Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xưng Tán Thập Đại Đệ Tử Phật

26/06/202109:46(Xem: 9635)
Xưng Tán Thập Đại Đệ Tử Phật

ton gia a nan

Xưng Tán
Thập Đại Đệ Tử Phật

Biên soạn: Thích Chúc Hiền




1/ Tôn Giả Xá-lợi-phất: Trí huệ đệ nhất

Trí tuệ cao minh vi đệ nhất
Tăng đoàn thống lãnh trợ Từ Tôn
Kỳ Viên Tinh Xá thân lâm kiến
Đạo nghiệp truyền lưu chiếu ánh quang.

Trí tuệ sáng ngời là số một
Tăng đoàn thống lãnh giúp Từ Tôn
Kỳ Viên Tinh Xá đích thân dựng
Đạo nghiệp lưu truyền rạng ánh quang
Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Trí Tuệ Đệ Nhất Xá Lợi Phất Tôn Giả

2/ Tôn Giả Mục-kiền-liên: Thần thông đệ nhất

Thần thông đệ nhất chúng xưng dương
Thống lãnh tăng đoàn trợ Pháp Vương
Hiếu kính mẫu thân khai diệu pháp
Vu Lan báo hiếu vĩnh lưu hương.

Thần thông số một chúng xưng dương
Thống lãnh tăng đoàn trợ Pháp Vương
Hiếu kính mẫu thân khơi pháp diệu
Vu Lan báo hiếu mãi lưu hương.
Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Thần Thông Đệ Nhất Mục Kiền Liên Tôn Giả


3/ Tôn Giả Ma-ha-ca-diếp: Đầu đà đệ nhất

Đầu Đà đệ nhất Phật xưng dương
Liễu triệt chơn tâm tinh tấn thường
Vi tiếu niêm hoa truyền diệu pháp
Linh Sơn Phật Pháp tổ thừa đương

Đầu Đà số một Phật khen dương
Thấu rõ tâm chơn tinh tấn thường
Vi tiếu niêm hoa truyền pháp diệu
Linh Sơn Pháp Phật tổ thừa đương

Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Đệ Nhất Đầu Đà Ma Ha Ca Diếp Tôn Giả


4/ Tôn Giả A-na-luật: Thiên nhãn đệ nhất

Thiên Nhãn tinh thông vi đệ nhất
Tinh cần định tĩnh nhiếp thân tâm
Viễn ly giải đãi hành tinh tấn
Đạo nghiệp chu viên đáp nghĩa ân.

Thiên Nhãn tinh thông là số một
Siêng năng định tĩnh nhiếp thân tâm
Xa lìa giải đãi hành tinh tấn
Đạo nghiệp viên tròn đáp nghĩa ân.
Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Thiên Nhãn Đệ Nhất A Na Luật Tôn Giả


5/ Tôn Giả Tu-bồ-đề: Giải không đệ nhất

Giải không đệ nhất ngộ thiền na
Thọ ký tâm truyền tùng Phật Đà
Hạnh giải tương ưng hợp Phật ý
Sanh thời Phật thường tán dương ca.

Giải không số một ngộ thiền na
Thọ ký tâm truyền từ Phật Đà
Hạnh giải tương ưng hợp ý Phật
Sanh thời Phật thường ngợi khen ca
Nhất tâm đảnh lễ: Nam Mô Giải Không Đệ Nhất Tu Bồ Đề Tôn Giả


6/ Tôn Giả Phú-lâu-na: Thuyết Pháp đệ nhất

Thượng thủ tiên phong du thuyết pháp
Tướng quân hàng phục chúng ma binh
Tuỳ duyên hoá độ quần sanh chúng
Phật đạo truyền lưu cứu hữu tình

Thượng thủ đi đầu tuyên giáo pháp
Tướng quân hàng phục các ma binh
Tuỳ duyên hoá độ quần sanh chúng
Phật đạo truyền lưu giúp hữu tình
Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Thuyết Pháp Đệ Nhất Phú Lâu Na Tôn Giả




7/ Tôn Giả Ca-chiên-diên: Luận nghĩa đệ nhất

Luận nghị siêu quần vi đệ nhất
Tinh thông giáo nghĩa Phật ca dương
Từ tâm bình đẳng vô phân biệt
Hoá độ mê nhân thoát khổ trường.

Nghị luận hơn người là bậc nhất
Tinh thông giáo nghĩa Phật khen dương
Tâm từ bình đẳng không phân biệt
Hoá độ người mê thoát khổ trường.
Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Luận Nghị Đệ Nhất Ca Chiên Diên Tôn Giả



8/ Tôn Giả Ưu-bà-li: Trì luật đệ nhất

Trì giới đệ nhất tâm tịnh an
Nhu hoà nhẫn nhục độ ai trần
Như Lai tán thán nhân trì giới
Phật pháp xương minh vĩnh trường tồn

Trì giới số một sạch tâm sạch an
Nhu hoà nhẫn nhục độ duyên trần
Như Lai khen ngợi người trì giới
Phật pháp xương minh mãi trường tồn

Chí tâm đảnh lễ Nam Mô Trì Giới Đệ Nhất Ưu Ba Li Tôn Giả


9/ Tôn Giả La-hầu-la: Mật hành đệ nhất

Mật hạnh tu hành vi đệ nhất
Quyết trừ lậu hoặc chuyển ưu tâm
Kiên trì nhẫn nại phụng chơn giáo
Thánh chúng ca dương đạo lực thâm.

Mật hạnh tu hành là số một
Quyết trừ tật xấu chuyển tâm sầu
Kiên trì nhẫn nại vâng lời Phật
Thánh chúng tán dương đạo lực sâu
Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Mật Hạnh Đệ Nhấ La Hầu La Tôn Giả.
 



10/ Tôn giả A-nan-đà: Đa văn đệ nhất


Đa văn đệ nhất cận Từ Tôn
Thị giả trung thành trì Phật ngôn
Kiết tập kinh văn lưu pháp bảo
Nhân thiên tán thán Đức Đa Văn

Nghe nhiều số một gần Từ Tôn
Thị giả trung thành gìn Phật ngôn
Kiết tập kinh văn lưu pháp bảo
Trời người khen ngợi Đức A Nan

Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Đa Văn Đệ Nhất A Nan Đà Tôn Giả




facebook-1


***
youtube


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/07/2016(Xem: 4222)
Ở Việt Nam khi nói đến mùa mưa bão, người ta thường nghĩ đến khúc ruột miền Trung thường nhiều hơn. Thế nhưng, từ khi thành phố Đà Nẵng dựng tôn tượng lớn Bồ Tát Quán Thế Âm thì những cơn bảo lớn nguy hiểm ít đi vào vùng đất nầy, có khi đi gần vào đến bờ thì chuyển hướng ra Bắc hoặc vào Nam rồi bão tan. Không p
07/06/2016(Xem: 9022)
Nam Mô Bồ Tát Thường Lắng Nghe, Quán Thế Âm có nghĩa là lắng nghe một cách sâu sắc, trọn vẹn những âm thanh, tiếng nói của cuộc sống, cuộc đời. Chữ Quán ở đây hàm nghĩa lắng nghe trong sự hiểu biết cộng với sự quan sát sâu sắc của lòng yêu thương từ ái. Bồ Tát Quan Thế Âm là vị Bồ Tát đã được người đời nghĩ tới và niệm danh hiệu của Ngài vì Ngài đã nguyện luôn lắng nghe tiếng kêu thương của cuộc đời. Không chỉ
09/04/2016(Xem: 15405)
Đôi lời về Xá Lợi Phật_Lạt Ma Zopa Rinpoche_Hồng Như dịch, Bảo Tháp thờ Xá Phật còn sót lại ở Thành Tỳ Xá Ly, Ấn Độ (hình phái đoàn hành hương Phật tích Ấn Độ của Tu Viện Quảng Đức tháng 11-2006)
21/03/2016(Xem: 4565)
Ở đây chúng ta cũng nên định nghĩa về hai chữ "tình yêu" (Liebe) và "tình thương" (Barmherzigkeit) nó khác nhau hay giống nhau ở điểm nào? Khi người ta nói đến tình yêu, tức giới hạn giữa con người và con người như nam và nữ yêu nhau hay giữa con người và động vật cũng như cảnh vật chung quanh mình. Tình yêu luôn có sự chấp ngã và hay bi lụy về đối tượng mình đang yêu, nhưng khi không được yêu và tự ngã của người nam hay người nữ bị tổn thương thì tình yêu ấy không còn là tình yêu nữa, mà đôi khi còn trở nên thù hận với nhau. Khi người nam yêu người nữ có nghĩa là người đàn ông ấy muốn chiếm hữu riêng người đàn bà kia về cho mình, còn khuynh hướng của người nữ là khuynh hướng nương tựa, nếu đối tượng là người nam mà giới nữ không còn nương tựa được nữa thì tình yêu ấy trở nên xa cách và nguội lạnh dần, không mặn nồng như thuở ban đầu nữa.
09/09/2015(Xem: 8826)
Như cố thi hào Nguyễn Du đã nói: “Đã mang lấy nghiệp vào thân, Đừng nên trách lẫn trời gần, trời xa”. Nghiệp như cái bóng theo hình, một ngày chưa chứng thánh quả A La Hán thì cho dù trên trời, dưới đất, trong hư không nó đều bám theo. Nghiệp quả thật ghê gớm. Mỗi người mỗi nghiệp khác nhau, muôn hình vạn trạng, có nặng có nhẹ mà chỉ chư Phật mới thấu rõ hết về chúng. Nếu quý vị muốn biết thì nên đọc qua Thủy Sám Pháp Văn hay Kinh Địa Tạng… thì cũng sẽ thấu hiểu được phần nào.
12/07/2015(Xem: 9615)
Quan Thế Âm Bồ Tát Tầm Thinh Cứu Khổ Phổ Môn Thị Hiện Đồ. Bản dịch của Viên Huệ Dương Chiêu Anh
03/04/2015(Xem: 14948)
Phổ Hiền thập đại nguyện hạnh là nội dung hạt nhân trong việc tin ngưỡng và tu trì của Bồ Tát Phổ Hiền, xuất phát từ Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện trong Kinh Hoa Nghiêm. Phật Giáo Hán truyền coi Bồ Tát Phổ Hiền là biểu tượng cho đại hạnh thực tiễn, cùng với Bồ Tát Quán Âm (biểu tượng cho Từ Bi), Bồ Tát Văn Thù (biểu tượng cho trí tuệ), Bồ Tát Địa Tạng (biểu tượng cho thệ nguyện); cùng hình thành nên nội hàm tín ngưỡng và tinh thần tiêu biểu của bốn tâm hạnh Bi-Trí-Nguyện-Hạnh của Phật Giáo Đại Thừa.
21/01/2015(Xem: 7176)
Phía Tây của Long thành, phía Nam của Tản sơn, thẳng ra ngoài cõi Ai Lao, Xiêm La, có một nơi gọi là Hương Tích Sơn, nằm giữa Bắc kỳ, Nam hải, nơi ấy là động thiên bậc nhất vậy. Núi thì đặc thù, nước thì tú lệ, cảnh trần tịch tĩnh, nơi cầu tự cầu tài, chốn chữa bệnh trừ tai. Mỗi năm Xuân về, không dưới ba vạn người, có người ở gần về dự, có người ở xa ngàn muôn dặm cũng đến. Tiếng linh diệu lớn lao, rung động mắt tai người, rõ ràng là “thần quyền thời đại”, thật lạ thường thay. Ngoài núi non và con người, Hương sơn mà xa cách một ngày như ép buộc đi đến trần cương; ba mươi năm qua trọn chẳng đến một lần, nỗi buồn nào như đây; ngày nay năm mươi sáu tuổi vẫn còn viện cớ. Sức thuyền từ một phen đưa chuyển, kết quả có thể xuyên qua, đến nước lên non, niềm vui có thể nhận biết.
21/01/2015(Xem: 8710)
1. Chân như đạo Phật rất mầu Tâm trung chữ Hiếu niệm đầu chữ Nhân, Hiếu là độ được song thân Nhân là cứu độ trầm luân muôn loài. 5. Thần thông nghìn mắt nghìn tay Cũng trong một điểm linh đài hóa ra,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567