Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhân ngày Phật Đại Viên Tịch Niết Bàn …

06/03/202312:25(Xem: 1742)
Nhân ngày Phật Đại Viên Tịch Niết Bàn …


Phat Niet Ban 6

Nhân ngày Phật Đại Viên Tịch Niết Bàn …

HƯỚNG VỀ ĐẠI LỄ PHẬT ĐẠI NIẾT BÀN LẦN THỨ 2567 - Cùng nhau ghi lại Giáo lý, Thánh Sản Phật học qua Pháp Số).


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


Kính bạch Đức Thế Tôn,

Con chính thức trở thành Phật tử sau khi thọ lễ qui y Tam Bảo một cách hiểu biết rằng -Đức Phật là vị Thầy cao quí nhứt đã vạch ra con đường giải thoát.
-Giáo Pháp là con đường duy nhứt hỗ trợ cho mặt tâm linh đi đến thanh tịnh. -Tăng Già đại diện cho các vị Thinh Văn đã theo đúng con đường và trở thành những gương sống hầu đạt sự giải thoát cho mình khi vượt qua khỏi phiền não


Kính bạch Đức Thế Tôn,
Chúng con, Phật tử khi tìm nương tựa (quy y) nơi đức Phật, giáo pháp và tăng già, xem đó là vị đạo sư, lời giáo huấn và người hướng đạo, không phải để cầu xin hay hy vọng được chính Ngài hành động để giải thoát mà niềm tin được đặt trọn vẹn qua sự hoá độ của Ngài trong suốt 45 năm và lời dạy cuối cùng của đức Thế Tôn khi Ngài đại viên tịch Niết Bàn đã giúp con luôn tri ân đến những di thánh sản mà Ngài đã để lại qua Tam tạng kinh điển mà con đã hằng tâm khắc ghi để được xứng danh đúng nghĩa là người Phật Tử .
Con đã nghe Ngài dặn dò : "Nếu các con nhận ra được là tâm thức các con đang có xu hướng bám níu hay vướng mắc và ham muốn, các con hãy chặn đứng sự cám dỗ đó. Các con phải làm chủ được tâm thức các con. Tâm thức có khả năng biến một con người thành một vị Phật hay một con thú từ sự giác ngộ hay mê lầm. Vì thế, các con phải kiểm soát lấy tâm thức các con không đi lạc ra ngoài Chánh Đạo".
Các con nên nhận thức rằng mọi vật thể, hiện tượng trên thế gian này đều chuyển biến, vô thường, có kết hợp thì phải có tan rã, chẳng có gì để quyến luyến, thương tâm. Cuộc đời là như thế, các vị phải nỗ lực tinh-tấn để tự giải thoát. Dùng ánh sáng trí tuệ để tiêu diệt bóng tối si mê.
Đời là một sự vận hành không kiên định.”
 
Kính bạch Đức Thế Tôn,
Đường vào biển pháp của Ngài thật mênh mông mà quỹ thời gian của con đã không còn nhiều lắm nhân ngày tưởng niệm Đức Ngài đại viên tịch Niết
Bàn và vì Đức Phật là người thấy toàn bộ căn cơ chúng sanh, nguyên vẹn, chính xác 100% nên trong toàn bộ Giáo lý Đức Phật đã thuyết giảng suốt 45 năm con kính xin được chia sẻ lại những gì mà con đã học từ Kinh Tạng và gom vào các pháp số để dễ trân quý khắc ghi mỗi khi niệm ân đức của Ngài.
Kính xin Ngài nhận nơi đây lòng tịnh tín bất động của con bằng sự ghi chép như sau:
-Nếu chỉ dùng một chữ Đức Thế Tôn đã cho chúng con chữ KHỔ, Sự thật thứ nhất là mọi thứ ở đời là Khổ, mọi thứ ở đây mọi hiện hữu đều là Khổ.
hoặc một chữ NGHIỆP (Đức Phật dạy: "Này các thầy Tỳ kheo, Như Lai nói rằng tác ý là nghiệp". Tác ý bắt nguồn sâu xa trong vô minh và ái dục. Còn vô minh, còn ái dục, còn ham muốn, thì mọi hành động, lời nói, tư tưởng đều là nghiệp.)
hay một chữ DUYÊN(: "Mọi thứ đều do duyên mà có, rồi cũng do duyên mà mất." Phải sống chánh niệm để thấy rõ hai điều đó. Đó là toàn bộ kinh điển của bậc thánh)hay chữ TÂM có lẽ ta phải học cả đời cũng chưa hiểu được và thực hành được cho một kiếp này. Vì sao vậy , hẵng chúng ta đã nghe nhiều khi học pháp thoại
“Vô lượng chúng sinh và thế giới đều do Tâm tạo và tất cả chúng sanh và hoàn cảnh môi trường sống đều là kết quả của NGHIỆP”
Hoặc khi học Tứ Thánh Đế ta cũng tâm tâm niệm niêm với sự thật đầu tiên Khổ đế rằng “mọi hiện hữu trên đời là Khổ.”
-Nếu phải chỉ dẫn cho người cầu đạo giải thoát thì Ngài nhắc đến hai chữ CHỈ, QUÁN hoặc với những người còn sơ cơ ta sẽ học từ Đức Phật NHÂN, QUẢ - THIỆN, ÁC (Phật Giáo ta biết thêm một khía cạnh khác, đó là khía cạnh báo ứng thiện ác. Chỉ riêng hai chữ nhân quả nó đã bao gồm toàn bộ vũ trụ và toàn bộ kinh Phật cũng chỉ là hai chữ nhân quả thôi. Đó là toàn bộ đời sống chúng ta chỉ là chuỗi ngày tháng tiếp nối nhân quả. Và nói một cách rốt ráo thì toàn bộ đời sống chúng ta chỉ là nhân và quả cộng hưởng với nhau nó tạo ra cái gọi là đời sống) và mỗi mỗi tiêu đề người học muốn chiêm nghiệm thấu đáo còn phải tuỳ căn cơ và ba la mật của mình trong tiền kiếp hoặc chỉ hai chữ SANH TỬ thôi biết bao nhiêu giảng sư đã khai thác các bài pháp thoại mà nào ai đã lo như cứu lửa cháy đầu …vì cái đầu tiên của Chánh pháp là người đến với Đạo phải có lý tưởng giải thoát . Đó là lý tưởng chấm dứt sanh tử.
……..”Như Lai vô như Niết bàn như bỏ đi một căn bệnh dữ. Đó là năm nhóm nhân tính, mang tính tội lỗi, tạm gọi là thân, vì thế, nó phải chịu sự chi phối không thương tiếc của già, bệnh và chết. Bậc tuệ trí khi thoát khỏi nó có cảm tưởng như là dẹp xong được bọn cướp. Như vậy, chết không đáng để hoan hỷ, an lạc hay sao?
Này các đệ tử, các vị phải tha thiết tìm kiếm con đường giải thoát. Toàn thể thế giới từ những vật thể đang vận động cho đến các vật thể không vận động cũng đều không thường còn, và không có thực thể, rối phải đến lúc hoại diệt.
Thôi, các vị hãy yên lặng, đừng nói thêm lời nào nữa! Đã đến lúc Như Lai vô dư Niết-bàn.”
(Kinh di giáo )
Trộm nghe Ngài Voltaire có để lại cho đời danh ngôn bất hủ “ Nếu phải khóc cho một bậc lão niên vừa qua đời thì hãy khóc cho một đứa trẻ mới chào đời vì nó chưa biết sẽ chịu quả gì cho tiền nghiệp mang mang của nó “
Riêng với các bậc hữu học Ngài nhắc đến ba chữ GIỚI, ĐỊNH, TUỆ.
Giới, Định, Huệ, là con đường giải thoát. Giới là nghĩa oai nghi. Định là nghĩa bất loạn. Huệ là nghĩa trí giác, và giải thoát là nghĩa lìa trói buộc.
Lại nữa giới: diệt trừ ác nghiệp. Định: diệt trừ trói buộc. Huệ: diệt trừ kiến sử. Và còn ba món thiện sai biệt nữa: Giới là sơ thiện. Định là trung thiện. Huệ là hậu thiện. Tại sao giới là sơ thiện? Vì người có tinh tấn mới trì giới chẳng lui, bởi chẳng lui nên mới được mừng vui, và nhờ tâm vui mới được định nên gọi là sơ thiện. Rồi nhờ Định mà đối với tất cả pháp thấy biết đúng "Như thật" nên gọi là trung thiện. Còn Huệ mà gọi là Hậu thiện là đã thấy biết đúng như thật. Thời chẳng mê, do chẳng mê nên lìa dục; mà lìa dục là giải thoát chớ còn gì nữa.
Luận Giải Thoát Đạo
Sau đó Với 4 chữ trong pháp số bắt buộc chúng ta phải nghĩ đến Tứ như ý túc , Tứ Chánh cần, (Chánh Cần ở đây có nghĩa là mình chỉ quan tâm cái gì mà nó thật sự có ý nghĩa, có giá trị cho cuộc sống sanh tử của mình)
Tứ niệm Xứ ( bắt đầu pháp môn Tứ niệm xứ chỉ là sống chánh niệm vì Cuộc sống vốn không trần tục. . Thái độ trần tục xuất hiện nơi thân, thọ, tâm, pháp của mỗi người do đó muốn dứt trần tục thì chỉ cần thường trở về trọn vẹn trong sáng (tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác) với thực tại thân tâm cảnh là được. Và một khi dứt cái trần tục trong lòng mình lúc đó như Phật dạy: "Tâm thanh tịnh thì thấy các pháp đều thanh tịnh"
và Pháp môn căn bản Tứ Diêu Đế  "Đây là Sự Thật Cao Quý về Khổ Đau"
    "Đây là Sự Thật Cao Quý về Nguồn Gốc của Khổ Đau"và Đây là Sự Thật về sự Chấm Dứt  Khổ và Sự Thật về Con Đường Thoát Khổ 
Cũng vậy trong Kinh Đại Niết Bàn: “Có bốn pháp làm nhơn gần cho Đại Niết Bàn:
  1. Gần gũi bạn lành
  2. Chuyên tâm nghe pháp
  3. Chuyên niệm suy nghĩ
  4. Đúng như pháp tu hành. Vì nếu chỉ nghe suông thì chẳng được Đại Niết Bàn, nên phải có tu tập mới được Đại Niết Bàn. Thí như người bệnh tuy được Thầy thuốc nói cho nghe tên món thuốc, nhưng bệnh chưa thể lành, muốn bệnh lành trước phải uống thuốc.”
Kinh Niết Bàn
Đôi khi ta lại học được ý nghĩa chính của đời sống là THẤY RA SỰ THẬT còn GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ là thứ yếu.
 
-Trong khi nếu dùng 5 chữ để dạy một pháp tu thì chúng con đã được dạy đến Ngũ quyền và Ngũ lực : TÍN, TẤN, NIỆM, ĐỊNH, TUỆ
Và Ngài Xá Lợi Phất đã nhắc lại lời Đức Phật trong kinh Trung bộ rằng : tiến trình mà tất cả chư Phật đều phải trải qua trước khi đắc Quả Vô Thượng chính là cần nhất diệt trừ được năm pháp triền cái là : 1) THAM DỤC , 2)SÂN HẬN , 3)HÔN TRẦM THUỴ MIÊN , 4) TRẠO HỐI và 5)HOÀI NGHI , bằng cách dùng trí tuệ làm giảm suy những khát vọng mạnh mẽ trong tâm, trọn vẹn an trú tâm vào Tứ Niệm Xứ,
-Nếu phải dùng đến sáu chữ chúng ta nghe được pháp môn THU THÚC LỤC CĂN ( Sắc , Thanh, Hương, Vị, Xúc , Pháp)
—Muốn chân chánh phát triển bảy yếu tố dẫn đến Giác Ngộ Đức Phật đã chỉ ra Thất Giác Chi được kể thuộc về 7 chữ TRẠCH, TẤN, HỶ, KHINH AN, NIỆM, ĐỊNH, XẢ GIÁC CHI
Cũng như 7 điều không thể suy đồi, “Đức Phật dạy thêm rằng ngày nào mà chư tỳ khưu còn có tâm đạo vững chắc, khiêm tốn, chuyên cần, cố học, kiên cố tinh tấn, luôn luôn giữ tâm niệm và phát triển trí tuệ, thì Giáo Hội chư tỳ khưu không thể suy đồi mà trái lại còn phồn thịnh hơn.”
-Và cuối cùng 8 chữ là Bát Chánh Đạo : Đó là Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định. Chỉ khi nào thực hiện được tám yếu tố này hẳn là phàm phu được bước vào Đạo đế .
Kính trân trọng chia sẻ như là món quà tâm linh của người viết cúng dường đến Đức Phật nhân ngày đại lễ Đại Viên tịch Niết Bàn lần thứ 2567 của Đức Thế Tôn.
Lời kết :
Kính bạch Đức Thế Tôn,
Con được giảng dạy …. Niết bàn không phải là con người mất đi sinh mạng và rời bỏ thế gian, mà là để chỉ cảnh giới lý tưởng cao nhất mà người tu đạo có thể đạt được khi đạt đến giác ngộ tuyệt đối, tức thoát khỏi mọi tham ái, sân hận và si mê trong cuộc sống và đạt đến bình lặng tuyệt đối.
Nhờ học Phật thông qua sự kiện Niết bàn con được biết Thực hành Pháp là con đường riêng biệt của mỗi người, chỉ vì quá trân trọng di thánh sản Ngài đã để lại nên con mạn phép ghi lại qua pháp số và với sự quyết tâm nỗ lực xứng đáng là Phật tử, con nguyện cố gắng từng ngày sống trong an lạc bằng những pháp tu mà đức Phật đã dạy. dù trải qua hà sa kiếp.
Này Ananda, Gương Chánh Pháp là gì?
"Là gương lành của người đệ tử cao thượng đặt trọn vẹn niềm tin nơi Đức Phật và suy gẫm về các ân đức của Ngài như sau:
"Ngài hẳn là Bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn."
"Người đệ tử cao thượng đặt trọn vẹn niềm tin nơi Đức Pháp và suy gẫm về các đặc tánh của Giáo Pháp như sau:”Pháp mà Đức Thế Tôn khéo giảng dạy và được truyền bá đầy đủ là để tự chứng ngộ, có hiệu năng tức khắc, khuyến khích sự tìm tòi suy gẫm, dẫn đến nơi (Niết Bàn), để bậc thiện trí thức am hiểu, mỗi người cho riêng mình."người đệ tử cao thượng đặt trọn vẹn niềm tin nơi Đức Tăng và suy gẫm về những phẩm hạnh của Giáo Hội Tăng Già như sau:
"Giáo Hội các đệ tử của Đức Thế Tôn có đức hạnh toàn hảo. Các Ngài có phẩm hạnh toàn hảo. Các Ngài có phẩm hạnh chân chánh. Các Ngài có  phẩm hạnh của bậc trí tuệ. Các Ngài là những vị đã thành tựu bốn Đạo và bốn Quả thánh. Giáo Hội các đệ tử Đức Thế Tôn là bậc xứng đáng thọ lãnh những vật cúng dường và chỗ ở. Các Ngài là bậc xứng đáng được lễ bái, là phước điền vô thượng trên thế gian."
Này Ananda, bây giờ Như Lai đã kiệt lực, già yếu và gần đến ngày lìa trần. Như Lai đã tám mươi, không khác nào cỗ xe quá cũ kỹ, cần phải có những sợi dây cột lại các bộ phận để giữ nó khỏi rã rời. Thân của Như Lai cũng cần những sợi dây thừng tương tợ.

"Này Ananda, lúc nào Như Lai yên lặng, không có dấu hiệu của sự sống, tâm an trụ vào một điểm bằng cách chấm dứt mọi cảm thọ và không biết gì đến sự vật xung quanh, đến lúc ấy thân của Như Lai mới thật là thoải mái.

"Vậy, này Ananda, hãy tự coi chính con là hải đảo (chỗ ẩn náu) của con, chính con là chỗ nương tựa của con. Không nên tìm nương tựa bên ngoài
"Hãy xem Giáo Pháp là hải đảo của con. Giáo Pháp là chỗ nương tựa của con. Không nên tìm nương tựa ở bên ngoài.

"Này Ananda, một thầy tỳ khưu phải sống cách nào như coi chính mình là hải đảo, là chỗ nương tựa của mình, không tìm nương tựa bên ngoài?
"Đây này, Ananda, một thầy tỳ khưu sống chuyên cần tinh tấn, suy gẫm, thận trọng giác tỉnh, từ khước mọi tham ái trong thế gian, luôn luôn giữ chánh niệm nơi thân, thọ, tâm và pháp.
Kính Di Giáo


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Melbourne 6/3/2023 nhằm ngày rằm tháng hai năm Quý Mão
Phật tử Huệ Hương

Phat Niet Ban 5

Tưởng niệm ngày Đức Phật đại viên tịch Niết Bàn


Hàng năm vào ngày rằm tháng hai âm lịch
Đại gia đình Phật tử thế giới thành tâm
Tưởng niệm Đức Thế Tôn thị hiện Niết Bàn
Sau 45 năm ánh đạo vàng lan tỏa !
Từ ngày thành đạo 45 năm độ sinh giáo hoá
Nơi nào bước chân Ngài giẫm … mang lại yêu thương
Để chỉ ra kiếp người đau khổ lại vô thường
Sẽ tốt đẹp…
Biết sống Đạo theo Chánh Niệm và Trí Tuệ !
Tri túc giản dị ….
hiểu biết về Duyên khởi, duyên hệ
Thu thúc lục căn làm chủ tâm mình
Đấy là cội nguồn sức mạnh tâm linh
Đấy … điều cần thiết cho cuộc đời hữu hạn
Thành kính tri ân khắc ghi lời dạy vô cùng tận
Đầu tư sự thông minh nhất trong sát na tâm
Luôn tỉnh giác là hình thức đáp ân
Giáo Pháp bậc siêu việt đã thành tựu Giải Thoát
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật


Phật tử Huệ Hương
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/04/2019(Xem: 3134)
Vị Thánh đệ tử nào, bạch Thế Tôn, đi đến nhứt tâm và hoàn toàn tin tưởng ở Như Lai; vị ấy không có thể phân vân hay nghi ngờ đối với Như Lai, hay đối với lời giảng dạy của Như Lai. Với vị Thánh đệ tử có lòng tin, được chờ đợi rằng: Vị ấy sẽ trú tinh cần, tinh tấn để đoạn tận các pháp bất thiện, để làm sanh khởi các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, tinh tấn, không có quăng bỏ gánh nặng đối với thiện pháp (Tương Ưng Căn, Thiên Đại Phẩm, Tương Ưng Bộ)
01/04/2019(Xem: 5426)
"Nhược dĩ sắc kiến ngã Dĩ âm thanh cầu ngã Thị nhân hành tà đạo Bất năng kiến Như Lai" Câu kệ ngôn xưa Tôi đọc mãi, tụng hoài Qua tháng qua năm Tuổi tác chất đầy Mà vẫn không bao giờ thuộc được Tôi đã từng đi tìm ngài Qua nguy nga chùa tháp Tượng đài vàng son
28/07/2018(Xem: 3113)
"Này Subhadda, thuở ấy mới vừa hai-mươi-chín tuổi, Ta đã Hoang Phong "Này Subhadda, thuở ấy mới vừa hai-mươi-chín tuổi, Ta đã rời bỏ thế giới hầu mong cầu sự Tốt Đẹp; Này Subhadda, thế rồi năm-mươi-mốt năm trôi qua. Trong suốt thời gian ấy ta từng là một kẻ lữ hành, ngao du trong thế giới của Đạo Đức và Sự Thật" Đức Phật Câu trên đây là lời của Đức Phật nói với người đệ tử cuối cùng mà Ngài đã thu nhận trước khi hòa nhập vào Đại bát Niết bàn. Câu này được trích từ Kinh Đại-bát Niết-bàn, Trường Bộ Kinh DN15, phân đoạn V, tiết 62, theo bản dịch từ tiếng Pa-li sang tiếng Anh của ni sư người Đức Vajirabhikkhuni đến tích Lan quy y và đã lưu lại vĩnh viễn tại nơi này và nhà sư người Anh Anagarika Sugatananda (Francis Story, 1910-1972) đã từng phiêu bạt 25 năm tại các nước Tích Lan, Ấn Độ, Miến Điện để tu học và đ
24/07/2018(Xem: 4585)
Xưa rời cung điện ra đi Giờ đây thành đạo trở về thăm cha Hai mươi năm thoáng trôi qua Quê hương Đức Phật Thích Ca đón người Ca Tỳ La Vệ xanh tươi Vua cha Tịnh Phạn mừng vui vô cùng Cả nhân dân, lẫn hoàng cung Cùng nhau sửa soạn tưng bừng thiết tha. Một bình bát, một cà sa Dạt dào đức độ, bao la nhân từ Phật thăm quê dấu yêu xưa Rộn ràng đất nước sang mùa hoan ca
01/06/2018(Xem: 23533)
Nhằm tạo một cơ hội sinh hoạt chung để chia sẻ, học hỏi, thảo luận một số đề tài liên quan đến công việc Hoằng pháp, Giáo dục, Văn học Nghệ thuật Phật Giáo, và Ra Mắt Sách chung, một buổi sinh hoạt CÓ MẶT CHO NHAU sẽ được tổ chức tại Viet Bao Gallery, 14841 Moran St. Westminster, CA 92683, vào lúc 4:30--8:30 Chiều, Thứ Bảy, ngày 2 tháng 6, 2018.
08/03/2018(Xem: 6177)
Từ xưa, hình tượng Thái tử Tất Đạt Đa đản sanh tại vườn Lâm tì ni đã được cách điệu, phổ quát thành nghệ thuật hội hoạ, điêu khắc là một đồng tử, tôn trí phụng thờ trong các ngôi chùa trên đất nước Việt Nam. Ngày nay, thường được chuẩn hoá làm hình tượng trung tâm của các lễ đài kỷ niệm ngày Phật Đản. Hình ảnh một anh nhi thánh hạnh, khuôn mặt tròn đầy phước tướng, biểu hiện ứng thân Đức Phật Thích Ca giáng sanh dưới nhành hoa vô ưu với bảy bước chân đầu đời, mỗi bước một hoa sen nâng đỡ, với câu nói đầu tiên chớm nở trên đôi môi hồng tươi tắn của một Em Bé: “Trên trời dưới đất, chỉ ta độc nhất”. Hình ảnh ấy được nhất quán mô tả qua kinh điển, hình ảnh ấy từng được Đại Sĩ Mã Minh (As’vaghova. 100 – 160 TL) thi hoá vào Trường ca Phật Sở Hành Tán: An tường hành thất bộ Ung dung bảy bước đi Túc hạ an bình chỉ An bình in rõ dấu Bích triệt du thất tinh Bảy sao sáng khác gì Thú Vương sư tử bộ Uyển chuyển bước sư tử
15/12/2017(Xem: 118899)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
24/11/2017(Xem: 5742)
Các nhà khảo cổ đang nghiên cứu tại Nepal đã phát hiện bằng chứng về một kiến trúc tại nơi sinh ra Đức Phật có niên đại thế kỷ thứ 6 trước công nguyên. Đây là tài liệu khảo cổ học đầu tiên liên kết cuộc đời của Đức Phật – và là bông hoa đầu tiên của Phật giáo – với một thế kỷ cụ thể.
10/08/2017(Xem: 4562)
Theo sử để lại thì Đức Phật Thích Ca là vị Phật có thật trong lịch sử văn hoá nhân loại. Sách có ghi lại cuộc đời của Ngài từ khi mới sanh ra và lớn lên. Ngày nay tại Ấn Độ và Nepal vẫn còn các di tích nơi Đức Phật sinh ra, nơi Ngài thành đạo, nơi Ngài chuyển bánh xe Pháp đầu tiên cho năm anh em Kiều Trần Như và nơi Ngài nhập Niết Bàn. Những nơi này, hiện nay vẫn còn những trụ đá do vua A-Dục là người sống sau thời Đức Phật khoảng 300 năm, qua sự hướng dẫn của vị Tổ thứ tư là Ngài Upagupta, nhà Vua đã cho dựng lên những trụ đá khắc lại những chi tiết về Đức Phật, để người đời sau biết ở thế gian này có một vị Đại Giác Ngộ đã ra đời, mang ánh sáng từ bi và trí tuệ soi sáng khắp hang cùng ngỏ hẹp, giúp con người có cuộc sống bình đẳng, hạnh phúc, ít khổ đau.
04/07/2017(Xem: 8314)
Từ hai ba tháng qua, hầu như ngày nào tôi cũng dành thì giờ ôn lại các bài học của Bụt Thích Ca trong tập phim Buddha, do nhà sản xuất Modi đưa lên mạng Youtube từ năm 2016. Khi được bạn bè giới thiệu cuốn phim này, tôi coi mấy đoạn đầu, rồi nhảy cách tới đoạn Buddha thành đạo (tập 34), và coi tiếp sau đó tập 41 tả cảnh Buddha về thánh Ca Tỳ La Vệ thăm gia đình. Đoạn 41 này rất hay, đạo diễn và tài tử đều diễn tảđược tình cảm của Buddha và bà vợ mà ông rất thương yêu trước khi đi tu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567