Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những Điều Học Được Khi Xem tác phẩm Bát Cơm Hương Tích của TT Nguyên Tạng

11/03/201909:01(Xem: 2907)
Những Điều Học Được Khi Xem tác phẩm Bát Cơm Hương Tích của TT Nguyên Tạng
bia-sach-bat-com-huong-tich

NHỮNG  ĐIỀU HỌC ĐƯỢC
KHI XEM TÁC PHẨM 
BÁT CƠM HƯƠNG TÍCH 
của TT THÍCH NGUYÊN TẠNG 


Gần đây trong mỗi thời công phu sáng sau khi đảnh lễ đấng Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni theo như một đoạn trong lời ngỏ của Tư tưởng Kinh Pháp Hoa của Cố HT Thích Chơn Thiện mà nó đã in trong trí tôi nhiều năm qua :

" Kính lạy Đức Thế Tôn , Đấng Toàn Giác , người đã mở rộng con đường giải thoát cho vạn loại hàm linh Lời chỉ dạy của Đấng Thế Tôn thật vô cùng giá trị , thậm thâm vi diệu và là một hành trang thắp sáng ngọn đèn trí tuệ để chúng con đi giữa thực tại nhân gian Nhưng trí óc của con thì nhỏ bẻ và thô thiển làm sao có thể hiểu được trọn vẹn ý nghĩa rốt ráo mà Ngài muốn trao truyền chỉ dạy , điều duy nhất mà con mong ước và thỉnh cầu Ngài " Hãy cho con được dâng lên Ngài lòng quy ngưỡng của con với niềm tịnh tín bất động để trong một kiếp luân hồi nào đó con luôn mãi sống trong ánh hào quang của Ngài" ....." sao bỗng dưng tôi thường rưng rưng lệ và có khi khóc thật lâu vì đã thấy rằng mỗi mỗi vấn đề mình đã từng đam mê nghiên cứu nhiều năm....đã dần dần có dịp phát lộ hiển hiện và khiến cho tôi biết rằng không có gì là không có nhân và không có quả và biết rằng một chủng tử thiện đã được huân tập thì sẽ huân trưởng tốt tươi một ngày nào đó khi gặp môi trường thuận lợi đúng như Duy Thức học đã dạy và những gì các bậc Cao Đức Tôn túc đã nghiên cứu , giảng nói thì không bao giờ sai cũng như nếu mình có đủ duyên để đọc những lời thưa của những người chủ biên đã ấn bản những đại tác phẩm để đời của các bậc đã thành tựu pháp học .... và điều đó đã làm tôi suy nghĩ thật nhiều sau khi đọc hết tác phẩm Bát Cơm Hương Tích của TT Thích Nguyên Tạng mới vừa xuất bản trong những tháng gần đây

Có phải Thầy đã thực hiện một định hướng giống như Cố HT Thích Đức Nhuận là " Trao cho thời đại một nội dung Phật Chất " bằng cách chia sẻ phổ biến những điều mà trong 27 năm qua sau khi tốt nghiệp Cử nhân Phật học ngỏ hầu giúp cho người người tìm lại một Đạo Phật linh động thực tế hợp với như cầu mới , một hướng giải thoát cho tâm linh con người để sống đời an lạc

Điều này ta có thể thấy rõ rệt trong lời thưa của Thầy lúc ấn bản tác phẩm của Cố HT Thích Đức Nhuận năm 2002 tại Úc châu Trao cho Thời Đại một nội dung Phật chất và tác phẩm này dược dịch ra Anh Ngữ do Phạm kim Khai và Chris Đunk dưới tên là Buddhist Revelations for the Modern World

Có phải Thầy đã áp dụng đúng những quy luật mà viện phiên dịch kính điển biên soạn như - Dịch giả phải lấy Tâm phật làm tâm mình
- Dịch giả phải thoát mình ra khỏi động cơ tự truy cầu danh lợi

- Dịch giả phải hoan hỷ truyền bá giáo nghĩa nhà Phật bằng cách in Kinh Luật Luận , một khi phần phiên dịch của mình được chứng minh là đúng đắn

Có phải Thầy đã có một loại điện liệu làm tiêu tan khí độc trong không khí mà từ đó ánh sáng trí tuệ được phóng đi đó là thời gian mà Thầy tĩnh toạ mỗi ngày


Có phải Thầy đã có một năng lực liễu giải mọi sự vật khi đã thành tựu được bổn phận quan trọng nhất của một tăng nhân là thuyết giảng giáo lý của Đức Phật


Có phải Thầy đã tỏ ngộ được tánh duyên khởi trong tất cả các pháp nên công đức ấy đã hiển lộ qua những thành quả mà Thầy đã học được từ những bậc chân sư của Thầy cũng như thời gian làm thị giả cho các bậc tôn túc


Bao nhiêu điều thắc mắc đó dã làm tôi đọc đi đọc lại từng bài trong 25 mục đã được phổ biến trên các nguyệt san Văn hoá Phật giáo hay trên trang nhà quảng Đức online từ nhiều năm qua và nay được tổng hợp lại trong BÁT CƠM HƯƠNG TÍCH

Với thói quen làm dàn bài và tóm tắt đại ý để đưa vào cẩm nang hầu học hỏi thu thập kinh nghiệm của tác giả tôi đã chia 25 bài của Thầy vào 5 tiêu đề chính


1- Những danh từ được nhân cách hoá từ những bộ kinh Đại thừa khá cao

Như Bát cơm hương tích từ Phẩm 10 trong Kinh Duy Ma Cật sở thuyết Bộ kinh này tôi rất ưa thích đọc vì Sư Ông Làng Mai đã thu gọn từng chương nhỏ và tôi đã học thuộc lòng từ trưởng giả Bảo tích đến các đại đệ tử và các bồ tát nói lý do vì sao họ không thể đến thăm bịnh Ngài Duy Ma Cật dù chỉ là thị hiện ....tôi thích lý luận của các Ngài lắm

Như chén trà Tào Khê trong lịch sử Thiền Tông với Lục tổ Huệ năng và kinh Pháp Bảo Đàn

Như Ngồi Thuyền Bát Nhã trong kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa trọn bộ 3 quyển do Cố HT Thích Trí Tịnh dịch Hoặc trọn bộ 5 quyển Đại Trí Độ luận do cố HT Thich Thiện Siêu biên soạn thiết nghĩ đây là Kinh khó nhất trong tất cá các kinh cho nên mượn danh từ để nhân cách hoá được phải chăng Thầy đã vượt đến mức học khó tưởng ....thêm vào đó Thầy đã nhờ Cư sĩ Chánh trí diễn đọc (theo dạng MP3 ) gần cả năm . tác phẩm này do Trưởng lão HT Thích Trí Nghiêm Việt dịch gần 8 năm

Như Ngăm Trăng Lăng Già mượn từ Bộ kinh Lăng Già bộ kinh Đại thừa mộtbộ kinh cốt lõi của Duy Thức Tông và Thiền Tông vì bao gồm mọi hình tướng của 3 tự tánh mà với trí óc thô thiển của tôi 10 năm qua rồi đọc cả chục lần và rồi cuối cùng vẫn như vịt nghe sấm , cho nên khi Thầy giải thích thế nào là Như lai Tạng thì tôi lại nắn nót chép vào cẩm nang còn nhớ được không thì phải chờ duyên đi học thêm khoảng 5, 6 khoá tu học nữa mới may ra ...và cũng không biết có còn sáng suốt chút nào không !!!! Than ôi cho kiếp kẻ phàm phu

2- Những sự kiện và những nhân vật Phật giáo thế giới có ảnh hưởng quan trọng đến Phật Giáo Việt Nam và tại hải ngoại

Về sự kiện ta có thể gặp :

** câu chuyện Pho tượng Phật Ngọc cho nền hoà bình thế giới sau nhiều năm được triển lãm vòng quanh thế giới nay đã về ngụ thường trực tại Đại Bảo Tháp Từ Bi tại Bendigo ( ngay thời gian Thầy viết bài này ít người biết được giá trị của nó )

** Đôi nét về tu viện Quảng Đức , ngôi tu viện Phật Giáo duy nhất trong thành phố Moreland, thuộc vùng Tây Bắc của tiểu bang Victoria

**. Bài phỏng vấn TT Nguyên Tạng nhân dịp kỷ niệm chủ niên thành lập Tu viện Quảng Đức

**. Chuẩn bị cho Đại hội khoáng Đại kỷ 5 từ 08-10/05/2015 tổ chức tại Tu viện Quảng Đức của Giáo Hội Phật Giáo VN thống nhất hải ngoại tại Úc và Tân Tây Lan với đề án Phật Sự tương laiđể mang ánh sáng chánh Pháp vào đời đem niềm vui an lạc cho Phật tử

Cũng cần biết năm nay vào 20,21,22/9 /2019 cũng tại Tu viên Quảng Đức Đại hội khoáng đại kỳ 6 sẽ được tổ chức theo quyết nghi của Giáo hội mong rằng kỳ này tôi sẽ dự thính và học hỏi thêm về cách tổ chức

Về nhân vât thế giới có ảnh hưởng đến cộng đồng

**. Thủ tướng Úc Malcom Fraser (1930-2015 )vị ân nhân vĩ đại của cộng đồng người Việt tỵ nạn và hội đoàn Phật giáo VN

Về nhân vật thế giới có ảnh hưởng đến Phật giáo 

**tác phẩm có kể đến là hoàng đế Thái Lan ở trên Ngài vàng lâu nhất thế giới (70 năm ) Vua BHUMIBOL ADULYDEJ là người đã cạo bỏ râu tóc phát tâm xuất gia 15 ngày trong suốt thời gian đó là tỳ kheo Bhumibalol rồi sau đó mới xã giới để trở về cương vị cai trị thần dân của mình

Đặc biệt ta sẽ biết thêm về những công trình mà Ông đã khởi xướng cho Phật giáo Thái và tài trợ cho công trình thực hiện dĩa CD-ROM cho Tam Tạng thánh điẻn từ 1996


Nhưng tôi lại khám phá thêm một điều thật vui là TT Thích Nguyên Tạng lại có cùng ngày sinh nhật giống vị vua này (5/12) thế thì mình hãy chúc Thầy có được nhưng điều tốt lành như đấng quân vương trên , và thảo nào khi vua băng hà (9/6/2016) do duyên gì mà Thầy cũng được có mặt tại Thái Lan để tưởng niệm vua đã băng hà ....?? lý thú bạn nhỉ , trùng hợp bạn nhỉ


Về một dịch giả Phật Giáo vĩ đại ở Phương Tây

Tiến sĩ Edward Conze(1904-1979)

Như một câu chuyện cổ tích , chúng ta sẽ được nghe kể về cuộc đời của một người ở vào tuổi 35 đã vỡ mộng về chính trị và hôn nhân để rồi đã cống hiến cuộc đời mình cho PG sau khi đọc được các tác phẩm của thiền sư Suzuki và từ đấy đã phiên dịch và chú giải bộ kinh Bát Nhã của Phật giáo Đại thừa


Cũng trong câu chuyện này mời bạn xem thêm thật kỷ để thấy nhiều tình tiết éo le của một xã hội tri thức ưu thế của thế kỷ 20 Mà qua ngòi bút Việt dịch của Thầy chúng ta sẽ bị lôi cuốn .......Tôi không quảng cáo cho Thầy đâu ạ ........hì hì

3- Những kinh nghiệm hay kỷ niệm vui buồn trong thời gian từ khi bắt đầu xuất gia làm điệu cho tới khi được giáo phẩm Thượng Tọa của Thầy

**Cúng cháo là nghi lễ trong đời sống thiền môn của Phật giáo Đại thừa và là nhiệm vụ của các sa di Tác phẩm giải thích cặn kẻ những câu chuyện trong dân gian và qua đó ta cũng nhận ra đó cũng là một pháp tu về lòng từ bi

*** Cúng Đại bàng kim sí điều Tác giả đã kể cách luyện giọng thế nào để khi hô thần chú phải rõ ràng và đúng điệu thì mới có cơ may làm thị giả cho các Ôn giỏi về nghi lễ

***AN DƯỠNG ...chùa làng tôi

Tác giả nhớ lại những buổi cúng cầu an đầu năm vào rằm tháng giêng với giàn đèn Dược Sư , một vị Phật .... đã đến với đời tôi từ nhũng ngày mới bắt đầu vào Đạo Không biết năm nay tôi có bị quở không vì đã vắng buổi cầu an này khi mãi mê hành hương đất vàng Miến Điện mà khi về tới Úc hai chân tôi sưng vù....

4- Ân thứ hai theo Tứ trọng Ân đã được Phật dạy mà Thầy luôn mong muốn được thực hiện

Bạn sẽ gặp rất nhiều ân sư , sư phụ mà tác giả luôn ghi khắc trong lòng đó là

-- Sư Phụ của Thầy : Cố TT Thích Chơn Kiến

Ân giáo dưỡng một đời nên Huệ mạng

Nghĩa Ân Sư muôn kiếp khó đáp dền

--HT Khánh Anh ( Ôn Minh Tâm ) dạy rằng hãy luôn luôn tâm niệm rằng xây dựng Phật Giáo bằng chính sự thực hành tu học và bằng những hoạt động xã hội phù hợp với Chánh Pháp

---HT Thích Như Huệ , người giữ vững mái chèo cho Giáo hội Úc châu vượt qua cơn sóng dữ trong 16 năm trời

----Trưởng lão HT Tăng Giáo Trưởng : Thích Huyền Tôn

----HT Thích Như Điển một tấm gương sáng về sự miên mật dõng mãnh trên đường đạo cho kẻ hậu học mà Thầy Nguyên Tạng được duyên may kề cận trong những chuyến đi hoẵng pháp năm 2006, 2010,2012

5- Những quy luật tuy đơn giản nhưng không phải người Phật tử nào cũng biết khi đến Chùa và cần phải học lại cho đúng nguyên tắc

***Cách cúng quả đường Nghi thức này rất quan trọng không thể thiếu được cho hàng đệ tử xuất gia hay hành giả tu tập trong các ngày tu bát quan trai hoặc trong các khoá tu học ? Tôi chưa thông thạo lắm dù buối cúng quả đường nào tôi cũng in săn cho các bác cả chục tờ để đọc Cho nên đã nói tôi cần phải học nhiều lắm vì bắt ấn cam lồ hơi vụng về ... Hãy tha thứ cho tôi nhé

****Giới thiệu 12 cách tạo nghiệp tốt của một đạo hữu Lilian Too, một nhà phong thủy nỗi tiếng nhưng cũng nhận ra rằng một người không thể thoát khỏi nghiệp quả của mihnh một khi chính mình đã gây tạo dù cho có bày đủ mọi trò phong thủy mà chỉ cần biết cách tạo nghiệp tốt

Tuy còn một vài bài chen lẫn giữa những tiêu đề này nhưng tựu trung chúng đều lẫn trong nhau như Ai thuộc kinh sẽ làm chồng và Angulimala một câu chuyện về sức mạnh của lòng từ ....

Hy vọng những nhận xét này sẽ được nhiều bạn đọc đồng thuận và chia sẻ như một tư liệu cá nhân nơi hải ngoại và cho Giáo hôi

Xin trân trọng giới thiệu BÁT CƠM HƯƠNG TÍCH , một tác phẩm của thời đại mới để hội nhập vào Đạo và Đời vì tự nó sẽ thích hợp cho mọi giới theo mọi như cầu ..


Còn nhớ trong những bài viết trước tôi tự thú rằng ....Tôi đã tìm gặp lại tôi qua tác phẩm BÁT CƠM HƯƠNG TÍCH , nay qua lối diễn tả trên đây bạn đã thấy tôi còn quá nhiều điều để học hỏi .....

Kính xin chân thành cám ơn TT Thích Nguyên Tạng đã cho phép tôi ghi lại những điều học được qua tác phẩm này để làm hành trang cho đời sống tâm linh hay qua những kỳ tu học mà tôi tự hứa sẽ tham dự chứ không còn trốn tránh với bất cứ lý do nào ...vì nay qua Bát cơm Hương tích và tôi đã tự răn mình bằng những vần thơ như sau

Làm sao thấy một ẩn thân Bồ tát

Người đã đem công đức đến tặng trao

Chúng sinh ơi cộng hưởng phút giây nào

Hỷ lạc bình an .....hãy nên trân quý

Làm sao thân cận ....thiện nhân tri kỷ

Giúp giãi trừ phiền não hộ chúng ta

Tự lánh xa dục ái, biển xa hoa

Hiểu rành Pháp, còn đâu là trở ngại

Tịnh độ là đây ...giải thoát và tự tại


Huệ Hương

10/3/2019






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/01/2024(Xem: 1160)
Hello có nghĩa Xin chào Goodbye tạm biệt, thì thào Whisper Lie nằm, Sleep ngủ, Dream mơ Thấy cô gái đẹp See girl beautiful I want tôi muốn, kiss hôn Lip môi, Eyes mắt ... sướng rồi ... oh yeah! Long dài, short ngắn, tall cao Here đây, there đó, which nào, where đâu
27/01/2024(Xem: 478)
Phần này bàn về các cách dùng Trì Trì, mlồi/mlô, chiem thành (~ Chiêm Thành/NCT) từ thời LM de Rhodes và các giáo sĩ Tây phương sang Á Đông truyền đạo. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ), điều này cho ta dữ kiện để xem lại một số cách đọc chính xác hơn cùng với các dạng chữ Nôm cùng thời hay sau đó. Nhân tiện nhìn rộng ra và bàn thêm về tên gọi Chàm, Chăm và *Lâm (trong quốc hiệu Lâm Ấp). Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là các tài
14/01/2024(Xem: 474)
Một buổi sáng, trên đồi hoang vu với tinh mơ còn vương chút nắng mới, những cánh hoa khép mình điêu tàn dưới bình minh tràn đầy nhựa sống. Tuy nhiên, cũng có những nụ hoa mới hé nở đang mơn trớn với thanh khí của đất trời giữa bao la thiên biến. Bên kia vòm trời, mây vẫn bay cho những cuộc mộng tàn phai trong từng phút giây sinh diệt. Con bướm đa tình cũng vờn dưới nắng mai giữa hoa tàn nguyệt tận của kiếp đời lưu biến. Sự sanh diệt của hiện tượng vạn hữu vẽ nên một bức tranh muôn màu cho thiên thu bất tận. Cái huyền diệu của cuộc đời hầu như phô diễn trùng trùng trước thiên di tuyệt náo. Khung trời mới của trăm nay hay nghìn năm về lại tắm gội dòng biến hiện giữa ngàn thu tuế nguyệt.
13/01/2024(Xem: 935)
Mời các bạn chiêm nghiệm nhưng danh ngôn để biết vị Thầy tốt nhất của mình bạn nhé! -“Cuộc sống là một chuỗi trải nghiệm, mỗi trải nghiệm lại giúp ta lớn lao hơn, dù đôi khi khó nhận ra điều này. Bởi thế giới được dựng lên để phát triển bản lĩnh và ta phải học được rằng những bước lùi và nỗi đau ta phải chịu đựng giúp ta tiến về phía trước." - Henry Ford -“Bạn phải sống trong hiện tại, ném mình lên từng con sóng, đi tìm sự vĩnh hằng trong từng khoảnh khắc." - Henry David Thoreau -“Chúng ta không học được từ trải nghiệm… chúng ta học được từ việc suy ngẫm lại về trải nghiệm." - John Dewey -“Sự tương tác giữa tri thức và kỹ năng với trải nghiệm là chìa khóa của việc học hỏi." - John Dewey -“Hối tiếc trải nghiệm của bản thân là ngăn chặn sự phát triển của chính mình. Phủ nhận trải nghiệm của bản thân là thì thầm lời nói dối trên môi cuộc đời của chính mình. Điều đó không gì khác chính là phủ nhận tâm hồn mình." - Oscar Wilde -“ Nguồn tri thức duy nhất là kinh nghiệm - Al
10/01/2024(Xem: 1827)
Tôi bắt đầu dịch thơ của Thầy Tuệ Sỹ vì khâm phục đức độ và lòng dũng cảm của Thầy. Khi nhận được những góp ý từ những người hâm mộ thơ Thầy là bài dịch của tôi giúp họ hiểu thơ Thầy hơn, thì khi đó tôi mong muốn dịch toàn bộ các bài thơ của Thầy sang tiếng Anh. Cuốn sách này được viết vì cái mong muốn này đã lớn thành cái đam mê. Có dịch thơ của Thầy, tôi mới thấy rất rõ ràng những bài thơ của Thầy là một cống hiến to lớn không chỉ cho văn hóa Việt Nam mà còn cho Phật giáo thế giới. Thầy đã đem Thiền vào thơ bằng ngôn ngữ của một con suối, một hạt cải hay hai kẻ yêu nhau. Sự trừu tượng hóa này khiến cho rất khó hiểu được thơ Thầy. Nhiều bài, tôi phải suy nghĩ cả ngày, đôi khi cả mấy ngày, mới hiểu ẩn ý của Thầy. Công việc này không đam mê không làm được.
07/01/2024(Xem: 661)
Nước Việt trải qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển, ban đầu chỉ là vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ, dần dần tiến về Nam sáp nhập nhiều phần lãnh thổ khác để có được diện mạo như hôm nay. Quá trình phát triển ấy cũng nhiều thăng trầm nghiệt ngã, có lúc tưởng như diệt vong nhưng rồi laị phục hồi và phát triển trở laị. Nước Việt chịu nhiều ảnh hưởng của các nền văn hoá: Trung Hoa, Ấn, Champa, Khme, Pháp, Mỹ…Ngay từ thuở ban đầu chỉ là thời đaị bộ lạc, bộ tộc. Tộc Việt cũng đã có một nền văn hoá riêng, tiếng nói riêng:
03/01/2024(Xem: 1631)
Nguyệt San Chánh Pháp số 145_tháng 12 năm 2023: Tâm chí nhỏ thì nhìn cuộc đời trong phạm vi trăm năm, thấy mục đích sống trong vòng gia đình, xã hội, tôn giáo, quốc gia. Tâm chí rộng hơn thì hướng đến lợi ích của nhân loại, của thế giới, trong hiện tại và nhiều thập niên hay thế kỷ tương lai.Giới hạn nhỏ, lớn là ở nơi không gian và thời gian. Mục tiêu nhỏ, lớn thì đặt nơi lợi ích của cá nhân hay số đông. Nhưng dù ngắn hạn hay dài hạn, con đường tất yếu của đời sống nhân loại là giáo dục. Con đường của Phật giáo ở cuộc đời này cũng không ngoài lãnh vực giáo dục, thuật ngữ thiền môn gọi là giáo hóa, hóa độ, hoằng pháp.
03/01/2024(Xem: 1889)
Bậc chân tu thực chứng thì bước đi không để lại dấu vết. Có nghĩa là không lưu lại dấu vết hay tì vết gì trong tâm thức và hành xử của mình, như được nói trong kinh “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng” [1]. Tu mà không chấp nơi việc tu của mình mới thật là chân tu; chứng đắc mà không chấp nơi sở đắc của mình mới thật là chứng đắc. Đó là nói sở tri, sở hành, sở chứng của vị ấy trong việc tu tập, hành đạo; chứ trên thực tế, thân giáo và ngữ giáo của bậc tuệ đức để lại vô số kỳ tích và ấn tượng sâu đậm cho những ai được thân cận, học hỏi, thọ pháp. Hòa thượng Tuệ Sỹ là một nhà tu, một con người nhẹ nhàng đi qua cuộc đời như thế.
05/12/2023(Xem: 3531)
Hôm qua chủ nhật, 5.12 là sinh nhật Thầy, nhìn hình ảnh mẹ Tâm Thái tiễn Thầy ra phi trường trở về Úc trong không khí thật vui cùng mọi người đưa tiễn. Mẹ Tâm Thái ngồi bên Thầy với bộ quần áo màu vàng nhạt, bên ly cà phê sữa đá. Rồi cả nhà chụp hình làm kỷ niệm. Thầy khoác đôi bờ vai Mẹ, nắm cánh tay Mẹ như nói rằng: "Mẹ ơi, rồi con sẽ về thăm Mẹ, con luôn bên Mẹ, Mẹ giữ gìn sức khỏe cho chúng con".
30/10/2023(Xem: 989)
Nhân loại cách đây khoảng vài triệu năm sống trong Thời Kỳ Đồ Đá (Stone Age). Đánh nhau chỉ ném đá, chắc chỉ bị thương và chết chẳng bao nhiêu. Rồi từ từ tiến lên Thời Đại Đồ Đồng (Bronze Age). Mũi giáo, mũi tên được chế bằng đồng, chắc đánh nhau chết khá nhiều. Rồi bắt đầu văn minh tiến vào Thời Kỳ Đồ Sắt (Iron Age) gươm, đao, cung nỏ đều bằng sắt, đánh nhau chết khá bộn. Rồi càng văn minh hơn nữa chế ra thuốc nổ, bắt đầu có súng, lựu đạn, bom, mìn. Đệ I Thế Chiến chết hơn 10 triệu người. Đệ II Thế Chiến chết khoảng 50 triệu người. Chỉ riêng hai trái bom nguyên tử bỏ xuống Hiroshima và Nagasaki đã giết khoảng 100,000 người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567