Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15. Bài ca cầu nguyện đến vị Lama tuyệt đối

05/06/201317:42(Xem: 4113)
15. Bài ca cầu nguyện đến vị Lama tuyệt đối

HÀNH TRÌNH GIÁC NGỘ

Tu tập Phật pháp trong cuộc sống hằng ngày
TULKU THONDUP
Harold Talbort biên soạn - Bản Dịch Việt Ngữ: Tuệ Pháp


PHẦN HAI

PHÁP THIỀN ĐỊNH NGONDRO:
SỰ RÈN LUYỆN THIẾT YẾU

15

BÀI CA CẦU NGUYỆN
ĐẾN VỊ LAMA TUYỆT ĐỐI

Một bản dịch bài nguyện viết bằng tiếng Tây Tạng. Lama có nghĩa vị thầy tâm linh xuất sắc, và cao nhất. Vị Lama tuyệt đối ám chỉ thật tánh của tâm hay thực tại tuyệy đối của vũ trụ. Lama Tuyệt đối trong ý nghĩa của vị thầy tâm linh ám chỉ người dẫn dắt hành giả đến sự nhận biết của Phật tánh.


Giữa cung điện của lãnh vực thanh tịnh bổn nguyên tuyệt đối,
Nơi an trụ của vị Lama hiện diện tự nhiên, hiện thân của tất cả chư Phật.
Chúng con cầu nguyện đến Ngài với lòng tin bất biến.
Chúng con sẽ đạt được thành tựu, sự ban phước của lòng từ ái vô tận của Ngài.


Trong bản tánh tuyệt đối của tâm chân thật không gắng sức, trong đó mọi sự xuất hiện một cách tự nhiên,
An trụ vị Lama tuyệt đối tự hiện, thoát khỏi sự tạo tác.
Chúng con cầu nguyện đến Ngài qua năng lực của giác tánh bất nhị.
Chúng con sẽ đạt cơ may nhận ra Pháp Thân giác tánh nội tại (thân tối thượng).


Trong bản tánh tuyệt đối của nhiều hình tướng khác nhau, năng lực biểu hiện của giác tánh nội tại
Vị Lama của tánh giác nội tại bất biến, an trụ từ khởi thủy.
Chúng con cầu nguyện đến Ngài bằng việc nhận sáu thức như con đường.
Chúng con sẽ bắt đầu trên con đường giải thoát mọi hiện hữu như Pháp Thân.


Trong bản tánh tuyệt đối của phạm vi hoạt động huyễn ảo của nhiều người chơi và trò chơi khác nhau
An trụ vị Lama của Pháp Tánh (trạng thái tuyệt đối), bất động từ khởi thủy.
Chúng con cầu nguyện đến Ngài bằng việc hiểu biết bất cứ những gì xuất hiện.
Chúng con sẽ đạt kết quả giải thoát trong trạng thái tự nhiên của bất cứ những gì khởi lên.


Trong bản tánh tuyệt đối của vô số biểu hiện như huyễn của các Bổn tôn hiền minh và phẫn nộ
An trụ vị Lama toàn giác, trí tuệ linh thánh tuyệt đối.
Chúng con cầu nguyện đến Ngài bằng việc cô đọng một trăm vị Bổn tôn thành một.
Chúng con sẽ đạt được nhiều thành tựu khác nhau cùng lúc, không cần nỗ lực.


Trong bản tánh tuyệt đối của rất nhiều niệm tưởng, nhiều kinh nghiệm khác nhau của hạnh phúc và đau khổ,
An trụ vị Lama vajra cực lạc và thanh tịnh.
Chúng con cầu nguyện đến Ngài qua (sự hợp nhất của) cực lạc và tánh không, thoát khỏi sự tụ, tán.
Chúng con sẽ giải thoát nhân quả của cảm xúc và đau khổ vào sự rộng mở tự nhiên của đại cực lạc.


Trong lãnh vực con đường hiện hữu của phương thức chân thật, bản tánh tối thượng,
An trụ vị Lama Pháp Thân, thanh tịnh bổn nguyên và thoát khỏi sự tạo tác.
Chúng con cầu nguyện đến Ngài bằng việc nhận ra bản tánh tuyệt đối.
Chúng con sẽ hóa tán tất cả hiện tượng xuất hiện của chân lý tương đối vào bản tánh tối thượng.


Trong bản tánh tuyệt đối của bài ca hồi tưởng về vị Lama tuyệt đối
An trụ sự ban phước của vị Lama, năng lực của niềm tin chúng con.
Với các công đức này, chúng con lập nguyện khao khát vì hạnh phúc vĩnh cửu của tất cả chúng sanh.
Chúng con sẽ hợp nhất bất khả phân trong bản tánh của Samantabhadra (Phổ Hiền, Toàn Thiện, Thiện Phổ Quát).

CHÚ THÍCH

1. EL 124
2. BP 33a/5
3. Về Ngondro của Longchen Nyingthig có ba xuất bản khác nhau bằng Anh ngữ: Viên Ngọc Như Ý của Ngài Dilgo Khyentse (Boston & London: Nhà xuất bản Shambala 1988); Kun-zang La-may Zhal-lung, 2 quyển, do Ngài Sonam T. Kazi phiên dịch (Upper Montclair), N.J.: Nhà xuất bản Kim Cương-Hoa Sen, 1989 & 1992); Dzogchen Tinh Túy Sâu Thẳm Nhất Của Thực Hành Chuẩn Bị của Jigme Lingpa, phiên dịch với luận giảng bởi Tulku Thondup (Dharamsala: Thư viện các tác phẩm và văn thư lưu trữ của Tây Tạng, 1989); Thực Hành Chuẩn Bị Vắn Tắt Của Longchen Nyingthig của Kunkhyen Jigme Lingpa, được soạn thảo bởi Ngài Dodrupchen Rinpoche Đệ Tứ (Hawley, Mass.: Trung Tâm Mahasiddha Nyingmapa, 1992); Lời Vàng Của Thầy Tôi của Patrul Rinpoche, Nhóm Dịch Thuật Padmakara (New York: Harper Collins, 1994); Thực Hành Mật Tông Trong Phái Nyingma của Khetsun Sangpo Rinpochay, phiên dịch và biên soạn bởi Jeffrey Hopkins và Anne Klein (Ithaca, N.Y.: Snow Lion).
4. Dharma – chân lý vĩnh cửu của vũ trụ, đã được diễn tả trong giáo lý của Đức Phật.
5. Samsara – chu trình liên tục của hiện hữu thế gian (sinh tử).
6. KD 22a/2.
7. Karma: nghiệp, luật trình bày rằng mọi việc làm mà người ta thực hiện đều có một kết quả tương xứng trong đời này và các đời sau.
8. Bodhisattva: Bồ Tát, một vị sắp thành Phật, bậc trì hỗn việc giác ngộ cuối cùng vì quan tâm giúp đỡ người khác đạt giác ngộ.
9. BP 47a/ 5.
10. YD 4b/ 2.
11. BP 3b/ 2.
12. KZ 273/ 15.
13. DC 5a/ 2.
14. BP 97b/ 2.
15. GN 32/ 4.
16. BP 96a/ 4.
17. BP 52a/ 5.
18. Niên hiệu của Vua Srongtsen dựa căn bản trên DPM 18b/ 5 và DPM 69a/ 3.
19. Niên hiệu của Vua Thrisong Detsen dựa căn bản trên DPM 79b/ 4 và DPM 155a/ 3.
20. Bardo của cuộc sống (sinh ra), giấc mộng, thâm nhập, cận tử, bản tánh tối thượng, và trở thành.
21. Hãy xem những giáo lý hùng mạnh và chi tiết nhất này trong các kinh điển nguyên bản của Phật giáo Tây Tạng.
22. GG 1a/ 6.
23. Đi kèm-cuộc sống, di chuyển-lên trên, tỏa khắp, đi kèm-lửa, và năng lượng dọn dẹp-xuống dưới (gió / khí).
24. Đây là giải thích chung, nhưng theo TRD 224b/ 1 và GG 1b/ 5, sự hòa tan được giải thích trên nhiều trình dộ của năm nguyên tố (như bên ngoài, bên trong, bí mật, và những phẩm tánh hoàn thiện của mỗi nguyên tố trong năm nguyên tố), và cũng mỗi sự hòa tan vào nguyên tố chính nó, ví dụ, năng lượng (Nus-Pa) của đất bên ngoài tan vào đất bên trong v.v...
25. Theo NS 389b/ 4 (dựa căn bản trên Thal ‘Gyur tantra), ý thức tan vào hư không, và hư không tan vào tánh sáng.
26. Trong DM 10b/ 6 và KZM 2a/ 4, trong kinh nghiệm thứ nhất và thứ hai, trật tự của cái thấy trắng và đỏ bị đảo ngược. Trong một số bản văn, sự chấm dứt của cảm xúc được thay đổi.
27. Hãy xem NS 192b/ 2.
28. Sự hòa tan của đạt được vào tánh sáng được dựa căn bản trên KZM 2b/1 và GG 2b/ 1.
29. BN 2/ 9.
30. PM 1b/ 1.
31. Hãy xem SGG: 403a/ 2.
32. GG 2b/ 1 và NS 192b/ 2.
33. Một gương nghi lễ cầm tay của phương Đông.
34. BN 3/ 4.
35. GG 4a/ 2. 
36. SR 10a/ 6 (phiên dịch: BM 333/ 23).
37. Đây là lý do khiến cúng dường sur (gSur, đốt thực phẩm) thường được hồi hướng đến người chết trong nhiều tuần sau khi họ chết.
38. Theo những truyện kể của các Delog Tây Tạng (‘Das Log, “Người trở về từ cõi Chết”).
39. Thos Grol (“Giải thoát bằng sự Nghe”) là một loại các bản văn (Bar Do Thos Grol, Tạng Thư Sống Chết, được trở thành một với chúng) được phát hiện như Ter bởi Karma Lingpa. Xem DM 32b/ 6.
40. Theo Phật giáo, mỗi chúng sanh đi qua sự đầu thai của vô số kiếp sống liên tiếp. Do đó, trong tiến trình vô số kiếp trước của chúng ta, mỗi một chúng sanh đã từng là cha mẹ, vợ chồng cũng như kẻ thù của chúng ta rất nhiều lần. Do vậy, vì người mẹ là biểu tượng của tình thương và chăm sóc, giáo lý đạo Phật thấy và giải thích mỗi chúng sanh như một “bà mẹ chúng sanh” để đem tinh thần rộng mở của lòng biết ơn và tình thương trong chúng ta hướng đến tất cả chúng sanh không phân biệt.
41. Xem chi tiết ở chương 8 và HTT.
42. DC 7b/ 5.
43. CD 84b.
44. KD 22a/ 2.
45. NG và HTT.
46. NG 4b/ 2.
47. NG 30b/ 4.
48. gSol ‘Debs Le’u bDun Ma được phát hiện bởi Rigdin Godem.
49. NS 80b/ 4.
50. Dựa căn bản trên NS và những cái khác, được dựa căn bản trên bản văn về các vi phạm gốc của Ashvaghosha.
51. Dựa chủ yếu trên NS, và bản khác. được dựa căn bản trên bản văn về các vi phạm thô của Nagarjuna.
52. Dựa căn bản chủ yếu trên DN, NS và các bản khác.
53. NCC 11B – 12B.
54. DN 13a/ 6.
55. Xem chương 7 của sách này.
56. Xem chương 11 của sách này.
57. Xem chương 9 của sách này.
58. BP 2b/ 3.
59. GR 88a/ 2.
60. Xem chương 6 của sách này.
61. GR 88a/ 2.
62. Xem chương 4 và 5 về ý nghĩa của các đối tượng tâm linh.
63. Theo dòng truyền Dodrupchen, KZ 283/11, và TS 85a/ 1, Guru Rinpoche hay Orgyen Dorje Chang (Guru Vajradhara) trong thân tướng thường lệ của Guru Rinpoche (xem chi tiết trong chương 13 của sách này), ngoại trừ Ngài trong hợp nhất với Yeshe Tsogyal, màu trắng cầm một lưỡi dao cong và sọ người. Theo NLS 8a/ 6 và KT 87/ 1, Guru Rinpoche màu xanh dương trong sự hợp nhất với Yeshe Tsogyal màu trắng, và cả hai đều trong trang phục Báo Thân.
64. Theo KDN 4a/ 2.
65. Xem chương 2 của sách này.
66. KZ 409/ 15.
67. Theo KDN 7a/ 4.
68. Xem chương 9 của sách này.
69. Trong rèn luyện này, Vajrasattva có nghĩa cả hai nam và nữ Vajrasattva, nhưng vì các Ngài là bất khả phân, phần lớn ở các chỗ nhắc đến dạng đơn.
70. Theo KT 102/ 14, Khyentse Wangpo hướng dẫn Nyagla Sogyal rằng hành giả cũng có thể quán tưởng những chữ và ánh sáng của chúng trong màu trắng.
71. Theo dòng truyền Dodrupchen, KZ 507/ 13, và TS 141b/ 1: bà màu đỏ, không che đậy, với một trống tay trong tay phải và một dao cong trong tay trái. Theo NLS 15a/ 5 và KT 122/ 4: giống như Vajrayogini, bà trần trụi trong màu đỏ, đứng trên một hoa sen, mặt trời, và ngai tử thi, với trang sức bằng xương, cầm một lưỡi dao cong trong tay phải, chén sọ đầy máu trong tay trái, và một chĩa ba tại khuỷu tay trái.
72. Về chi tiết, đọc chương 9 của sách này.
73. Xem chương 11 của sách này về ý nghĩa của bài nguyện này.
74. Xem chương 13 của sách này về ý nghĩa của mantra này.
75. Xem chương 12 của sách này về sự giải thích việc tiếp nhận bốn quán đảnh.
76. Xem KZZ 189a/ 5 và chương 12 của sách này.
77. Tập hội (Tshogs ‘Khor) bao gồm Rigdzins (Phạn, Vidyadhara), Siddhas, Pawos (Phạn Dakas, Anh hùng), và Khadromas (Phạn, Dakini).
78. AH KA SA MA RA TSA SHA TA RA SA MA RA YA PHAT.
79. Xem chương 8 của sách này hoặc HTT về chi tiết.
80. Tạng, dPa’ Bo, Phạn Daka (nam) và Tạng, mKha’ ‘Gro, Phạn Dakini (nữ) các hiền triết và bổn tôn.
81. Những chắc chắn tuyệt đối của nơi chốn, vị thầy, đệ tử, giáo lý, và thời gian.
82. Dang Ba’i Dad Pa: niềm tin tẩy sạch tâm. ‘Dod Pa’i Dad Pa: niềm tin gợi cảm hứng sùng kính để hoàn tất thành tựu như đối tượng niềm tin của họ. Yid Ch’es Kyi Dad Pa: niềm tin phát sinh hoàn toàn tự tin nơi đối tượng của niềm tin.
83. Sems Nyid: bản tánh tối thượng và bản tánh cốt tủy của tâm, về Sems (tâm thức) là cách lừa gạt. Trong bản văn này, Tâm với chữ T hoa biểu hiện cho Sems Nyid.
84. Trí tuệ bổn nguyên của lãnh vực tối thượng, trí tuệ bổn nguyên như gương, trí tuệ bổn nguyên của bình đẳng, trí tuệ bổn nguyên của phân biệt, và trí tuệ bổn nguyên hoàn toàn thành tựu.
85. Ngo Bo được phiên dịch ở đây như “tinh chất”. Nói chung, Ngo Bo, Thig Le của ánh sáng, và Thig Le (tinh dịch) của thân vật chất, tất cả có thể phiên dịch là “tinh chất” và do đó nó là sự nhầm lẫn. Nên trong bản văn này tôi phiên dịch Ngo Bo như “tinh chất”, Thig Le của thân vật chất trong giai đoạn hoàn thiện là “tinh túy”, và Thig Le của ánh sáng của Thogal là “thig-le”.
86. “Cầu mong con nhận ra” là ý nghĩa của “Xin đến đây” trong bài nguyện. Một trích dẫn hiện nay từ Pramanavarttika trong bản văn của Ngài Mipam Rinpoche, Shegs (“đến”) có ý nghĩa của “sự nhận biết” (rTogs).
87. Sự bất khả phân của Ngo Bo và Rang bZhin, sTong Pa và gSal Ba, Ch’os sKu và Longs sKu, Guru và Padma.
88. Thân, khẩu, ý, và trí tuệ vajra bổn nguyên của chư Phật.
89. KZZ 199a/ 4.
90. Chủ yếu dựa căn bản trên SCI: 85a/ 6 và 83a/ 5.
91. KZZ 199b/ 3.
92. Dựa căn bản trên NS và DD
93. Dựa căn bản trên DD 58a.
94. KZZ 199a/ 5.
95. KZZ 199b/ 1.
96. KZZ 199b/ 2.
97. KZZ 199b/ 4.
98. TS 152b/ 5 và KT 140/ 2.
99. Theo KZ và TS. Không luôn chắc rằng tất cả hình ảnh của Guru Rinpoche có cùng trang phục như đã nhắc đến ở đây, với một số bản văn không có áo choàng đỏ.
100. RD 244a/ 6.
101. KDD 27b/ 4. 

GIẢI THÍCH NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT CỦA CÁC TÁC PHẨM ĐÃ TRÍCH DẪN

BG Bla Ma’i dGongs rGyan, Lushul Khenpo Konchog Dronme (1859 – 1936).
BM Phật Tâm: Một Hợp Tuyển Các Bài Viết Về Dzogpa Chenpo của Ngài Longchen Rabjam, Tulku Thondup Rinpoche (Ithaca: Nhà xuất bản Snow Lion 1989).
BN Zab Ch’os Zhi Khro dGongs Pa Rang Grol Las, Bar Do’i sMon Lam rNam gSum, được phát hiện như Ter bởi Ngài Karma Lingpa (thế kỷ thứ mười bốn).
BP Byang Ch’ub Sems dPa’i sPyod Pa La ‘Jug Pa, Shantideva (thế kỷ thứ bảy). Tu viện Dodrup Chen, Tây Tạng, bản sao bản khắc gỗ.
CD ‘Phags Pa Ch’os Thams Chad Yang Dag Par sDud Pa, Kanjur, Dege xuất bản, mDo sDe, quyển Zha, f. 1a-99b.
DC sDzogs Ch’en (Thor Bu), Jigme Tenpe Nyima.
DD dPal gSang Ba’i sNying Po’i rGyud Kyi Don Rin Ch’en mDzod Kyi lDe’u Mig, Jigme Tenpe Nyima (1865 – 1926). Dodrupchen Sungbum, quyển 1. Được xuất bản bởi Dodrupchen, Ấn Độ.
DM Bar Do sPyi’I Don Dran Pa’i Me Long, Natsog Rangtrol (1608 - ?) Bản dịch tiếng Anh: Tấm Gương của sự Tỉnh Thức, Tsele Natsog Rangdrol, Erik Pema Kunsang phiên dịch (Boston & Shaftesbury: Nhà xuất bản Shambala, 1989).
DN Rang bZhin rDzogs Pa Ch’en Po Lam Gyi Ch’a Lag sDom gSum rNam Par nges Pa, Pema Wangi Gyalpo (1487 – 1542) Ngài Khamtrul Rinpoche xuất bản, Ấn Độ.
DPM Gangs Chan Bod Ch’en Po’i rGyal Rabs ‘Dus gSal Du bKod Pa sNgon Med Dvang Shel ‘Phrul Gyi Me Long, từ các tác phẩm sưu tập và phát hiện của H.H. Bdud-‘Joms Rin-Po-Che ‘Jigs-Bral-Ye-Se-Rdo-Rje. Quyển 3. Ngài Dupjung Lama xuất bản, Dheli, 1978.
EL Cuộc Sống Giác Ngộ, Tulku Thondup phiên dịch (Boston & London: Nhà xuất bản Shambala, 1990).
GG Bar Do’i sMon Lma dGongs gChig rGya mTsho, Khyentse’i Ozer (Jigme Lingpa, 1729 – 1798). Nyingthig Tsa Pod, quyển 2, Ngài Dilgo Khyentse Rinpoche xuất bản, Ấn Độ.
GN Grub Thob brGya Chu rTsa bZhi’i rNam Thar, Mijigpa Jinpapal Tenjur, Narthang xuất bản, rGyud ‘Grel, f. 1 – 64.
GR ‘Phags Pa rGya Ch’er Rol Ba, Kanjur, Dege xuất bản, mDo sDe, quyển Kha.
HTT Các Giáo Lý Ẩn Giấu của Tây Tạng , Tulku Thondup Rinpoche (London: Nhà xuất bản Trí tuệ, 1986).
KD Kyai rDo rJe Zhes Bya Ba rGyud Kyi rGyal Po [brTags Pa gNyis Pa]. rGyud Kyi rGyal Po [brTags Pa gNyis Pa]. Kanjur, Dege xuất bản, rGyud, quyển Nga, f. 1a – 29a.
KDD Dri Ba Lan Du Phul Ba sKal bZang dGa’ Byed bDud rTsi’i ‘Dod ‘jo, Tsele Natshog Rangtrol, bản khắc gỗ Tây Tạng.
KDN Klong Ch’en sNying Thig Gi sNgon ‘Gro’i Khrid Yig Dran Pa Nyer bZhag, Jigme Lingpa, Nyingthig Tsa Pod, quyển 3, Ngài Dilgo Khyentse Rinpoche xuất bản, Ấn Độ.
KNR sNga’ ‘Gyur Ch’os Kyi Byung Ba mKhas Pa dGa’ Byed Ngo mTshar gTam Gyi Rol mTsho, Ngawang Lodro (Guru Trashi; hoàn tất năm 1873). Xuất bản bởi Mirig Petrunkhang.
KT sNgon ‘Gro Kun Las bTus Pa, Yukhog Chatralwa Choying Rangtrol (d. 1952/ 3). Xuất bản bởi Sonam Nyima, Serta, Kham, Tây Tạng.
KZ rDzogs Pa Ch’en Po Klong Ch’en sNying Thig Gi sNgon ‘Gro’i Khrid Yig Kun bZang Bla Ma’i Zhal Lung, Orgyen Jigme Chokyi Wangpo (Paltul, 1808 – 1887). Xuất bản bởi Sithron Mirig Petrunkhang.
KZM sKu gSum Zhing Khams sByong Ba’i gSol ‘Debs sMon Lam, Khyentse’i Ozer (Jigme Lingpa). Nyingthig Tsa Pod, quyển 2. xuất bản bởi Dilgo Khyentse Rinpoche, Ấn Độ.
KZZ Klong Ch’en sNying Thig Gi sNgon ‘Gro’i Khrid Yig Kun bZang Bla Ma’i Zhal Lung Gi Zin Bris, Ngawang Palzang (Khenpo Ngagchug, 1879 – 1941). Bản sao khắc gỗ Tây Tạng.
LST Yon Tan Rin Po Che’ e’i mDzod Kyi dKa’ gNad rDo rJe’i rGya mDud ‘Grol Byed Legs bShad gSer Gyi Thur Ma, (Sogpo) Tentar Lharampa (1759 -- ?). xuất bản bởi Jamyang (Dilgo) Khyentse, Ấn Độ.
NCC gZhi Khregs Ch;od Kyi Zin Bris sNyan brGyud Ch’u Bo’i bChud ‘Dus, Padma Ledrel Tsal (Khenpo Ngagchug). Bản viết tay.
NG Las ‘Phro gTer brGyud Kyi rNam bShad Ngo mTshar rGya mTsho, Jigme Tenpe Nyima.
NL Klong Ch’en sNying Thig Gi sNgon ‘Gro rNam mKhyen Lam bZang, Jigme Lingpa, soạn thảo bởi Jigme Thrinle Ozer (1745 – 1821). Doncha sưu tập. Xuấb bản bởi Dodrupchen Rinpoche, Ấn Độ.
NLS Klong Ch’en sNying Thig Gi sNgon ‘Gro rNam mKhyen Lam bZang gSal Byed, Khyentse Wangpo (1820 – 1892). Từ sưu tập của Doncha Nyingthig. Xuất bản bởi Dodrupchen Rinpoche, Ấn Độ.
NS Yon Tan Rin Po Ch’e’i mDzod Las ‘Bras Bu’i Theg Pa’i rGya Ch’er ‘Grel rNam-mKhyen Shing rTa, Jigme Lingpa, Adzom xuất bản, in lại bởi Dodrupchen Rinpoche, Ấn Độ.
PM ‘Pho Ba Ma bsGom Sangs rGyas, Jigme Lingpa. Nyingthig Tsa Pod, quyển 3. Xuất bản bởi Dilgo Khyentse Rinpoche, Ấn Độ.
RD ‘Dul Ba’i Gleng gZhi Rin Po Che’e’i mDzod, Gedrundrub, Dalai Lama đệ nhất. (Dehli, Ấn Độ: 1970) Neychung & Lhakar.
SC Sems Nyid Ngal gSo’i ‘Grel Ba Shing rTa Ch’en Po, Longchen Rabjam (1308 – 1363). Adzom xuất bản, Ngài Dodrupchen Rinpoche in lại, Ấn Độ.
SG Shes Bya Kun Khyab ‘Grel Ba Legs bShad Yongs ‘Dud Shes Bya mTha’ Yas Pa’i rGya mTsho, Yonten Gyatso (Kongtrul, 1813 – 1899). 3 quyển. Xuất bản bởi Mirig Petrunkhang.
SGG gSangs rNgags Lam Rim ‘Grel Ba Sangs rGyas gNyis Pa’i dGong Pa’i rGyan, Rigdzin Gyurme Tsewang Chogdrub. Dar-rtse-mdo, bản sao bản khắc gỗ, in lại bởi Padma-chos-ldan, Leh, 1972.
TRA Nghệ Thuật của Tôn Giáo Tây Tạng, Loden Sherab Dagyab. (Wiesbaden: Otto Harrassowitz, 1977).
TRD Theg mCh’og Rin Po Ch’e’i mDzod, Longchen Rabjam. Adzom xuất bản, Ngài Dodrupchen in lại, Ấn Độ.
TS Klong Ch’en sNyng Thig Gi sNgon ‘Gro’i Khrid Yig Thar Lam gSal Byed sGron Me, Drodul Pawo Dorje (Adzom Drugpa, 1842 – 1924). Bản sao bản khắc gỗ từ Kham, Tây Tạng.
TY gTum Mo’i ‘Bar ‘Dzag Yig Ch’ung, Jigme Lingpa. Nyingthig Tsa Pod, quyển 3. xuất bản bởi Dilgo Khyentse Rinpoche, Ấn Độ.
YD Yon Tan Rin Po Ch’e’i mDzod dGa’ Ba’i Ch’ar, Jigme Lingpa. Adzom xuất bản, được in lại bởi Dodrupchen Rinpoche, Ấn Độ.
YG Lam Rim Ye Shes sNying Po’i ‘Grel Ba Ye Shes sNang Ba Rab Tu rGyas Pa, Lodro Thaye (Kongtrul, 1813 – 1899). Terdzo sưu tập.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/01/2015(Xem: 5090)
Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo dưới cội bồ đề, thời gian đầu Ngài chần chờ không muốn truyền bá giáo pháp. Đến khi chư Thiên xuống đảnh lễ, cầu xin Ngài nên vì chúng sanh mà lập bày phương tiện giáo hóa. Lúc trước đọc sử tới đoạn này tôi hơi ngạc nhiên. Vì Đức Phật phát thệ nguyện lớn, thị hiện nơi đời để độ chúng sanh, sao bây giờ thành Phật rồi, Ngài không chịu đi truyền bá Chánh pháp, đợi năn nỉ mới chịu thuyết pháp.
15/01/2015(Xem: 11718)
Con xin thành kính đảnh lễ và tri ân: -Đức Đạt Lai Lạt Ma,và Hòa Thượng Lhakor cùng Thư Viện Tây Tạng đã hoan hỷ cho phép con được chuyển dịch nguyên tác “The Way to Freedom” từ Anh Ngữ sang Việt Ngữ.
05/01/2015(Xem: 16540)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
22/11/2014(Xem: 23160)
Có người khách mang đến cho tôi một gói quà. Bên trong là hai quyển sách: Đất nước Cực lạc, Ánh sáng và bóng tối. Tác giả: Liên Hoa Bảo Tịnh. Khoảng thời gian sau này, tôi có rất ít điều kiện để đọc thêm được những sách mới, nên không ngạc nhiên nhiều lắm với tác giả lạ. Dẫu sao, trong tình cảnh ấy mà được đọc những sách lạ, nhất là được gởi từ phương trời xa lạ, thì cũng thật là thú vị. Rồi càng đọc càng thú vị. Một phần vì có những kiến giải bất ngờ của tác giả, về những điểm giáo lý mà mình rất quen thuộc. Quen thuộc từ khi còn là một tiểu sa-di. Nhưng phần khác, thú vị hơn, khi biết rằng Liên Hoa Bảo Tịnh cũng là Đức Hạnh – đó là chú XUÂN KÝ, một thời ở Già-lam cùng với chú Sỹ.
20/10/2014(Xem: 27340)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ và những khai triển của Trung Hoa. Người Ấn vốn có thái độ coi thường lịch sử; “bởi vì chư thiên yêu thương cái gì tăm tối”*, họ đẩy tất cả những gì xảy ra lui vào bóng tối mịt mù của thần thoại. Riêng Phật tử Ấn cổ thời, với lý tưởng cứu cánh là Niết Bàn, mọi biến cố lịch sử cũng không bận tâm cho lắm. Ngược lại, người Trung Hoa có thái độ lịch sử một cách xác thiết.
18/08/2014(Xem: 51450)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay. Thật vậy tư tưởng của Ngài có thể biểu trưng cho toàn thể lòng từ bi và trí tuệ Phật Giáo trên một hành tinh mà con người dường như đã mất hết định hướng. Các sự xung đột không hề chấm dứt, con người bóc lột con người, giết hại muôn thú và tàn phá thiên nhiên. Phật giáo thường được coi như là một tín ngưỡng nhưng những lời khuyên của Đức Đạt-lai Lạt-ma trong quyển sách này vượt lên trên khuôn khổ hạn hẹp của một tôn giáo: - "Mỗi khi phải đề cập đến các vấn đề tâm linh thì không nhất thiết là tôi buộc phải nói đến các vấn đề liên quan đến tôn giáo (câu 87).
16/06/2014(Xem: 14288)
Tam quy và Ngũ giới là nền tảng xây dựng đạo đức nhân bản vững chắc trong tiến trình tu tập tiến đến Phật quả của người Phật tử. Bất cứ ai muốn trở thành một người Phật tử chơn chánh, điều kiện trước tiên là phải quy y Tam bảo và thọ trì năm giới cấm. Đây là cánh cửa khai thông đầu tiên để người Phật tử bước chân vào đạo Phật. Muốn thực tập con đường "Hiểu" và "Thương" cho có hiệu quả thiết thực, thiết nghĩ, ngoài con đường "Tam quy và Ngũ giới" ra, hẳn là không có con đường nào khác để chúng ta chọn lựa. Có hiểu và thương thì chúng ta mới có thể tiến đến xây dựng hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội. Là con người không ai lại không muốn đời mình luôn được an vui và hạnh phúc. Không ai muốn đời mình phải chịu nhiều đắng cay hệ lụy đau khổ bao giờ. Sự chọn lựa một lối đi cho thích hợp với đời sống tâm linh của mình thật hết sức quan trọng.
21/01/2014(Xem: 17696)
Đọc bản dịch Cảnh Đức Truyền Đăng Lục của anh Lý Việt Dũng, tôi không khỏi thán phục khi biết sức khỏe anh rất kém mà vẫn phấn đấu kiên trì để hoàn thành dịch phẩm khó khăn này một cách đầy đủ chứ không lược dịch như ý định ban đầu.
21/12/2013(Xem: 6484)
Đây là danh từ Phật học nên không thể tìm thấy trong những từ điển thông thường thuộc các ngành khoa học tự nhiên hay cũng không thể tìm thấy trong các từ điển thuộc về khoa học xã hội, Kinh tế , văn học, triết học, tôn giáo học… Trong tự điển tiếng Việt của Viện Khoa Học Xã Hội và Viện Ngôn Ngữ Học Việt Nam vẫn không tìm thấy từ nầy.
20/12/2013(Xem: 29767)
THIỀN, được định nghĩa, là sự tập-trung Tâm, chú ý vào một đối tượng mà không suy nghĩ về một vấn đề nào khác. Tôi chia THIỀN làm hai loại, Thiền giác ngộ (Meditation for Enlightenment) và Thiền sức khỏe (Meditation for Health). Tập sách nầy chỉ bàn về Thiền sức khỏe mà thôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567