Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cô gái gốc Việt tìm được mẹ ruột sau 23 năm bị bỏ rơi

20/11/201816:32(Xem: 4412)
Cô gái gốc Việt tìm được mẹ ruột sau 23 năm bị bỏ rơi

Cô gái gốc Việt
tìm được mẹ ruột sau 23 năm bị bỏ rơi

Amandine Durand, cô gái Việt kiều Pháp (khai sinh là Đỗ Thị Ngọc Châu) vừa được gặp lại mẹ ruột lần 2 - bà Đỗ Thị Chiểm, 66 tuổi ở Vũng Tàu - sau hơn bốn tháng kể từ lúc tìm ra manh mối. 

Châu bị bỏ rơi ở Bệnh viện Từ Dũ năm 1995, sau sinh vài ngày. Cô bé được chuyển đến Trung tâm bảo trợ trẻ em Gò Vấp, và 6 tháng tuổi thì sang Pháp làm con nuôi. Ở tuổi 23 tuổi, cô đã có thu nhập cao từ công việc marketing, tự mua được nhà, xe, tham gia một tổ chức từ thiện, nhưng vẫn đau đáu tìm về cội nguồn. 

Bức ảnh kèm giấy khai sinh lúc Châu đăng thông tin tìm mẹ. Ảnh: NVCC.

Bức ảnh kèm giấy khai sinh lúc Châu đăng thông tin tìm mẹ. Ảnh: NVCC.



"Nhất định phải tìm được mẹ để biết mình sinh ra như thế nào và giúp bà về kinh tế nếu có thể. Hơn 20 năm ở Pháp, bà là mảnh ghép Việt Nam còn thiếu của tôi", Châu viết trong lá thư tìm mẹ khi về Việt Nam tháng 6 vừa qua. 

Lá thư nhanh chóng được đăng tải trên báo, các trang mạng xã hội. Ngày 12/7, một người hàng xóm của bà Chiểm đọc được, báo cho bà biết. Bà gọi điện cho nơi đăng lá thư.

Nhận tin, cô gái trẻ đi hơn 80 km đến thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu gặp bà Chiểm. Đập vào mắt cô là căn nhà lá rách nát, xoong nồi, bát đĩa vương vãi, bên trong chỉ có chiếc giường là giá trị nhất. Nhìn cảnh đó, Châu rất thương, nhưng cô thấy mình không giống người phụ nữ nọ, nên đề nghị giám định ADN. 

Bốn ngày sau, cầm tờ kết quả khẳng định cùng huyết thống, Châu òa lên vui sướng. Cô đăng niềm vui lên trang cá nhân: "Tôi đã tìm được gia đình rồi. Từ nay tôi có đến hai người mẹ, hai đất nước và hai nền văn hóa. Tôi là cô gái may mắn".

Sáng 5/11 vừa qua là ngày gặp mẹ lần hai, Châu hồi hộp, háo hức. "Cảm giác tim đập rất nhanh. Đứng trước tủ đồ, tôi không biết chọn bộ nào để mặc, cái nào cũng không vừa ý". Cuối cùng, cô để mặt mộc, tóc cột cao, mặc chiếc váy màu đen, ôm sát người như trong tấm hình chụp đăng tìm mẹ 4 tháng trước.

Phần bà Chiểm, sáng sớm đó bà mới được con lớn báo tin (vì sợ bà mong, không ăn uống được), nên không kịp ăn sáng, vẫn mặc nguyên bộ đồ ở nhà, đi đôi dép lê cũ bắt vội xe lên Sài Gòn.

Gặp mẹ, dù có rất nhiều lời muốn nói, muốn hỏi bà đi đường có mệt không, có vui khi gặp mình không, nhưng Châu chỉ thốt lên được hai từ "mẹ ơi" - tất cả vốn tiếng Việt khi đó - rồi cứ thế ngồi ôm, nắm tay bà suốt hơn 2 tiếng.

"Tôi muốn xin lỗi con, muốn nói rằng, tôi là người mẹ xấu, không đáng được tha thứ, nhưng tôi không biết tiếng nước ngoài", bà Chiểm kể. Cả buổi đó bà cũng chỉ ngồi im ngắm và ôm con. 


Tôi chẳng nuôi, chăm sóc gì cho nó, vì thế, tôi chỉ mong nó khỏe mạnh, sống hạnh phúc, bà Chiểm nói. Còn Châu do chưa thạo tiếng Việt nên mới gặp bà Chiểm 2 lần. Ảnh. P.T.

"Tôi chẳng nuôi, chăm sóc gì cho nó, vì thế, tôi chỉ mong nó khỏe mạnh, sống hạnh phúc", bà Chiểm nói. Còn Châu do chưa thạo tiếng Việt nên mới gặp bà Chiểm 2 lần. Ảnh. P.T.



Ký ức năm 1995 đó đổ về. Khi ấy, bà mang thai con út ở tuổi 43. Thai hơn 6 tháng bà bị băng huyết phải vào Bệnh viện Từ Dũ cấp cứu. Cô bé con chào đời chỉ nặng 1,6 kg, phải nằm lồng kính, cơ hội sống chỉ có 20%. 

"Lúc đó, vợ chồng tôi chẳng có tiền, ở nhà còn 6 đứa con nhỏ. Nghe nhiều người nói con bé không sống được, tôi với ông ấy rất buồn. Trong lúc túng quẫn, suy nghĩ nông cạn, vợ chồng tôi thu gói đồ đạc âm thầm bỏ về quê, để con ở lại", bà Chiểm nhớ lại. 

Về quê, họ nói với bà con hàng xóm là bé đã chết. "Những năm sau đó, vợ chồng tôi sống trong dằn vặt. Ông Út chồng tôi quá hối hận, đã thú nhận với họ hàng chuyện bỏ con. Còn tôi nghĩ nó mất rồi nên không đi tìm", người mẹ nhớ lại. Ông Út bị bệnh đã mất 3 tháng trước. 

"Bây giờ tôi đã hiểu vì sao mẹ bỏ mình. Tôi không giận mẹ, vì nhờ thế tôi mới có được một cuộc sống tốt, được bố mẹ nuôi yêu thương", cô gái gốc Việt chia sẻ.

Châu và bố nuôi người pháp hồi con nhỏ. Ảnh: NVCC.

Châu và bố nuôi người Pháp hồi cô hơn 1 tuổi. Ảnh: NVCC.



Châu cho biết bố mẹ nuôi không có con, nên coi cô là món quà vô giá của họ. Cô được đi du học ở Anh, đi du lịch khắp nơi. Điều buồn duy nhất ngày ấy là mỗi khi ra đường, Châu phải nép vào mẹ để trốn những ánh mắt tò mò, bởi cô lạc lõng với tóc đen, da ngăm. "14 tuổi, tôi có ý định đi tìm thân sinh. Bố mẹ ủng hộ, nhưng nói tôi phải tự lập, làm việc chăm chỉ", cô kể.

Biết tin vui, cô đã báo ngay bố mẹ nuôi biết. "Bố mẹ rất vui, dặn tôi phải biết chia sẻ may mắn của mình với người khác. Chia sẻ không nghèo đi mà giúp cuộc sống của mình ý nghĩa hơn", Châu nói. Cô cũng cố gắng học tiếng Việt để lần tới gặp mẹ nói nhiều hơn nữa, bên cạnh việc tiếp tục làm thiện nguyện ở Việt Nam. 

Ông Michael Sơn Phạm, giám đốc tổ chức Trẻ Em không biên giới, cho biết ông đang giữ 25 bộ hồ sơ về những người con bị bỏ rơi đang đi tìm bố mẹ ruột, đến từ nhiều nước khác nhau, trong đó, trường hợp của Châu là nhanh nhất, chỉ mất một tuần là có kết quả. Các trường hợp khác phải mất rất nhiều thời gian, công sức nhưng vẫn đi vào ngõ cụt. "Châu tìm được mẹ nhanh là do bà Chiểm để lại địa chỉ thật. Các trường hợp khác, người ta toàn cho ảo, hoặc người trên địa chỉ đã đi đâu không rõ", ông Sơn nói.

Theo Báo cáo của Cục Bảo trợ xã hội, từ năm 2011-2017, nước ta có 21.000 trẻ em sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội. Trong đó, chỉ có 2.850 em được các gia đình trong nước và nước ngoài nhận làm con nuôi. 

Phan Thân

https://doisong.vnexpress.net

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/06/2013(Xem: 10609)
Căn nghiệp của con người kỳ 02 , Lê Sỹ Minh Tùng, do Trọng Nghĩa Mộng Lan diễn đọc
26/06/2013(Xem: 9380)
Đạt được cơ sở con người, cơ sở đó giống như một cái bình thật quý và hiếm hoi, giúp ta có thể giải thoát tất cả kẻ khác và cho cả chính ta ra khỏi đại dương của Luân hồi, cơ sở con người đó giúp ta biết lắng nghe, suy nghĩ và thiền định, cả ngày lẫn đêm không ngưng nghỉ, đấy là cách tu tập của những người Bồ-tát.
24/06/2013(Xem: 6155)
Xin chào các vị pháp sư tôn kính, các vị đại đức đồng tu.Xin chúc các vị buổi tối an lành. A Di Đà Phật! Rất hoan nghênh mọi người đến HongKong, cùng nhau tham giachia sẻ học tập tâm đắc về Tịnh Độ Đại Kinh Giải. Nhân duyên này của chúng tarất đặc thù, rất thù thắng. Kinh Vô Lượng Thọ, từ khi Thích Ca Mâu Ni Phậttuyên nói đến nay (năm xưa Phật đã từng nhiều lần tuyên nói bộ kinh này), tuykinh Vô Lượng Thọ là một trong số kinh điển truyền vào Trung Quốc sớm nhất, bảnphiên dịch của kinh cũng có rất nhiều, thế nhưng trong lịch sử của chúng ta,người học tập, đọc tụng, thọ trì thì không nhiều lắm.
22/06/2013(Xem: 5649)
Đây là cách khơi dậy nguồn sinh khí tiềm tàng và nhắc nhớ về đam mê, giúp cuộc sống giàu năng lượng và tuyệt vời hơn. 1. Tham gia vào các hoạt động phù hợp với sở thích hay những nơi giúp bạn rèn kỹ năng: một lớp học nhảy, đi bơi, lớp học diễn thuyết trước đám đông… Tận dụng thời gian để đi học một điều mới rất có ý nghĩa, giúp làm mới bản thân. 2. Hướng bản thân đến hình ảnh mà bạn ao ước hoàn thiện mỗi ngày. Biết mơ ước, giữ ước mơ sâu trong tâm trí và tinh thần để làm động lực cho hành động.
22/06/2013(Xem: 4793)
Mùa Phật đản năm nay diễn ra trong thời gian mà ký ức con người chưa xóa mờ được hình ảnh cuộc thiên tai kinh hoàng xảy ra cho nước Nhật. Kèm với thiên tai đó là sự ô nhiễm phóng xạ ảnh hưởng đến nhiều nước mà nguyên nhân do bàn tay của con người.
21/06/2013(Xem: 5493)
Tâm là của báu chí cao vô thượng, mà chúng ta lâu nay bỏ quên ít chăm sóc, lại chăm sóc thân nhiều hơn. Đa số thường lo chăm sóc thân, hoặc nhà cửa, xe cộ, ruộng vườn sự nghiệp bên ngoài, mà bỏ quên cái tâm. Đây là thiếu sót rất lớn. Tâm quý hơn những thứ đó, là linh hồn của cuộc sống. Nếu chúng ta sống thiếu tâm thì sự sống này thành sự chết. Tâm quan trọng như vậy nhưng ít ai quan tâm đến, bỏ qua chỗ quý báu này.
17/06/2013(Xem: 9595)
Từ Bi và Nhân Cách, Nguyên tác Anh Ngữ: His Holiness Dalai Lama , Việt dịch: Thích Nguyên Tạng, Diễn đọc: Tâm Kiến Chánh
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567