Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những đợt sóng giao lưu ngôn ngữ Việt-Trung

08/10/201519:56(Xem: 3723)
Những đợt sóng giao lưu ngôn ngữ Việt-Trung

Những đợt sóng giao lưu ngôn ngữ Việt-Trung -
vài vết tích sau thời nhà Minh trong từ điển Việt Bồ La (phần 1.4)

Nguyễn Cung Thông

nguyencungthong@yahoo.com

 

Các bài 1.1, 1.2 và 1.3 ghi nhận vài dữ kiện ngôn ngữ cho thấy vết tích của âm đọc chữ Hán sau thời nhà Nguyên (1271-1368) như Phạn (so với Phạm), Phổ Kiến (so với Phúc Kiến), linh nghiện (linh nghiệm), thành ngữ bốn chữ Thượng Hòa Hạ Mục/Mộc. Phần này cho thấy vài vết tích về cách đọc Hán Việt và cách dùng nhập vào tiếng Việt sau thời nhà Minh (1368-1661). Các tài liệu viết tắt là TVGT (Thuyết Văn Giải Tự - khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), Tập Vận (TV/1037/1067), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), Tự Vị Bổ (TViB/1666), KH (Khang Hi/1716), HNĐTĐ (Hán Ngữ Đại Tự Điển/1986), Thiết Vận (ThV/601), Vận Kinh (VK/1161), VBL (Dictionarium Annamiticum-Lusitanum-Latinum, Alexandre de Rhodes, 1651), VNTĐ (Việt Nam Tự Điển/1931/1954), HV (Hán Việt), Bắc Kinh (BK). Dấu hoa thị (*) chỉ dạng âm cổ phục nguyên (reconstructed sound).

Loạt bài viết "A Mi Đà Phật hay A Di Đà Phật?" và "Những đợt sóng giao lưu ngôn ngữ Việt-Trung" hi vọng đóng góp phần nào về cách đọc Hán Việt nói riêng, và quá trình hình thành tiếng Việt nói chung. Ngoài ra, ta nên phải cẩn thận khi nghĩ rằng tiếng Việt đã tiến hóa hoàn toàn độc lập từ thời lấy lại chủ quyền đất nước từ thế kỷ X về sau. Các bài viết này chỉ ghi nhận tương quan ngữ âm vào thời nhà Nguyên và sau này, không xác minh cho nguồn gốc của các từ liên hệ (gốc Hán từ phương Bắc hay gốc phương Nam).

 

1. “Lịch sự” nghĩa tiếng Việt và tiếng Hán

Lịch sự 歷事 là một cụm từ HV ghi nhận vào thời nhà Minh (1368-1661) chỉ chế độ thực tập để thi ra làm quan, nhà Thanh sau đó cũng áp dụng theo chương trình "Lịch Sự" như vậy trong hệ thống tuyển sinh (Quốc Tử Giám). Hoạt động này tương tự như khi các học sinh trung học đi làm lấy kinh nghiệm (bên Úc gọi là work experience, nhưng không có thi khảo hạch như chương trình "Lịch Sự”). Như vậy, nghĩa của lịch sự1 đã thay đổi vào thời VBL (1651) ở VN, dùng để chỉ biết lễ phép (cũng như đã học qua một khóa "Lịch Sự" trong "trường đời") và mở rộng nghĩa thêm để chỉ con người biết điều, sành điệu, đẹp đẽ ...v.v... Trái nghĩa với lịch sự là nhà quê/dà quê, mọi rợ, di địch, lõa lồ, hở hang ... đều hiện diện vào thời VBL: de Rhodes còn ghi nhận thêm "mặc cho lịch sự" (VBL, trang 701). Điều này cho thấy de Rhodes đặc biệt chú ý đến phong tục2 lễ nghi của xứ An Nam. Đây rõ ràng là một vết tích giao lưu ngôn ngữ Việt Trung sau thời nhà Minh, lịch sự tiếng Trung bây giờ không có nghĩa như tiếng Việt! Người viết có kiểm lại cách dùng này với vài người bạn Bắc Kinh, Thượng Hải thì thấy họ không dùng (và không hiểu rõ - có thể còn lộn với lịch sử 歷史 !!)

 

nhung-dot-giao-luu-ngon-ngu-Viet-Trung-000



VBL – trang 413

 

nhung-dot-giao-luu-ngon-ngu-Viet-Trung-001 










VBL – trang 701

 nhung-dot-giao-luu-ngon-ngu-Viet-Trung-006



Aubaret (1867)

 

2. Sóc là sói (hói)

Thời VBL, sóc với phụ âm đầu là xát/đầu lưỡi nhưng vẫn duy trì phụ âm cuối tắc -c. Tuy nhiên, dạng sóc3 còn được dùng đồng thời với dạng sói (VBL) và dạng sói này vẫn còn trong tiếng Việt cho đến ngày nay.

Chữ thốc 禿 (thanh mẫu thấu 透 vận mẫu ốc 屋 nhập thanh, khai khẩu nhất đẳng) có các cách đọc theo phiên thiết

 

 

他谷切 tha cốc thiết (TVGT, ĐV, QV, TV, VH, CV, LT, TG 字鑑, TVi, TĐTAT, TQTHCN 增廣字學舉隅, TĐTAT重訂直音篇) - theo TVGT là 無髮也 vô phát dã (không có tóc). TVi ghi âm 通入聲 thông nhập thanh

吐木切 thổ mộc thiết (NT, TTTH)

它谷切 tha cốc thiết (LTCN 六書正擶)

CV (1375) ghi thốc cùng vần với 禿 牘 蔟 族 ngốc độc thốc tộc

吐谷切, 音突 thổ cốc thiết, âm đột (CTT) - thời TVi (1615), CTT (1670) phụ âm cuối đã mất đi nên các âm HV thốc và đột đều đọc giống nhau - so với âm tū giọng Bắc Kinh bây giờ

...v.v...

 

 

Giọng Bắc Kinh bây giờ theo pinyin là tū so với giọng Quảng Đông tuk1 và các giọng Mân Nam 客家话:[陆丰腔] tut7 [梅县腔] tut7 [宝安腔] tut7 [东莞腔] tuk7 [客语拼音字汇] tug5, giọng Mân Nam/Đài Loan thut1, tiếng Nhật toku và tiếng Hàn tok. Tiếng Tày Nùng còn dùng dạng xoọc nghĩa là hói.

 

nhung-dot-giao-luu-ngon-ngu-Viet-Trung-003 





VBL/1651 – trang 692

 

 

3. Giáo (sáo) từng là sóc

Giáo đã mất phụ âm cuối -c, phản ánh âm đọc thời Trung Nguyên Âm Vận (1324) khi các phụ âm cuối tắc đã tha hóa. Chữ sáo/sóc 槊 (thanh mẫu sanh 生 vận mẫu giác 覺 nhập thanh, khai khẩu nhị đẳng) có các cách đọc theo phiên thiết

 

 

所角切 sở giác thiết (TVGT, ĐV, NT, QV, TG 字鑑, TTTH) - QV/TV ghi nhập thanh 入聲

色角切,音朔 sắc giác thiết, âm sóc (TV, VH, LT, CV, LTCN 六書正𨫠, TVi, CTT)

CV (1375) ghi cùng vần 朔 數 蒴 矟 槊 箾 嗽 (sóc sổ sáo thấu)

山卓切 san trác thiết (TTTH)

...v.v...

 

 

Giọng BK bây giờ là shuò so với giọng Quảng Đông sok3 và các giọng Mân Nam 客家话:[梅县腔] sok7 [陆丰腔] sok7 [客英字典] sok7 [海陆丰腔] sok7 [台湾四县腔] sok7, tiếng Nhật saku và tiếng Hàn sak.

Vào thời CV (1375) thì âm sóc đã mất phụ âm cuối để cùng vần với 箾 嗽 tiêu (sáo) và thấu - ngay chính thành phần hài thanh sóc 朔 cũng đã mất phụ âm cuối như từng ghi trong TVi (1615):

 

蘇故切,音素 tô cố thiết, âm tố

 

Rõ ràng cách đọc giáo trong tiếng Việt là vết tích của âm sóc sau thời QV, TV (sau thế kỷ XI). Chỉ Nam Ngọc Âm Giải Nghĩa/CNNAGN4, Binh Khí Bộ - Đệ Nhị Thập Bát còn ghi giáo là 教 cho thấy phụ âm cuối/tắc đã không còn hiện diện vào giai đoạn này.

 

Trường thương giáo dài cứng lành (CNNAGN)

 

Định nghĩa này/CNNAGN rất phù hợp với giải thích của TV (1037/1067) trường mâu5 長矛- xem hình chụp phần Phụ Chú.

 

Ta quen đọc là sáo    ("Hán Việt Tự Điển", Thiều Chửu))

 

Trần Quang Khải 陳光啟 (1241-1294) đã ghi lại câu nói bất hủ: Đoạt sáo Chương Dương độ, Cầm Hồ Hàm Tử quan 奪槊章陽渡, 擒胡鹹子關 (Tòng giá hoàn kinh 從駕還京) Cướp giáo (giặc) ở bến Chương Dương, Bắt quân Hồ ở ải Hàm Tử.

 

Nguyễn Trãi 阮廌 (1380-1442) cũng dùng sáo/giáo: Sáo ủng sơn liên ngọc hậu tiền 槊擁山連玉後前 (Thần Phù hải khẩu 神符海口) Giáo dựng núi liền tựa ngọc bày trước sau.

 

4. Bá cũng là bác

Âm HV bá6 (anh của cha) là vết tích của âm sau thời nhà Nguyên/Minh, như các cách dùng bá phụ, bá mẫu, lão bá, bá tước ... Âm bác là âm cổ hơn như từng được ghi nhận trong TVGT, ĐV, QV ... Bác được nhắc đến trong VBL (trang 17) và trong "Báo cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh".

Chữ bách/bá 伯 (thanh mẫu bang 幫 vận mẫu mạch 陌 nhập thanh, khai khẩu nhị đẳng) có các cách đọc theo phiên thiết

 

 

博陌切,音百 bác mạch thiết, âm bách (TVGT, ĐV, QV, TV, LT, CV, TTTH) - QV/TV/LT ghi nhập thanh 入聲

必駕切 tất giá thiết (CV, CTT) - tất đọc là bì (giọng BK bây giờ)

蒲各切,音博 bồ các thiết, âm bác (TVi, KH)

壁益切,音必 bích ích thiết, âm tất (TVi, KH)

博故切,音布 bác cố thiết, âm bố (TVi, KH)

TNAV ghi thêm thượng thanh, vận bộ 皆來 giai lai

CV ngoài các vần bách 百 佰 伯 迫 柏 栢 còn ghi vần bá bả 霸 伯 灞 壩 靶 把

莫駕切 mạc giá thiết (CV) - CV ghi thêm khứ thanh (so với nhập thanh - bác mạch thiết)

補陌翻 bổ mạch phiên (BH 佩觿)

莫百切 mạc bách thiết (NT)

博麦切,音百 bác mạch thiết, âm bách (TVi)

莫駕切, 音罵 mạc giá thiết, âm mạ (TVi)

博木切 bác mộc thiết (TVi)

布格切,音百 bố cách/các thiết, âm bách (CTT)

...v.v...

 

 

Giọng BK bây giờ là bǎi bà bó so với giọng Quảng Đông baak3 baa3 và các giọng Mân Nam 客家话:[梅县腔] bak7 [宝安腔] bak7 [客英字典] bak7 [客语拼音字汇] bag5 [海陆丰腔] bak7 [陆丰腔] bak7 [沙头角腔] bak7 [台湾四县腔] bak7 [东莞腔] bak7 潮州话:bêg4(pek) bêh4(peh), giọng Mân Nam/Đài Loan peh1, tiếng Nhật haku ha và tiếng Hàn payk phay.

 

Trong Chỉ Nam Ngọc Âm Giải Nghĩa có các cách dùng

 

Bá Phụ bác trai ngỏ ngàng

Bác gái có hiệu bà nương thuận cùng (Nhân Luân Bộ Đệ Tam)

...

Trong CNNAGN, chữ bác ghi bằng phó/phụ 傅 cho thấy phụ âm cuối không còn hiện diện. Một dạng chữ Nôm (Hồ Xuân Hương, Lý Hạng Ca Dao ...) chỉ bác là 博 bác phản ánh cách đọc cổ hơn với phụ âm cuối vẫn còn duy trì.

 

Trong An Nam Dịch Ngữ7 cũng có các cách dùng

 

Bá Phụ    bác cha  八查

Bá Mẫu    bác mẹ   八?

 

Các kí âm trên cho thấy tiếng Việt thời Chỉ Nam Ngọc Âm Giải Nghĩa và An Nam Dịch Ngữ vẫn còn duy trì phụ âm cuối/tắc (-k) trong âm bác.

Các dữ kiện như phạn (phạm), linh nghiện (linh nghiệm), lịch sự, thượng hòa hạ mục/mộc, Phổ Kiến (Phúc Kiến), giáo (sáo, sóc), sói (hói, sóc), bá (bác) ... cho thấy cách dùng và phát âm tiếng Hán sau thời nhà Nguyên, tuy VN đã dành lại độc lập từ bao thế kỷ trước đó … Tiếng Việt còn duy trì một số trường hợp âm cổ (bác) hiện diện song hành với âm mới hơn như phạn (phạm), bác (bá). Cách đọc (niệm) A Mi Đà Phật so với A Di Đà Phật phản ánh rất rõ giao lưu ngôn ngữ Việt Trung trong vòng ba thập niên qua.

 

 

5. Phụ chú và phê bình thêm

Phần này không hoàn toàn theo cách ghi tài liệu (Bibliography) tham khảo APA hay MLA vì bao gồm các phê bình thêm về đề tài, tài liệu và tác giả để người đọc có thể tra cứu thêm chi tiết và chính xác. Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là cuốn từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La) in lại bởi NXB Khoa Học Xã Hội (1991); có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false

Để cho liên tục, bạn đọc có thể xem bài "Những đợt sóng giao lưu ngôn ngữ Việt-Trung qua con đường Phật giáo - âm Hán Việt phạm hay phạn? (phần 1.1)" trang này chẳng hạn http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=21418 hay http://www.daophatngaynay.com/vn/files/file-nen/nhungdotsong_524971468.pdf . Bài viết "Những đợt sóng giao lưu ngôn ngữ Việt-Trung qua con đường tôn giáo - vài vết tích sau thời nhà Nguyên trong từ điển Việt Bồ La (phần 1.3)" trang http://www.daophatngaynay.com/vn/tai-lieu/tu-dien-tham-khao/18372-nhung-dot-song-giao-luu-ngon-ngu-viet-trung-qua-con-duong-ton-giao-vai-vet-tich-sau-thoi-nha-nguyen-trong-tu-dien-viet-bo-la-phan-1-3.html ...v.v...

 

1) Lịch sự 歷事 - xem giải thích và nguồn gốc của lịch sự trang http://www.zdic.net/c/jd/?c=6/2b/67677 . Năm 1931, cụ Đào Duy Anh/ĐDA có ghi nhận về cách dùng lịch sự như sau:

"Lịch sự: do ở chữ am lịch - sự cố, luyện lịch sự tình, canh lịch sự biến mà ra = Trải việc đời, việc gì cũng biết - Nay ta thường dùng theo nghĩa sắc đẹp, hoặc giao thiệp khôn khéo" (HVTĐ - trang 502). Đây cũng phản ánh phần nào khắc khoải của ĐDA: có thể ĐDA đã đọc ở đâu hay đoán là cách dùng là như vậy vào thời này, nhưng tôi tra cứu (cho tới nay 9/2015) thì chưa thấy cách dùng bốn chữ này (am lịch sự cố) trong dân gian - đương nhiên cách dùng am lịch và sự cố đã hiện diện từ lâu đời (nhà Tấn, Đường ...).

 

2) Ngay cả LM dòng Tên Matteo Ricci (1552-1610), bậc đàn anh của LM Alexandre de Rhodes và có nhiều đóng góp quan trọng vào công cuộc truyền giáo ở TQ, đã biết thích nghi với cách ăn mặc địa phương - trích từ trang https://en.wikipedia.org/wiki/Matteo_Ricci#/media/File:Matteo_Ricci_2.jpg

 

nhung-dot-giao-luu-ngon-ngu-Viet-Trung-004

 











LM Matteo Ricci trong y phục truyền thống TQ

 

 

3) Không những sóc (VBL - sói/hói tiếng Việt hiện đại) liên hệ đến thốc HV, VBL còn ghi nhận dạng tlọc hay trọc (trang 811) dẫn đến khả năng sóc và trọc cùng một gốc (ngữ căn). Tương quan giữa tổ hợp phụ âm tl/tr và s đã hiện diện trong VBL như

 

Tlóm con mắt (VBL - trang 811/812) - hay tốt hơn đọc là sởm

 

Ngoài ra, so sánh các trường hợp

 

blái tlôi > trái *sôi ~ trái soài  (VBL trang 811)

bánh tlôi nước (VBL trang 811) > bánh/chè sôi nước

gà sống (VBL trang 697) ~ gà trống

trái (trái phép) ~ sái (sái phép)

tréo ~ xéo

trệch ~ xếch

...v.v...

 

 

4) "Chỉ Nam Ngọc Âm Giải Nghĩa" (CNNAGN) Trần Xuân Ngọc Lan phiên âm và chú giải - NXB Khoa Học Xã Hội (Hà Nội 1985)

 

5) Tập Vận (TV) 集韻 soạn vào thời Tống (1037/1067) có 53525 chữ Hán, khoảng hai lần Quảng Vận (QV)

 nhung-dot-giao-luu-ngon-ngu-Viet-Trung-005

 


















 Tập Vận (1037/1067)

 

6) Bách/bá 伯 viết bằng bộ nhân hợp với chữ bạch 白, tuy âm bạch vẫn còn duy trì trong tiếng Việt (chó bạch) nhưng phụ âm cuối/tắc của bách đã tha hóa để cho ra dạng bá. Các chữ khác dùng bạch làm thành phần hài thanh vẫn còn đọc là bách như cây bách 柏, bạch 帛 (lụa trắng), bách 迫 hại ...v.v...

Các dạng bá tánh (bách tính 百姓, trăm họ), bá quan (bách quan 百官, các quan gọi chung), bá bệnh (bách bệnh 百病, chỉ chung các chứng bệnh) đều là các cách dùng rất lâu đời trong Sử Kí, Kinh Dịch, Lã Thị Xuân Thu ...Nhưng cách đọc bá (so với bách) là cách đọc sau này mà thôi.

 

7) "An Nam Dịch Ngữ" Vương Lộc giới thiệu và chú giải - NXB Đà Nẵng (Đà Nẵng, 1995).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/06/2023(Xem: 2501)
Có người khách mang đến cho tôi một gói quà. Bên trong là hai quyển sách: Đất nước Cực Lạc, Ánh Sáng và bóng tối. Tác giả: Liên Hoa Bảo Tịnh. Khoảng thời gian sau này, tôi có rất ít điều kiện để đọc thêm được những sách mới, nên không ngạc nhiên nhiều lắm với tác giả lạ. Dẫu sao, trong tình cảnh ấy mà được đọc những sách lạ, nhất là được gởi từ phương trời xa lạ, thì cũng thật là thú vị.
15/06/2023(Xem: 12459)
Kinh Ma-ha Ca-diếp độ bần mẫu1 kể lại câu chuyện rất thú vị về một bà lão nghèo, nhờ cúng dường ngài Ca-diếp một chút nước cơm mà được sinh về cõi trời Đao-lợi. Phước cúng dường ấy còn lớn lao đến mức hiện thành hào quang sáng rực như bảy mặt trời đồng thời soi chiếu, khiến cho vị vua cõi trời ấy là Đế-thích cũng phải kinh ngạc. Và sau khi tìm hiểu biết được nhân duyên cúng dường được phước lớn lao này, đích thân Đế-thích cùng phu nhân của mình đã phát tâm hiện xuống cõi người, hóa thân thành một đôi vợ chồng già nghèo khổ để được có cơ hội cúng dường lên ngài Ca-diếp, vun bồi thêm phước báu của chính mình.
15/06/2023(Xem: 1567)
Thiên nhiên giúp chúng ta được thả lỏng thân thể và tâm trí hít một hơi thật sâu mỉm cười và nhìn trời xanh mây trắng nó làm cho tâm trạng chúng ta được cởi mở và ta được lắng nghe tim mình, nhìn sâu vào những mảnh đời khốn khổ nhìn sâu vào cuộc đời này một cách bao dung và độ lượng.Như vậy cuộc đời của bạn sẽ ý nghĩa hơn.
02/06/2023(Xem: 3189)
Muôn dặm đăng trình thân cô lữ Ngàn nhà hóa duyên độ mê tình Áo nhẫn nhục che thân mộng huyễn Lòng từ bi trùm cả nhân sinh (1) Dựng tòa pháp nơi nơi xứ xứ (2) Chuỗi hạt lần chính niệm ngày đêm Thương đất nước chiến tranh, loạn lạc
01/06/2023(Xem: 3666)
Mừng chị tập sách đầu tay “Kính lạy Đức Thế Tôn” sách hiển bày Lời thơ nghĩa Ý rõ hay Kính tin Tam Bảo xưa nay một lòng Thơ văn nghĩa lý sáng trong Ý tình con thảo động lòng người xem Chúc chị ngày tháng êm đềm Chuyện đời chuyện đạo dệt thêm câu vần Giúp cho bạn hữu xa gần Rõ thêm đạo lý chuyên cần tịnh tu.
01/06/2023(Xem: 1663)
Ngày trước, trong Kinh Phật có ghi chép lại vào thời kỳ mạt pháp, ma vương lộng hành, cho con cháu ma vương giả làm người tu hành, mặc áo tu hành nhưng tâm đầy những tội lỗi, tà kiến để phá đạo giới, làm lung lay những điều tốt đẹp mà đạo Phật đã dày công tạo lập. Ngày nay, khi xã hội phát triển, Kinh điển giáo lý của Phật vẫn được lưu giữ và truyền tụng lại từ những điều cốt lõi nhất, nếu có khác là chỉ khác ở sự vận dụng linh hoạt trước sự thay đổi, phát triển của nhân loại sao cho phù hợp nhất.
26/05/2023(Xem: 2019)
Không hiểu sao phải mất đến hơn 5 năm được thân cận gần gũi Thầy, một bậc hiền nhân mà con ngưỡng mộ và với tư cách một công tác viên của trang nhà với những bài viết trình pháp hoặc đóng góp vài thi phẩm cùng các đạo hữu thi nhân để cuối cùng giờ đây con mới thật sự hiểu ra vì sao Trang nhà Quảng Đức là một trong những trang website PG hàng đầu bốn châu thế giới mà số khách viếng thăm trang nhà hiện nay đã lên tới 110 triệu.
19/05/2023(Xem: 1396)
Tạp chí Tuổi Trẻ Cuối Tuần số ngày 30-4-2023 mới ra mắt có bài phỏng vấn Võ Tá Hân dài 4 trang, và hình bìa báo mang ảnh anh. Một số báo vào “ngày lịch sử” lại “vinh danh” một người Việt Nam sống ở nước ngoài đã có công chuyển về cho Việt Nam hơn một triệu sách tiếng nước ngoài trong ba thập niên qua để phục vụ cho học tập và nghiên cứu. Một sự tình cờ chăng? Nhưng dù là sự tình cờ, điều đó như muốn báo hiệu, giai đoạn phát triển tới của Việt Nam không được định đoạt bằng chính trị thuần túy như mấy thập niên qua nữa, mà bằng tri thức
07/05/2023(Xem: 2666)
Thật là một phước duyên khi sưu tập lại các bài học quý giá từ các tông môn trong cẩm nang mà tôi đã ghi chép từ nhiều năm trước và bây giờ được phân loại lại theo nhóm (Tịnh độ tông, Thiền tông, Mật tông và nhất là giáo lý căn bản của Phật Giáo nguyên thủy từ các bộ Nikaya).
02/05/2023(Xem: 1410)
Ngày tôi đến với Phật pháp là khi tôi cảm nhận được sự an tịnh khi quỳ dưới chân của Người, tìm đến Người bằng tất cả đức tin và lòng tín ngưỡng, ngày đó, tôi đã hướng tất cả lòng thành của mình đến với Phật trong sự thuần khiết, đơn giản và mộc mạc, tôi chưa từng tìm hiểu gì về Người, tôi chỉ đến với Người vì ở Người, tôi cảm thấy bình yên, an lạc và không còn những nhập nhằng đau khổ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567