Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

20 Câu Chuyện Trong Tạng Kinh Pali Từ Bi Phép Màu Kỳ Diệu

01/05/202510:46(Xem: 1839)
20 Câu Chuyện Trong Tạng Kinh Pali Từ Bi Phép Màu Kỳ Diệu

20 CÂU CHUYỆN TRONG TẠNG KINH PALI

T BI

PHÉP MẦU KỲ DIỆU

Tâm Tnh cn tp
tu-bi-la-can-ban-cua-dao-phat

Thế gii ngày nay tràn đầy ni kh và nim đau do thiên tai, dch bnh, khủng bố, chiến tranh liên miên, khiến bá tánh lm than, sinh linh đồ thán. Tt c đều do nghip báo chiêu cm vì vô minh, chp trước của hữu tình chúng sanh: tham lam, tt đố, ganh tỵ, gièm pha, sân gin, phn nộ, hn thù, kiêu căng, bn xn, ích k, danh li, kiến chp si mê gây ra. 

Su bi, s hãi, bt an, căng thng, trm ut vv là nhng ni thống kh mà con người thi nay thường trc đối din, khiến cuc sng tr nên ngt ngt, điên cung. Bản chất của thế giới này là khổ, đặc biệt bất lạc khổ do bất thiện nghiệp, nghiệp báo do tham sân si sâu dày chi phối, và càng ngày càng trở nên trầm trọng hơn bao giờ hết, vì được tích tập lâu ngày làm cho sung mãn trong môi trường cấu uế phàm tục này. Trên bình diện cá nhân, gia đình, hội đoàn, một sự trái ý cũng dễ dàng làm cho phát khởi những lời nói thô ác, phẫn nộ, gây khó chịu, khổ đau cho người và cho mình.  Trên bình diện quốc gia, thế giới, sự bất đồng ý kiến, bất đồng quan điểm, đặc biệt của các nhà lãnh đạo của những quốc gia về địa chính trị, được xem như là một trong những căn nguyên, nguồn cội gây ra những xung đột, những cuộc chiến tranh khốc liệt giết hại tàn bạo lẫn nhau, gây khổ đau cho rất nhiều hữu tình mỗi ngày, liên tục và lâu dài.

Chính sự khổ đau nhiệt não ‘khốn cùng’ đầy nước mắt bi ai này của vô số hữu tình chúng sanh là nhân duyên thù thắng cho những người con Phật, những bậc hiền trí phát khởi lòng từ bi, trưởng dưỡng lòng từ bi, làm cho lòng từ bi sung mãn. Nhà Phật có câu “Bi năng bạt khổ”, nghĩa là Từ Bi không những giúp mình điều phục tâm sân, không làm hại mình, hại người trên nền tảng của chánh tư duy về bất hại, mà còn làm lắng dịu những khổ đau của chúng sanh, làm nguôi ngoai sự phẫn uất, căm giận, biến xấu thành tốt, hóa giải hận thù, xua tan nỗi sợ hãi, bất an trên tinh thần hiểu và thương, mang lại hạnh phúc cho con người, hòa bình cho thế giới, và bình an khắp muôn loài chúng sanh, thậm chí tâm từ bi thấm nhuần sâu lắng còn có thể ảnh hưởng tích cực đến cỏ cây ( Tiểu Bộ Kinh Khuddaka Nikàya. Chuyện Bổn Sanh). Đó là phép mầu kỳ diệu của lòng từ bi. Có thể thấy được phần nào diệu dụng của từ bi tâm qua 11 lợi ích của từ tâm giải thoát được ghi lại trong Tánh Điển Pali, Tăng Chi Bộ Kinh Anguttara Nikàya. Chương Mười Một Pháp như đoạn kinh văn sau:

Này các Tỷ-kheo, từ tâm giải thoát được thực hành, được tu tập, được làm cho sung mãn, được tác thành cỗ xe, được tác thành căn cứ địa, được tiếp tục an trú, được tích tập, được khéo khởi sự thời được chờ đợi là mười một lợi ích. Thế nào là mười một? Ngủ an lạc, thức an lạc, không ác mộng, được loài người ái mộ, được phi nhân ái mộ, chư Thiên bảo hộ, không bị lửa, thuốc độc, kiếm xúc chạm, tâm được định mau chóng, sắc mặt trong sáng, mệnh chung không hôn ám; nếu chưa thể nhập thượng pháp (A-la-hán quả); được sanh lên Phạm thiên giới. Này các Tỷ-kheo, từ tâm giải thoát được thực hành, được tu tập, được làm cho sung mãn, được tác thành cỗ xe, được tác thành căn cứ địa, được tiếp tục an trú, được tích tập, được khéo khởi sự thời được chờ đợi là mười một lợi ích. [1]

Tiếp theo những bài kết tập Tâm từ bi là tâm giải thoát, Mười lý do nên tu tập từ bi quán, Từ bi hóa giải hận thù, quảng kết thiện duyên được chia sẻ rộng rãi, 20 câu chuyện về chủ đề TỪ BI: PHÉP MẦU DIỆU KỲ xin được giới thiệu nhằm giúp quý pháp hữu, thiện hữu có thêm tư liệu khả tín về chủ đề này. Qua đó, quý bạn hiền có thể rút ra những bài học về lòng từ bi, và ứng dụng để trưởng dưỡng tâm từ bi trong đời sống tu tập hàng ngày, làm lợi mình, lợi người, lợi cho Tam Bảo và vô số hữu tình chúng sanh. Những mẫu chuyện này được trích dẫn từ trong những bộ Kinh Nikàya, và Tích Truyện Kinh Pháp Cú, được phân chia thành 07 chương theo những đề mục cụ thể như Mục Lục sau đây:

MỤC LỤC

Chương 01 Từ Bi giúp chuyển ‘xấu’ thành ‘tốt’, tai qua nạn khỏi, hóa giải hận thù gồm 06 câu chuyện  (Trang 11)

·       Chuyện 01: Lòng Từ Bi của hoàng hậu Sàmàvatì giúp tai qua nạn khỏi và hóa giải lòng hận thù của vua Udena (Nguồn: Tích Truyện Kinh Pháp Cú. II. Phẩm Phóng Dật. I. Chuyện luân hồi của Vua Udena. Phần Màgandiyà Âm Mưu Chống Lại Sàmàvatì và Đức Phật_ Trang 12)

·       Chuyện 02: Megha và 33 hiền nhân tai qua nạn khỏi nhờ rải lòng từ bi (Nguồn: Tiểu Bộ Kinh Khuddaka Nikàya. Tiền Thân số 31. Chuyện Tổ Chim Con, hoặc Tích Chuyện Kinh Pháp Cú. II Phẩm Không phóng dật, 7. Megha trở thành trời Đế Thích Sakka. Pháp Cú 30_Trang 24)

·       Chuyện 03 Nhờ rải lòng từ, vua hiền từ nhiếp phục  vua cướp nước, tránh đưa 2 quốc gia vào cuộc chiến giết hại tàn khốc, mang lại hạnh phúc cho muôn dân của hai nước. (Tiểu Bộ Kinh Khuddaka Nikàya. Tiền thân số 282. Chuyện điều tốt nhất_Trang 32)

·       Chuyện 04 Thánh nữ dự lưu Uttarrà tai qua nạn khỏi nhờ rải lòng từ đến kỹ nữ Sirimà, người làm hại thánh nữ, hóa giải hận thù (Nguồn: Tích Truyện Kinh Pháp Cú. XVII. Phẩm Sân Hận. 3B Uttarrà & Sirimà. Pháp Cú 223_Trang 38)

·       Chuyện 05: Thiên Đế Sakka vì lòng từ thà chết, không giết hại chúng sanh, không những giúp thoát nạn mà còn khiến vua Atalu thua trận (Tiểu Bộ Kinh Khuddaka Nikàya. Tiền Thân số 31. Chuyện Tổ Chim Con, hoặc Tích Chuyện Kinh Pháp Cú. II Phẩm Không phóng dật, 7. Megha trở thành trời Đế Thích Sakka. Pháp Cú 30_Trang 45)

·       Chuyện 06: Lòng từ bi của trưởng giả đã nhiếp phục kẻ trộm, hóa giải hận thù, không còn làm hại nữa (Nguồn: Tích Truyện Kinh Pháp Cú. X Phẩm Hình Phạt. 6. Ngạ quỷ hình trăn. 6A Chưởng Khổ Sumangala và Kẻ Trộm. Pháp Cú 136_Trang 52)

Chương 02 Rải lòng từ được chư thiên, dạ xoa, quỷ thần hộ trì, giúp đỡ (Trang 57)

·       Chuyên 07: Tích truyện Kinh Lòng Từ - Mettà Sutta (Tích Truyện Kinh Pháp Cú.Tiểu Bộ Kinh Khuddaka Nikàya. Tiểu Tụng. IX. Kinh Lòng Từ - Mettà Sutta; và Kinh Tập Sutta Nipata. Phẩm Rắn. VIII Kinh Từ Bi_Sn25) (_Trang 58)

·       Chuyện 08: Rải lòng từ cho các loài ác thú trong rừng (Tiểu Bộ Kinh Khuddaka Nikàya. Tiền Thân số 203.  Chuyện tu tập từ tâm (Tiền thân Khandha –Vatta. Trang 64)

·       Chuyện 09: Rải lòng từ cho các loài thú, chư quỷ thần rừng sông núi (Nguồn: Tiểu Bộ Kinh Khuddaka Nikàya. Tiền Thân số 519. Chuyện Hoàng hậu Sambulà_Trang 71)

Chương 03 Vì lòng từ bi, hy sinh bản thân để cứu đồng loại, được loài người, loài trời tôn kính, tán thán (Trang 86)

·       Chuyện 10: Khỉ chúa, vì lòng từ bi, hy sinh bản thân để cứu đồng loại khỏi bi diệt vong, khiến vua thán phục, tán thán, xây tháp thờ xá lợi, bỏ trượng bỏ kiếm, không sát hại những loài vượn và muôn loài chúng sinh (Nguồn: Tiểu Bộ Kinh Khuddaka Nikàya. Tiền Thân số 407. Chuyện Đại Hầu Vương_Trang 87)

·       Chuyện 11: Nai Chúa vì lòng từ bi thế mạng cha mẹ, rải lòng từ khiến vua không thể bắn tên, tha chết cho cả đàn nai, từ bỏ săn bắn (từ bỏ sát hại chúng sanh), cùng toàn vương quốc thọ trì ngũ giới, bình an khắp muôn loài (Nguồn: Tiểu Bộ Kinh Khuddaka Nikàya. Tiền thân số 385. Chuyện Lộc Vương hoan hỷ_Trang 100)

·       Chuyện 12: Nai Hoàng Kim vì lòng từ bi cứu sống nạn nhân khỏi chết đuối, vì lòng từ bi tha chết cho kẻ vong ân, khiến đức vua cảm phục, không những cho Nai tự do mà còn từ bỏ sát hại mọi sinh linh vì điều ước của Nai Hoàng Kim xuất phát từ lòng từ, khuyến vua trị thiên hạ bằng thập vương pháp, mang lại bình an khắp muôn loài (Nguồn: Tiểu Bộ Kinh Khuddaka Nikàya. Tiền Thân số 482. Chuyện Lộc Vương_Trang 112)

·       Chuyện 13: Ngựa thuần chủng Sindl, vì lòng từ hy sinh thân mạng để hóa giải hận thù cho tám vị vua, giúp nhân dân tám nước thoát cảnh tàn sát lẫn nhau, được sống trong hòa bình trong tình thân ái hòa hảo (Nguồn: Tiểu Bộ Kinh Khuddaka Nikàya. Tiền Thân số 23. Chuyện con ngựa thuần chủng_Trang 130)

Chương 04: Vì từ bi, nguyện cầu chân lý bằng giới đức thanh tịnh không sát sanh để cứu hữu tình thoát chết, hoặc vượt qua khổ nạn (Trang 138)

·       Chuyện 14: Vì lòng từ, nguyện cầu chân lý bằng giới đức thanh tịnh không sát sanh để người phụ nữ sinh con vẹn toàn, không đau đớn khổ sở (Nguồn: Trung Bộ Kinh_Majjhima Nikàya 86. Kinh Angulimàla_Trang 139)

·       Chuyện 15: Vị Thuyền Trưởng, vì lòng từ bi, nguyện cầu chân lý bằng giới đức về thân hành thanh tịnh không sát sinh để cứu 700 người lái buôn thoát nạn, khỏi bị dòng nước biển xoáy nhận chết chìm trong tuyệt vọng (Nguồn: Tiểu Bộ Kinh Khuddaka Nikàya. Tiền Thân số 463. Chuyện Trí Giả Suppàraka (Tiền thân Suppàraka_Trang 143)

·       Chuyện 16: Vua cá, vì từ bi, nguyện cầu chân lý với giới đức thanh tịnh không sát sanh để cứu giống nòi khỏi bị diệt vong (Nguồn: Tiểu Bộ Kinh Khuddaka Nikàya. Tiền Thân số 75. Chuyện Con Cá (Tiền thân Maccha_Trang 158)

Chương 05: Cho dẫu bị làm hại, tổn tánh mạng, vẫn Từ Bi, không lòng giận, không phẫn uất không ác ý, được sinh thiên giới (Trang 167)

·       Chuyện 17: 500 đảng cướp nhờ không phẫn uất, ác ý, không đánh trả  trong cuộc rược đuổi và giết hại của dân làng, được sinh thiên (Nguồn: Tích Truyện Kinh Pháp Cú. XXIV. Phẩm Tham Ái. 1. Con Cá Vàng_Trang 174)

·       Chuyện 18: Vì lòng từ, hoặc vì tránh đọa địa ngục do bị giết chết trong sân hận (liên hệ đến lời dạy của Thế Tôn khi chiến sỹ chết trận trong hận thù ác tâm…), Những người của dòng họ Thích Ca không hận thù, không ác ý, không làm hại mạng của quân lính nước Kosola trong cuộc tàn sát vì hận thù của vua Lưu Ly (Nguồn: Tích Truyện Kinh Pháp Cú. IV. Phẩm Hoa. Vua Vidùdabha trả thù dòng họ Thích Ca. Pháp Cú 47_Trang 181)

Chương 06: TỪ BI: An lạc, ngủ ngon, tâm giải thoát, tuệ giải thoát (Trang 198)

·       Từ Bi Tâm Giải Thoát (Nguồn: Tăng Chi Bộ Kinh Anguttara Nikàya. Chương 4 Pháp & Chương 6 Pháp. Trung Bộ Kinh Majjhima Nikàya. Số 52. Kinh Bát Thành & Mười Một Cửa Giải Thoát- Tâm Tịnh_Trang 199)

·       Chuyện 19: Chuyện Từ Bi Tâm (Nguồn: Tiểu Bộ Kinh-Khuddaka Nikàya. Tiền Thân số 169. Chuyện Đạo Sư Araka_Trang 203)

Chương 07 TRỊ QUỐC AN DÂN BẰNG TÂM TỪ BI (Trang 208)

Chuyện 20: Đạo Trị Quốc: Bố thí, thân ái, công bình & thiện trị (Nguồn: Tiểu Bộ Kinh Khuddaka Nikàya. Tiền Thân số 468. Chuyện Đại Vương Janasandha_Trang 209)

Nguồn Tham Khảo (Trang 216)



[1] Những đệ tử chân chánh của Như Lai tu tập từ tâm viên mãn, bi tâm viên mãn mà vẫn còn tham luyến sự hỷ lạc do pháp hành thành thục này mang lại, thời sẽ chứng đạt tam quả Bất Lai A Na Hàm, và sau khi thân hoại mạng chung, sẽ tái sanh vào Phạm Chúng Thiên (do từ tâm giải thoát viên mãn), hay Quang Âm Thiên (do bi tâm giải thoát viên mãn). Sau khi thọ hưởng sự hỷ lạc trong các cõi trời sắc giới, họ chứng đạt Chánh Trí Giải thoát, A La Hán, và nhập vô dư niết bàn trong cảnh giới thù thắng đó (Tăng Chi Bộ Kinh – Chương Ba Pháp. Phẩm XIII. Sợ hãi/ hoặc Mười Một Cửa Giải Thoát. Tâm Tịnh cẩn tập [Online] https://thuvienhoasen.org/a29855/muoi-motcua-giai-thoat)


pdf-download
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/06/2025(Xem: 741)
Bài viết này sẽ phân tích lời dạy của sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh về ý chỉ Thiền Tông: thấy được cái không được thấy, nghe được cái không được nghe. Trong sách này, gọi ý chỉ đó là Tiếng Không Thành – viết theo âm Hán-Việt là Bất Quả Thanh.
07/06/2025(Xem: 674)
Trưới tiên chúng tôi xin nhắc lại niêm luật thơ 8 hoặc 9 chữ để quý vị nhớ và không khó chịu khi đọc những đọan thơ lạc vần.
04/06/2025(Xem: 857)
Dòng đời xưa nay vẫn thế, từng đời từng đời nối tiếp nhau, thịnh suy bất định, tụ tán vô kỳ. Kiếp người ở thế gian này trong vòng trăm năm, tuy nhiên thật sự “sống” chỉ vài mươi năm, còn lại phần lớn là thời gian của tượng hình, trẻ nít, bệnh tật, già nua… Có không ít người càng kéo dài tuổi thọ lại càng đau khổ: Đau khổ vì thể xác và cả tinh thần, sống không xong chết không được. Kiếp người ở thế gian này buồn vui lẫn lộn nhưng phần nhiều là buồn hơn vui. Suốt trăm năm ấy sum họp và chia ly cũng khó ai biết trước, sinh ly tử biệt là nỗi đoạn trường ai cũng phải qua. Muốn không được mà không muốn cũng không xong.
04/06/2025(Xem: 978)
Hôm 02/06/2025, chư Tôn đức Tăng Ni giáo phẩm GHPGVN Đà Nẵng, những đại diện lãnh đạo địa phương, đông đảo quý Phật tử và người dân hành lễ cung tiễn xá lợi Phật trong không khí trang nghiêm và tôn kính . Hàng ngàn Phật tử mặc đồng phục, pháp phục đứng hai bên đường bùi ngùi xúc động cung tiễn xá lợi Phật đến tận sây bay quốc tế Đà Nẵng ‘trở về’ quê hương Ấn Độ, nơi Đức Phật thị hiện đản sanh, giác ngộ, niết bàn, để lại cho đời vô số xá lợi và 84000 pháp môn, chỉ đường dẫn lối cho chúng sanh những cách sống an lạc, hạnh phúc, sống từ bi hỷ xả, được chơn lạc, nhơn thiên, niết bàn.
04/06/2025(Xem: 1016)
- Tu là tập cho mình thói quen quan sát lại chính mình. Cảm xúc đến rồi đi như những con sóng xô bờ. Khi tỉnh thức, bạn sẽ hiểu chúng đến từ đâu và nhận ra bản chất vô thường của các ý nghĩ cảm xúc và cả sự vô thường của vạn pháp. Nếu đang buồn chán, bạn không cần phải bám chặt lấy cảm xúc ấy mà hãy đơn giản để nó trôi đi. Cứ để cảm xúc phát khởi, sinh diệt một cách tự nhiên, bạn không can đè nén nó theo cách này hay cách khác.
02/06/2025(Xem: 1049)
Hàng năm vào tháng 4 âm lịch hoa sen bắt đầu nở, những đóa hoa sen tỏa hương thơm báo hiệu mùa Phật Ɖản lại trở về với người con Phật. Hòa chung niềm vui với Phật tử khắp năm châu, ngày chủ nhật 11 tháng 5 năm 2025 vừa qua, chùa Vạn Hạnh đã tổ chức Ɖại lễ Phật Ɖản Phật lịch 2569 để Phật tử và đồng hương về chùa cùng nhau cung kính đón mừng sự xuất thế gian của Ɖức Thích Ca.
02/06/2025(Xem: 836)
Vô-sanh là đặc điểm của Phật-giáo, là ách yếu của Phật-pháp, hiểu được vô-sanh là hiểu Phật-pháp, tu theo vô-sanh là tu chánh-dạo, chứng được vố-sanh là chứng thánh-quả; vậy cái pháp vô-sanh là thế nào, điều ấy chúng ta cần phải nghiên-cứu.
30/05/2025(Xem: 1135)
Công đức và trí huệ của Chư Phật là bất khả thuyết, bất khả luận, bất khả lượng, như lời Phật dạy trong Tăng Chi Bộ, Chương 4 Pháp: Cảnh giới của các Đức Phật là không thể nghĩ bàn, nếu bàn luận, tâm sẽ bị cuồng loạn.
30/05/2025(Xem: 1493)
Nhân mùa Phật đản, để bày tỏ chút lòng về quê hương nguồn cội, hội Từ thiện Bodhgaya Heart Foundation đã cùng Chùa Thiện Thệ do Ni Sư Tn Huệ Lạc trụ trì tổ chức một phát quà cho bà con nghèo, cơ nhỡ, bịnh tật... Xin tường trình cùng chư Tôn Đức và chư vị hảo tâm đã góp một bàn tay cho thiện sự này. (18 05 2025)
28/05/2025(Xem: 1312)
ài viết này sẽ phân tích lời dạy của sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh về ý chỉ Thiền Tông: qua sông, bỏ bè, thấy thường trực không Phật, không ta, không người. Sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh là một tác phẩm về Thiền Tông Việt Nam xuất bản lần đầu vào năm 1796. Tác phẩm này được in trong Ngô Thì Nhậm Toàn Tập - Tập V, ấn hành năm 2006 tại Hà Nội, do nhiều tác giả trong Viện Nghiên Cứu Hán Nôm biên dịch.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com