Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhìn lại hơn 10 năm sinh hoạt: Tập san Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long Úc Châu là ‘nhịp cầu giữa quá khứ và hiện tại’

01/04/201708:52(Xem: 3847)
Nhìn lại hơn 10 năm sinh hoạt: Tập san Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long Úc Châu là ‘nhịp cầu giữa quá khứ và hiện tại’

                            Nhìn lại hơn 10 năm sinh hoạt:

Tập san Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long Úc Châu là ‘nhịp cầu giữa quá khứ và hiện tại’

 

 

                                * Ngọc Hân, Đài VOA Washington DC

 

Sinh hoạt của cộng đồng Người Việt ở nước ngoài rất đa dạng nhưng không phải tại đâu cũng có tổ chức nghiên cứu văn hóa và đặc biệt là ấn phẩm nghiên cứu văn hóa người Việt. Nhóm Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long và tập san nghiên cứu có thể là một ngoại lệ đáng ghi nhận.

 

Chúng tôi thảo luận với Chủ bút, Tiến sĩ Huỳnh Long Vân về nội dung của Tập San Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long, được xuất bản và phát hành liên tục tại Sydney từ năm 2007.

 

   
Ngoc Han (1)

   Tiến sĩ Carl Thayer trả lời phỏng vấn của Ngọc Hân tại Hội Thảo Biển Đông do Nhóm Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long tổ chức, Sydney 22-5-2011 (Photo: TQL)

 

Ngọc Hân: Kính chào Tiến sĩ Huỳnh Long Vân – Với tư cách là cựu chủ bút nhiều năm, xin Anh cho biết Tập san Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long phản ảnh như thế nào mục đích của tổ chức nghiên cứu?

 

Ts Huỳnh Long Vân: “Thân chào Cô Ngọc Hân và quí thính giả Đài VOA – Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ.

 

“Những bài vở đăng trong tập san Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai Cửu Long Úc châu phản ảnh đúng tôn chỉ và mục đich của Nhóm đề ra  với rất  nhiều bài viết về

 

- Xứ sở ở đồng bằng sông Cửu Long như Cần Thơ qua mấy vần ca dao, Bạc Liêu quê hương tôi, các điạ danh như Bến Tre, Saigon, Gia Định, Cao Lãnh, Vĩnh Long cũng được nhắc đến qua những bài hồi ký;

 

- Tôn giáo đặc biệt của vùng đất mới này như đạo Cao Đài, Hoà Hảo, Bữu sơn Kỳ Hương;

 

- Nghệ thuật thì có những bài viết về Ông Cao văn Lầu người khai sinh ra bài  vọng cổ, cải lương, hát bộ v.v.;

 

- Những nhân vật đặc biệt của miền Nam như Ông Phan Thanh Giản, Petrus Trương Vĩnh Ký, Trần Văn Hương, Nguyễn Văn Lộc v.v.;

 

- Lịch sử khai phá vùng đất phương Nam thì có những bài viết về Vương quốc Phù Nam , vai trò của người Hoa trong việc sáng lập miền Tây với công trình của Mặc Cửu, công lao của nhà Nguyễn mở mang bờ cõi;

 

- Giáo dục thì có những bài viết nêu lên những đặc tính ưu việt của nền giáo dục VNCH, cổ vũ cho các chương trình dạy tiếng Việt cho con trẻ Việt Nam;

 

- Môi trường thì không thiếu những bài vở nghiên cứu sâu rộng về những ảnh hưởng của các đập thuỷ điện xây trên dòng chính và biến đổi khí hậu trên sản xuất nông ngư nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long”.

 

Ngọc Hân: Như Anh vừa trình bày, những bài viết nầy nhìn về quá khứ lịch sử. Tập san có nêu và thảo luận các vấn đề đương đại mà Việt Nam và các nước trong Vùng đối phó không Anh?

 

Ts Huỳnh Long Vân: “Tuy nhiên nếu nhìn lại những sinh hoạt của Nhóm Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long trong thời gian qua, chúng ta có thể  nhận thấy là Nhóm không theo đuổi chiều hướng “inwards looking” nghĩa chỉ nhìn về quá khứ, mà công việc nghiên cứu đã được mở rộng, “có xưa phải có nay” sinh hoạt của Nhóm trở nên linh động hơn, có nhiều quan tâm đến tình hình đất nước. Nhóm Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long dần dần trở thành như một tổ chức phi chánh quyền NGO và chương trình sinh hoạt ít nhiều mang sắc thái của một tổ chức xã hội dân sự, mặc dù những mục đích đề ra ban đầu vẫn được giữ nguyên.


“Trong chiều hướng mới này thì Nhóm đã làm những gì trong thời gian qua?

 

“Về nhân sự: Ban điều hành của Nhóm không chỉ gồm những anh em sinh ra ở vùng Nam Kỳ Lục Tỉnh mà con được sự hợp tác của những anh em sinh quán miền Bắc và miền Trung. Tác giả bài vở là những học giả người Việt có quê quán từ Bắc chí Nam và những thân hữu hiện sống ở Hoa Kỳ Canada, Anh Quốc, Pháp, Đức v.v...

 

“Bài vở không chỉ nói về vùng đất Nam Phần. Những bài viết và phát biểu trên các hệ thống truyền thanh và truyền hình về môi trường, không chỉ chú tâm đến sông Cửu Long mà còn bao gồm cả miền Trung và miền Bắc như những tại họa gây nên bởi việc các đập thủy điện ở miền Trung xả lũ, tình trạng sạt lở bờ biển Việt Nam từ Bắc chí Nam, ảnh hưởng của Biến đổi Khí hậu trên các châu thổ sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

 

“Những yếu kém trong nền giáo dục hiện tại ở VN so với thời trước 1975.

 

“Tình trạng lệ thuộc của nền kinh tế Việt Nam đối với Trung Quốc.

 

“Nghiên cứu về những ảnh hưởng của hiệp ước TPP đối với kinh tế và tiến trình dân chủ hoá ở Việt nam và của Thoả ước Paris về Biến đổi Khí hậu đối với tình trạng ngập lụt vào mùa mưa và ngập mặn vào mùa khô ở đồng bằng sông Cửu Long.

 

“Thêm vào đó là những nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của cộng đồng người Việt ở Úc châu, về tổ chức Phật giáo Việt Nam tại Úc”.

Ngọc Hân: Trong suốt 10 năm qua, có những dấu ấn nổi bật nào đáng chú ý, thưa Anh?

 

Ts Huỳnh Long Vân: Những hoạt động nổi bật gồm những diễn tiến sau đây:

 

“Mỗi năm khi phát hành tập san đều có những diễn giả có tầm vóc quốc tế đến để thuyết trình và thảo luận về một đề tài liên quan đến tình hình Việt Nam. Về diễn giả người Việt trước hết là Ls Lưu Tường Quang, cựu Tổng Giám Đốc Hệ thống Truyền Thanh đa ngôn ngữ Úc châu, cá nhân tôi, cựu Thẩm phán Trương Minh Hoàng, Gs Ts Nguyễn Thanh Liêm, cựu Thứ Trưởng Bộ Giáo dục VNCH, Gs Ts Nguyễn Viết Trương, cựu Khoa Trưởng Đại học Nông học Cần Thơ kim cựu Phó Viện Trưởng VĐH Cần Thơ. Về diễn giả ngoại quốc có Gs Ts Carl Thayer thuộc Học Viện Quốc Phòng Úc Châu, Gs Ts Philip Hirsh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên sông Mekong, Gs Ts Suiwah Leung, chuyên gia kinh tế Việt Nam thuộc Viện Đại Học Quốc Gia Úc Châu ANU và trong dịp phát hành TS 11 sắp tới vào ngày 09/04/2017 Ts Trần Mỹ Vân, Viện Đại học South Australia sẽ là diễn giả và trình bày đề tài : “Phan Thanh Giản: 150 năm nhìn lại”.

 

“Trong lãnh vực vận động ngoại giao, Nhóm cũng đã nhiều lần tiếp xúc với Bộ Ngoại giao Úc cũng như gởi những văn thư đến Ngoại trưởng của các quốc gia tài trợ Ủy hội sông Mekong như Úc Châu, Hoa Kỳ, Nhật Bản nêu lên mối quan tâm của chúng tôi về những tác động tiêu cực của các đập thủy điện xây trên dòng chính hạ lưu sông Mekong đối với sự phát triển bền vững nông ngư nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long và yêu cầu có những biện pháp nhằm chận đứng hay làm giảm bớt những tác hại về môi trường gây ra bởi các đập thuỷ điện này.

 

“Và mới đây để đáp lại lời kêu gọi của Bộ Ngoại Giao chánh phủ Liên bang Úc châu, Nhóm cũng đã gởi Bản Văn đóng góp ý kiến trong việc thiết lập chánh sách ngoại giao trong tương lai của Úc, đặc biệt đối khu vực Á châu và Thái Bình Dương trong đó có mối bang giao của Úc với Trung Quốc và Việt Nam

 

“Những nét nổi bật đặc biệt trong sinh hoạt của Nhóm Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai Cửu Long Úc châu sở dĩ đạt được, trước tiên nhờ sự đồng tâm của tất cả thành viên của Nhóm. Tuy nhiên bên cạnh đó là nhờ sự nhiệt tâm và hỗ trợ đắc lực của một vài nhân vật nếu chúng tôi không nêu ra ở đây thì quả là điều thiếu sót to lớn và người mà tôi muốn nhắc đến là Ls Lưu Tường Quang. Ngoài những đóng góp rất to lớn với khả năng và kiến thức chuyên môn sâu rộng, Ls Lưu Tường Quang còn tạo điều kiện để chúng tôi nhận được sự hỗ trợ quý báu của các cơ quan truyền thông quốc tế  - trước hết phải nhắc đến Đài VOA và Thông Tín Viên Ngọc Hân, kế đến Chương trình Việt Ngữ của đài phát thanh quốc tế Pháp RFI, đài truyền thanh điạ phương 2VNR, và đài truyền hình VietFaceTV Úc Châu, đã giới thiệu những sinh hoạt của Nhóm với khán thính giả Việt Nam trên toàn cầu”.



Ngoc Han (2)

Hội thảo "40 Năm Nhìn Lại" (từ trái) Ts Huỳnh Long Vân, Ls Lưu Tường Quang
, Giáo sư Ts Carl Thayer, Ls Nguyễn Văn Thân và cựu Thẩm Phán Trương Minh Hoàng nhân Lễ Phát hành Tập san 9 Nghiên Cứu Văn Hoá DN &CL tại Sydney ngày 12.04.2015   (Photo (c) Mã G Tường)



Ngọc Hân: Các diễn giả danh tiếng góp phần vào chủ đề như thế nào, thưa Anh?

Ts Huỳnh Long Vân: “Gs Ts Carl Thayer là chuyên gia hàng đầu thế giới về an ninh khu vực Biển Đông, Á châu và Thái Bình Dương và có những hiểu biết sâu rộng về tình hình chánh trị Việt Nam. Ông đã hai lần tham dự lễ phát hành Tập San Nghiên cứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long và lần lượt trình bày về “Tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai, Nam Dương, Brunei” và “Những tranh chấp trong Nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam và Dự đoán về thành phần của Bộ Chánh trị Việt Nam sau Đại Hội 12”.

 

“Gs Ts Philip Hirsh là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên sông Mekong AMRC, thuộc Đại học Sydney. Ông đã trình bày về những tác động tiêu cực trên môi trường của các đập thủy điện xây trên dòng chính hạ lưu Mekong và đề nghị dùng những kinh nghiệm của Úc Châu trong việc quản lý nguồn nước của hệ thống các sông Murray và Darling của Úc để quản lý nguồn nước sông Mekong.

 

“Gs Ts Suiwah Leung là Giáo Sư về Kinh tế của Học Viện Crawford về các Chánh sách Công thuộc ANU. Gs Suiwah Leung, chuyên gia về Kinh tế Việt Nam, đã trình bày về “Kinh tế vĩ mô của Việt Nam” nêu lên những sai lầm nghiêm trọng và tình trạng tham nhũng trong việc thưc thi các chánh sách kinh tế của Việt Nam, và đưa ra những thay đổi cải tổ sâu rộng cần phải có trong các lãnh vực ngân hàng, đầu tư, doanh nghiệp quốc doanh nếu Việt Nam muốn đạt được những tăng trưởng bền vững”.

 

Ngọc Hân: Thưa Ts Huỳnh Long Vân - Nhìn về tương lai, Nhóm Nghiên cứu và Tập san sẽ như thế nào trong 5 năm sắp tới?

 

Ts Huỳnh Long Vân: “Chúng tôi đã sinh hoạt trong hơn 10 năm qua và đến ngày 9/04/2017 chúng tôi phát hành Tập San 11 tức là 11 năm theo đuổi mục đích đề ra. Trong cuộc sống bình thường, 11 năm là thời gian không quá dài cho một sự nghiệp, nhưng vì hầu hết anh em chúng tôi đều, tóc không phải điểm sương, mà đều đã trắng như hoa tuyết, sống nay chết mai, nên trả lời câu hỏi về sinh hoạt của Nhóm trong 5 năm sắp tới thì quả thật là điều khó khăn.

 

“Nói thế nhưng ít nhiều chúng tôi cũng có một vài dự định:

- Sẽ cố gắng phát hành Tap San 12 và sau đó tùy cơ ứng biến, có thể sẽ ngưng hình thức in ấn phát hành Tập San hằng năm như hiện nay và bài vở sẽ đưa lên website của Nhóm và trong khi đó hằng năm vẫn tiếp tục tổ chức những buổi hội thảo thường lệ.

- Ước mong có sự tham gia và tiếp tay của thành phần trẻ để tiếp nối con đướng chúng tôi đề ra”.

 

Ngọc Hân: Xin cảm ơn Ts Huỳnh Long Vân.

 

* Ngọc Hân tường trình Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA từ Sydney Australia.

(Nguồn: Chương trình VOA lúc10 giờ tối Thứ Hai 20.03.2017)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2024(Xem: 22229)
Phật giáo Việt Nam trong hai thế kỷ cận đại và hiện đại, xuất hiện một số nhân vật đạo hạnh cao vời, kỳ tài xuất chúng, có những cống hiến to lớn, dài lâu cho Đạo pháp và Dân tộc. Ngôn ngữ nhà Thiền xưng tụng những vị này là Bồ-tát, Đại sĩ, Thánh Tăng, hay Long Tượng, là những tôn danh chỉ được tìm thấy trong kinh điển, sử sách, trong lịch sử truyền miệng hoặc trên những bia đá ngàn năm nơi cổ tháp. Triết gia Phạm Công Thiện trong buổi ra mắt tác phẩm “Huyền Thoại Duy Ma Cật” của Hòa thượng Tuệ Sỹ tại thành phố Houston, tiểu bang Texas ngày 04 tháng 11 năm 2007, đã gọi tác giả là “bậc Long Tượng: Tuệ Sỹ” và diễn giải thêm, “Long Tượng là bậc Thầy của cả một dân tộc, nếu chưa muốn nói là bậc Thầy của thế giới.”
16/04/2024(Xem: 188)
Chiều về trên sông vắng, dòng sông Long Hồ chảy xiết vào mùa nước lũ, bao bọc quanh cái huyện Long Hồ, nằm ở cửa ngõ phía Bắc tỉnh Vĩnh Long, bị Sông Tiền chia cắt thành hai khu vực trông giống như hình một con chó bông nhìn nghiêng. Về vị trí địa lý Long Hồ giáp với nhiều huyện lỵ, tỉnh thành nổi tiếng như: phía Đông giáp huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre, phía Tây giáp thành phố Vĩnh Long và huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp huyện Tam Bình và phía Bắc giáp 2 huyện Cái Bè và Cai Lậy tỉnh Tiền Giang với ranh giới là Sông Tiền. Một vùng sông nước liên kết như thế là nơi bà Mộng Chi chọn lựa để kinh doanh kiếm tiền trong thời buổi gạo châu củi quế hồi sau giải phóng 75.
15/04/2024(Xem: 563)
Thù thắng thay, hoan hỷ thay, kính cảm niệm, cách điều hành Tu một ngày bát quan trai giới! Mỗi tháng một ngày, cho Phật Tử tại gia Gìn giữ trọn vẹn 8 giới Đức Phật đã chế ra (1) Phật tử còn ràng buộc gia duyên, cần phát nguyện, tinh tấn thực hành trọn vẹn(2) Sẽ tích lũy vô lượng công đức khi thực hiện ! Đặc biệt hôm nay 14/4/2024 nhân dịp chuyến du hành của HT Pháp Tông, trú trì chùa Huyền Không tại cố đô Huế /VN cũng là nhà Sư VIỆT NAM đầu tiên cũng là nhà sư nước ngoài đầu tiên được HOÀNG GIA THÁI LAN cúng dường TƯỚC HIỆU CAO QUÝ - CHAO KHUN (TĂNG CANG ĐỆ NGŨ PHẨM). Tu viện Quảng Đức đã dành cho các đạo hữu khoá tu bát quan trai một sự lợi lạc hoan hỷ vô cùng khi mời được HT Pháp Tông đến với bài pháp thoại chủ đề “Phật học tu tập” và sau đó là những câu hỏi của quý đạo hữu đã trải nghiệm và có chướng ngại gì để cùng Ngài thảo luận. Thù thắng thay, hoan hỷ thay, kính cảm niệm, cách điều hành Tu một ngày bát qua
08/04/2024(Xem: 505)
Tết Thanh Minh không phải là ngày lễ tết lớn trong năm, nhưng nó lại mang đậm nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Tết Thanh Minh cũng không có ngày cố định thời gian, mà là ngày đầu tiên của tiết Thanh minh, nó có thể rơi vào mùng 4 hoặc mùng 5/4 dương lịch (sau khi kết thúc tiết Xuân phân). Tiết Thanh minh là 1 trong 24 tiết khí (theo quan niệm của các nước phương Đông). Tính từ đầu năm trở đi, tiết Thanh minh đứng thứ 5, trong 24 tiết khí sau các tiết Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân. Vào dịp Tiết Thanh minh trời mát mẻ quang đãng, thường bắt đầu sau ngày Lập Xuân 45 ngày và sau ngày Đông chí 105 ngày). Tiết thanh minh kéo dài khoảng 15 - 16 ngày.
06/04/2024(Xem: 506)
Cách đây khá lâu, tôi đã có lần đọc câu chuyện về những người phạm nhân ở trong trại cải tạo và mối tương quan đồng cảm của những người giám thị trại giam dành cho họ, đó là chia sẻ về Phật pháp, đặc biệt là đối với những tử tội. Hãy tưởng tượng rằng những người đang phải đếm ngược cái chết đến từng ngày, từng giờ khi thân thể vẫn còn đang khỏe mạnh, đó chính là nỗi ám ảnh, sợ hãi khiến tinh thần con người có thể trở nên bấn loạn, mất lý trí và họ trở thành người tâm thần, rồ dại có thể dẫn đến những việc làm tiêu cực, chẳng hạn như nguyền rủa người xung quanh, la hét, thậm chí tự vẫn trước ngày thi hành án.
03/04/2024(Xem: 821)
Có thể do một sự thần khải, thiên khải, mặc khải hoặc một phép mầu nhiệm, phép linh thiêng, phép huyền bí nào đó, hoặc do đại giác ngộ, đại ân sủng mà toàn thể loài người bỗng dưng trở thành tu sĩ! Thật đại phúc! Vui mừng khôn xiết! Mấy ngàn năm qua với bao lời rao giảng, truyền đạo, răn dạy mà con người vẫn cứ mê luyến vào cuộc sống phàm tục, sinh con đẻ cái, làm giàu, hưởng lạc thú trong cái cõi đời ô trọc này. Nay thì - đúng là ước mơ đã thành hiện thực của các giáo hội. Trong nỗi vui mừng khôn tả đó, việc đầu tiên là phải giải tán ngay phái bộ truyền giáo bởi vì mọi người đã trở thành tu sĩ rồi thì cần gì phải truyền đạo nữa? Tuyên truyền cho ai bây giờ? Còn đất đâu? Còn dân ngoại đạo nữa đâu mà tuyên truyền? Thôi thì cả triệu tấn giấy, hình ảnh, tài liệu, phim ảnh, CD, DVD, Video được đem ra đốt, bao nhiêu đài phát thanh, chương trình truyền hình, website truyền đạo cũng đều dẹp bỏ. Tuy nhiên trong nỗi hân hoan ấy việc chuyển hóa cả một cấu trúc xã hội thế tục vô cùng phức tạp qua
03/04/2024(Xem: 523)
Quả đúng vậy, chỉ vì một ý nguyện muốn đền đáp ân hội ngộ và duyên được cộng tác với Trạng nhà Quảng Đức do TT Thích Nguyên Tạng Trụ trì Tu Viện Quảng Đức kiêm và Tổng Thư Ký GHPGVNTN tại Hải ngoại Ức Châu & Tân Tây Lan làm chủ biên mà một lần nữa con có đại duyên con được tham khảo lại toàn bộ Cư Trần Lạc Đạo khi đoc qua chi tiết về Tu Viện Quảng Đức để rồi tìm lại một sưu tập cũ thật quý giá có liên quan đến bài Cư Trần Lạc Đạo khiến con suy ngẫm và tư duy nhiều đêm nên cuối cùng kính xin mượn bài viết để nhận sự chỉ dạy của quý Ngài.
03/04/2024(Xem: 724)
Danh và thực trong đời sống xã hội là nói cái tên gọi và thực chất, chức danh và khả năng, danh vị và tài đức. Danh mà không đi đôi với thực thì gọi là hữu danh vô thực (1). Tổ chức có nhiều kẻ hữu danh vô thực rất dễ dẫn đến sự phân rã, suy yếu, thất bại. Xã hội có quá nhiều kẻ hữu danh vô thực chắc chắn sẽ dẫn đến rối loạn, suy đồi, khó tiến bộ. Ở những địa vị cao trong giai tầng xã hội, danh với thực mà quá cách biệt thì nói không ai nghe, trên dưới không đồng lòng, dù có kế sách gì hay cũng không thực hiện được chu toàn.
28/03/2024(Xem: 157)
Trên tay bạn,chiếc đồng hồ đeo tay đắt giá, hoặc người yêu, người thân quý tặng...bạn không thể không dùng nó. Có thể, bạn phải đeo mang nó suốt đời... Bạn muốn buông đi, hơi khó buông : Vì, e bạn đã tự coi thường bạn mình. Khi trao tặng bạn, sở hữu chủ đã hàm ý: Tôi yêu quý bạn trọn cả đời tôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567