Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khái quát một số nét về chữ “Tâm” trong đạo Phật

26/02/201709:33(Xem: 11152)
Khái quát một số nét về chữ “Tâm” trong đạo Phật
chu-tam

Khái quát
một số nét về chữ  “Tâm” trong đạo Phật



“Tâm”  là một trong những  từ ngữ thường được biết, được nhắc đến nhiều nhất trong đời sống thường nhật (tâm, tâm lý , tâm linh, tâm thần, tâm niệm, tâm não, tâm tánh, tâm trạng, tâm sự, tâm tình… với biết bao nổi niềm vui buồn, thương ghét…) cũng như cũng rất  phổ thông, phổ dụng  trong đạo Phật . Lý do vì đạo Phật là đạo tu Tâm.  Nhưng “Tâm là gì  ? Tâm ở đâu ? Tu tâm là tu như thế nào ..lại là các điều cần được nắm vững.  Ngoài ra lại có khá nhiều từ ngữ có liên hệ rất mật thiết với chữ “Tâm” như các chữ Tánh, Thức, Ý, Ý Thức, Tình Cảm, Xúc Cảm, Tư Duy, Lo Nghĩ,  … Điều này khiến người học Phật khó tránh khỏi những hoang mang, mờ  mịt, ngờ vực  vì khó có thể phân định chuẩn xác được các phạm trù  về ý nghĩa của chữ “Tâm” trong đạo Phật.

Thông thường, có thể phân biệt tổng quát có hai thứ tâm: (1) “Tâm Vật Thể”  là trái tim thịt thuộc về bộ máy tuần hoàn trong cơ thể,  được gọi là “Nhục Đoàn Tâm” trong đạo Phật, và (2) “Tâm Tính Năng” là những tình cảm, xúc cảm, tư duy, phân biệt, lo nghĩ.. có nơi  tâm thức.  Đạo Phật không  đề  cập nhiều đến Tâm Vật Thể , mà  đặt trọng tâm vào Tâm Tính Năng” với các phần đi từ cạn cợt, vọng huyễn, phiền não như những tình cảm, xúc cảm, tư duy, phân biệt, lo nghĩ..dễ thấy biết  đến các phần sâu xa vi tế , chân thật, trong sáng, thanh tịnh khó  thấy biết (mà  phần sâu xa vi tế  nhất chính  là Phật Tánh, Như Lai Viên Giác Diệu Tâm, Tri Kiến Phật, Như Lai Tàng Bản Thể..) nơi Tâm Tính Năng này.

Hầu như toàn bộ kinh điển  đạo Phật (3 Thừa, 12 Bộ Kinh)  đều nhằm  nói  về  tâm. Ở  đây chỉ trích một vài đoạn kinh tiêu biểu trực tiếp nói về Tâm trong các kinh thường được biết đến nhiều nhất.

Kinh Pháp Cú (phẩm Song Yếu) xác quyết vai trò chủ yếu của Tâm trong việc tạo tác ra tội - phước : “Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác tất cả. Nếu đem tâm ô nhiễm tạo nghiệp nói năng hoặc hành động, sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến, như bánh xe lăn theo chân con vật kéo xe”, và “Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác tất cả. Nếu đem tâm thanh tịmh tạo nghiệp nói năng hoặc hành động, sự vui vẽ sẽ theo nghiệp kéo đến, như bóng theo hình “ .

Kinh Hoa Nghiêm khai thị về cội nguồn Tâm của ba đời mười phương chư  Phật “ Nhược nhơn dục liễu tri, Tam thế thập phương Phật, Ưng quán pháp giới tánh, Nhứt thiết Duy Tâm tạo” ( Tạm dịch” Như ai muốn rõ biết, Ba đời mười phương Phật, Nên quán tánh pháp giới, Tất cả Duy Tâm tạo”).

Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật khai thị nơi Tâm của chúng sanh đều có sẵn đầy đủ Pháp Giới thân của chư Như Lai:

“Chư Phật Như Lai là pháp giới thân, vào trong tâm tưởng của tất cả chúng sanh. Thế nên, khi tâm các ngươi tưởng Phật thì tâm ấy là ba mươi hai tướng tốt, tám mươi tướng phụ của Phật. Tâm tưởng niệm Phật, tâm quán tưởng Phật thì tâm ấy chính là Phật”.

 

Kinh Tâm Địa Quán cũng xác quyết vai trò căn nguồn, cội gốc chủ yếu của Tâm Tính Năng này trong tu hành giải thoát:

“Tam giới chi trung        Tạm dịch:              ( Ở trong ba cõi

Dĩ tâm vi chủ                                                   Lấy tâm làm chủ

Năng quán tâm giả                                         Người hay  quán tâm

Cứu cánh giải thoát                                        Rốt được giải thoát

Bất năng quán giả                                            Người không quán tâm

Cứu cánh trầm luân                                        Rốt rồi trầm luân

Chúng sinh chi tâm                                        Tâm nơi chúng sinh

Du như đại địa                                                            Ví như ruộng đất

Ngũ cốc ngũ quả                                             Các loài thực vật

Tùng đại địa sanh                                           Theo đất mà sanh

Như thị tâm pháp                                            Tâm pháp cũng thế

Sanh thế xuất thế                                            Sanh ra thế gian

Ngũ thú thiện ác                                             Năm đường thiện ác

Hữu Học Vô Học                                            Thanh Văn La Hán

Độc Giác Bồ Tát                                             Độc Giác Bồ Tát

Cập ư Như Lai                                                            Cả đến Như Lai

Dĩ thị nhân duyên                                           Bởi nhân duyên này

Tam giới duy tâm                                           Ba cõi chỉ (là) Tâm

Tâm danh vi địa..                                            Tên tâm gọi (là) đất…)

Duy Thức Học dựa trên Pháp Tướng đã phân định rõ vũ trụ vạn hữu được bao gồm trong 100 pháp (Đại Thừa Bách Pháp). 100 pháp này đều có liên hệ mật thiết ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp  đến chữ “Tâm”, trong đó Tâm Vật Chất thuộc về  Thân Căn ( chỉ là một trong 11 món của Sắc Pháp).

100 pháp được phối hợp và liệt kê , chỉ kể tên ra theo 5 loại là:

  1. Tâm Pháp (Pháp Tối Thắng) , chính là “Bát Thức Tâm Vương”, có  thể  gọi nôm na là “Tám Chủ Thể Thấy Biết -  Phân Biệt - Nhận Thức và Lưu Giử NghiệpThức” (“Thấy Biết” là  nói gọn của “Thấy Nghe Hiểu Biết” = “Kiến Văn Giác Tri”).   

    “Bát Thức Tâm Vương’ gồm có:

    Nhãn thức (Thấy Biết, Phân Biệt Sắc Trần nơi Mắt)

    Nhĩ thức (Thấy Biết, Phân Biệt Thanh Trần nơi Tai),

    Tỷ thức (Thấy Biết,  Phân Biệt Hương Trần nơi Mũi),

    Thiệt thức (Thấy Biết, Phân Biệt Vị Trần nơi Lưỡi),

    Thân thức (Thấy Biết,  Phân Biệt Xúc Trần nơi Thân), 

  2. Ý thức (còn gọi  là  Thức 6th, = Liễu Biệt Cảnh thức = Phân Biệt Sự thức = Phân Ly thức)  (=  Thấy Biết, Phân Biệt Pháp Trần nơi Ý Thức). Sự phân biệt Lục Trần (Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp) trội bật nhất là  ở nơi Ý Thức, vì Ý Thức có công năng phân biệt mạnh mẽ nhất.  Năm thức trước (Tiền Ngũ Thức = Nhãn, Nhĩ, Tỹ, Thiệt, Thân ) chỉ  có công năng chính là tiếp thu trần cảnh, còn công năng phụ là phân biệt về  Tánh Cảnh của cảnh trần (sự phân biệt này xuất phát từ Ngũ Câu Ý Thức = phần Ý Thức chuyên biệt có nơi 5 căn Nhãn Nhĩ Tỹ Thiệt Thân).

    Mạt Na thức (còn gọi là Thức 7th, = Ý  = Ý Căn, Căn của Ý Thức =  Tư Lương thức) = dòng tư  lương vi tế bất tận với thấy biết vướng chấp nặng về Năng - Sở, về Ngã - Ngã Sở Hữu, = Ngã – Pháp.

    A Lại Da thức  (còn gọi là  Thức 8th = Tàng Thức = A Đà Na Thức = Dị Thục Thức = Tâm Sanh Diệt) =  kho chủng tử, tàng chứa tất cả thành quả của Thấy Biết , Nhận Thức thức  từ bảy Thức trước. Thành quả này được gọi là Nghiệp Thức, cấu chất của chủng tử).

    Ba chữ thường được nhắc đến nhiều là  “Tâm”, “Ý”, và “Ý Thức” đến đây đã được Duy Thức Học minh định rõ: Tâm là A Lại Da thức = thức 8th, Ý là Mạt Na thức = thức 7th, và Ý thức = thức 6th. Điều này đã được xác quyết ở Luận Đại Thừa Khởi Tín.

  3. Tâm Sở Hữu Pháp (Tâm Vương Chi Sở Hữu Pháp = Các pháp từ  Tâm Vương khởi, tương ưng  với Tâm Vương và hệ thuộc nơi Tâm Vương), gồm  51 pháp, có thể xem là 51 sản phẩm được tạo thành từ công năng hoạt động từ 8 thức Tâm Vương nêu trên. Tâm Sở  Hữu Pháp này chính là  những tình cảm của các loài hữu tình, trong đó  nổi bật nhất chính là những tâm sở  phiền não, thường được nhắc đến là  “Thất Tình” = Hỷ, Nộ, Ai, Cụ, Ái Ố, Dục (mừng, giận, thương, sợ, yêu, ghét, muốn) và Lục Dục = những tình cảm phát sinh từ lục căn (nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân, ý) khi tiếp thọ với lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc pháp).  Những tình cảm này chi phối mạnh mẽ vào đời sống thường nhật, có khi còn được tôn vinh, ngợi ca (như  tình yêu nam nữ ) nơi Tục Đế , nhưng qua lăng kính Duy Thức Học, đây chỉ là những phiền não, và quan trọng hơn chỉ là những Tâm Sở, sản phẩm của Tâm,  không phải  là Tâm, mà nhiều người thường tưởng lầm cho rằng chúng chính là Tâm của họ.

     51 Tâm Sở pháp này gồm có:

    5 món Biến Hành (Xúc, Tác Ý, Thọ, Tưởng, Tư),

     5 món Biệt Cảnh (Dục, Thắng Giải, Niệm, Định, Tuệ),

    11 món Thiện ( Tín, Tinh Tấn, Tàm, Quí, Vô Tham, Vô Sân, Vô Si, Khinh An, Bất Phóng Dật, Hành Xả, Bất Hại),

    6 Căn Bản Phiền Não (Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Ác Kiến),

    20 Tùy Phiền Não (Phẫn, Hận, Phú, Não, Tật, Xan, Cuống, Siễm, Hại, Kiêu, Vô Tàm, Vô Quí, Bất Tín, Giải Đải, Phóng Dật, Hôn Trầm, Trạo Cử, Tán Lọan, Thất Niệm, Bất Chánh Tri),

    và 4 món Bất Định (Hối, Miên, Tầm, Từ).

  1. Sắc Pháp (Pháp Sở Hiện Ảnh) gồm 11 món, gồm có  5 món về Căn  (Nhãn, Nhĩ, Tỹ, Thiệt, Thân) và 6 món về Cảnh Trần (Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp) được hình thành từ sự phối hợp của Tâm Vương và Tâm Sở.

  2. Tâm Bất Tương Ưng Hành Pháp ( Pháp Tam Vị Sai Biệt) gồm 24 món không có tương ưng với ba loại Tâm Vương, Tâm Sở, và Sắc Pháp nêu trên.  Đó là: Đắc, Mạng Căn, Chúng Đồng Phận, Dị Sanh Tánh, Vô Tưởng Định, Diệt Tận Định, Vô Tưởng Báo, Danh Thân, Cú Thân, Văn Thân, Sanh, Trụ, Lão, Vô Thường, Lưu Chuyển, Định Dị, Tương Ưng, Thế Tốc, Thứ Đệ, Thời, Phương, Số, Hòa Hợp Tánh, và Bất Hòa Hợp Tánh.

  3. Vô Vi Pháp ( Pháp Tứ Sở Hiển Hiện) là các pháp vô tướng, vô tác rất vi tế nên  không thuộc vào bốn loại  pháp vừa nêu trên. nhưng lúc nào cũng có hiện diện, không thiếu vắng nơi bốn pháp này.  Vô Vi pháp  gồm có 6 món  là: Hư Không, Trạch Diệt, Phi Trạch Diệt, Bất Động Diệt, Tưởng Thọ Diệt, và Chơn Như. 

Qua Duy Thức Học,  có thể thấy A Lại Da thức chính là  cội nguồn chủ  yếu của  tâm thức phàm phu nơi chúng ta. Khi A Lại Da thức được tinh sạch, không còn bị  vướng chấp phiền não che phủ , nó  sẽ  trở  thành Bạch Tịnh thức (Bản Thể Như Lai Tàng thanh tịnh). Đó chính là Pháp Thân Như Lai, Giác Thể vô thủy - vô chung, vô tại - vô bất tại, Đệ Nhất Nghĩa Đế, cõi Phật Vô Động, tự đầy đủ thanh lương bất biến, soi chiếu khắp pháp giới hằng nhiên tự  tại. Thông thường,  chúng ta chỉ biết sống với  “Tâm Vật Thể” và  với các Sắc pháp, chỉ  biết nhiều và  sống thường xuyên cùng với  các phần thô phù, cạn cợt của “Tâm Tính Năng” như  với 6 món Tâm Vương đầu tiên (Tiền Lục Thức: Nhãn Thức , Nhĩ Thức, Tỹ Thức,  Thiệt Thức, Thân Thức và Ý Thức) cùng các món Căn Bản Phiền Não,  và  các món Tùy Phiền Não, ..Do vậy chúng ta quan tâm nhiều đến các món Sắc Pháp và các món Tâm Sở Phiền Não, quan tâm ít hơn đến các món Tâm Sở Thiện và các món Tâm Sở khác, và hầu như rất xa lạ với các pháp Vô Vi.  Điều này đưa đến sự hình thành, phát triển tự nhiên, và  tồn tại lâu dài của vô  minh phiền não, chủng tử hữu lậu, chìa khóa phát khởi nghiệp thức dẫn đưa vào sáu đường sinh tử luân lưu, bất tận trong ba cõi.

Kinh Pháp Cú ( phẩm “Tâm”) có câu “Tâm phàm phu cứ xoay vần theo ngũ dục, xao động, không dễ nắm bắt. Chỉ những người nào đã điểu phục được tâm mình mới được an vui”. Do đây, tâm ý phàm phu thường được ví như khỉ, như ngựa (“Tâm viên, ý mã”).

Ngài Thần Quang (về sau là Nhị Tổ Huệ Khả) thưa với Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma :”Tâm con không an xin Thầy dạy con pháp an tâm”. Sơ Tổ nói: Hãy đem tâm của ông ra đây, ta sẽ an cho”. Thần Quang đáp  “Con tìm tâm mà chẳng thấy”. Sơ Tổ bảo “Vậy là ta đã an tâm cho ông rồi”. Từ  đây, ngài Thần Quang đã  được pháp an tâm. ( = Cái tâm mà  Ngài ban đầu tưởng là không an chỉ là những tâm sở thô phù, là  phiền não, là pháp sanh diệt, chợt có chợt mất, chợt đến chợt đi  theo các duyên trần. Khi tâm ta còn phan duyên và  bị vướng mắc vào phiền não,  tâm chỉ thấy hiện ra có phiền não nên ta dễ có ý cho rằng phiền não chính là bản tâm ta. Chỉ cần  lời dạy đơn giản là “hãy đem tâm ra đây”  và “Vậy là ta đã an tâm cho ông rồi “ khiến ngài Thần Quang xoay lại quán chiếu  nơi bản tâm và dứt bặt tư  duy phân biệt nên thấy phiền não huyễn hóa tự nhiên biến mất, liền được trở về với tâm thanh tịnh bản nhiên tự  sẵn đầy đủ  nên gọi là  được pháp an tâm vậy).

Luận Đại Thừa Khởi Tín xác minh sự khởi phát của ba thức cơ bản của Bát Thức Tâm Vương  là  A Lại Da Thức, Mạt Na Thức, và  Ý Thức  như sau:

  1. Ban đầu tạm gọi là có bản thể  Giác Tánh thanh tịnh , viên mãn  (Đây chính là Bản Giác vô thủy, vô chung).

  2. Do tác động từ cảnh trần, Bản Giác bị chao động (Đây chính là Vô Minh Nghiệp Tướng, Tế 1st của Tam Tế) nên có  xuất hiện A Lại Da thức  (đây là  giai đoạn khởi phát và xuất hiện Thức 8th).

  3. Từ đó tiếp tục sinh ra có Năng Kiến Tướng (còn gọi là Chuyển Tướng, tức là Kiến Phần của A Lại Da thức, Tế 2nd của Tam Tế)

  4. Rồi có thêm Cảnh Giới Tướng (còn gọi  là Hiện Tướng, tức là Tướng Phần của A Lại Da thức, Tế 3rd của Tam Tế).Từ đây đã có sự xuất hiện của Mạt Na thức (đây là  giai đoạn khởi phát và xuất hiện Thức 7th) với chấp mắc về Năng - Sở, Ngã - Pháp (Ngã Sở Hữu), Có -Không. 

    (Ba tướng Vô Minh Nghiệp, Kiến Phần, và Tướng Phần này được gọi chung là Tam Tế trong Đại Thừa Khởi Tín Luận. Tế 1st minh định sự hình thành A Lại Da thức, hai tế sau 2nd và  3rd, minh định sự hình thành Mạt Na thức).

  5.  Mạt Na thức xuất hiện sẽ tiếp tục phát triển ra Lục Thô bao gồm Thô 1st =Trí Tướng (có thêm phân biệt tốt-xấu, thương-ghét) , Thô 2nd =Tương Tục Tướng (vọng niệm tiếp nối liền lạc theo nhau không dứt), Thô 3rd = Chấp Thủ Tướng (khiến tâm trở nên chấp luyến, thủ đắc sự vật), Thô 4th  = Kế Danh Tự Tướng (và khiến tâm giả đặt ra danh tự gọi tên sự vật), Thô 5th = Khởi Nghiệp Tướng (rồi tâm gây tạo nghiệp lành dữ) và Thô 6th = Nghiệp Hệ Khổ Tướng (tâm phải thọ chịu quả khổ). Hai Thô đầu của Lục Thô còn thuộc về Mạt Na thức, còn bốn Thô sau  của Lục Thô chính là Tướng và Dụng của Ý Thức (khởi phát và xuất hiện Thức 6th). Như thế, Tam Tế Lục Thô chính là quá trình chuyển biến từ  bản thể Như Lai Tàng thanh tịnh qua các thức A Lại Da, Mạt Na và Ý thức cấu nhiễm, cơ sở cho các tác nhân gây tạo nghiệp khổ luân hồi.

     

    Vậy bản thể của tâm là Giác Tánh thanh tịnh luôn có sẵn, chỉ vì Tâm bị chao động trước cảnh trần mà khiến có Bất Giác. Bất Giác chính là sự Động Tâm, cũng  chính là Vô Minh vi tế nhất,  sâu xa nhất so với các Vô Minh thô phù bên ngoài (như các Tâm Sở phiền não Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Ác Kiến)…Các tông phái đạo Phật đều có  cứu cánh nhắm đến chổ loại trừ, buông bỏ Vô Minh vi tế  về  sự  động tâm này. Như  Tịnh Độ  tông với pháp môn “Niệm Phật nhất tâm bất loạn”, Mật Tông với pháp môn Tam Mật Tương Ưng, Thiền Tông với pháp môn Chỉ Quán…

    Mỗi động thái của Bản Giác đưa đến sinh khởi của một tướng trạng tâm. Có  nhiều tướng trạng khác nhau nên tên gọi (danh xưng) của các tướng trạng này cũng khác nhau. Từ chổ Tâm bị động,  vọng niệm được phát khởi, mỗi vọng niệm phát khởi lại là một dạng tâm sở, mỗi tâm sở lại có thể tương ưng với một dạng loại phiền não,  nên thực tế không phải chỉ có 51 tâm sở như Duy Thức Học đã tổng quát hóa, tóm gọn lại , mà có vô lượng tâm sở, vô lượng phiền não rồi. Điều an ủi là dù có vô lượng phiền não, nhưng chúng sanh cũng có vô lượng Bồ Tát sẵn sàng cứu giúp vượt qua chúng. Vô lượng phiền não thường được tượng trưng với con số 84,000 trong đạo Phật như nếu có 84,000 phiền não thì cũng có 84,000 vị Bồ Tát hoặc có 84,000 pháp môn giải thoát…Các Bồ Tát này quí hóa thay lại có sẵn đủ , ở ngay nơi cội nguồn tâm thức của mỗi chúng sanh nên chúng sanh chỉ cần “Hồi Đầu”, thì tức khắc “Thị Ngạn” ngay. Mỗi một niệm Giác là một Bồ Tát,   từ nơi có “Hữu Tình Giác’ mà  khiến có nên “Giác Hữu Tình”. Do vậy Lục Tổ đã nói “Không ngại niệm khởi chỉ e giác chậm”. Đây cũng là ý nghĩa của phẩm “Tòng Địa Dõng Xuất” trong kinh Pháp Hoa (có vô số Bồ Tát từ cõi đất của tự tâm vọt lên để hộ trì kinh, không cần đến các Bồ Tát ở các phương khác, cõi đất khác).

     

    Kinh Duy Ma Cật phân biệt về các tâm với tên gọi khác nhau có được trên tiến trình  tu tập, dựng xây cõi Tịnh Độ, kể tên sơ lược một số tên gọi : 1st là Trực Tâm = tâm không cong vạy, thẳng hướng về bản thể Chơn Như, 2nd là Thâm Tâm = tâm tinh tấn đi sâu vào Chơn Như, 3rd là Bồ Đề Tâm = tâm thể phát sáng, cảm nhận được chất liệu trí tuệ - an lạc nơi Chơn Như, 4th là Hồi Hướng Tâm = tâm dụng từ Chơn Tâm hướng đến lợi ích cho chúng sanh…để dần dà có Thanh Tịnh Tâm rồi có cõi Tịnh Độ (Phật quốc). Ở đây, kinh Duy Ma Cật xác minh tu tâm không dừng lại ở phương tiện  phá dẹp, buông bỏ phiền não nơi các Thức vì  đây chỉ giống như  hớt bọt trên mặt biển nổi sóng mà không biết đến nguyên nhân sâu xa khiến phát sinh bọt biển chính là  do nước biển yên lành đã  bị chao động theo những cơn gió từ các duyên trần cảnh từ  bên ngoài. Kinh đã nhấn mạnh đến nơi cứu cánh,  nổ lực hướng  thẳng đến Chơn Tâm bản tánh, tinh tấn cho đến khi thành Phật.

Một vị tăng hỏi thiền sư Thiên Nhan: “Thế nào là Lý Bản Thường ?”. Thiền sư Thiên Nhan đáp : “Động”.. Vị tăng lại hỏi “Khi động thì sao ?”. Ngài đáp : “Chẳng phải Lý Bản Thường”. Ở đây, câu trả lời của thiền sư Thiên Nhan không nhằm giải đáp cho chính câu hỏi (phát khởi từ nguồn thức 6th,thức 7th ,    thức 8th của học tăng)  mà đã rốt ráo hơn, cụ thể hơn, từ bi thiết thực hơn nhổ đinh, tháo chốt  thẳng vào ngay nơi động thái của Bản Giác nơi người nêu ra câu hỏi vậy. Thiền Sư sau đó đã khai thị tiếp về việc “Nhận” và “Chẳng Nhận” (động thái vi tế hơn ở nguồn tâm của học tăng): “Nhận tức chưa thoát khỏi căn trần, còn chẳng nhận thì còn hằng chìm trong sanh tử” .

Kinh Duy Ma Cật, phẩm 12 “Kiến A Súc Phật”  khai thị  về  cõi nước Diệu Hỹ  cũng nhằm vào ý  nghĩa này: khi tâm thức không bị chao động trước cảnh trần, quán chiếu thấu được “Thực Tướng” ngay nơi tự thân sẵn đủ thì  chính lúc đó là quốc độ Diệu Hỷ rồi. Tâm “Hỷ Lạc” ở đây có ý nghĩa thắng vượt qua các tâm Hỷ Lạc nơi Tục Đế thế gian (tâm vui thích vì được thành toại tham dục với cảnh trần  bên ngoài), cũng thắng vượt qua các tâm Hỷ Lạc của thiền cảnh cõi trời Sắc Giới (Ly Sanh Hỷ Lạc = Xa rời ngũ dục thế gian mà tâm được  vui thích, Định Sanh Hỷ Lạc = Tâm không còn chao động với ngũ dục thế gian mà được vui thích.), nên được gọi là Diệu Hỷ (cái vui mầu nhiệm bất khả tư nghì mà ai cũng sẵn có đầy đủ nhưng lại thường hay bị bỏ quên nên không thể biết về nó và không thể sống với nó).

Cuộc vấn đáp giữa ngàiTriệu Châu (người hỏi) và thầy mình là Tổ Nam Tuyền (người đáp) minh định tâm Vô Động (gọi là Tâm Bình Thường ở đây)  với ý nghĩa Tâm Bình Thường không phải là tâm hằng ngày thường khiến ta bận bịu,  phiền não vướng chấp theo duyên trần, nghĩ ngợi lăng xăng phải -quấy, tốt xấu, khen chê, thương- ghét) mà Tâm Bình Thường chính là Đạo,  là tâm ở nơi cội nguồn thanh tịnh, nơi đó không còn có vọng động, khiến tâm xa lìa các ý niệm về tiến – lùi, nghĩ ngợi, nhận biết theo duyên trần của Ý thức, Mạt Na thức, A Lại Da thức.  

  • Thế nào là đạo?

  • Tâm bình thường là đạo.

  • Lại có thể nhằm tiến đến chăng ?

  • Nghĩ nhằm tiến đến là sai rồi

  • Vậy khi chẳng nghĩ làm sao biết là đạo ?

     -    Đạo chẳng thuộc biết và chẳng biết. Biết là vọng giác, không biết là vô ký. Nếu thật đạt đạo thì chẳng nghi, ví như hư không thênh thang rỗng rang đâu thể gắng nói phải quấy?

    Ngay câu nói này, thiền sư Triệu Châu được ngộ lý.

Như trên đã nói, đạo Phật chính là đạo về Tâm.  Nhưng nếu cho rằng đạo Phật là đạo Duy Tâm thì cần khéo  hiểu ý nghĩa của chữ Tâm này, chữ Tâm với ý nghĩa trọn vẹn, bao trùm đầy đủ các pháp giới  từ thô đến tế,  từ cạn cợt đến vào sâu suối nguồn ẩn kín, chữ Tâm vượt qua khỏi các  phạm trù “Duy” và “Chẳng Duy” với nhậm vận diệu dụng  “Bất Biến mà Tùy Duyên”, và tuy là “Tùy Duyên nhưng lại Bất Biến” .

Còn nếu cho rằng đạo Phật là đạo Vô Thần, thì cần khéo  hiểu ý nghĩa về bản thể và diệu dụng của nguồn tâm thể bản hữu. Chính ngay từ ngữ “Vô Thần” đã bị vướng chấp vào hai ý niệm: 1st là ý niệm về Vô - Hữu (Có - Không), 2nd là ý niệm về “ Là (Thần) - Chẳng Là (Thần)”.  Hai ý niệm này còn thuộc phạm trù của các Thức (Ý thức, Mạt Na thức, A Lại Da thức), chưa chạm vào đến nơi cội nguồn bản thể thanh tịnh của A Lại Da thức là Bản Giác hằng nhiên thanh tịnh mà chiếu soi cùng khắp, vượt qua tất cả ý niệm về không gian và thời gian, về Có –Không, về Là-Chẳng Là . Đó là diệu dụng bất khả tư nghì của cội nguồn Chơn Tâm Thường Trú “thanh tịnh bản nhiên, “tùy chúng sanh tâm ứng sở tri lượng, chu biến pháp giới” (kinh Thủ Lăng Nghiêm). Cội nguồn này là nơi xuất sanh và cũng là nơi trở về (sanh hay diệt tùy theo các nhân duyên tụ tán) của vô lượng sanh thể, sanh khí, sanh tướng của chúng sanh , bao gồm tất cả dạng loài chúng sanh trong ba cõi ( Dục Giới, Sắc Giới, và Vô Sắc Giới), trong sáu đường (Trời, Người, thần A Tu La, Ngạ Quỉ, Súc Sanh, Địa Ngục), và cả mười pháp giới (Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn, và sáu đường nêu trên).

Như thế, gán ép cho “Tâm” nói riêng và cho đạo Phật nói chung bất kỳ một danh hiệu nào, một nhãn hiệu nào… đều không chuẩn xác và xứng hợp hoàn toàn. Bởi vì Tâm nơi cứu cánh chính là nguồn  sống thiên sai vạn biệt của tất  cả chúng sinh mà ở tận cùng nguồn sống ấy lại là giác thể thanh tịnh bản hữu chung cùng, bản vị bình đẳng nơi mỗi sinh linh.  Đây cũng chính là điểm tinh yếu vô cùng đặc sắc và độc đáo của đạo Phật Đại Từ - Đại Bi - Đại Hỷ - Đại Xả vậy.

                                                                                         

 
Quảng Minh LKH

Plano_ February 22, 2017

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/09/2020(Xem: 4984)
Một Phật tử tại gia như tôi không biết gặp duyên phước nào để có thể được ghi lại vài cảm nghĩ về một bài viết mà cốt lõi chính yếu nằm trong Duy Thức Học , một bộ môn khó nhất cho những ai đã theo Đại Thừa Phật Giáo chỉ đứng hàng thứ hai sau Bộ kinh Đại Bát Nhã và hơn thế nữa những lời dẫn chứng lại trích từ quý Cao Tăng Thạc Đức rất uyên bác trác tuyệt về giáo lý Phật Đà như Đệ lục Tăng Thống HT Thích Tuệ Sỹ và Cố Thiền Sư Nhật Bản Daisetz Teitaro Suzuki.
12/09/2020(Xem: 6269)
Cây danh mộc gumtree là đặc sản của Úc có nhiều loại như ta thường biết qua cây khuynh diệp, vì giống cây này đã được biến chế thành, dầu khuynh diệp trị cảm mạo hiệu quả. Chúng thường mọc tự nhiên thành rừng thiên nhiên, thân to cao, có loại vạm vỡ oai phong như lực sỹ trên võ đài, cho bóng mát cùng nhiều công dụng khác như xay thành bột chế tạo giấy các loại đa dụng, cũng như dùng làm cột trụ giăng dây điện trong nhiều thập niên qua, và đồng thời cũng là thức ăn ưa thích của loài mối (termites) nên con người hơi ngán mấy “ông thần nước mặn” này lắm. Từ này tự chế ám chỉ loài côn trùng bé nhỏ hay cắn phá làm hại hoa màu của giới nhà nông dãi dầu một nắng hai sương như chuột, chim, châu chấu, sâu rầy… cũng để gán cho những kẻ ngang bướng đều bị dán nhãn hiệu đó.
17/06/2020(Xem: 7012)
Tuy được duyên may tham dự khoá tu học Phật Pháp Úc Châu kỳ 19 tổ chức tại thủ đô Canberra và Ngài Ôn Hội Chủ thường xuyên hiện diện với hội chúng, nhưng tôi chưa bao giờ có dịp đảnh lễ Ngài dù đã nhiều lần làm thơ xưng tán hoặc bày tỏ cảm nghĩ của mình khi đọc được tác phẩm được in thành sách hoặc trên các trang mạng Phật Giáo .
08/05/2020(Xem: 4100)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một con người có thật trong lịch sử văn minh nhân loại. Ngài tên là Tất Đạt Đa, dòng họ Thích Ca, sinh vào ngày trăng tròn tháng Năm, năm 624 trước dương lịch, tại vườn Lâm Tỳ Ni thành Ca Tỳ La Vệ miền trung Ấn Độ, bây giờ là nước Nepal. Thân phụ là Vua Tịnh Phạn trị vì vương quốc Thích Ca, Thân mẫu là Hoàng Hậu Ma Gia. Thân mẫu Ngài qua đời sớm, Ngài được Vương Phi Kế mẫu là em ruột của Mẹ, Dì Ma Ha Ba Xà Ba Đề thương yêu và nuôi dưỡng như con ruột.
15/03/2020(Xem: 4174)
Những điều nhận thức sai lầm theo thường thức phổ thông đều cho là sự thật; những điều nhận thức sai lầm như thế nào qua câu chuyện Điên và Không Điên mà tôi nhớ mường tượng như trong Kinh Bách Dụ có kể. Câu chuyện Điên và Không Điên như thế này: Ở vùng Thiên Sơn và Thông Lãnh, có một quốc gia nhỏ, trong đó tất cả thần dân uống nhằm nước suối có chất độc nên bị bệnh điên; ông vua hợp với quần thần thảo luận cách cứu chữa cho thần dân; nhóm thần dân bị bệnh điên cùng nhau tâu với vua của họ rằng, họ không có điên và ngược lại họ bảo ông vua mới bị bệnh điên; khi họ được vua trị hết bệnh thì họ mới biết họ bị bệnh điên. Câu chuyện này dụng ý cho chúng ta biết, có một số người nhận thức sai lầm mà không biết lại bảo người khác nhận thức sai lầm, không khác nào mình bị bệnh điên mà lại chụp mũ bảo người khác bị bệnh điên. Những điều nhận thức sai lầm, đại khái được trình bày như sau:
01/03/2020(Xem: 11789)
Kinh Viên Giác là kinh đại thừa đốn giáo được Phật cho đó là “Con mắt của 12 bộ kinh”. “Con mắt” ở đây theo thiển ý có nghĩa là Viên Giác soi sáng nghĩa lý, là điểm tựa, là ngọn hải đăng cho các bộ kinh để đi đúng “chánh pháp nhãn tạng”, không lạc vào đường tà và tu thành Phật. Khi nghe kinh này, đại chúng kể cả chư Phật và chư Bồ Tát đều phải vào chánh định/tam muội, không bình thường như những pháp hội khác.
28/11/2019(Xem: 7249)
Ấn độ là một trong những quốc gia nổi tiếng trên thế giới vì đất rộng, người đông, có dãi Hy mã lạp sơn cao nhất thế giới, có một nền văn minh khá cao và lâu đời, con số 0, số Pi (3,1416...) do người Ấn sử dụng đầu tiên trong toán học, Kinh Vệ Đà đã được người Ấn sáng tạo từ 1800 đến 500 năm trước công nguyên, Ấn Độ là quê hương của đức Phật, hay nói khác hơn đó là nơi đạo Phật phát sinh, ngày nay đã lan tràn khắp thế giới vì sự hành trì và triết thuyết của đạo Phật thích ứng với thời đại. Do đó việcTime New Roman tìm hiểu về Ấn Độ là một điều cần thiết.
29/08/2019(Xem: 10641)
Trong thời Đức Bổn Sư Thích Ca còn tại thế, nhất là thời giới luật chưa được chế định, 12 năm đầu tiên sau khi Ngài thành đạo, có nhiều tỷ kheo hay cư sĩ đã liễu ngộ, giải thoát, niết bàn chỉ ngay sau một thời thuyết pháp hay một bài kệ của Tôn Sư. Tại sao họ đặt gánh nặng xuống một cách dễ dàng như vậy? Bởi vì họ đã thấu hiếu tận gốc rễ (liễu ngộ) chân đế, tự tại giải thoát, tịch lặng thường trụ, chẳng động, chẳng khởi, chẳng sanh, chẳng diệt, không đến cũng không đi mà thường sáng soi. Khi họ thấu hiểu được vậy. Kể từ lúc đó, họ tín thọ và sống theo sự hiểu biết chơn chánh này. Họ luôn tuệ tri tất cả các pháp đều huyễn hoặc, vô tự tánh cho nên, họ không chấp thủ một pháp nào và thong dong tự tại trong tất cả các pháp.
26/08/2019(Xem: 4818)
Trong Kinh Hoa Nghiêm Đức Phật từng dạy rằng: Tín là nguồn của Đạo, là mẹ của công đức. Và nuôi dưỡng tất cả mọi căn lành. (Tín vi Đạo nguyên công đức mẫu,. Trưởng dưỡng nhất thiết chư thiện căn.).Đạo Phật là đạo Giác Ngộ, muốn đạt được giác ngộ hành giả phải có niềm tin chân chính, mà niềm tin chân chánh ấy phải có cơ sở thực tế và trí tuệ đúng như thật. Trên tinh thần đó, đối với hệ thống Kinh Điển do Đức Phật truyền dạy trong 45 năm, người học Phật phải có cơ sở để chứng tín rằng đó là lời Phật dạy, cơ sở đó chư Tổ Đức gọi là Tam Pháp Ấn: 1/Chư Hành Vô Thường 2/Chư Pháp Vô Ngã 3/Niết Bàn Tịch Tĩnh Bất cứ giáo lý nào không dựng lập trên quan điểm này, thì Phật giáo xem là tà thuyết, và Tam Pháp Ấn này được xem là những nguyên lý căn bản của Phật Giáo.
07/07/2019(Xem: 5515)
Phật giáo không phải là tôn giáo để các tín đồ đến tham gia hay phát động như một phong trào, mà tự thân con người sau quá trình học hỏi, tư duy, nhận thức cốt lõi lời dạy của đấng Từ phụ, từ đó phát tâm tìm đến, thân cận và quy y Tam Bảo: ‘Hôm nay mong giác ngộ hồi đầu - Tịnh tâm ý quy y Tam Bảo’. Với lòng tịnh tín bất động, con người đầu thành vâng giữ mạng mạch giáo pháp, dốc lòng phụng hành đạo lý mình chọn, con người nhờ vậy được chân lý, chánh pháp che chở, thành tựu ‘Phép Phật nhiệm màu – Để mau ra khỏi luân hồi’.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567