã học được sau khi chia tay người thân không biết bao giờ họ có cơ hội làm người . Con kính ghi vào tâm khảm điều Thầy muốn trao truyền " THIÊN NIÊN THIẾT THỌ KHAI HOA DỊ NHẤT THIẾT NHƠN THÂN TÁI PHỤC NAN" cũng giống như bài học từ kệ thị tịch của Thiền Sư Vạn Hạnh . .. Kính tri ân và kính đảnh lễ Thầy , HH
20/07/2021(Xem: 14856)
Phật Giáo Thời Nguyễn (1614-1945) bài giảng của TT Nguyên Tạng, Phật giáo thời Nhà Nguyễn (1802-1945) ( từ Chúa Nguyễn Hoàng đến Vua Bảo Đại 9 chúa-13 vua) hết lòng sùng kính Đạo Phật, nào xây chùa, dựng tháp, tô tượng đúc chuông… nhưng Phật Giáo trong giai đoạn này, vẫn chỉ thu hình trong phạm vi tín ngưỡng cổ truyền…, chứ thực chất thì Phật Giáo đời Nguyễn đã giản ước lắm! Theo lời nhận định của Cố HT Thích Đức Nhuận Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp sau khi nghe được bài pháp thoại tuyệt vời trưa hôm nay tại Trường Hạ Pháp Hoa nhờ đối con lại có thêm một tài liệu mới về Pháp Hoa đề cương với lời chỉ dạy của Sư Ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh . Kính tri ân Thày đã tạo nhiều Phước duyên cho chúng đệ tử giữa thời đại dịch kinh hoàng này ? Kính chúc Thầy và quý Chư Tôn Đức tại khoá An Cư kiết Đông được pháp thể khinh an . Kính, HH
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567