Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngược gió hương bay

18/10/201621:10(Xem: 11771)
Ngược gió hương bay
Photo:
Namo Sakya Muni Buddha
Hương Đức Hạnh.
Một thời, Thế Tôn trú tại Vesàli. Rồi Tôn giả Ananda đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn:
Có ba loại cây hương này, bạch Thế Tôn, hương của chúng bay theo chiều gió. 
Thế nào là ba? Cây hương rễ, cây hương lõi và cây hương hoa.
Này Ananda, có loại cây hương mà hương bay thuận gió, bay ngược gió và bay thuận lẫn ngược gió.
Bạch Thế Tôn, loại cây hương ấy là gì?
Ở đây, này Ananda, có nữ hay nam nhân quy y Phật, Pháp, Tăng, từ bỏ sát sanh, từ bỏ trộm cướp, từ bỏ sống tà hạnh, từ bỏ nói láo, từ bỏ uống rượu, giữ giới, tâm tính hiền lương, không xan tham, ưa thích bố thí…
 Người như vậy, được các Sa môn, Bà la môn tán thán khắp bốn phương.  Cây hương như vậy, này Ananda, là hương  bay thuận gió, bay ngược gió và bay thuận lẫn ngược gió. “Không một hương hoa nào; Bay ngược chiều gió thổi; Dầu là hoa  Chiên đàn; Già la hay Mạt lỵ; Chỉ hương người đức hạnh; Bay ngược chiều gió thổi; Chỉ hương bậc Chân nhân; Biến mãn mọi phương trời”.
(ĐTKVN, Tăng Chi I, chương 3, phẩm Ananda, phần Hương, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.408)

LỜI BÀN:
Có thể hôm ấy là một ngày đẹp trời, Tôn giả Ananda được gió mang đến ban tặng cho Ngài  những hương thơm tinh khiết của cỏ cây. Tôn giả hồn nhiên cảm tạ đất trời đã gởi hương cho gió.Nhưng khi chia sẻ kinh nghiệm ấy với Thế Tôn thì Ananda ngạc nhiên vô cùng, bởi cảm nhận về hương của bậc Đạo Sư tinh tế quá. Thế Tôn đã giới thiệu một loại siêu hương, thơm ngát cả trời đất, ngây ngất mọi tâm hồn, 
bay muôn nơi mà chẳng nương vào gió, không nhạt nhòa theo thời gian và cũng chẳng tan loãng trong không gian.
Thì ra, đó là hương thơm của đức hạnh. Danh thơm, tiếng lành của một người con Phật chân chính được ca ngợi, đồn xa. 
Khi một người phát tâm quay về sống nương tựa Tam bảo, giữ gìn năm giới, thực hành các hạnh lành, tránh xa những  điều xấu ác đồng thời nhân ái với mọi người thì tự thân người ấy tỏa ra hương thơm đức hạnh, bay khắp muôn phương.
Danh thơm này luôn được các Sa môn tán thán, những bằng hữu ca ngợi và muôn đời được hậu thế truyền tụng, nhắc tên. Cấp Cô Độc (cấp dưỡng cho những người cô độc, cơ nhỡ) là danh thơm của Phật tử Tu Đạt không chỉ ngát hương khắp toàn cõi Ấn Độ thời bấy giờ mà dư âm của hương xưa còn vang vọng đến tận hôm nay và mãi ngàn sau.
Nếu như danh thơm lan tỏa đến mọi ngõ ngách cuộc đời thì tiếng xấu cũng lan truyền nhanh không kém. Rắn chết để da, người ta chết để tiếng. Bất kể tiếng gì, nức tiếng hay tai tiếng đều bay khắp muôn nơi. Vì thế, người con Phật luôn  nỗ lực phấn đấu để tự hoàn thiện mình, tỏa ngát hương đức hạnh. Phải hướng về nương tựa Tam bảo để được soi đường, 
chỉ lối và dẫn dắt nhằm tránh xa những điều xấu ác, bất thiện, không làm ô danh cho mình và cho đời, hôm nay và mai sau.
“Trăm năm bia đá cũng mòn. 
Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. 
Do vậy, mỗi người con Phật phải trau dồi giới hạnh để luôn mãi ngát hương trong cuộc đời.
A Di Đà Phật
 _()_
Photo:
Tự Biết Mình 
 
Quay về, tôi kiếm lỗi tôi
Quán sâu mới thấy.. lôi thôi đủ điều
Tham lam, sân hận, mạn kiêu
Chê bai, xét nét.. Nói nhiều hơn tu
Bấy lâu nay bị cầm tù
Trong bao cám dỗ, mịt mù lợi, danh
Một lời nói cũng hơn tranh
Tham ái, chấp ngã quẩn quanh giữa đời.
Loay hoay tóc đã bạc rồi
Sống trong phiền lụy một đời đa mang!..
 
Chiều nay thắp một nén nhang
Chí thành trước Phật ăn năn tội tình
- Con vì bóng tối vô minh
Trần duyên phủ áng Tâm kinh bụi mờ
Việc tu lần lữa, chần chờ
Việc đời tham vọng chưa giờ lãng xao. 
 
Phước duyên tỉnh thức, hồi đầu
Nguyện theo chân Phật qua cầu tử sanh
Từ nay xin trọn ý lành
'' Phản quan tự kỷ '' tịnh thanh nghiệp trần
Ngày đêm tu tập tinh cần
Bước qua thất niệm để gần Đạo tâm. 
Nguyện không gây tạo lỗi lầm
Nguyện nhìn nhân thế với tầm mắt thương..
Từ bi, khiêm hạ, nhịn nhường
Cõi lòng an tịnh giữa buồn, lúc vui.. 
Con xin dưới bóng Phật ngồi
Đường Tu vững tiến không lùi từ đây.
- Hương hoa chẳng ngược gió bay
Hương người đức hạnh.. Biết ''quay trở về ''..
                     Như Nhiên - Thích Tánh Tuệ
Photo:
blank
Photo:
Photo:
Photo:
Kính chia sẻ cùng cả nhà hình ảnh khóa tu 2 ngày nhân Lễ vía đức Quán Thế Âm Bồ tát tại Chùa Linh Quang 
tiểu bang Philadephia do Ni Sư Thích nữ Hiếu Đức trụ trì  (Thứ 7 và Chủ Nhật nhằm Oct 15 & 16)
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Tu Với Phật hay Tu Với Cuộc Đời ?
佛菩薩的願力之-南無大行普賢菩薩十大願 - LULUMACHA - lulumacha’s blog
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/09/2013(Xem: 12937)
Xuôi dòng Cửu Long đậu bến Elbe. Nếp Chùa Việt trên đất khách. Vom Mekong an die Elbe. Buddhistisches Klosterleben in der vietnamesischen Diaspora.
02/09/2013(Xem: 8042)
Ông hoàng tử Hạnh Phúc
30/08/2013(Xem: 10021)
Tâm Tình Dẩn nhập Cuộc đời ngày càng phức tạp, học Phật cũng như thế. Người học Phật ngày nay, trong thời buổi kinh tế thị trường, trăm hoa đua nở, tài liệu, kinh điển Phật Pháp, phương tiện thông tin đầy đủ và hữu hiệu, nên việc tìm hiểu, thực hành giáo Pháp, nếu muốn
29/08/2013(Xem: 7668)
Năm 1983: chúng tôi cạn kiệt khi mua xong đất làm tự viện mà còn thêm nợ nữa. Mảnh đất thật trơ trọi, không nhà cửa, một túp liều cũng không, Suốt mấy tuần lễ đầu chúng tôi phải ngủ trên cánh cửa cũ mua rẻ trong bãi phế liệu. Chúng tôi kê bốn góc gạch làm giường (dĩ nhiên làm gì có nệm – chúng tôi tu ở rừng mà!).
27/08/2013(Xem: 5845)
Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận giải Nobel Hòa Bình 21 năm trước, ngài nói, "Tôi chỉ là một thầy tu giản dị". Nhưng tôi có thể nói với các bạn, khi tôi gặp ngài lần đầu tiên năm năm trước rằng ngài hơn là một thầy tu giản dị rất nhiều. Tôi vẫn nhớ lần viếng thăm ấy bởi vì đấy là những thời khắc đáng ghi nhớ nhất trong đời tôi và khi tôi gặp những sinh viên chưa tốt nghiệp của chúng ta, họ nói, "Ô, ông đã từng gặp những lãnh tụ thế giới, ông đã từng gặp những tổng thống, ông đã từng gặp những Khôi nguyên Nobel Hòa Bình. Nhưng ai là người hấp dẫn nhất và ấn tượng nhất mà ông đã từng gặp?" Và tôi nói, đấy phải là việc gặp gở với Đức Đạt Lai Lạt Ma.
23/08/2013(Xem: 7700)
Sau khì thành Đạo dưới cội Bổ Đề, Đức Phật vân du khắp nơi để diễn bày chân lý nhiệm mầu đến khắp nơi : "Cửa vô sinh bất diệt, đã mở cho tất cả chúng sanh. Hãy để cho ai có tai muốn nghe được hưởng trọn niềm tin tưởng"
22/08/2013(Xem: 6912)
Với Tuệ giác và lòng Từ bi của Đức Phật, thấy chúng sanh ở cõi Ta bà, đang đắm nhiễm trong khổ đau, nên Ngài đã thị hiện xuống trần, vào cung vua, nhưng rồi biết rõ rằng do THAM ÁI với NGŨ DỤC mà con người mãi trầm luân, đau khổ.
22/08/2013(Xem: 8535)
Chúng ta muốn tu hành được tinh tấn và thành tựu thì phải tránh những chuyện thị phi, vì thị phi mất rất nhiều thời gian một cách vô ích, mà lại gây tạo rất nhiều nghiệp khẩu, oan trái.
16/08/2013(Xem: 6206)
Từ năm 1955-1975, những ai học tại trường Trung Học Bồ Đề Nha Trang nói riêng ít nhiều gì cũng được ngắm nét chữ tài hoa, bay bướm; bài giảng ngắn gọn, hàm súc và cốt cách phong lưu, nho nhã của thầy Võ Hồng. Chúng tôi thường kháo nhau: “Kim Trọng hào hoa đến thế là cùng.”
16/08/2013(Xem: 12339)
Mao_HiepChuongNói đến pháp phục của Phật giáo, chúng ta thường đề cập đến pháp phục của người xuất gia, bao gồm pháp phục nghi lễ và pháp phục thường nhật. Pháp phục Phật giáo được xem là hình thức thể hiện thân giáo, đó là pháp tướng bên ngoài của người xuất gia nên các chế tài trong luật nghi quy định rất rõ về các hình thức của pháp phục.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567