Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Phải Chăng Phật Giáo Là Một Tôn Giáo?

14/12/201016:24(Xem: 5683)
3. Phải Chăng Phật Giáo Là Một Tôn Giáo?

PHẢI CHĂNG PHẬT GIÁO LÀ MỘT

TÔN GIÁO?

Phật Giáo không phải là một tôn giáo theo cái nghĩa mà danh từ này thông thường được hiểu, vì nó không phải là “một hệ thốngtín ngưỡng và lễ bái, dựa vào sự trung thành đối với một đấng siêu nhiên”.

Phật Giáo không đòi hỏi người tín đồ tin một cách mù quáng. Ở đây không phải chỉ có tin tưởng suông, nhưng đức tin cần được xây dựng trên sự hiểu biết (lý trí), mà danh từ Pali gọi là Saddha. Người tín đồ tin ở đức Phật cũng giống như bệnh nhận tin vào toa thuốc của bác sĩ, hay người học trò tin nơi thầy giáo. Người Phật tử quy y theo Phật, vì Ngài đã chứng ngộ được cái Ðạo Giải thoát.

Người Phật tử không quy y Phật với hy vọng rằng họ sẽđược cứu rỗi bởi sự thanh tịnh của cá nhân Ngài. Ðức Phật không ban choai một sự bảo đảm như thế. Quyền lực của đức Phật không thể diệt trừ hết được tội lỗi của kẻ khác. Không ai có thể làm cho người khác thanh tịnh hay nhiễm ô.

Ðức Phật, như bậc Thầy dạy chúng ta, nhưng chính ta trực tiếp chịu trách nhiệm về hành động làm cho ta trong sạch. Mặc dù người Phật tử quy y đức Phật, nhưng họ không chấp nhận một sự hàng phục nào. Họ cũng không hy sinh quyền tự do tư tưởng để trở thành đệ tử của Ngài. Mà họ có thể thực hiện ước muốn tự do và phát triển trí tuệ của họcho đến trình độ tự mình chứng đắc Phật quả.

Ðiểm căn bản của Phật giáo là hiểu biết theo lý trí, hay gọi theo danh từ khác, là Samma-Dithi (Chánh Kiến).

Ðối với những người đi tìm chân lý, đức Phật đã dạy như sau: “Chớ vội tin vào điều nghe người ta nói lại - (chẳng hạn nghĩ rằng đó là điều chúng ta đã nghe từ lâu). Chớ vội tin vào tập quán - (như cho rằng điều ấy đã được truyền lại từ nhiều thế hệ). Ðừng tin vào lời đồn đãi - (như tin đó là điều người ta nói mà không chịu tìm hiểu). Ðừng tin bất cứ điều gì vì nó được ghi chép ở kinh sách. Ðừng tin vào điều ức thuyết. Ðừng tin vào điều suy luận. Ðừng tin vào bất cứ điều gì,vì cho rằng nó có lý. Ðừng tin vào điều mà mình đã có định kiến từ trước. Cũng đừng nên tin vào điều gì chỉ vì thấy nó có thể chấp nhận được - (như nghĩ rằng người phát ngôn điều ấy là có đạo đức, nên lời nóicủa họ đáng nghe theo). Cũng đừng nên tin vào điều gì bởi nghĩ rằng đó là bậc tu sĩ chúng ta kính trọng (cho nên lời nói của họ đáng chấp nhận).

“Nhưng khi các con tự mình hiểu biết rằng - những điều này là bất thiện, những điều này là đáng chê trách, những điều này các vị hiền đức chỉ trích; những điều này, khi hành động và thực hiện, dẫn đến sự hủy diệt và đau khổ - thì hẵn các con không nên làm.

“Khi các con tự mình hiểu biết rằng - những điều này là thiện, những điều này không đáng chê trách, những điều này được bậc thiện tri thức tán dương, những điều này khi hành động và thực hiện, sẽ dẫn đến an vui, hạnh phúc - thì hẳn các con nên làm theo”.

Những lời dạy cao siêu này của đức Phật vẫn còn duy trì được hiệu năng và tinh hoa căn bản của nó. Mặc dù không chấp nhận đức tin mù quáng, và như vậy phải chăng không có sự lễ bái tượng Phật v.v... trong Phật giáo?

Người Phật tử không kính lễ trước pho tượng để mong cầu một sự ban ân vật chất hay tinh thần, nhưng họ nhằm bày tỏ lòng tôn kính đối với đức Phật mà hình ảnh đó tượng trưng.

Một Phật tử hiểu biết, khi dâng bông và cúng hương trước môt hình tượng, họ có ý tưởng như đang đứng trước đức Phật còn sống; do đó, họ nhận được sự truyền cảm từ nhân cách cao cả của Ngài, vàhấp thụ sâu xa đức tánh từ bi vô biên nơi đức Phật. Họ cố gắng noi theođức hạnh cao quý của Ngài.

Cây Bồ Ðề (Bodhi) cũng là một biểu tượng của sự Giác Ngộ. Những đối tượng tôn kính bên ngoài này không hẳn tuyệt đối cần thiết, nhưng rất hữu ích vì chúng giúp cho hành giả có được định tâm. Người trí thức (thuần thục) khỏi cần đến các hình tượng đó, vì họ có thểdễ dàng tập trung tư tưởng và hình dung đức Phật.

Vì lợi ích cho chính mình, và tỏ bày lòng tri ân, chúng ta kính lễ đức Phật; nhưng điều đức Phật mong muốn nơi các đệ tử, không phải là sự phục tòng mà chính là việc thực hành nghiêm chỉnh giáo pháp của Ngài. Ðức Phật dạy: “Người tôn kính Như Lai nhứt, là người thựchành lời dạy của Như Lai đúng nhất”, hay “Người nào nhìn thấy Giáo Pháp (Dhamma) là thấy Như Lai”.

Tuy nhiên, khi đề cập đến các pho tượng, Count Kaiserling ghi nhận: “Tôi thấy ở thế gian này, không có cái gì vĩ đại hơn hình tượng của đức Phật. Ðó là hiện thân sự toàn hảo tuyệt đối của tinh thần trong thế giới hữu hình”.

Hơn nữa, tưởng nên biết rằng, không có sự lễ bái để thỉnh cầu hay van xin trong Phật Giáo. Dù chúng ta có cầu nguyện nhiều nơi đức Phật, chúng ta vẫn không được cứu giúp. Ðức Phật không ban ân huệ gì cho người cầu nguyện. Thay vì tụng kinh cầu nguyện, người Phật tửnên hành thiền để tự kiểm soát mình, giữ tâm thanh tịnh và giác ngộ. Thiền định không phải là việc ngồi yên mơ màng hay giữ tâm hồn trống rỗng. Nó là một sự cố gắng tích cực. Thiền định là liều thuốc cho cả tâmlẫn trí. Ðức Phật không những chỉ dạy chúng ta về điều vô ích của sự cầu nguyện mà Ngài cũng chỉ trích sự nô lệ tinh thần. Người Phật tử không nên cầu nguyện để mong được cứu rỗi, mà cần nương tựa ở chính mìnhđể đạt đến tự do (giải thoát).

“Cầu nguyện mang đặc tính của sự giao thiệp riêng tư,mặc cả ích kỷ với Thần linh. Nó nhằm tìm kiếm cho mục đích của những tham vọng thế gian và ngọn lửa ái dục của bản ngã. Thiền định, trái lại,là sự tự cải đổi” (Sri Radhakrishnan)

Không như phần lớn các tôn giáo khác, Phật Giáo khôngtin có một đấng Thượng Ðế toàn năng, phải phục tòng và sợ hãi. Ðức Phậtphủ nhận một đấng thống trị vũ trụ, toàn trí và hiện hữu khắp nơi. Trong Phật Giáo, cũng không có tính cách thần khải hay thiên sứ. Cho nên, người Phật tử khônguỵ luỵ khuất phục trước bất cứ một quyền lực siêu nhiên nào có thể độc quyền thưởng phạt, và khống chế vận mạng của họ. Vì Phật tử không tin ở sự thiên khải của thần linh, cho nên Phật Giáo không chủ trương độc quyền chơn lý, và không đả kích bất cứ tôn giáo nào khác. Nhưng Phật Giáo thừa nhận năng lực khả hữu vô hạn của conngười và dạy rằng con người có thể đạt đến sự giải thoát mọi khổ đau bằng nỗ lực của chính mình mà không cần đến sự giúp đỡ của thần linh haycác tu sĩ thiền định.

Cho nên, một cách chính xác, không thể gọi Phật Giáo như một tôn giáo, bởi vì nó không phải là một hệ thống tín ngưỡng và lễ bái, cũng không phải là “hành động hay hình thức biểu hiện ra ngoài cho thấy con người chấp nhận sự hiện hữu của một đấng Thượng Ðế hay các thầnlinh có quyền năng định đoạt vận mạng của họ, và họ phải vâng theo, phục vụ và tôn kính”.

Nếu tôn giáo là “giáo lý nhìn vào cuộc sống sâu xa hơn sự hời hợt bên ngoài, giáo lý nhìn ngay vào bên trong đời sống chứ không phải chỉ trên bề mặt, giáo lý cung ứng cho con người sự hướng dẫn đạo đức, phù hợp với cái nhìn vào nội tâm ấy, giáo lý giúp con người sự chú ý có thể đương đầu dũng cảm với cuộc sống và trực diện cái chết một cách bình tĩnh” (Bhikkhu Silacara) (21) hay một hệ thống giúp con người giải thoát mọi phiền não của thế gian, thì chắc chắn Phật giáo là tôn giáo của các tôn giáo.

is it a religion?
It is neither a religion in the sense in whichthat word is commonly understood, for it is not "a system of faith and worship owing any allegiance to a supernatural being".
Buddhism does not demand blind faith from its adherents. Here mere belief is dethroned and is substituted by confidence based on knowledge, which, in Pali, is known as Saddha. The confidence placed by a follower on the Buddha is like that of a sick person in a noted physician, or a student in his teacher. A Buddhist seeks refuge in the Buddha because it was He who discovered the Path of Deliverance.
A Buddhist does not seek refuge in the Buddhawith the hope that he will be saved by His personal purification. The Buddha gives no such guarantee. It is not within the power of a Buddha to wash away the impurities of others. One could neither purify nor defile another.
The Buddha, as Teacher, instructs us, but we ourselves are directly responsible for our purification. Although a Buddhist seeks refuge in the Buddha, he does not make any self-surrender. Nor does a Buddhist sacrifice his freedom of thought by becoming a follower of the Buddha. He can exercise his own free will anddevelop his knowledge even to the extent of becoming a Buddha himself.
The starting point of Buddhism is reasoning or understanding, or, in other words, Samma-Ditthi.
To the seekers of truth the Buddha says: ”Do not accept anything on (mere) hearsay - (i.e. thinking that thus have weheard it from a long time). Do not accept anything by mere tradition - (i.e. thinking that it has thus been handed down through many generations). Do not accept anything on account of mere rumors - (i.e. by believing what others say without any investigation). Do not accept anything just because it accords with your scriptures. Do not accept anything by mere supposition. Do not accept anything by mere inference. Do not accept anything by merely considering the reasons. Do not accept anything merely because it agrees with your pre-conceived notions. Do not accept anything merely because it seems acceptable - (i.e. thinking that as the speaker seems to be a good person his word should be accepted). Do not accept anything thinking that the ascetic is respectedby us (therefore it is right to accept his word).
"But when you know for yourselves - these things are immoral, these things are blameworthy, these things are censured by the wise, these things, when performed and undertaken, conduce to ruin and sorrow – then indeed do you reject them.
"When you know for yourselves - these things are moral, these things are blameless, these things are praised by the wise, these things, when performed and undertaken, conduce to well-beingand happiness - then do you live acting accordingly".
These inspiring words of the Buddha still retain their original force and freshness. Though there is no blind faith, one might argue whether there is no worshipping of images etc. inBuddhism.
Buddhists do not worship an image expecting worldly or spiritual favours, but pay their reverence to what it represents.
An understanding Buddhist, in offering flowersand incense to an image, designedly makes himself feel that he is in the presence of the living Buddha and thereby gains inspiration from Hisnoble personality and breathes deep His boundless compassion. He tries to follow His noble example.
The Bo-tree is also a symbol of Enlightenment.These external objects of reverence are not absolutely necessary, but they are useful as they tend to concentrate one's attention. An intellectual person could dispense with them as he could easily focus his attention and visualize the Buddha.
For our own good, and out of gratitude, we paysuch external respect but what the Buddha expects from His disciples isnot so much obeisance as the actual observance of His Teachings. The Buddha says - "He honors me best who practices my teaching best". "He who sees the Dhamma sees me".
With regard to images, however, Count Kaiserling remarks - "I see nothing grander in this world than the image of the Buddha. It is an absolutely perfect embodiment of spirituality in the visible domain".
Furthermore, it must be mentioned that there are no petitional or intercessory prayers in Buddhism. However much we may pray to the Buddha we cannot be saved. The Buddha does not grant favors to those who pray to Him. Instead of petitional prayers there is meditation that leads to self-control, purification and enlightenment. Meditation is neither a silent reverie nor keeping the mind blank. It isan active striving. It serves as a tonic both to the heart and the mind. The Buddha not only speaks of the futility of offering prayers butalso disparages a slave mentality. A Buddhist should not pray to be saved, but should rely on himself and win his freedom.
"Prayers take the character of private communications, selfish bargaining with God. It seeks for objects of earthly ambitions and inflames the sense of self. Meditation on the other hand is self-change". (Sri Radhakrishna)
In Buddhism there is not, as in most other religions, an almighty God to be obeyed and feared. The Buddha does not believe in a cosmic potentate, omniscient and omnipresent.
In Buddhism there are no divine revelations or divine messengers. A Buddhist is, therefore, not subservient to any higher supernatural power which controls his destinies and which arbitrarily rewards and punishes. Since Buddhists do not believe in revelations of a divine being. Buddhism does not claim the monopoly of truth and does not condemn any other religion. But Buddhism recognizes the infinite latent possibilities of man and teaches that man can gain deliverance from suffering by his own efforts independent of divine helpor mediating priests.
Buddhism cannot, therefore, strictly be calleda religion because it is neither a system of faith and worship, not "the outward act of form by which men indicate their recognition of the existence of a God or gods having power over their own destiny to whom obedience, service, and honor are due".
If, by religion, is meant "a teaching which takes a view of life that is more than superficial, a teaching which looks into life and not merely at it, a teaching which furnishes men with a guide to conduct that is in accord with this its in-look, a teaching, which enables those who give it heed to face life with fortitude and death with serenity" (Bhikkhu Silacara), or a system to get rid of the ills of life, then it is certainly a religion of religions.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2023(Xem: 756)
Rồi tôi đi sâu vào vườn trầm, đi mãi vào ...rừng trầm để mong tìm những cây trầm đại thụ, và tôi đã gặp bao cao Tăng tu hành tại đây, không chỉ các sư tại Âu Châu mà còn từ Hoa Kỳ, Úc, Canada ...nữa cơ. Các vị đã trao cho tôi bao trầm hương qua lời giảng của quí Sư dựa theo lời dạy của Đức Phật. Những thỏi trầm quí mang tên: Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Bát Nhã, Phổ Môn, Chú Đại Bi, Thập Chú, Thần Chú..v.v..và.v.v.Ôi, nhiều lắm, rồi với thời gian, nếu thành tâm trân quí và nắm giữ những thỏi trầm, thì hương trầm của nó cũng ít nhiều tỏa hương thơm ngát đánh bạt những sú uế mà bụi đời đã phủ lên người chúng ta.
15/03/2023(Xem: 3846)
Từ khi con người bắt đầu quy tụ sống thành nhóm, thành đoàn, và sau này phát triển đông đảo thành cộng đồng, xã hội, quốc gia, người ta đã biết tổ chức phân quyền, đưa ra những nguyên tắc luật lệ chung để mọi người dân sống trong cộng đồng quốc gia phải tuân theo. Những ai phạm tội phá rối trị an sẽ bị đem ra xét xử và trừng phạt theo nội quy luật lệ của quốc gia nơi họ cư ngụ. Có như thế thì mọi sinh hoạt trong cộng đồng xã hội mới giữ được trật tự, đời sống cá nhân mới được bảo đảm an toàn.
23/09/2022(Xem: 2195)
Giáo lý Bốn thánh đế là giáo pháp quan trọng nhất của những người học và tu tập theo lời dạy của Đức Phật. Cho dù chúng ta thuộc truyền thống Nguyên Thuỷ hay truyền thống Đại Thừa cũng đều tu học từ nền tảng giáo pháp này. Trong Bốn thánh đế thì đạo thánh đế gồm 37 pháp và thường được gọi là 37 phẩm trợ đạo. Trong đó thì Bát chánh đạo là căn bản nhất vì “Bát chánh đạo gồm có hữu lậu và vô lậu” (Trong Tạp A-hàm, Kinh Quảng Thuyết Bát Thánh Đạo, số 785 và Trong kinh Trung Bộ III, Đại Kinh bốn mươi, do Hòa thượng Minh Châu dịch).
17/11/2021(Xem: 19919)
Nghiệp, phổ thông được hiểu là quy luật nhân quả. Nhân quả cũng chỉ là mối quan hệ về tồn tại và tác dụng của các hiện tượng tâm và vật trong phạm vi thường nghiệm. Lý tính của tất cả mọi tồn tại được Phật chỉ điểm là lý tính duyên khởi.266F[1] Lý tính duyên khởi được nhận thức trên hai trình độ khác nhau. Trong trình độ thông tục của nhận thức thường nghiệm, quan hệ duyên khởi là quan hệ nhân quả. Chân lý của thực tại trong trình độ này được gọi là tục đế, nó có tính quy ước, lệ thuộc mô hình cấu trúc của các căn hay quan năng nhận thức. Nhận thức về sự vật và môi trường chung quanh chắc chắn loài người không giống loài vật. Trong loài người, bối cảnh thiên nhiên và xã hội tạo thành những truyền thống tư duy khác nhau, rồi những dị biệt này dẫn đến chiến tranh tôn giáo.
13/11/2021(Xem: 10333)
“Bát Thánh Đạo” là phương pháp tu hành chơn chánh cao thượng đúng theo qui tắc Phật giáo mà đức Thế Tôn đã có lời ngợi khen là quí trọng hơn tất cả con đường tu hành, là con đường không thẳng cũng không dùn, không tham vui cũng không khắc khổ, vừa thành tựu các điều lợi ích đầy đủ đến hành giả, hiệp theo trình độ của mọi người. Cho nên cũng gọi là “TRUNG ĐẠO” (Majjhimapaṭipadā) là con đường giữa. Ví như đàn mà người lên dây vừa thẳng, khải nghe tiếng thanh tao, làm cho thính giả nghe đều thỏa thích. Vì thế, khi hành giả đã thực hành đầy đủ theo “pháp trung đạo” thì sẽ đạt đến bậc tối thượng hoặc chứng đạo quả trong Phật pháp không sai. Nếu duyên phần chưa đến kỳ, cũng được điều lợi ích là sự yên vui xác thật trong thân tâm, từ kiếp hiện tại và kết được duyên lành trong các kiếp vị lai. Tôi soạn, dịch pháp “Bát Thánh Đạo” này để giúp ích cho hàng Phật tử nương nhờ trau dồi trí nhớ và sự biết mình. Những hành giả đã có lòng chán nản trong sự luân hồi, muốn dứt trừ phiền não, để
03/09/2021(Xem: 5651)
Có những người làm gì cũng hay, viết gì cũng hay. Tôi luôn luôn kinh ngạc về những người như vậy. Họ như dường lúc nào cũng chỉ ra một thế giới rất mới, mà người đời thường như tôi có ngó hoài cũng không dễ thấy ra. Đỗ Hồng Ngọc là một người như thế.
08/10/2020(Xem: 7865)
1- Hãy khoan hồng tha thứ, biết thiện thì làm, tới đâu thì tới. 2- Sống trong cuộc đời, muốn được thong thả rảnh rang thì đừng dính đến quyền lợi. 3- Làm việc hễ thuận duyên thì làm, không thuận thì phải khéo léo nhẫn nhịn để vượt qua. 4- Ăn chay, thương người, thương vật, tụng kinh. 5- Việc ác chớ để phạm, điều lành phải nên làm. 6- Thương người cùng thương vật, niệm Phật và tham thiền. 7- Chánh niệm đứng đầu là 3 niệm : Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. 8- "Hằng ngày ăn thịt chúng sanh mà mong giải thoát, điều đó không bao giờ có điều đó được". 9- Mót thời gian để tu, đừng bỏ qua, gặp việc thì làm; rảnh việc thì nhiếp tâm: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. 10- Thông minh hiểu biết nhiều, coi chừng không bằng ông già bà lão ăn chay niệm Phật.
01/03/2020(Xem: 11710)
Kinh Viên Giác là kinh đại thừa đốn giáo được Phật cho đó là “Con mắt của 12 bộ kinh”. “Con mắt” ở đây theo thiển ý có nghĩa là Viên Giác soi sáng nghĩa lý, là điểm tựa, là ngọn hải đăng cho các bộ kinh để đi đúng “chánh pháp nhãn tạng”, không lạc vào đường tà và tu thành Phật. Khi nghe kinh này, đại chúng kể cả chư Phật và chư Bồ Tát đều phải vào chánh định/tam muội, không bình thường như những pháp hội khác.
28/11/2019(Xem: 7209)
Ấn độ là một trong những quốc gia nổi tiếng trên thế giới vì đất rộng, người đông, có dãi Hy mã lạp sơn cao nhất thế giới, có một nền văn minh khá cao và lâu đời, con số 0, số Pi (3,1416...) do người Ấn sử dụng đầu tiên trong toán học, Kinh Vệ Đà đã được người Ấn sáng tạo từ 1800 đến 500 năm trước công nguyên, Ấn Độ là quê hương của đức Phật, hay nói khác hơn đó là nơi đạo Phật phát sinh, ngày nay đã lan tràn khắp thế giới vì sự hành trì và triết thuyết của đạo Phật thích ứng với thời đại. Do đó việcTime New Roman tìm hiểu về Ấn Độ là một điều cần thiết.
17/04/2019(Xem: 5026)
Những pháp thoại của Lama Yeshe là độc nhất vô nhị. Không ai thuyết giảng được như đức Lama. Tự nhiên lưu xuất trong tâm, trực tiếp ngay bây giờ; mỗi lời nói của ngài là một cẩm nang hướng dẫn để thực tập. Tiếng anh của đức Lama rất tốt. Khó có người sử dụng nhuần nhuyễn như ngài. Với tính sáng tạo cao, đức Lama đã biểu hiện chính mình không chỉ qua lời nói, mà còn thể hiện tự thân và trên khuôn mặt. Làm sao để chuyển tải hết sự truyền trao huyền diệu này trên trang giấy? Như đã đề cập ở chỗ khác, chúng tôi trình bày với yêu cầu này cách tốt nhất có thể.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567