Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phát hiện mới về nơi sinh của Đức Phật

24/11/201708:39(Xem: 5758)
Phát hiện mới về nơi sinh của Đức Phật
Phát hiện mới về nơi sinh của Đức Phật
By on November 16, 2017
Các nhà khảo cổ đang nghiên cứu tại Nepal đã phát hiện bằng chứng về một kiến trúc tại nơi sinh ra Đức Phật có niên đại thế kỷ thứ 6 trước công nguyên. Đây là tài liệu khảo cổ học đầu tiên liên kết cuộc đời của Đức Phật – và là bông hoa đầu tiên của Phật giáo – với một thế kỷ cụ thể.


Phát hiện mới về nơi sinh của Đức Phật


Các cuộc khai quật tiên phong trong khu vực đền thiêng Ma gia (Maya Devi Temple) tại Lâm Tỳ Ni (Lumbini), Nepal, một kỳ quan của thế giới được UNESCO công nhận từ lâu là nơi sinh của Đức Phật, khám phá ra phần còn lại chưa được biết đến về thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, cấu trúc gỗ nằm dưới một loạt các ngôi đền bằng gạch. Bố trí trên cùng với thiết kế giống những thứ nằm ở trên, cấu trúc gỗ gồm có một không gian mở trong vùng trung tâm liên quan tới câu chuyện về sự ra đời của chính Đức Phật.
Cho đến nay, các bằng chứng khảo cổ học sớm nhất về kiến trúc Phật giáo tại Lumbini có niên đại không sớm hơn thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, thời điểm thuộc sự bảo trợ của Hoàng đế Asoka, người đã thúc đẩy sự truyền bá đạo Phật từ Afghanistan tới Bangladesh ngày nay.
“Cho tới nay thì chúng ta còn biết rất ít về cuộc đời của Đức Phật, ngoại trừ thông qua các văn tự còn lại và truyền miệng”, 
giáo sư khảo cổ học, ông Robin Coningham thuộc Đại học Durham, Anh, đồng tác giả dẫn đầu nghiên cứu này cho biết. Ông cho hay, một số học giả cho rằng, Đức Phật được sinh ra trong thế kỷ thứ ba trước Công nguyên. 
“Chúng tôi nghĩ tại sao lại không trở lại với khảo cổ học để tìm ra các câu trả lời về nơi sinh của Ngài?” 
Giờ đây, lần đầu tiên chúng tôi có một chuỗi khảo cổ tại Lumbini, cho thấy các công trình ở đó có tuổi vào khoảng thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên.
Một nhóm các nhà khảo cổ học quốc tế, dẫn đầu bởi Coningham và Kosh Prasad Acharya thuộc tổ chức Pashupati Area Development Trust tại Nepal cho biết, phát hiện này đóng góp vào sự hiểu biết rộng hơn về sự phát triển ban đầu của Phật giáo cũng như tầm quan trọng về tinh thần của Lumbini. Những kết quả nghiên cứu được trình bày trên tạp chí quốc tế Antiquity. Nghiên cứu được hỗ trợ một phần bởi Hiệp hội địa lý quốc gia (National Geographic Society).
Để xác định niên đại của ngôi đền gỗ và các cấu trúc bằng gạch gần đây chưa được biết đến nằm trên nó, các mảnh than và cát vỡ đã được kiểm tra bằng việc xữ dụng sự kết hợp các kỹ thuật phân tích carbon phóng xạ và các kỹ thuật quang học phát xạ kích thích. Nghiên cứu khảo cổ địa chất cũng đã xác định sự có mặt của các rễ cây cổ đại trong khoảng trống trung tâm của ngôi đền.
“UNESCO rất tự hào vì được liên kết với phát hiện quan trọng này tại một trong số những nơi linh thiêng nhất đối với một trong những tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới”, tổng giám đốc UNESCO Irina Bokova cho biết. Bà hy vọng các nghiên cứu khảo cổ học sẽ được tiến hành nhiều hơn và sẽ tăng cường công tác bảo tồn và quản lý vị trí này để đảm bảo sự bảo vệ của Lumbini.
“Những phát hiện này là rất quan trọng, giúp hiểu rõ hơn về nơi sinh của Đức Phật”
Ram Kumar Shrestha – bộ trưởng Văn hóa, du lịch và hàng không dân dụng của Nepal nói“Chính phủ Nepal sẽ nỗ lực hết sức để bảo vệ vị trí quan trọng này”.
Các ghi chép truyền thống của phật giáo ghi lại rằng hoàng hậu Maya Devi, mẹ của Đức Phật, đã sinh ra Ngài trong lúc đang vin vào một cành cây trong vườn thánh địa Lâm Tỳ Ni (Lumbini) nằm giữa các vương quốc của chồng bà và của bố mẹ bà. Coningham và các đồng nghiệp của ông cho rằng không gian mở ở trung tâm của đền gỗ là nơi mọc của một cái cây. Các ngôi đền gạch được xây dựng sau nằm trên ngôi đền gỗ cũng được bố trí xung quanh không gian trung tâm này, nơi không có mái.
 

Bốn địa điểm Phật giáo chính:

Lâm Tỳ Ni là một trong những địa điểm chủ chốt liên quan đến cuộc đời của Đức Phật, những vị trí khác là Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya), nơi ông trở thành một vị Phật hay một người giác ngộ: Sarnath, nơi ông lần đầu tiên rao giảng, và thành Câu-thi-la, nơi Đức Phật qua đời. Đức phật đã qua đời ở tuổi 80. “Ngôi đền vẫn còn ở giữa thiên niên kỷ đầu tiên và được ghi chép lại bởi những kẻ hành hương người Trung Hoa, rằng có một ngôi đền bên cạnh một cái cây”.
Đền Maya Devi tại Lumbini vẫn còn đến ngày nay, các nhà khảo cổ đã làm việc cùng với các thiền tăng, ni và các khách hành hương.
Trong một bài báo khoa học tại Antiquity, các tác giả viết: 
“Chuỗi công trình tại Lâm Tỳ Ni là một mô hình thu nhỏ cho sự phát triển của Phật giáo từ một giáo phái địa phương tới một tôn giáo toàn cầu”.
Bị biến mất và nằm trong các rừng rậm của Nepal trong thời kỳ trung cổ, Lumbini cổ xưa đã được tái phát hiện vào năm 1896 và đã được xác định với tư cách là nơi sinh của Đức Phật trên các bảng kê khai của sự hiện diện của một cột đá sa thạch thế kỷ thứ ba trước công nguyên. Cột trụ này, vẫn đứng vững, mang một dòng chữ ghi lại một chuyến thăm của Hoàng đế Asoka tới nơi đã sinh ra Đức phật cũng như tên của nơi này – đó là Lumbini.
Bất chấp sự phát hiện lại các vị trí quan trọng của Phật giáo, các cấp sớm nhất của các công trình này đã bị chôn vùi sâu hoặc bị hủy hoại bởi những công trình xây dựng sau, để bằng chứng về các giai đoạn đầu của Phật giáo là không thể tiếp cận để điều tra khảo cổ học cho đến ngày nay. Nửa tỷ người trên thế giới là Phật tử, và mỗi năm có hàng trăm ngàn cuộc hành hương tới thánh địa Lumbini. Nghiên cứu khảo cổ có sự tài trợ bởi chính phủ Nhật Bản hợp tác với chính phủ Nepal, theo một dự án của UNESCO nhằm tăng cường việc bảo tồn và quản lý Lumbini. Cùng với Hiệp hội Địa lý Quốc gia, nghiên cứu cũng được hỗ trợ bởi Đại học Durham và Đại học Stirling

Các đồng tác giả của nghiên cứu là Coningham và Acharya, Strickland, CE Davis, MJ Manuel, IA Simpson, K. Gilliland, J. Tremblay, TC Kinnaird và D.C.W. Sanderson.

Phạm Thị Bích Thu (Sciencedaily)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/09/2010(Xem: 4586)
Trung đạo (madhyamŒ-pratipad) là con đường tránh xa hai cực đoan: hưởng thọ dục vọng và tu tập khổ hạnh, nó là kinh nghiệm rút ra từ bản thân của Ngài, sau khi sống hưởng thụ trong hoàng cung, và trải qua 6 năm tu khổ hạnh, nhờ con đường này mà Ngài thành đạt giác ngộ và giải thoát dưới cội cây Bồ đề.
17/09/2010(Xem: 1989)
Sau khi Thái tử Tất-Đạt-Đa đản sinh, vua cha Tịnh-Phạn triệu tập các vị tinh thông tướng số đến tiên đoán vận mệnh cho Thái tử. Các vị xem tướng xong, đồng tâu lên rằng: “Thái tử có đủ 32 tướng tốt của một Bậc Đại nhân, thật hiếm có trên đời.Đây là những dấu hiệu báo trước Ngài sẽ là Bậc vĩ nhân đệ nhất trong thiên hạ. Nếu Ngài làm vua, sẽ là vị Chuyển luân Thánh vương; nếu xuất gia tu hành, Ngài sẽ là Bậc Đại Giác Ngộ”... Kinh Phạm Võng Trường Bộ tập I, Đức Phật dạy rằng: “Này các Tỳ-kheo, thân của Như-Lai còn tồn tại, nhưng cái khiến đưa đến một đời sống khác đã bị chặt đứt.
10/09/2010(Xem: 50051)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
28/08/2010(Xem: 51789)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 2152)
Cuộc đời của Đức Phật, từ khi Đản sanh, xuất gia, thành đạo, thuyết pháp, độ sanh, cho tới khi nhập Niết Bàn, tất cả hành động của Ngài đều là những bài học vô cùng giá trị cho nhân thế. Đức Thế Tôn từng tuyên bố: “Nầy các Tỳ kheo, xưa cũng như nay, ta chỉ dạy hai điều: là sự khổ và con đường đưa đến diệt khổ” (Trung Bộ Kinh III), Đức Phật cũng đã dạy rằng: “Như Lai ra đời vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc cho đời, vì an lạc cho chư Thiên và loài người” (Trường Bộ kinh II).
28/08/2010(Xem: 51275)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
07/05/2010(Xem: 4383)
Ngài sinh vào ngày trăng tròn, tháng hai Ấn Ðộ (nhằm ngày rằm tháng tư âm lịch Trung Hoa, năm 624). Ra đời chưa đầy một tháng, Ngài mồ côi mẹ, nhờ Dì mẫu nuôi dưỡng cho đến trưởng thành. Năm 29 tuổi, Ngài trốn vua cha vượt thành xuất gia tầm thầy học đạo, đã tu tập với nhiều vị đạo sư và 6 năm tu khổ hạnh nhưng rốt cuộc Ngài thầy không đem lại sự giải thoát. Ngài trở lại lối sống bình thường, vận dụng tâm trí quan sát tướng chân thật của vũ trụ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567