Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hương Từ Lan Xa (Lịch sử ngôi chùa Linh Thứu Berlin, Đức quốc)

21/05/202016:52(Xem: 3621)
Hương Từ Lan Xa (Lịch sử ngôi chùa Linh Thứu Berlin, Đức quốc)
Chua Linh Thuu (32)

Hương Từ Lan Xa
(Lịch sử ngôi chùa Linh Thứu Berlin, Đức quốc)
Trần Thị Nhật Hưng


   Mùi hương từ hoa thơm cỏ nội, thông thường sẽ theo hướng gió mà bay đi, tuy nhiên cũng có một mùi hương đặc biệt, rất đặc biệt lan tỏa khắp nơi không theo chiều gió nào đó là mùi hương của loài hoa mang tên đức hạnh. Vâng, ở đây tôi muốn nhắc đến một vị có...mùi hương đó, chính là Ni Trưởng (NT) (bên Tăng gọi là Hòa Thượng): NT Thích Nữ Diệu Phước, trụ trì chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin Đức quốc.

   Viết về một người đang hiện tiền trên thế gian này, đó là điều Hòa Thượng Thích Như Điển luôn khích lệ. Hòa Thượng quan niệm, đợi họ chết xong mới đua nhau, xúm nhau ca tụng, người chết đâu nghe được.

   Vậy hôm nay, tôi viết về Ni Trưởng, cũng do nhân duyên Thượng Tọa  Thích Nguyên Tạng chủ biên Trang Nhà Quảng Đức tận bên Úc, sau khi đăng rồi gởi bài của Hoa Lan “Những Chiếc Khẩu Trang Ân Tình“  kể lại những sinh hoạt nhất là công tác hữu ích may 5000 chiếc khẩu trang để đóng góp cho nhà nước sở tại cũng là cách tri ân nước Đức  trong mùa dịch Corona của Ni Trưởng cùng các Sư Cô trong chùa, các Phật tử tại Berlin cả cô bạn văn Hoa Lan thân yêu của tôi nữa rồi đề nghị tôi (tôi hay gọi đùa là đơn đặt hàng):Xin chị Nhật Hưng vào đọc bài và viết lời tán thán Sư Bà (Ni Trưởng), các Sư Cô, Phật tử chùa Linh Thứu và tác giả Hoa Lan".

   Chà, đúng là duyên đã tới, tôi còn chần chừ gì nữa mà không ngồi vào máy, viết!         

                                                       *

    Ngược dòng thời gian cách đây gần 30 năm, Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Phước được Chi Bộ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Đức quốc bảo lãnh sang làm việc Đạo cho Giáo Hội Đức và về ở với Ni Trưởng Thích Nữ Diệu Tâm tại Hamburg. Họ là tỷ muội có cùng chung một Sư phụ mà NT Diệu Tâm là cánh chim đầu đàn Đại sư tỷ.


su ba dieu phuoc duc quoc
Sư Bà Diệu Phước
Trụ Trì Chùa Linh Thứu, Berlin, Đức Quốc



   Sau đó Chi Hội Phật tử Việt Nam tỵ nạn tại Berlin có nhu cầu nên đã thưa lên Chi Bộ và Chi Bộ đã cử NT Diệu Phước về đảm nhận Trụ Trì Niệm Phật Đường Linh Thứu và sau đó là chùa Linh Thứu tại Berlin. Tôi chỉ biết sự việc như mùi hương phảng phất mà thôi, còn nội tình bên trong, ai trồng cây đức hạnh  như thế nào để có hươngtỏa phải nhờ đến bài viết về “Ngôi chùa Linh Thứu“ của cô bạn văn  Hoa Lan mới hé lộ được:

 
  “Chùa Linh Thứu với vị Ni Sư Trụ Trì có tên Diệu Phước, đã đưa ngôi chùa vừa “linh“ lẫn vừa “phước“ đi vào huyền sử. Vâng, huyền sử thật! Bắt đầu là một Niệm Phật Đường nho nhỏ với căn hộ đơn sơ chỉ có hai phòng, ấy thế mà không có sự gây dựng và hướng dẫn của Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển từ bao nhiêu năm về trước, thì làm gì có được ngôi chùa khang trang như ngày hôm nay; cả Chi Hội lẫn những đoàn sinh của Gia Đình Phật Tử Chánh Niệm Berlin cũng chẳng hân hoan ăn mừng ngày lễ Chu Niên 25 Năm.

   Nhớ ngày ấy khi bức tường chia cắt Đông-Tây chưa sụp đổ, Hòa Thượng Phương Trượng lặn lội qua tuyến đường kinh hoàng với những tên lính biên phòng Đông Đức mặt lạnh như băng, để lên sinh hoạt với Chi hội Bá Linh. Lúc ấy vào khoảng đầu thập niên 80 Chi Hội chưa có cơ sở, chùa chưa thành hình lấy đâu ra chỗ để sinh hoạt, phải mượn ngôi chùa của các Sư Tích Lan ở quận Frohnau.

   Sang bước thứ hai, với sự xuất hiện thần diệu của bác Trực Ngộ, ngôi Niệm Phật Đường Bá Linh mới được thành hình nhưng chưa có tên. Mãi đến khi Sư Cô Như Hân từ Hannover được bổ xứ về mới đặt cho cái tên “Linh Thứu“, nhưng vẫn chỉ là Niệm Phật Đường Linh Thứu chưa phải là Chùa. Rất tiếc Sư Cô Như Hân không trụ lâu tại ngôi Tam bảo này. Hai năm sau một biến cố lịch sử xảy ra, việc đập đổ “bức tường ô nhục“ chia cắt Đông-Tây của xứ Đức vào ngày 9 tháng 11 năm 1989, đã đưa ngôi Chùa tương lai này đi vào huyền sử. Chính ngôi Chùa do đa số những người tỵ nạn hay thuyền nhân ở vùng Tây Bá Linh quy tụ về tu tập, đã che chở cho những người vượt tường sang tìm bến tự do, thế là dưới bóng từ bi không ai còn phân biệt chánh kiến kẻ Bắc người Nam, chỉ biết rằng mọi người đều có chung một dòng máu Việt.

   Sang bước thứ ba, đây mới chính là khúc quanh lớn của ngôi chùa Linh Thứu, khi một vị Ni Sư được Hòa Thượng Phương Trượng và Sư Bà Bảo Quang bổ xứ về trụ trì ngôi chùa. Đây có phải là phước lớn cho các Phật tử ở Berlin (Bá Linh) không? Chẳng phải người mang tên “Diệu Phước“ hay sao?

   Càng ngày Phật tử đến Chùa tu tập mỗi lúc một đông, cứ nhìn cảnh mọi người chen chúc nhau dành chỗ trong Chánh điện chật hẹp khiến Ni Sư phải phát tâm nguyện lớn, xây dựng ngôi Tam Bảo để độ chúng, lập đạo tràng tu học. Chỉ vài chữ ngắn gọn ấy thôi, nhưng thực hiện thì phải hội đủ cả tài năng lẫn đức độ và công phu tu tập sâu dầy bằng niềm tin tuyệt đối về Đấng Bồ Tát Quan Thế Âm luôn gia hộ trên con đường hành Đạo, Ni Sư cùng Ni chúng sáng sớm nào, sau khi tụng kinh vẫn luôn lạy 100 lạy Ngũ Bách Danh không chỉ cầu gia bị, tri ân mà đó còn tạo phước báu cho mình trong cuộc sống luôn được thuận duyên nữa. Ni Sư đã đi từng bước một thật vững chắc, khởi đầu với ngôi chùa nhỏ ở quận Spandau, sau đó mua miếng đất mới cùng vùng để xây ngôi chùa lớn hơn. May mắn cho Ni Sư mua được cơ sở sinh hoạt ngay sau miếng đất để làm điểm tựa cho việc xây cất Chánh điện trong tương lai. Thế rồi như một phép lạ, chỉ một năm sau khi đặt viên đá đầu tiên, một ngôi Chánh điện trang nghiêm và sáng chói nhất trong số 600 ngôi chùa tại hải ngoại (trích lời Hòa Thượng Phương Trượng trong buổi lễ khai mạc khóa tu Phật Thất kỳ 9) đã thành hình“.

   Vâng, vấn đề ở đây, tôi không đánh giá ngôi chùa lớn là cứu cánh để định sự thành công dù đó cũng được kể là một phần thành công, mà điều tôi muốn quan tâm, là sau khi có ngôi Phạm Vũ khang trang, thoải mái cho Phật tử sinh hoạt nâng cấp đời sống vốn văn minh nơi xứ người, chất lượng bên trong ngôi chùa mới là điều đáng kể.

  
Từ lúc này, với tinh thần phục vụ chúng sinh, cơ sở thuận lợi, ngoài các khóa tu thông thường từ xưa đến nay như: Phật Thất, Niệm Phật vãng sanh, Thọ Bát Quan Trai một ngày một đêm, Ni Trưởng tổ chức thêm khóa đặc biệt Huân Tu Tịnh Độ 7 ngày để Phật tử khắp nơi, không chỉ Berlin, đặc biệt là Âu Châu về tu tập.


   Vẫn cách nấu ăn thật ngon, khéo léo niềm nở vui vẻ với mọi người, sành tâm lý, tinh thần năng động, liên tục mời các vị Cao Tăng khắp nơi về chùa thuyết giảng khi mình không đảm trách việc này được, và nhất là biết dùng người, đặt mọi người đúng vị trí của họ nên chiếc xe điều hành chạy bon bon thu hút nhân tài về dưới trướng.

  
 Đến tham dự, Phật tử chỉ chuyên tu học đạo, mọi khâu khác ngủ nghỉ, chăn mền giường gối, nhất là vấn đề hậu cần (nhà bếp), tuy hậu nhưng lại rất quan trọng là việc ưu tiên trước nhất cần quan tâm, vì“có thực mới vực được đạo„ Ni Trưởng đều động các Sư Cô, (khoảng 10 đệ tử của Ni Trưởng) lo liệu. Ni Trưởng quan niệm, các Sư Cô trong chùa học đạo thường ngày rồi, Phật tử lâu lâu về chùa nếu mãi bận rộn bếp núc thì lúc nào mới có cơ hội tu học. Một ý tưởng thật tuyệt vời! Tiếng lành đồn xa, nên chẳng bao lâu, khóa tu càng lúc càng phát triển, ban đầu chỉ mới vài chục người tổ chức ba hay năm ngày, giờ tăng một tuần và số lượng Phật tử về tham dự lên cả trăm.

   Một điểm son đáng được nhấn mạnh nơi Ni Trưởng, đã lèo lái được hai dòng tư tưởng Đông -Tây, hai chánh kiến khác nhau về màu cờ sắc áo Bắc - Nam. Ai đến chùa Linh Thứu đều là con Phật, có cùng chung một dòng máu đỏ và Phật Pháp ở đây chỉ mang một mùi vị giải thoát mà thôi.


   Thưa các bạn, với những tiến trình, thành quả như thế, đương nhiên một người năng nổ, trí óc linh hoạt, và tấm lòng Từ Bi sẵn có của một vị chân tu, làm sao Ni Trưởng ngồi yên trước dịch bệnh Corona mà không huy động mọi Phật tử trong vùng cùng các Sư Cô, đệ tử của Ni Trưởng trong chùa góp sức, may hằng ngàn chiếc khẩu trang (xin đọc bài “Những Chiếc Khẩu Trang Ân Tình„ của Hoa Lan sẽ rõ) trước là chia sẻ nỗi lo âu với chính quyền sở tại, sau tỏ lòng tri ân nước Đức đã cưu mang cộng đồng Việt Nam chúng ta bấy lâu.





  
Hương từ lan xa,
nhất là hương đức hạnh, đã lan tỏa khắp nơi, đó là điểm son dành cho Ni Trưởng để được nhiều người biết đến với lòng ngưỡng mộ trong đó có tôi, mặc dù tôi chưa có nhân duyên quen biết Ni Trưởng bao giờ. Đặc biệt nữa Ni Trưởng được Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu đề cử Ni Trưởng gánh vác một cơ sở to tát hơn trên mảnh đất rộng 10.000 mét vuông với diện tích đất xử dụng 950 mét vuông tại Rostock, miền Bắc nước Đức cách chùa cũ khoảng hai tiếng xe hơi, để thành lập một Tu Viện đào tạo Ni sinh mang tên Lộc Uyển. Nơi đây cũng sẽ là Trung tâm Phật Giáo và Văn Hóa cho tất cả mọi người trên thế giới muốn tìm hiểu về đạo Phật, không phân biệt sắc tộc, màu da, Phật tử hay không là Phật tử. Lễ đặt đá xây dựng công trình đã được tổ chức vào ngày 23.3.2019 dưới sự chứng minh của Chư Tôn Đức Tăng, Ni, Phật tử và các cấp chính quyền địa phương. Trong thời gian tới, công trình xây cất sẽ do Ni Trưởng và chùa Linh Thứu đảm nhiệm và Ni Trưởng cũng sẽ là vị Trụ Trì Tu Viện trong tương lai.

  
Kính mong mọi sự sẽ hanh thông đến với Ni Trưởng để Phật giáo tại Đức quốc nói riêng và Âu Châu nói chung ngày càng phát triển.


Nam Mô A Di Đà Phật

Trần Thị Nhật Hưng

 

 

 

  

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/03/2024(Xem: 183)
Trên tay bạn,chiếc đồng hồ đeo tay đắt giá, hoặc người yêu, người thân quý tặng...bạn không thể không dùng nó. Có thể, bạn phải đeo mang nó suốt đời... Bạn muốn buông đi, hơi khó buông : Vì, e bạn đã tự coi thường bạn mình. Khi trao tặng bạn, sở hữu chủ đã hàm ý: Tôi yêu quý bạn trọn cả đời tôi.
27/03/2024(Xem: 809)
Chinh Phụ Ngâm, nguyên tác của danh sĩ Đặng Trần Côn, diễn nôm song thất lục bát của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm là một áng thơ tình kiệt tác của Việt Nam và thế giới. Tập thơ diễn tả nỗi thương nhớ chồng, người chinh phu nơi quan ải, và những đau khổ người khuê phụ thời chiến loạn phải chịu đựng trong sự sự bạo tàn của chiến tranh. Tiếp tục sự đóng góp cá nhân cho công trình bảo tồn và phổ biến văn hóa Việt mà tôi bắt đầu từ tập thơ nhạc song ngữ “A Garden of Vietnamese Lyrics & Verse”, gồm khoảng 150 bài thơ và nhạc của nhiều tác giả, tiền chiến và hiện đại, xuất bản năm 2019, cho đến tác phẩm song ngữ “The Tale of Kiều” được phổ biến năm 2023 qua ebook, sách in, trang mạng và youtube videos, rồi năm giáp thìn này, tôi vừa hoàn tất tập thơ song ngữ “Chinh Phụ Ngâm / Lament Song of a Soldier’s Wife”.
08/03/2024(Xem: 440)
Vào hồi 5h chiều ngày 6/3/2024, trên đỉnh núi Bàn Cờ ở bán đảo Sơn Trà (tp Đà Nẵng), tôi rất vui và hạnh phúc được tổ chức buổi thiền trà cho tỷ phú Bill Gates và bạn gái của ông, bà Paula Hurd. Hơn 20 năm làm trà và truyền bá văn hóa trà Việt Nam, tôi đã đi hầu khắp các tỉnh thành và nhiều nước trên thế giới, tổ chức hàng ngàn buổi thiền trà cho đủ các tầng lớp: các nhà chính trị, các doanh nhân, văn nghệ sĩ, trí thức, học sinh, sinh viên, các bậc tu hành… trong và ngoài nước. Nhưng đây là lần đầu tiên, tôi tổ chức buổi thiền trà cho vị khách là tỷ phú Mỹ và đây cũng là lần đầu tiên, không gian thưởng trà diễn ra trên một đỉnh núi tràn ngập mây bay, gió thổi, ráng chiều hoàng hôn và tiếng sóng biển rì rầm khi gần, khi xa. Đứng trên đỉnh núi Bàn Cờ có thể nhìn thấy biển xanh, cát trắng và toàn cảnh thành phố Đà Nẵng. Cảnh sắc nơi đây vô cùng đẹp đẽ, thơ mộng và yên tĩnh như chốn bồng lai tiên cảnh. Buổi thiền trà trở nên đặc biệt, một phần vì thế.
08/03/2024(Xem: 499)
Nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ, (8/3/2024) một ngày quan trọng để tôn vinh những đóng góp to lớn và đa dạng của phụ nữ đối với xã hội, mỗi năm Liên Hợp Quốc thường chọn một chủ đề nhằm tập trung vào những vấn đề cụ thể và thúc đẩy sự tiến bộ đối với quyền của phụ nữ và bình đẳng giới, Thường chủ đề hàng năm thường nhấn mạnh việc chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ, thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong khoa học và công nghệ, quyền kinh tế, hoặc bình đẳng giới trong lãnh đạo và quyết định.
28/02/2024(Xem: 719)
Trong cuộc sống ngày nay, giữa rất nhiều những bộn bề lo âu, giữa thật giả lẫn lộn, con người dường như mất đi rất nhiều niềm tin, mất đi nhiều những giây phút để tìm cho mình một sự bình lặng trong cuộc sống, bởi suy cho cùng, sự cộng hưởng giữa nguyên nhân chủ quan và khách quan, đó là “môi trường áp lực và sự phức tạp của con người” khi hợp lại, nó sẽ trở thành lý do để người ta dễ dàng hoài nghi và buông ra những lời cay độc, nuôi dưỡng tâm tính muốn triệt hạ lẫn nhau nếu có ai đó gán chân mình. Người ta dễ dàng hằn học đấu tố nhau từ ngày này qua ngày khác và xem đó như một phần sự sống, dường như không gian tĩnh lặng và thấu cảm trở nên chật hẹp trong ánh mắt người đời.
28/02/2024(Xem: 388)
Lâu lắm rồi hai tháng nay con không được thấy hình ảnh Mẹ Tâm Thái, hôm nay thầy Nguyên Tạng gửi hình Mẹ chuẩn bị đón Xuân Tết quê nhà, thấy Mẹ tươi vui con biết rằng Mẹ vẫn khỏe, vẫn an lạc từng giờ, từng phút, con mừng lắm. Nhìn Mẹ Tâm Thái treo những chiếc lồng đèn đỏ trên cành mai vàng đã điểm những nụ hoa vừa hé nhụy, con biết rằng đó là do bàn tay Mẹ đã săn sóc, đã tỉa cành, chăm bón cho hoa nở đúng ngày đầu của một năm mới, con biết đó là cách Mẹ chúc phúc cho mọi người, những chiếc lồng đèn đỏ xen lẫn màu vàng của hoa Mai hòa quyện vào nhau làm cho thêm phần rực rỡ. Rực rỡ như tâm của các bà Mẹ Việt Nam chứa đầy sự thương yêu, chăm sóc cho đàn con cháu.
24/02/2024(Xem: 547)
Bạn ơi, Do sự tiến bộ vượt bực của y khoa. Ngành phẫu thuật như một bà tiên huyền diệu. Biến người xấu thành người đẹp dễ dàng. Mắt một mí biến thành hai mí. Da ngăm ngăm biến thành da trắng nõn nà. Lông mày chổi xể biến thành lông mày cong vút.
22/02/2024(Xem: 522)
Tôi lấy tựa đề này vì tôi thích ý tưởng của Nam Lê khi anh đặt tên cho chương đầu tiên trong quyển sách của anh có tên là ‘The Boat’ (Chiếc Thuyền), một quyển sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và đoạt được nhiều giải thưởng văn học ở Anh, ở Úc và ở Mỹ. Chương sách đầu tiên đó được tác giả đặt một cái tên khá dài: ‘Love and Honor and Pity and Pride and Compassion and Sacrifice’ (Tình Yêu và Danh Dự và Thương Hại và Kiêu Hãnh và Tình Thương và Hy Sinh).
21/02/2024(Xem: 460)
Cuộc đời của mỗi người ai cũng có cho riêng mình một vùng trời ký ức, chỉ là một đời sống bình dị thôi, nhưng lưu lại và đọng sâu trong trí nhớ. Giữa cuộc sống bộn bề ở nơi xứ người, có thể khiến người ta quên đi rất nhiều thứ. Nhưng chắc chắn rằng, tận sâu trong một góc của trái tim, luôn có hình ảnh quê nhà và hình bóng của Mẹ của cha. Nhớ những con đường dẫn vào nhà, trở về với những điều thân thuộc, về cùng với Mẹ bữa cơm chiều .....Và ký ức của tuổi thơ trở về .
07/02/2024(Xem: 437)
Ngược dòng thời gian năm 1984, tôi viết quyển sách đầu tiên ‘Chìa Khóa cho người Tỵ Nạn’ dành cho những người tỵ nạn Đông Nam Á, giúp họ giữ vững niềm tin và hiểu biết tường tận hơn về tôn giáo của mình để đối đầu với các hành động có hậu ý của các nhà truyền giáo Ki tô muốn họ cải đạo. Sau đó vài năm, tôi viết thêm vài mục với lời tựa mới là ‘Thực Tiễn’. Bây giờ sau 10 năm, quyển sách lại được ‘tái sanh’ lần thứ ba với tựa mới ‘Kẻ Sống Lang Thang trên Bờ Biển’. Tôi đã thay tên mới, tên mà tôi cảm thấy thích hợp hơn cả. Từ trước đến nay, tôi luôn thích đi bộ dọc theo bờ biển nhìn sóng biển đưa vào đủ thứ thập vật: vỏ sò, đá cuội, gỗ mục, v.v.. . Đây là một lối nhìn khác về cuộc sống, mở ra cho thấy những điều không ngờ tới, rút ra được những bài học, tự hỏi ta có thể biến thành hữu dụng, những gì mà người khác cho là vô dụng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567