Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 9 - Đối Phó Với Sợ Hãi

10/10/201508:04(Xem: 1760)
Chương 9 - Đối Phó Với Sợ Hãi

NGHỆ THUẬT HẠNH PHÚC TRONG THẾ GIỚI PHIỀN NÃO
Nguyên tác: The Art of Happiness in a Troubled World

Nhà xuất bản:  Hodder & Stoughton - 2009
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Howard C. Cutler

 

Chương 9

ĐỐI PHÓ VỚI SỢ HÃI

“THƯA ĐỨC THÁNH THIỆN, chúng ta đang thảo luận về những gốc rể của bạo động, truy ngược nó lại từ những cảm xúc của con người và cung cách suy tư.  Trong phạm vi này, tôi nghĩ có một cảm xúc đặc biệt mà rất quan yếu để khám phá trong một chiều sâu rộng rãi hơn: sợ hãi.  Bên cạnh thù hận và bạo động, tôi nghĩ sợ hãi có lẽ là kẻ tàn phá hạnh phúc to lớn nhất của nhân loại.  Trong thực tế, trong tất cả những cảm xúc tiêu cực, tôi phỏng đoán rằng sợ hãi chịu trách nhiệm co hầu hết những khổ đau của nhân loại, đặc biệt trong khả năng của nó tạo nên bạo động trong một quy mô rộng lớn – một cách chắc chắn nổi bật hơn ngay cả giận tức trong sự quan tâm ấy, vì các cuộc chiến tranh căn cứ trên sợ hãi nhiều hơn giận tức.  Và nó có thể trở thành một vòng xoay xấu ác – không chỉ sợ hãi có khả năng tạo nên  bạo động, mà bạo động trong xã hội dĩ nhiên tạo nên sợ hãi.  Trong thực tế, mục tiêu của khủng bố là để tạo nên nổi  khiếp sợ, không chỉ làm tổn hại người khác với bạo động.

“Do vậy, tôi đang tự hỏi ngài có bất cứ tư tưởng nào về việc đối phó với loại sợ hãi có thể bám rể trong xã hội theo sau những sự kiện như 11 tháng Chín không,” tôi hỏi.  Nhưng rồi thì như một suy nghĩ lại, tôi thêm, “À, đi đến việc suy nghĩ về nó, phạm vi sự thảo luận của chúng ta không cần phải giới hạn trong sự sợ hãi khủng bố mà thôi.  Bởi vì vấn đề tôi thật sự tự hỏi là về việc đối phó với sợ hãi như thế nào trong tổng quát, bất chấp nguồn gốc của nó là gì – thí dụ, có thể có lan rộng sợ hãi trong những thời gian của kinh tế hay tài chính không ổn định hay khủng hoảng, v.v…”

Đức Đạt Lai Lạt Ma đáp lại, “Vâng, tôi nghĩ rằng nếu chúng ta thật sự muốn phát triển cung cách hiệu quả nhất để đối phó với loại sợ hãi ấy, chúng ta cần bắt đầu với việc xác định những đặc trưng khác nhau của sợ hãi, vì thế chúng ta có thể áp dụng từng phương pháp thích ứng trong việc đối phó với mỗi thứ…”

“Những đặc trưng khác biệt trong  ý nghĩa nào?” tôi hỏi.

“Một đặc trưng đấy là sợ hãi là có giá trị.  Những sự sợ hãi thực tế, nơi mà có một đe dọa hay hiểm họa thật sự.  Sự đáp ứng thích đáng đến loại sợ hãi chính đáng này là có một cảm giác của sự phòng ngừa và thực hiện một hành động liệu chừng để tự bảo vệ, đến bất cứ phạm vi nào có thể.”

“Ngài biết không, thưa Đức Thánh Thiện, điều này nhắc tôi nhớ rằng chúng ta đang nói về bản chất của sợ hãi, nhưng dĩ nhiên sợ hãi và lo lắng cũng có một chức năng tích cực.  Tôi muốn nói rằng từ nhận thức sinh học và tiến hóa, trung tâm sợ hãi trong não bộ được cấu thành như một hệ thống báo động, để cảnh giác chúng ta về những hoàn cảnh đe dọa hay nguy hiểm đến sự sống.”

“Điều ấy đúng,” ngài đồng ý.  Trong thực tế, bên cạnh mang đến một thái độ thận trọng hay cảnh giác hơn, có thể có những chức năng tích cực khác của sợ hãi, tùy thuộc những hoàn cảnh.  Thí dụ, chúng ta có thể xem sợ hãi khủng bố như tàn phá từ một nhận thức, nhưng trái  lại, loại sợ hãi đó lại thậm chí đem cộng đồng đến với nhau gần gũi hơn, làm chúng ta cảm thấy hiểu rõ giá trị láng giềng của chúng ta hơn.  Điều ấy là có thể.”

Ngài đột nhiên chắc lưỡi và bình luận, “Rất nhiều khả năng! Dường như rằng tư tưởng, nhận thức, và viễn tượng của con người là vô tận!”

“Dĩ nhiên,” tôi chỉ ra, “hệ thống báo động này trong não bộ xoay nhanh đáp ứng đánh – hay  – chạy trong thân thể – chuẩn bị thân thể hoặc là bỏ chạy và thoát thân hay hành động một cách hung hăng, nhằm để bảo đảm cho sự sống còn của chúng ta.  Nhưng một vấn nạn là trong thế giới hiện đại, hầu hết chúng ta không thường xuyên chạm trán với những hoàn cảnh đe dọa sự sống – tuy thế não bộ của chúng ta vẫn đang hành động giống như chúng ta đang bị đe dọa.”

“Vâng, chính xác như thế,” ngài nói, “điều này đưa chúng ta đến một đặc trưng  khác của sợ hãi – những sợ hãi không thực tế hay vô lý.  Những loại sợ hãi này căn cứ trên sự thổi phồng, phóng chiếu tinh thần hay vọng tưởng điên đảo, và những tin tưởng sai lạc.  Điều này có thể rất thường thấy, bởi vì giống như những cảm xúc tiêu cực khác mà chúng ta đã thảo luận, sợ hãi cũng có một năng lực mạnh để bóp méo thự tại và che mờ sự thấu hiểu của chúng ta đối với hoàn cảnh trong cung cách đúng đắn.

“Vậy thì, sự tiếp cận chính ở đây là để khảo sát những điều kiện căn cứ cho sự sinh khởi sợ hãi, khảo sát đến những phạm vi nào sự đe dọa là thật và sắp xảy ra, hay một sự phóng chiếu không thực căn cứ trên sự thổi phồng và bóp méo của vọng tưởng.  Chúng ta cần có thể nhận ra tại thời điểm nào một sự sợ hãi có lý do trở nên vô lý, điểm mà tại đấy những phản ứng cảm xúc của chúng ta trở nên thừa thải và ẩn tàng chướng ngại, hơn là một sự phản ứng thích đáng đến hiểm họa.”

“Dĩ nhiên,” tôi nói, “ngay cả nếu một cá nhân có thể phân biệt thực tế từ những sợ hãi thổi phồng hay tưởng tượng, chúng ta vẫn còn cần phải tìm ra những phương cách để đương đầu với những sợ hãi thật sự.  Tôi muốn nói, chúng ta đối phó với một sợ hãi có căn cứ, căn cứ trên những hiểm họa thật sự, và tuy thế không có đề phòng nào chúng ta có thể thực hiện, không có điều gì chúng ta có thể làm như thế nào?  Thí dụ, ở Hoa Kỳ theo sau vụ 11 tháng Chín, chính quyền tung ra khắp nơi một hệ thống báo động khủng bố, chẳng hạn như vàng, cam, và đỏ.  Nhưng ngay cả nếu một mức độ đe dọa là cao, thật sự không có điều gì mà một người có thể làm về điều ấy.  Nó chỉ tạo ra một không khí sợ hãi.”

“Này đây,điều này có thể hơi phức tạp,” ngài nói, “tôi nghĩ rằng một cách tổng quát trong những hoàn cảnh, nơi mà một người trải nghiệm sợ hãi, ngay cả khi có một sự đe dọa nào đó ở đấy, một loại vọng tưởng về thực tại sẽ xảy ra, và sự sợ hãi này sẽ thường bị thổi phồng nhận thức về hiểm họa.  Vì vậy, trong trường hợp này hệ thống báo động có thể tạo nên một ấn tượng đe dọa tăng lên mọi nơi khắp đất nước.  Bây giờ, sự tiếp cận căn bản của chúng ta đến sự sợ hãi đầu tiên là khảo sát thực tế của hoàn cảnh.  Thế nên, hiểm họa thực tế có thể như thế nào, nếu chúng ta khảo sát mức độ của đe dọa có thể không giống nhau khắp Hoa Kỳ – nó có thể không quá lớn trong một làng quê nào đấy, thí dụ thế.  Rồi thì chúng ta có thể đáp ứng tùy theo thực tế hoàn cảnh của chúng ta.  Tôi nghĩ rằng ngay cả một yếu tố qua loa của sự thổi phồng cũng có thể góp phần cho một sự sợ hãi to rộng hơn.  Do vậy, sự tiếp cận này tối thiểu có thể giảm thiểu hay loại trừ bất cứ thành phần nào của sợ hãi mà nó được tạo nên bơi sự tưởng tượng của chúng ta qua sự thổi phồng hay vọng tưởng về thực tại.  Vì thế, tôi nghĩ rằng chúng ta càng tỉnh thức về thực tại, nghiên cứu để phân biệt những sợ hãi thật sự và tưởng tượng hay phóng chiếu của vọng tưởng, trở nên tỉnh thức hơn về việc chúng ta có thể thổi phồng hay bóp méo thực tại như thế nào, chúng ta sẽ càng đối phó với sợ hãi hiệu quả hơn.”

Đã thảo luận căn bản tiến hóa của những cảm xúc tàn phá, chúng ta có thể thấu hiểu các lý do hậu quả hẹp hòi của những cảm xúc tiêu cực.  Giống như những cảm xúc tiêu cực hay tàn phá khác, sợ hãi có các loại hậu quả vọng tưởng hay hẹp hòi đặc thù của nó trên sự suy nghĩ hay nhận thức của chúng ta.  Một cách đặc biệt, khi Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ ra, sợ hãi tạo nên một khuynh hướng mạnh mẽ để quá đơn

giản hóa hay tổng quát hóa.  Dĩ nhiên, điều này không có gì ngạc nhiên, vì nếu có bất cứ lúc nào chúng ta muốn làm một sự phán đoán nhanh chóng về những gì chúng ta đang đối phó, mau lẹ liệt một người hay một hoàn cảnh đặc biệt thuộc vào một “đặc trưng” đại cương tổng quát, một loại mà chúng ta đã quen thuộc, đấy là thời gian khi mà đời sống chúng ta có thể ở trong một hiểm họa sắp xảy đến.  Và, trong những hoàn cảnh sống – hay – chết này, nơi mà sự tồn tại bị đe dọa, chúng ta

lập tức đơn giản hóa những gì đang chạm trán, xem xét chỉ trên những yếu tố cần thiết tối thiểu – thí dụ, thứ này là tốt hay xấu? và rồi thì rời khỏi đấy một cách nhanh chóng nhất, nếu nó là xấu – là một kế hoạch không tệ lắm.

Chúng ta có thể thấy nó thích nghi để tổng quát hóa như thế nào, ngay cả quá tổng quát hóa, trong quá khứ xa xưa như một chủng loại – thí dụ, nếu chúng ta thấy một con rắn, nó sẽ giúp chúng ta sống còn nếu chúng ta nhanh chóng đặt loại “thú vật” này vào loại “rắn” và hoặc là bỏ chạy đi hay là đập nó với một cây chày hơn là thong thả để phân tích một cách ý thức những biểu hiện của con rắn để quyết định nó có phải rắn độc hay không.  Người nào thất bại trong việc phân loại và dán nhãn những con rắn một cách nhanh chóng thường là bị cắn, và có lẽ không thể sống sót để trao truyền lại những loại gene ấy của họ.   Trái lại, nếu chúng ta thấy một đoạn dây leo hay một que cong giống như một con rắn, và chúng ta hiểu lầm nó với một con rắn và nhảy lùi lại một cách nhanh chóng, nói cách khác, nếu chúng ta “quá tổng quát hóa” và quá nhanh chóng đặt đối tượng đó vào loại “rắn” và cảm thấy sợ hãi một cách sai lầm, sau đó cũng chẳng có hại gì – chúng ta sẽ vẫn sống còn.  Do vậy, chúng ta được thiết lập để quá tổng quát hóa để bắt đầu với – để thấy những que cong như những con rắn, và đôi khi cảm thấy sợ hãi trong phản ứng đến những ảo giác hay vọng tưởng về thực tại.

Tuy nhiên, trong thế giới hiện đại, chúng ta không đang đối phó một cách tổng quát với những con rắn và những cây que cong, và sự ảnh hưởng của những loại vọng tưởng này về suy tư có thể là sâu sắc.  Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đề cập, thí dụ thế, sợ hãi có thể đưa chúng ta đến những hiểm họa thổi phồng như thế nào.  Điều này được xác nhận với một thí nghiệm bất thường trong những cảm xúc sau vụ 11 tháng Chín, được điều khiển bởi những nhà nghiên cứu tại Đại Học Carnegie Mellon.  Không giống hầu hết những nghiên cứu khoa học khác, thường dùng những số lượng nhỏ các đối tượng thí nghiệm, lôi cuốn họ từ nguồn cung cấp thuận tiện nhất cho những cuộc thí nghiệm khoa học – những sinh viên đại học chưa tốt nghiệp – cuộc  nghiên cứu này đã sử dụng mẫu đại diện của một nghìn người Mỹ của tất cả mọi lứa tuổi và quá khứ, việc đo lường những phản ứng cảm xúc của họ chỉ những ngày sau vụ 11 tháng Chín và rồi một lần nữa  vài tuần sau đó.  Cuộc nghiên cứu đã tiết lộ rằng, thứ nhất, truyền thông có thể có một ảnh hưởng mạnh mẽ trên  những cảm xúc nào mà người ta trải nghiệm – các câu chuyện cho thấy những người trong các xứ Hồi Giáo hoan hô với sự vui sướng  sau vụ 11 tháng Chín đã gợi ra giận tức, và những câu chuyện cho thấy những lá thư chứa khuẩn than gửi qua hệ thống bưu điện Hoa Kỳ đã gây ra sợ hãi, như người ta có thể dự đoán.  Cuộc nghiên cứu cũng khuyến nghị rằng giận tức hay sợ hãi có thể được gợi ra bởi những phương tiện khác, chẳng hạn như việc sử dụng những loại thuật ngữ tu từ hùng biện nào đó của các lĩnh tụ.

Nhưng cuộc nghiên cứu cũng cho thấy việc các cảm xúc này có thể làm nên những suy tư vọng tưởng điên đảo như thế nào – chẳng hạn như sự thổi phồng.  Các khảo sát thấy rằng những cá nhân phản ứng với sợ hãi có khuynh hướng không chỉ đánh giá quá mức về sự to lớn của hiểm họa cho chính họ trong việc trở thành một nạn nhân của khủng bố trong những năm theo sau đấy mà cũng đưa họ đến việc đánh giá quá mức những loại đe dọa và hiểm họa khác (mặc dù liên tục phỏng đoán họ là ít nguy hiểm hơn người Mỹ bình thường).  Trong thực tế, những nhà nghiên cứu cảm thấy rằng sợ hãi có thể cung cấp năng lượng cho cảm giác bi quan đã góp phần đến sự suy thoái kinh tế quốc gia sau vụ 11 tháng Chín.  Mặc dù sợ hãi có khuynh hướng làm cho con người thêm thắt mức độ thật sự của đe dọa, nhưng nó cũng đưa đến việc kêu gọi cho sự an ninh chặc chẽ hơn ở Hoa Kỳ và một ý chí lớn hơn để từ bỏ những quyền tự do nào đấy nhân danh “an ninh”.

Vì thế, chúng ta có thể thấy rằng tuyên truyền sợ hãi trong một xã hội có thể làm lan rộng ảnh hưởng trên thái độ con người cũng như chính sách công cộng.  Sợ hãi có thể đưa đến những cơn rùng mình vượt xa tưởng tượng, vì nó có thể là một nhân tố trong việc huy động dân chúng ủng hộ các cuộc chiến tranh, những hành vi diệt chủng, và tàn bạo nhẫn tâm đủ mọi hình thức.  Như chúng ta đã từng thấy, sợ hãi sinh khởi từ những thôi thúc nguyên thỉ kết quả từ sự khởi động của amygdala.  Cơ cấu nguyên sơ của não bộ liên hệ ở đây bao gồm sự đơn giản hóa, tổng quát hóa, và đặc trưng Chúng Ta và Họ – tất cả những thành tố nguyên sơ cho ấn tượng cố hữu rập khuôn.  Bây giờ, khi các sự phân chia thượng đẳng/hạ liệt và thù hận được thảy vào trong sự trộn lẫn, tất cả những gì chúng thực hiện là cho sự tuyên truyền của một lĩnh tụ hay một chính quyền nào đấy gieo rắc ý tưởng rằng sự sống còn của chúng ta bị đe dọa trong một cách nào đó bởi một nhóm “thấp kém”, để khởi động một loại sợ hãi mà nó đưa đến sự bạo động ồ ạt.

Những năm trước đây, một chính trị gia đã thẳng thắn trong việc diễn tả năng lực sử dụng sự sợ hãi: “Dĩ nhiên, quần chúng không muốn chiến tranh,” ông ấy nói, “nhưng cuối cùng thì các lĩnh đạo của quốc gia là những người quyết định chính sách, và luôn luôn là một vấn đề đơn giản để lôi kéo người dân theo cho dù nó là một chế độ dân chủ, một nền độc tài, hay một chính thể đại nghị, hay thể chế cộng sản.  Có tiếng nói hay không có tiếng nói, người dân có thể luôn luôn bị đưa tới mệnh lệnh của những lĩnh tụ.  Điều đó là dễ dàng.  Tất cả những gì chúng ta cần làm là nói với họ rằng họ đang bị tấn công, và lên án những người theo chủ nghĩa hòa bình vì thiếu sự yêu nước và đưa đất nước đến hiểm họa to lớn hơn.  Phương pháp này hoạt động hữu hiệu trong bất cứ xứ sở nào.”

Chính trị gia, người nói điều này là một lĩnh tụ Quốc Xã, Hermann Göring, nói trong xà lim của ông ta tại tòa án Nuremberg với một nhà tâm lý tòa án Hoa Kỳ.   Đây là một phần trong sự bác bỏ của Göring đến nhà tâm lý học, người nói rằng một khác biệt giữa những chế độ dân chủ và độc tài là ở Hoa Kỳ, thí dụ thế, chỉ có Quốc Hội mới có thể quyết định với tuyên bố chiến tranh.

Sợ hãi đã tiến hóa như hệ thống báo động nguy hiểm của chúng ta.  Nó phục vụ tốt đẹp cho tổ tiên của chúng ta, giúp họ đối phó vớ những hiểm họa hằng ngày mà họ thường gặp.  Sợ hãi tiếp tục phục vụ trung thành với chúng ta trong những trường hợp hiểm  nguy hay đe dọa.  Nhưng cùng lúc, sợ hãi có thể đưa chúng ta vào trong những rắc rối nghiêm trọng – sự thật rằng đôi khi não bộ con người không quá tốt trong việc phản ứng với sợ  hãi đến những vấn đề đúng đắn, với những hậu quả thảm khốc.  Kết cấu cho một thời điểm sớm sủa trong sự tiến hóa của nhân loại, trong thế giới hiện đại sợ hãi thường hoạt động trong việc đáp ứng đến những thứ sai sót, vào những lúc sai lầm, dưới những điều kiện sai lạc.

Những thí nghiệm này mà trong ấy các hợp tác viên bị điều kiện hóa để phản ứng với sợ hãi để chụp hình với những đối tượng khác nhau (cả sống động và vô tri giác).  bằng hai tấm hình đầu tiên với những cú điện giật trung bình, đã cho thấy rằng não bộ con người đã được bổ sung những vòng xoay thần kinh dễ dàng bị điều kiện hóa để sợ hãi những con rắn, nhền nhện, hay độ cao – những hiểm nguy thông thường mà tổ tiên chúng ta có thể có rắc rối với – hơn là những thứ ít gây hại hơn như những con chim và bươm bướm.  Kém may mắn thay, kết cấu não bộ và những vòng xoay thần kinh của chúng ta chưa theo kịp với thế giới hiện đại.  Chúng ta có khuynh hướng sợ hãi những con rắn, nhền nhện, hay cá mập, chứ không phải thuốc hút hay xe cộ, là những thứ có thể giết người nhiều hơn nhưng chưa ở bên chúng ta đủ lâu để tạo nên sự sợ hãi đi đến việc hình thành những mạng lưới thần kinh trong não bộ con người.  Những nghiên cứu đã cho thấy rằng não bộ của chúng ta đã phản ứng đến những đối tượng hiện đại thật sự nguy hiểm – thí dụ như, súng, dao, hay những que chất nổ – giống như cách chúng đáp ứng đến những con bươm bướm.

Chúng ta trở nên dễ dàng bị điều kiện hóa để sợ hãi tất cả những loại vốn không nguy hiểm cố hữu, đôi khi căn cứ trên những niềm tin sai lầm và đôi khi là lừa dối.  Như chúng ta đã thấy trong thảo luận về thành kiến, chúng ta một cách khái quát quá vẫn bị lập trình để phản ứng với sợ hãi khi chạm trán đến những người nào thuộc chủng tộc hay những nhóm xã hội khác, những thứ là nguồn gốc của khổ đau vô tận trong thế giới tương liên và hổ tương ngày nay mà trong ấy sự hợp tác với những nhóm khác là cần yếu cho sự sống còn của chúng ta.

Như chúng ta đã từng thấy với trí nhớ và óc tưởng tượng rộng lớn, chúng ta có thể bị lôi kéo để đáp ứng với sợ hãi trong việc phản ứng đến những sự kiện đã xảy ra hàng thế kỷ trước.  Khi chúng ta đáp ứng đến những sự kiện với sợ hãi căn cứ trên các tiền đề và niềm tin sai lầm, không có giới hạn đến những thảm họa của con người mà chúng có thể đưa đến.

Do vậy, bởi vì chúng ta không thể tin tưởng rằng sợ hãi sẽ luôn luôn bảo vệ chúng ta khỏi nguy hiểm nữa – và trong  thực tế do bởi khả năng làm nên những thảm họa của nó; khả năng của chúng ta bị lôi kéo bởi sợ hãi; khả năng cho sợ hãi sinh khởi căn cứ trên những bóp méo hay vọng tưởng, thổi phồng, và lừa dối về thực tại; khả năng vì sợ hãi làm xói mòn hạnh phúc của con người; khả năng cho nó trổi dậy và tiêu diệt chúng ta – nên thật cần thiết để duy trì sự cẩn trọng.  Chúng ta sử dụng lý trí, phán đoán và tư duy phê phán để giám sát những sự sợ hãi của chúng ta, để bảo đảm rằng chúng ta nhìn vào sự sợ hãi của chúng ta một cách thực tế, như Đức Đạt Lai Lạt Ma khuyến nghị, để phản ứng với sợ hãi căn cứ trên những đe dọa thật sự hơn là trên sự tưởng tượng, thổi phồng và lừa dối.

“Thưa Đức Thánh Thiện, trong việc nhìn về khả năng cho sợ hãi sinh khởi trên căn bản của những đe dọa tưởng tượng hay thổi phồng, và khả năng của sợ hãi tạo nên bạo động, tôi đồng ý với đề nghị của ngài để trước nhất khảo sát để thấy sự sợ hãi của chúng ta có căn cứ trên thực tế hay không.  Và rồi nếu chúng ta thấy rằng chúng ta đang thổi phồng mức độ của nguy hiểm, sau đó điều này sẽ giảm thiểu mức độ sự sợ hãi của chúng ta và hạ thấp khả năng của bạo động…”

“Đúng đấy.”

“Nhưng, câu hỏi của tôi là, con người nên đáp ứng như thế  nào khi thật sự có hiểm nguy rộng khắp trong xã hội của chúng ta?  Những địa điểm như Do Thái thì như thế nào, thí dụ thế?  Đã từng có những thời gian, nơi mà những cuộc tấn công khủng bố của người Palestine dường như xảy ra hầu như hằng ngày, với việc những kẻ khủng bố chủ tâm nhắm vào những khu vực công cộng, những địa điểm nơi mà người dân đi mua sắm hay ăn uống, giết hại cùng làm thương tật một cách đặc biệt và cố ý những thường dân, gia đình, lứa đôi trẻ tuổi, trẻ con,… vô tội.”

“Trong trường hợp này,” ngài nói, “nguy hiểm là thật sự, rất thật.  Và  nếu chúng ta sống dưới những hoàn cảnh hiểm nguy như vậy, thế thì sự sợ hãi là có căn cứ và một sự đáp ứng thích đáng…”

“Vâng, đấy là câu hỏi của tôi: Chúng ta đối phó với cảm giác về nổi sợ hãi lan tỏa cùng khắp này như thế nào trong đời sống hằng ngày của chúng ta?  Chúng ta không thể ở nhà mãi.  Chúng ta phải đi ra ngoài và sống đời sống của chúng ta, nhưng có nổi lo sợ tiềm tàng  này.”

“Không thể có câu trả lời dễ dàng ở đây,”  Đức Đạt Lai Lạt Ma thừa nhận.  “Đời sống đôi khi hiện diện những tình trạng nguy hiểm.  Tôi nghĩ chính vị thế trước tiên để bắt đầu khi nghiên cứu để đối phó với những tình trạng như vậy là với quan điểm căn bản của chúng ta, nhận ra rằng đời sống sẽ không bao giờ hoàn toàn không có rắc rối, không bao giờ hoàn toàn không có nguy hiểm.  Đấy là điều chúng ta phải chấp nhận.  Vì thế, những hoàn cảnh nguy hiểm hiện lên vào những lúc có hay không báo trước.  Thí dụ, trong khu vực nơi tôi sống ở Ấn Độ, gần đấy đã có dấu hiệu của hiểm họa liên hệ đến xung đột giữa Pakistan và Ấn Độ.  Bây giờ thực tế là nếu trong một cuộc chiến, Pakistan rõ ràng dễ dàng bị đánh bại.  Ấn Độ là một quốc gia lớn hơn nhiều, có một quân đội gấp ba lần số quân hai trăm năm chục nghìn của Pakistan.  Ấn Độ có sức mạnh hơn gấp đôi, vì thế tự nhiên Pakistan sẽ bị đánh bại.  Căn cứ trên thực tế quân sự, rõ ràng có thể do sự liều lĩnh tuyệt vọng và không có chỗ cho việc quan tâm đến đạo đức hay phẩm hạnh, Pakistan có thể chọn để sử dụng vũ khí hạt nhân để chống lại Ấn Độ.  Dehli là thủ đô, sẽ hầu như chắc chắn là đứng đầu danh sách.  Khi tình trạng leo thang chiến tranh, những thứ bom khác có thể được thả xuống, với phóng xạ đến gần Dharamsala, nơi tôi ở.”

Ngài đang nói trong một giọng điệu thực tế mà tôi không thể nào không hỏi, “Vậy thì, ngài không sợ hãi chứ khi có một sự leo thang căng thẳng giữa hai quốc gia ấy?”

“Howard, sống không sợ hãi dưới những khả năng hiểm họa thật sự như vậy có thể nguy hiểm.”

“Vâng, nhưng một người có thể làm gì về nó?  Con người ở Dharamsala không thể kiểm soát đối với việc người nào đang gởi bom nguyên tử.  Nó không như, ‘Okay, tôi sẽ thận trọng, tôi sẽ tránh để bị trúng bom nếu chúng tôi bị tấn công!’”

Ngài đáp, “Dưới những hoàn cảnh như vậy, chúng ta đơn giản phải chấp nhận khả năng của điều gì đấy xảy ra.  Cộng đồng Dharamsala không thể tăng tốc và tản cư nơi khác.”

“Có thể cả cộng đồng thì không thể di tản, nhưng những cá nhân có thể…”

“Một số người bạn của tôi ở Delhi khuyến nghị rằng Dharamsala là rất nguy hiểm do bởi sự gần gũi của nó với Pakistan và vì thế tôi nên di tản và ở Delhi.  Nhưng tôi cảm thấy rằng đề nghị ấy thậm chí ngớ ngẫn hơn bởi vì Delhi ngay cả là một mục tiêu quan yếu hơn Dharamsala.  Trong quá khứ khi có những sự xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan, tôi thường đi xuống những khu định cư của Tây Tạng ở Nam Ấn, nhưng bây giờ do sự gần gũi của chúng với Bangalore, một thành phố trung tâm rất quan trọng, lựa chọn ấy một cách đặc biệt cũng không đứng vững được,” ngài nói.

“Nhưng vẫn phải có những lựa chọn cho ngài và những người khác…”

Đức Đạt Lai Lạt Ma đáp lại một cách kiên định, “Dharamsala là nhà tôi.  Luôn luôn có rủi ro nào đó.  Chúng ta không thể loại trừ tất cả mọi hiểm họa trong đời sống, việc ấy đúng là thực tế.”

Cảm thấy rằng ngài né tránh câu hỏi của tôi về việc xua tan những sợ hãi có căn cứ như thế nào, hay có lẽ hy vọng cho một phương pháp hay một lời đáp cụ thể hơn, tối thiểu là điều gì đấy thực tế khuyến khích hơn chỉ là “đời sống thì gay go”, tôi thúc thêm một nhát nữa vào việc ấy.

“Tôi chỉ đang tự hỏi, ngài có nghĩ về bất cứ những hoàn cảnh nào khác, chỗ mà ngài cảm thấy lo sợ không?”

“Vâng, thỉnh thoảng tôi từng cảm thấy sự sợ hãi nào đấy,” ngài nói một cách bộc trực.

Với sự thôi thúc của tôi, ngài tiếp tục kể cho tôi nghe về lúc các giới chức thẩm quyền đã khám phá một có chứng cứ cho thấy rằng ngài có thể có thể đã từng ở trong một sự nguy hiểm thân thể nào đấy từ một ít thành viên bạo động, cấp tiến của một tổ chức.  Thật hơi khó khăn cho tôi để tưởng tượng ngài khổ sở vì sợ hãi hay băn khoăn,vì thế tôi đã hỏi, “Vậy thì, ngài đã có kinh nghiệm về những triệu chứng thông thường của sợ hãi, như một cảm nhận bực dọc, v.v… hay không?

“Dĩ nhiên, như một con người, thế thường.  Tuy nhiên, nó không ảnh hưởng tôi nhiều.  Thí dụ, nó không quấy rầy giấc ngủ của tôi, ngay cả trong một đêm, hay sự ngon miệng của tôi.  Nhưng tôi vẫn cảnh giác về khả năng của một hiểm họa nào đấy.”

“Vậy thì, ngài đã giải quyết sự sợ hãi ấy như thế nào?” tôi hỏi.

“Bây giờ ở đây, vả chăng, đấy là một trường hợp của sự sợ hãi có căn cứ.  Có khả năng của một loại đe dọa nào đấy đến đời sống của tôi, vì thế có một số nền tảng đáng tin cho sợ hãi.  Như chúng ta đã đề cập, với đặc trưng của sợ hãi căn cứ trên những sự phóng chiếu tinh thần, nhận thức sai lạc hay vọng tưởng điên đảo về thực tại, chúng ta có thể xua tan sợ hãi bằng việc chấp nhận một sự thấu hiểu chính xác hơn về hoành cảnh.  Nhưng trong trường hợp này đấy là loại sợ hãi, nơi mà có sự quan tâm chính đáng.  Vì vậy, chúng ta cần chuẩn bị chính mình cho khả năng ấy.  Nên ở đây, dĩ nhiên, như một đáp ứng cho điều này là chúng ta đã có các giới hữu trách thực hiện những chuyện phải lo về an ninh một cách nghiêm túc hơn nhiều và cẩn trọng hơn nhiều.”

Như tôi hy vọng khám phá với ngài một phương pháp đối phó với sợ hãi mà có thể được sử dụng bởi những ai như chúng ta, những người không có nhân viên bảo vệ, tôi nhấn mạnh, “Ngài biết không, tôi vẫn đang tự hỏi có một sự tiếp cận để đối phó nào không với những loại sợ hãi có cơ sở rõ rệt, chỗ mà có thể không có những bước ngay lập tức mà chúng ta có thể thực hiện để giảm thiểu đe dọa.  Điều gì đấy giúp chúng ta xúc tiến với đời sống hằng ngày của chúng ta, mà không bị ức chế bởi sợ hãi.”

Ngài nói rằng, “Trong trường hợp này, chúng ta có thể duy trì sự thăng bằng và tiếp tục cẩn trọng, khác hơn thì không có gì nhiều mà chúng ta có thể làm…”

Có lẽ cảm nhận sự không hài lòng của tôi với câu trả lời, ngài bật cười, và thêm, “À này Howard, tôi cho rằng luôn luôn có thể có một số cá nhân nào đấy, những người đơn giản không phản chiếu đầy đủ để có bất cứ nổi lo sợ nào.  Những người tiếp tục không tỉnh thức, si mê, quên lãng đến những nguy hiểm, và tiếp tục vui vẻ đời sống của họ, không sợ hãi…”

“Ô, ngài muốn nói đến những người may mắn?” tôi đùa.

“Đúng đấy, những người may mắn đó!” ngài lập lại, cười.

Tôi cảm thấy, ngài phải có điều gì đấy để cống hiến hơn nữa, việc biết khả năng của ngài để duy trì thể trạng tâm thức tích cực trong mọi hoàn cảnh.  Ngài dường như nói về khả năng của sự tàn phá về chính ngài và người khác mà không có một chút nào lo lắng trong giọng nói hay thái độ của ngài, với một cảm giác hoàn toàn vô úy và chấp nhận, nhưng không có một cảm giác chối bỏ, giống như ngài đang tĩnh lặng với ý tưởng ấy, mà với một âm điệu của từ bi, không phải một giọng bất cần.  Tôi nghĩ, chắc chắn rằng, loại thái độ ấy không phải được phát ra một cách tự ý; phải có một phương pháp để trau dồi nó.

Tôi quyết định tung thêm một chiêu nữa, trở nên cụ thể hơn, vẫn trong hy vọng của một giải pháp nào đấy, một tuệ giác nào đấy.   “Ah, hãy để tôi hỏi ngài điều này: Đã có bất cứ người nào ở Dharamsala nói với ngài về nổi sợ hãi của họ đối với chiến tranh nguyên tử không?”

“Vâng”.

“Và ngài dã nói gì với họ?   Ngài đã khuyên bảo họ thế nào, khi họ đến với ngài và nói rằng họ lo lắng về khả năng của chiến tranh hạt nhân?”

“Tôi nói với họ và kể cho họ rằng tôi cũng chia sẻ những quan tâm của họ.”

Vẫn thế nào đấy không thể hay không bằng lòng để chấp nhận câu trả lời của ngài, tôi tiếp tục giục giả lên giống như ngài có một loại giải pháp thần kỳ nào đấy mà ngài chưa khai mở:  “Ah, khi người ta đến với ngài, thân hữu hay quyến thuộc của ngài, và họ biểu lộ với ngài nổi lo sợ của họ về chiến tranh hạch tâm, không có gì thêm mà ngài có thể nói với họ hơn là chia sẻ mối quan tâm của họ chứ?  Tôi muốn nói …. có bất cứ điều gì ngài có thể nói sẽ giúp để làm khuây khỏa nổi lo sợ hay băn khoăn của họ? Không có từ ngữ an ủi nào mà ngài có thể ban bố cho họ à?

Lắc đầu một cách buồn bả và với một sự cam chịu hoàn toàn một cách êm ả ngài nói, “Không có nhiều.  Trong bất cứ trường hợp nào đi nữa, Howard này, chúng ta không được quên rằng thường thường những gì cho con người thanh thản và tự tin là hành động chia sẻ những nổi sợ hãi của họ với người nào đó mà họ thương mến.  Điều đó có thể rất quan trọng.”

Khi những bóng mát trải dài bên ngoài phòng của Đức Đạt Lai Lạt Ma, thì rõ ràng là thời khắc đã xế chiều lắm rồi.  Thư ký của Đức Đạt Lai Lạt Ma và các thị giả của ngài đang đợi chờ ngoài cửa.  Buổi đàm luận của ngày hôm ấy

đã chấm dứt.

Trong việc thảo luận một phương pháp để đối phó với những sợ hãi thực tiển, căn cứ trên những đe dọa chính đáng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bắt đầu với một hành động đơn giản của việc chấp nhận một mức độ nào đấy của nguy hiểm là một phần tự nhiên trong việc hiện hữu của loài người.  Ý tưởng này là một điều mà ngài đã thường đem lại từ trong quá khứ như một chiến lược phổ thông để đối phó một cách thực tế với bất cứ loại rắc rối nào hay bất cứ hình thức khổ đau nào của con người.  Ngài đã giải thích trong quá khứ đối với thái độ nền tảng của chúng ta về những khổ đau và rắc rối có thể tác động  đến việc chúng ta đương đầu với những thứ này như thế nào khi chúng phát sinh một cách không thể tránh khỏi.  Việc chấp nhận khổ đau như một sự thật tự nhiên trong sự hiện hữu của con người cho phép chúng ta tập trung hơn trên việc tìm kiếm một giải pháp của những vấn nạn, và ít có cảm giác rằng cuộc sống thì không công bằng, rằng một người nào đấy bị chọn lựa ra cho bất hạnh một cách bất công và vô lý, trở nên ít bị vướng bận trong một sự việc có tính cách kịch tính của vai trò “nạn nhân.”

Nhưng trong phạm vi này, tôi đang tìm kiếm cho một sách lược để đối phó với những sợ hãi thực tiển một cách đặc biệt hơn, và tôi đã thấy rằng sự khuyên bảo của ngài trong trường hợp này là khá thất vọng!  Với một không khí cam chịu, tối thiểu khi dường như đối với tôi vào lúc ấy, ngài không có cống hiến gì hơn ngoại trừ một sự khuyên bảo đơn giản để nói về những sợ hãi và quan tâm của mình, chia sẻ chúng với người khác.  Như một phương pháp thực tế và hiệu quả để giảm thiểu nổi sợ hãi của con người, tôi đã có một thời gian khó khăn để mà nuốt trôi ý tưởng rằng sự chia sẻ đơn thuần nổi sợ hãi của mình với người khác có thể có nhiều lợi ích.  Dĩ nhiên, tôi nghĩ, luôn luôn dễ thương khi có người khác để chúng ta nói chuyện với.  Nhưng như một phương pháp để chiến đấu với những nổi sợ hãi và để đối phó với những đe dọa chính dáng, đối với tôi dường như kết quả của việc chia sẻ sự sợ hãi của chúng ta với một người khác có thể chỉ dễ dàng là thay vì giảm thiểu sự sợ hãi của chúng ta thì chúng ta lại làm gia tăng những nổi lo sợ của người kia, vì thế bây giờ chúng ta có hai người cảm thấy sợ hãi, thay vì một.  Việc ấy có thể giúp đở như thế nào?

Trong việc suy nghĩ về lời khuyên bảo của ngài như có lẽ là nông cạn, có ít điều đã bị che khuất không nảy ra trong tôi.  Thí dụ, khi chạy chửa tâm lý trị liệu cho những bệnh nhân trong quá khứ, tôi đã chú ý rằng một số bệnh nhân báo cáo là họ đã cảm thấy ít băn khoăn hơn nhiều và khá  hơn nhiều sau chỉ một hay hai lần mà trong ấy một cách chính yếu tất cả những gì mà tôi đã làm là lắng nghe họ, gật đầu, cùng bày tỏ một sự chú ý sáng láng và sâu sắc “à  há…”.  Thường thường tôi gạt bỏ và khinh rẻ những sự tiến bộ nhanh chóng này như một sự “bay bổng hóa ra sức khỏe[1]” một cách giản dị, một hiện tượng đã được các nhà tâm lý trị liệu xác nhận từ lâu trong việc mà bệnh nhân trở nên khả quan hơn nhiều một cách rất nhanh chóng, giản dị sau khi nói về những rắc rối của họ, điều mà các nhà tâm lý trị liệu đôi khi diễn dịch đơn thuần như một loại cơ cấu phủ nhận, một cách tránh né đào sâu thêm những vấn đề đau khổ của họ.  Nhưng gần đây hơn, một số nhà lý luận đang thấy hiện tượng này trong một cung cách mới, như đại diện sự tiến bộ chính đáng.  Và bên cạnh điều ấy, chia sẻ nổi lo sợ và băn khoăn của một người trong tâm lý trị liệu có thể tự chính nó đôi khi cung cấp một sự thư thái đầy năng  lực, tối thiểu một lớp lo lắng hay băn khoăn, một cách đơn giản bằng việc bệnh nhân khám phá ra rằng họ thì “bình thường”, rằng người khác chia sẻ những lo lắng tương tự, rằng họ không đặc biệt hay đơn độc trong những nổi lo sợ của họ.  Từ viễn tượng ấy, vấn đề gợi ý rằng việc chia sẻ những nổi lo âu của một người có thể giúp làm yên lòng một sự sợ hãi nào đấy, ngay cả trong những hoàn cảnh thật sự nguy hiểm, dường như không là một chiến lược yếu kém một cách đột ngột.

Khởi đầu khuyến nghị của Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về những sự sợ hãi của một người và chia sẻ chúng với những người khác như một sách lược để vượt thắng những nổi lo sợ rất thật trong những hoàn cảnh nguy hiểm nghiêm trọng đã điểm vào tôi như ở cùng trình độ phức tạp của một cái bánh may mắn. Bởi vì tôi cho rằng tôi đã thất vọng cho đến khi mà mỗi một lý thuyết và quan điểm của ngài đã được hổ trợ bởi chứng cứ khoa học, và cảm thấy rằng lời  khuyên bảo này rõ ràng dưới mức bình thường, tôi không tiên liệu có thể tìm ra cùng trình độ với những giá trị của khoa học.  Tuy nhiên, trong việc nhìn vào hành động tự biểu lộ[2] từ những viễn tượng khác và trong một chiều sâu rộng rãi hơn, tôi đã thấy rằng hoàn toàn là một bức tranh khác biệt đã bắt đầu hiện lên.

Trong thực tế, kiến thức  khoa học đã cung ứng các chứng cứ rằng việc chia sẻ một cách đơn giản những nổi sợ hãi và quan tâm của một người về các sự kiện chấn thương và nguy hiểm có thể có một giá trị thênh thang.  Những nhà tâm lý học xã hội tại các trường đại học khắp thế giới đã tiến hành các cuộc nghiên cứu để khảo sát những phương pháp hiệu quả nhất để đối phó với sợ hãi sau những thảm họa do cả thiên nhiên hay con người tạo ra – sau động đất, chiến tranh vùng vịnh Ba Tư, những vụ tấn công khủng bố ở Do Thái, thảm họa ở Bosnia – và đã đi đến một kết số kết luận về những phương cách hiệu quả nhất để ứng phó trong những tình trạng nơi mà chúng ta không thể kiểm soát đối với những sự kiện rộng lớn hơn.  Sự nhất trí, được ủng hộ bởi các nhà chuyên môn trong tâm lý học, tâm lý trị liệu, chỉ đến tầm quan trọng của việc nối kết một cách đơn giản với người khác và chia sẻ những quan tâm của  họ.

Nghiên cứu đã cho thấy rằng tự biểu lộ nuôi dưỡng những nối kết xã hội, là những thứ lần lượt làm giảm thiểu căng thẳng cá nhân cũng như khuyến khích người khác làm giống như thế, điều có thể bén rể trong một xã hội để làm giảm thiểu sự căng thẳng của xã hội lan rộng hơn.  Có nhiều chứng cứ rộng lớn cho thấy vô số lợi ích từ những liên kết xã hội và một cảm giác thân cận, từ các lợi ích sức khỏe thân thể đến những hiệu quả trực tiếp của nó trong việc gia tăng những cảm giác cát tường và những mức độ của hạnh phúc.  Các nghiên cứu đã xác nhận những gì hiển nhiên không thể chối cải được đến hầu hết chúng ta trong thời gian những cuộc khủng hoảng :  Con người tự nhiên cởi mở đến người khác và những liên kết xã hội hòa tan khi người ta bắt đầu những cuộc thảo luận sôi nổi với không chỉ gia đình và thân hữu mà cũng thường với những người hoàn toàn xa lạ – trong những hàng chờ đợi của siêu thị, thang máy, hay trạm xe buýt.  Điều này là kết quả trong những cảm nhận của tình đoàn kết, là điều có thể là một sự đối trị đến mối đe dọa tập thể.  Trong thực tế, những nghiên cứu đã cho thấy rằng chỉ đơn giản hiện diện với người khác và tạo nên một ý nghĩa thân mật có thể giảm thiểu cảm giác sợ hãi, ngay cả khi mức độ của hiểm nguy vẫn như vậy.

Trong việc nghiên cứu những ảnh hưởng tích cực của việc nói về các sự kiện chấn thương tinh thần, những nhà nghiên cứu đã nhìn vào hậu quả của những sự kiện chẳng hạn như trận động đất ở Bắc California năm 1989, cuộc chiến vùng vịnh Ba Tư, hay vụ nổ bom ở Oklahoma City, và đã xác định một số giai tầng có thể dự đoán trước mà cộng đồng trải qua trong việc đương đầu với những sự kiện căng thẳng hay chấn thương tinh thần cao độ.  Người ta đã thấy rằng ba hay bốn tuần sau sự kiện, con người thảo luận tự do về việc ấy, nói chuyện một cách cởi mở bất cứ người nào về trải nghiệm của họ, và như một kết quả người ta đối phó tổng quát tương đối tốt.  Tuy nhiên, từ khoảng tuần thứ tư đến tuần thứ tám sau những vụ chấn thương cảm xúc, người ta thường cảm thấy rằng họ nên vượt qua chúng vào lúc ấy và chấm dứt nói về các vấn đề ấy một cách tối đa.  Vấn nạn là hầu hết mọi người vẫn nghĩ nhiều về chúng và vẫn muốn nói về những gì đã xảy ra, nhưng không cảm thấy như thích nghe đến những câu chuyện của các người khác.  Một vài tuần sau trận động đất 1989, thí dụ thế, người dân ở Palo Alto đã bắt đầu mặc những chiếc áo thun vẽ dòng chữ, “Cảm ơn vì không chia sẻ kinh nghiệm động đất của bạn”.  Vậy thì, sự xung đột này giữa nhu cầu để nói về những thảm họa và sự thiếu thiện ý lắng nghe người khác nói về nó thường đưa đến một sự căng thẳng lan rộng dấy lên, rắc rối sức khỏe, cáu kỉnh, tranh luận, và thậm chí trong vài trường hợp là một sự gia tăng tỉ lệ công kích trầm trọng trong một cộng đồng.  Cuối cùng, một “giai tầng thích nghi” tổng quát xảy ra trừ tám đến mười hai tuần sau sự kiện, và vào lúc kết thúc của thời điểm ấy đại đa số những ai bị ảnh hưởng bởi chấn thương cảm xúc đã trở lại bình thường – nhắc chúng ta một lần nữa về khả năng phục hồi kỳ diệu của loài người.

Trong việc xác định những lợi ích của việc nói về các sợ hãi của con người, một nghiên cứu tại UCLA đã khám phá một hiện tượng hấp dẫn khác:  Chỉ đặt tên cảm giác sợ hãi đã giảm thiểu nó[3].  Trong những nghiên cứu sử dụng kỷ thuật fMRI (Hình ảnh cộng hưởng chức năng điện trường), các nhà nghiên cứu đã cho những đối tượng thí nghiệm xem một loạt hình ảnh với những khuôn mặt biểu lộ những cảm xúc khác nhau và hỏi các đối tượng để nhận biết bằng lời nói về cảm xúc trên khuôn mặt ấy.  Khi các đối tượng gọi tên “sợ hãi”, máy đo ảnh hưởng điện trường não bộ cho thấy sự khởi động của một vùng trong vỏ não phía trước trán được nghĩ là để ảnh hưởng những hiệu quả làm  nản chí và ức chế trên amygdala (khu vực phát sinh sợ hãi) và một sự giảm thiểu hoạt động trong amygdala!

Năng lực vạch trần ra những tư tưởng và cảm giác nội tại của một người là quá lớn, trong thực tế, rằng ngay cả nếu một người không có ai để nói chuyện, một cách đơn giản tỉnh thức, phát âm, và đặt tên những tư tưởng và cảm xúc tiêu cực xuất hiện cũng có những lợi ích quan trọng, cả vật chất lẫn tinh thần.  Những thí nghiệm đã cho thấy rằng mười lăm phút viết về những suy nghĩ và cảm giác về những sự kiện bất lợi và chấn thương tinh thần có thể giảm thiểu căng thẳng và giúp con người ứng biến.  Trong một thí nghiệm, một nhóm đối tượng đã viết về những rắc rối cá nhân thúc bách nhất, trong khi một nhóm khác viết về một chủ đề bình thường, chỉ hai mươi phút trong bốn trường hợp riêng lẻ.  Những ai vạch trần ra các tư tưởng và cảm xúc khổ đau thì ít các bệnh hoạn trong thời điểm của nghiên cứu hơn là những ai dấu kín.  Những đối tượng “vạch trần ra” đã có nhiều ‘tế bào T hổ trợ[4] hơn, một thành phần quan trọng của hệ thống miễn nhiễm.  Các nhà nghiên cứu đưa lý luận rằng viết về những sự kiện giúp con người đặt kinh nghiệm trong một phạm vi rộng rãi hơn của đời sống họ, hành động như một loại thực tập “mở rộng”, là điều có thể cung cấp những lợi ích thật sự, là những thứ chúng ta sẽ khám phá xa hơn trong những chương sau này.

Dĩ nhiên, rõ ràng rằng chia sẻ trải nghiệm của một người, hy vọng và sợ hãi của một người, với một người khác không phải là thuốc trị bá chứng cho việc chinh phục tất cả những nổi sợ hãi và băn khoăn, cũng không phải là viết vạch trần ra có thể làm tất cả.  Trong việc thực hành tự biểu lộ với một cá nhân khác, cởi mở đến một người nào khác đó, không phải mọi người đều có cơ hội hay ưu đãi để chia sẻ những cảm nhận của họ với một người như Đức Đạt Lai Lạt Ma.  Vì thế, chúng ta cần thực tập trong ý nghĩa thông thường, khơi bày những gì thích hợp, với một sự nhạy cảm đến phạm vi – trong việc quan tâm đến những gì đang được nói, và nơi đâu, khi nào, với ai.  Tuy thế, với mức độ thông thường, như Đức Đạt Lai Lạt Ma đề nghị, hành động đơn giản của việc chia sẻ kinh nghiệm nội tại của một người với một người khác có một năng lực vô biên cho việc xua tan sợ hãi và ban cho sức mạnh nội tại.

Ngày kế, chúng tôi ngồi lại, tôi bắt đầu, “Thưa Đức Thánh Thiện, ngày hôm qua chúng ta đã nói về ý tưởng của nổi lo sợ cùng khắp mà dường như gia tằng trong thế giới ngày nay.  Đối với những người sống ở Ấn Độ, có mối đe dọa của sự tấn công hạt nhân, nổi đe dọa của tấn công khủng bố đối với những người sống ở Hoa Kỳ, và dĩ nhiên ở Do Thái, nó là một cung cách của đời sống!  Chúng ta không bao giờ biết những sự kiện này có thể xảy ra khi nào hay chốn nào – chỉ có nổi sợ hãi âm thầm này.  Và ngài hầu như hàm ý rằng trên một mức độ nào đấy chúng ta không thể làm gì nhiều về loại sợ hãi tiềm tàng này, khi nó không phải là ở mức độ của sự phóng chiếu vọng tưởng hay tưởng tượng của chúng ta.

“Dĩ nhiên, ngài hoàn toàn đúng về điều ấy, và tuy thế tôi không thể nào không cảm thấy có thể có điều gì đấy khác hơn; tôi vẫn không hoàn toàn cảm thấy hài lòng với câu trả lời của ngài rằng không có điều gì nữa mà chúng ta có thể làm về nổi hãi sợ này khác hơn là chỉ chia sẻ nó với người khác.  Do vậy, trước khi chúng ta đi qua những chủ đề khác, tôi đang tự  hỏi rằng có bất cứ điều gì mà chúng ta chưa nghĩ tới trong dạng thức của những phương pháp để giúp chúng ta học hỏi và chấp nhận sợ hãi.”

“Vâng”, ngài nói, “thí dụ, luôn luôn có phương pháp của Tịch Thiên Tôn Giả, là điều mà ông và tôi đã thảo luận trong quyển sách đầu tiên về Nghệ Thuật Hạnh Phúc.  Tóm tắt, Tịch Thiên [một vị thầy Phật Giáo lớn vào thế kỷ thứ 8 của Ấn Độ] đề nghị rằng chúng ta phân tích hoàn cảnh và nhiều lần lập đi lập lại nhắc nhở   chúng ta: nếu rắc rối mà có giải pháp, thế thì không cần phải lo lắng về nó.  Trong trường hợp ấy, chúng ta phải tập trung trên việc tìm kiếm giải pháp ấy.  Nếu trái lại, không có giải pháp khả dĩ, thì không vấn đề gì trong việc  lo lắng, bởi vì chúng ta không thể làm bất cứ điều gì về nó bất cứ cách nào.  Vì vậy, khi chúng ta tiếp cận một tình cảnh với loại viễn kiến ấy, rồi thì ngay cả nếu chúng ta thật sự chạm trán với thảm họa, chúng ta sẽ có một cơ hội lớn trong việc đối phó với nó.  Thế nên, điều đó có thể hữu ích trong một số tình thế.”

“Dĩ nhiên”, tôi nhận xét, “tôi nhận ra rằng có thể có nhiều loại sợ hãi khác nhau, nhiều mức độ khác nhau.  ‘Sợ hãi’ có thể chứa đựng một hình ảnh của nhiều thể trạng tinh thần khác nhau có thể trở nên lũy tiến mạnh hơn và làm cho bất lực, đi từ một khuynh hướng để lo lắng về những sự kiện trong đời sống hằng ngày, đến một cảm giác kinh niên dai dẳng về băn khoăn đến những sự tấn công hãi sợ bùng nổ toàn diện với những triệu chứng vật lý đến những tình tiết khiếp sợ hoàn toàn.   Loại khiếp sợ mà một cá nhân nào đấy sẽ trải nghiệm không chỉ tùy thuộc trên bản chất của hoàn cảnh mà cũng được quyết định một cách phổ quát bởi một sự phối hợp những nhân tố về sinh lý, tâm lý, và môi trường cá nhân.”

“Đúng đấy”, Đức Đạt Lai Lạt Ma đồng ý.  “Vì thế, chúng ta cần những sự tiếp cận đa dạng để đương đầu với những loại sợ hãi đa dạng hay những phạm vi khác nhau.”

“À, nếu chúng ta đang nói về những sợ hãi và lo lắng cá nhân, trên mức độ cá nhân, ông nói đúng là có nhiều phương pháp có thể cần đến, là những thứ cao gồm sự lượng định về điều kiện thân thể, bệnh hoạn tinh thần của cá nhân; bệnh hoạn tinh thần như sự rối loạn lo lắng lâm sàng, và những sự chửa trị đa dạng mà có thể bao gồm sự chú ý đến kiêng khem và tập thể dục, thuốc men, tâm lý trị liệu, và những ‘kỷ năng nhận thức thái độ[5] đặc thù.  Như chúng ta đã thảo luận trước đây, mặc dù mặc dù được viết trong thế kỷ thứ 8, phương pháp dựa trên lý trí của Tịch Thiên để đối phó với lo lắng là rất giống với kỷ thuật nhận thức hiện đại.  Trong thực tế, những phần của tác phẩm của Tịch Thiên đọc nghe như đến thẳng từ một quyển sách hiện đại về những kỷ năng nhận thức thái độ, nơi mà lý trí, luận lý, và phân tích được sử dụng để thách thức và bác bẻ một cách năng động những tư tưởng tiêu cực tự động của chúng ta.

“Nhưng trong phạm vi mà tôi đang nói ở đây”, tôi nhắc nhở ngài, “là loại hoàn cảnh có những sự sợ hãi có căn cứ liên hệ đến những vấn nạn và nguy hiểm rộng lớn hơn trong xã hội, những loại nguy hiểm hay đe dọa rộng lớn hơn  mà chúng ta không có cách nào để kiểm soát, ngược lại với những rắc rối đặc thù hơn trong đời sống cá nhân hằng ngày của chúng ta mà chúng ta có thể lo lắng đến.  Thế nên, tôi đang tự hỏi rằng chúng ta có bất cứ tư duy nào xa hơn về việc đối phó với những loại sợ hãi ấy không.”

“Vậy thì, với những loại sợ hãi đó…” ngài lập lại, trầm ngâm phản chiếu một chút, “dĩ nhiên đối với những người có niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng của họ luôn luôn có thể dóng một vai trò trong việc hổ trợ họ đương đầu với những trường hợp này với ít hãi sợ hơn.”

“Điều ấy đúng,” tôi nói.  “Trong thực tế, tôi mừng vì ngài đã nêu vấn đề đó lên.  Có một số lượng lớn chứng cứ khoa học thiết lập một cách rõ ràng về những lợi ích vô biên của niềm tin tôn giáo trong việc giúp những cá nhân đương đầu với các khủng hoảng và kinh nghiệm chấn thương, v.v…  Nhưng về những ai không tham gia với một tôn giáo nào thì ra sao?”

“Bây giờ, hãy có một cái nhìn khác vào điều này, chúng ta có thể thấy một nguyên tắc rất quan trọng. Quan điểm và động cơ tiềm tàng của chúng ta chắc chắn có thể có ảnh hưởng về việc chúng ta đáp ứng đến các nghịch cảnh, đe dọa, hay nguy hiểm như thế nào,”ngài đáp lời.  “Thí dụ, một thái độ ân cần và từ bi đem đến một cảm giác tự tin, một sức mạnh nội tại.  Điều đó sẽ giảm thiểu sợ hãi.  Trong thực tế, chúng ta thường thấy những trường hợp này là nơi có thể có hai con người trong chính cùng một trường hợp nguy hiểm, tuy thế một trong hai người ấy đương đầu hiệu quả hơn người kia – ở đây chính là quan điểm của người ấy có thể làm nên sự khác biệt.  Thật sự, việc đáp ứng của chúng ta đến một hoàn cảnh nguy hiểm và khả năng để đối phó với sợ hãi có thể thường tùy thuộc trên quan điểm và những đặc tính của cá nhân hơn là bản chất của chính hoàn cảnh.”

“Ngài biết không, thưa Đức Thánh Thiện, điều ấy nhắc tôi … tôi nhớ lại trường hợp của một bệnh nhân khi tôi đang chửa trị cho một rối loạn căng thẳng xảy ra như hậu quả của chấn thương tinh thần những  năm trước đây khi tôi đang thực hành như một bác sĩ tâm lý trị liệu.  Anh ta đi đến thành phố St. Croix với bạn gái và một cặp nữa khi cơn bảo Hugo đập vào hòn đảo.  Anh đã có một kinh nghiệm chấn thương thật sự và vẫn trải nghiệm những triệu chứng một thời gian dài sau sự kiện.  Thế nào đi nữa, trong một buổi nọ, anh ta yêu cầu tôi gặp bạn gái của anh ta và cặp kia.  Có bốn người giống nhau rất nhiều, với cùng quá khứ, tuổi tác, v.v…, và tất cả bốn người cùng chia sẻ kinh nghiệm chính xác như nhau trong cơn bảo, với tất cả bốn cảm nhận sợ hãi thật sự vào lúc ấy.  Nhưng vấn đề gây ấn tượng với tôi là mặc dù tất cả bọn họ trải qua cùng cùng trạng thái, cùng những hoàn cảnh ngoại tại, nhưng mỗi người trong họ đã đáp ứng đến những hoàn cảnh đó trong một cung cách hoàn toàn khác nhau, trong dạng thức của mức độ sợ hãi mà họ biểu lộ, họ đã có thể đương đầu hợp lý như thế nào trong khi và sau khi trải nghiệm, và v.v…

“Vậy, bình luận của ngài về những con người khác nhau đáp ứng đến cùng một tình thế trong một thái độ khác biệt nhắc tôi nhớ lại câu chuyện ấy.  Nó thật sự soi sáng quan điểm của ngài rằng thường thì không phải bản chất của sự đe dọa sai khiến thái độ và đáp ứng của chúng ta mà việc chúng ta nhận thức và diễn dịch mối đe dọa đó như thế nào.  Và dĩ nhiên, như ngài đã chỉ ra, căn bản quan điểm về đời sống, kể cả niềm tin tôn giáo, có thể có một ảnh hưởng lớn trên việc chúng ta đáp ứng đến những hiểm nguy như thế nào, v.v… Thế nên, trong cái nhìn này, ngài có thể cho tôi một số thí dụ khác về những quan điểm hay nhận thức nào đó có thể giúp để giảm thiểu sợ hãi không?”

“Những nhận thức khác”, Đức Đạt Lai Lạt Ma lập lại.  “Vâng, một nhân tố khác liên hệ ở đây có thể ảnh hưởng phản ứng của con người đến một đe dọa hiện ra là mức độ mà với nó người ta tỉnh thức về sự vô thường của họ.  Một cách tổng quát, trong đời sống hằng ngày của chúng ta, hầu hết mọi người trở nên quá mãi mê, bận rộn trong những hành vi hàng ngày của chúng ta khiến họ không để nhiều suy nghĩ đến ý tưởng rằng một ngày nọ chúng ta có thể chết.  Vậy nên, không quán chiếu nhiều trên sự thật này, chúng ta có khuynh hướng có một cảm giác tiềm tàng rằng sự sống của chúng ta sẽ tiếp tục và tiếp tục, rằng chúng ta sẽ hiện hữu mãi mãi.  Càng dính mắc với ý tưởng này, chúng ta sẽ càng gia tăng sợ hãi khi có một đe dọa đến sự tồn tại ấy.”

Dĩ nhiên, khi Đức Đạt Lai Lạt Ma cảnh báo liên tục, rằng không có những câu trả lời dễ dàng và không có một chìa khóa đơn độc để giải quyết sự sợ hãi lan tỏa trong một xã hội, đặc biệt trong nhãn hiệu có thể làm xói mòn hạnh phúc, tự do của con người, và đưa đến xung đột cùng bạo động.  Nhưng ngài tặng cho chúng ta một sự tiếp cận có thể đặt chúng ta trong một phương hướng đúng đắn, một phương pháp hoàn toàn đồng dạng với những khám phá của khoa học hiện đại, vì thế sự hội tụ của hai sự phương thức cống hiến những hy vọng chân thật cho tương lai.

“Ngài biết không, thưa Đức Thánh Thiện, tôi hầu như chỉ suy nghĩ bùng dậy ra đây; tôi phỏng đoán rằng điểm chính của vấn đề ở đây là chúng ta không bao giờ biết những gì sẽ được đem tới trong tương lai, rằng bạo động hay ngay cả cái chết có thể nổ ra.  Chúng ta thường không kiểm soát gì được đối với những thứ ấy.  Nhưng tôi đang tự hỏi rằng có bất cứ phương thức nào để biến đổi nổi hãi sợ của chúng ta không, để sử dụng nó trong một cung cách tích cực và áp dụng nó đế đánh giá mỗi thời khắc mà chúng ta có ngay bây giờ, nghĩ về những ưu đãi của chúng ta trong sự sống, và sống mỗi ngày đến mức trọn vẹn nhất của nó.”

Đức Đạt Lai Lạt Ma gật đầu một cách nhiệt tình.  “Vâng, điều ấy rất có thể … Và trong thực tế, có những phương pháp thiền quán mà nhấn mạnh được đặt lên là sự chính niệm về cái chết và quán chiếu trên sự không thể tránh khỏi về cái chết của chúng ta.  Sự nổi bật chính của điều đó là để thật sự tạo nên một ý nghĩa của tính cấp thiết, việc nhận ra sự quý giá của đời sống con người này.  Một trong những hiệu quả của loại thiền quán này  là chúng ta sẽ đón nhận một cách nghiêm túc bất cứ thời khắc nào chúng ta chạm trán để có bây giờ, vì không có gì bảo đảm rằng nó sẽ tồn tại mãi mãi.  Do vậy, toàn bộ mục tiêu của thiền quán là để sử dụng đời sống của chúng ta trong phương thức hiệu quả nhất, đặt toàn bộ nổ lực để làm cho thời khắc hiện tại đầy đủ  ý nghĩa nhất, chứ không chỉ đơn giản là dấn thân trong một số tư tưởng bệnh hoạn nào đấy về sự chết của chúng ta.

“Đó là tại sao trong kinh điển Phật Giáo có những lời nhắc nhủ liên tục để quán chiếu trên bản chất nhất thời của mọi thứ – không chỉ  chính sự tồn tại của chúng ta, mà của toàn bộ vũ trụ!  Ông biết không, có một đoạn tuyệt vời trong một trong những kinh điển mà trong ấy nói rằng thậm chí chính Trái Đất mà chúng ta đang ở, những yếu tố như đất, nước, gió, lửa, tóm lại là toàn thể vũ trụ – không có gì sẽ duy trì, không ngay cả trong hình thức của bụi trần, hàng triệu năm tính từ bây giờ.  Nếu điều đó là như vậy, tại sao sự hiện hữu mõng manh của con người cũng sẽ không đi đến chấm dứt chứ?  Những sự quán chiếu như vậy tạo nên một nhận thức rộng mở hơn có thể giúp giảm thiểu sự có thể của việc phản ứng với nổi sợ hãi dữ dội.”

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về cái chết, vũ trụ, chuyển động của những hành tinh và thiên hà, từ trong ấy một tỉ năm chỉ là một cái chớp mắt.  Điều ấy quá quen thuộc với ngài, nghe như ai đấy diễn tả sự bố trí trong nhà nơi người ấy lớn lên.  Có lẽ không quá ngạc nhiên, với quan tâm rằng việc thực tập thiền quán hằng ngày cả cuộc đời của ngài bao gồm cả một quán chiếu chuẩn bị cho cái chết ngài.  Nhưng khi ngài làm cho những ý tưởng này dường như đi đến hiện thực – thiết lập những sự sống nhất thời, phù du, của những con người bé nhỏ dựa trên nền tảng của sự mở rộng thời gian vĩnh cửu, sự vô tận trải dài của không gian – thế nào đấy mọi thứ đã bắt đầu thấy hơi khác biệt.  Ra sao?  Tôi không chắc.  Nhưng tôi không còn toại nguyện với lời khuyên bảo của  ngài về vấn đề đối phó với sợ hãi như thế nào, vì một điều.

Không cần phải thắc mắc rằng thế giới ngày nay là đầy dẩy hiểm nguy. Hiểm nguy thật sự, một đe dọa chính đáng đến sự an toàn của chúng ta, gợi lên sợ hãi – đấy là tự nhiên.  Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ ra rằng thật ngu ngơ để sống mà không sợ hãi; rốt cuộc, sự sợ hãi lành mạnh có chức năng bảo vệ.  Nhưng vấn đề cơ bản tiếp tục hiện hữu, với quá nhiều xung đột trong thế giới ngày nay, với quá nhiều đe dọa do con người làm ra có thể bùng nổ bất cứ lúc nào, có quá nhiều không chắc chắn, chỗ mà thị trường tài chính có thể sụp đổ bất cứ lúc nào, làm thế nào chúng ta tiếp tục cuộc sống hằng ngày cùa mình mà không cho phép sợ hãi hao mòn khả năng cho hân hoan, xói mòn cảm giác tự tin và lạc quan về tương lai, hay ngay cả làm cho đời sống của chúng ta đờ đẩn ra chứ?

Dĩ nhiên, khi Đức Đạt Lai Lạt Ma cảnh báo liên tục, rằng không có những câu trả lời dễ dàng và không có chìa khóa đơn độc  để giải quyết nổi sợ hãi lan tỏa trong xã hội, đặc biệt nhãn hiệu có thể làm xói mòn niềm hạnh phúc, tự do của con người, và đưa đến xung đột cùng bạo động.  Nhưng ngài tặng cho chúng ta một phương cách có thể đặt chúng ta vào phương hướng đúng đắn, một phương thức hoàn toàn tương đồng với những khám phá của khoa học hiện đại, vì thế sự hội tụ của hai phương pháp cống hiến một niềm hy vọng chân thành cho tương lai.

Theo quan điểm của khoa học, dĩ nhiên, các nhà khoa học đã có những cơ hội rộng rãi để tiến hành các cuộc thí nghiệm trên sự sợ hãi và xung đột trong cộng đồng và xã hội khắp nơi trên thế giới – nhìn vào những mô thức của thái độ con người tại Do Thái, Bắc Ái Nhĩ Lan, bán đảo Balkan, và rất nhiều khu vực, cùng địa điểm khác, nơi mà cuộc sống là không chắc chắn và sợ hãi là tương tự, trong những vùng bị xé  nát bởi xung đột.  Các nhà nghiên cứu đã thu thập đủ chứng cớ để xác định những sách lược hiệu quả nhằm đối phó với sợ hãi cũng như giảm thiểu phạm vi của sợ hãi và bạo động, những phương pháp song hành với các quan điểm của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Sự tiếp cận này bắt đầu với tỉnh thức.  Như chúng ta đã thấy, sợ hãi có thể được ý thức trước, chúng ta có thể phản ứng với sợ hãi trước  khi chúng ta thậm chí cảnh giác về nó, vì thế trở nên tỉnh thức về những sự sợ hãi của chúng ta đem nó vào trong không gian của lý trí – trong trình độ sinh học, điều này có nghĩa là chuyển sự kiểm soát đối với những đáp ứng của chúng ta từ amygdala nguyên sơ đến vỏ não phía trước trán tiến hóa hơn, nơi mà chúng ta có thể điều chỉnh những thôi thúc mù quáng bán khai với những chức năng não bộ cao cấp hơn của lý trí, sự suy nghĩ quan yếu, và một quan điểm rộng rãi hơn, lâu dài hơn, được tôi luyện và kiềm chế với sự ân cần và từ bi của con người.  Một phần của tiến trình tỉnh thức này liên hệ sự xác định những tình thế tập quán có khuynh hướng gây nên sợ hãi, và kháo sát một cách năng động những phương pháp đa dạng mà chúng ta thường biểu lộ và giải quyết những sợ hãi của chúng ta.  Nó không khó khăn – tất cả chúng ta cần để làm là quán sát thái độ của chính chúng ta.

Trau dồi tỉnh thức mạnh mẽ hơn về những sợ hãi của chúng ta có thể là một sách lược rất năng lực – trong thực tế, chúng ta đã từng thấy chỉ đặt tên một cách có ý thức cảm xúc mà chúng ta đang trải nghiệm như “sợ hãi” sẽ giảm thiểu nó.  Nhưng trau dồi một sự tỉnh thức lớn hơn chỉ là bước đầu tiên trong sự tiếp cận của Đức Đạt Lai Lạt Ma.  Với sự tỉnh thức hoàn toàn về tầm quan trọng của việc vượt thắng sợ hãi, tối thiểu là những tàn phá đa dạng của sợ hãi, bước tiếp theo liên hệ đến việc áp dụng những sự đối trị với sợ hãi, những chiến lược hay kỷ năng đặc trưng để giảm thiểu sợ hãi và căng thẳng.

Dĩ nhiên, khi chúng tôi đang nói về sợ hãi và lo lắng trong việc phản ứng đến tình thế hiểm họa hay đe dọa, thực hiện một cách năng động đối với sự giảm thiểu nguy hiểm hay đe dọa có thể là một sự tiếp cận hợp lý, ngay cả nếu nó chỉ là một bước nhỏ.  Nhưng dĩ nhiên nếu chúng ta không có sự kiểm soát gì với đe dọa bên ngoài, và nếu không có những bước thực tiển mà chúng ta có thể thực hiện để giảm thiểu hiểm nguy, thế thì chúng ta cần hướng đến những chiến lược nội tại để đối phó với sợ hãi.

Việc nhắc chúng ta rằng không bao giờ chỉ có một phương pháp duy nhất để vượt thắng những rắc rối của con người, chúng ta cần những vũ khí đa dạng trong kho để chiến đấu với những cảm xúc tàn phá như giận tức, thù hận, hay sợ hãi, ở đây Đức Đạt Lai Lạt Ma bắt đầu với một vài sự tiếp cận, bao gồm việc chia sẻ những nổi sợ hãi với người khác, kỷ năng nhận thức (bao gồm công thức của Tịch Thiên), hay kêu gọi trên niềm tin tôn giáo của mỗi hành giả.

Trong việc nói về những sự tiếp cận khác nhau để giảm thiểu sợ hãi, Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đề cập vấn đề các thái độ và quan điểm tiềm tàng của chúng ta có thể ảnh hưởng việc chúng ta đối phó với sợ hãi như thế nào – bắt đầu bằng việc tiếp nhận một quan điểm nền tảng hay cơ cản là nhận ra và chấp nhận rằng luôn luôn có thể có một mức độ nào đó của sợ hãi trong đời sống, rằng điều này là một phần của đời sống.  Ngài cũng chỉ ra rằng cung cách chúng ta nhận thức một tình thế đe dọa hay hiểm họa có thể làm nên một sự khác biệt lớn.  Và, thậm chí quan trọng hơn, chúng ta có thể thay đổi một cách thận trọng việc chúng ta nhận thức một tình thế đe dọa như thế nào, mà nó có thể là một cung cách hiệu quả của việc giảm thiểu sợ hãi.  Trong Phần thứ Ba, tôi sẽ diễn tả đến một thí nghiệm của Đức Đạt Lai Lạt Ma mà trong ấy một nhóm đối tượng có thể giảm thiểu sự căng thẳng của họ khi họ thấy một nhiệm vụ như một thử thách thay vì một đe dọa.  Tất cả việc thực hiện là một sự thay đổi thận trọng trong quan điểm, mà trong ấy họ nhận thức nhiệm vụ trong một cung cách mới.

Cuối cùng, trong việc nhìn vào tất cả những cung cách đa dạng để làm giảm thiểu sợ hãi và băn khoăn này, một cách đặc biệt trong những tình thế vượt khỏi sự kiểm soát của cá nhân, những nhà khảo sát tổng quát thích chỉ ra một đặc trưng quan trọng của bản chất nhân loại: Con người có một khả năng mênh mang để thích ứng, một tiến trình được gọi là thói quen, tiến trình giống như thế trong não bộ chịu trách nhiệm cho sự kiện rằng chúng ta không “nghe” tiếng tic tắc của đồng hồ dường như quá to khi chúng ta có nó lần đầu tiên, hay tiếng ồn của giao thông bên ngoài cửa sổ dường như quá lớn khi chúng ta lần đầu tiên chuyển vào cư xá.  Trong cùng cách, mức độ sợ hãi và băn khoăn của chúng ta sẽ tự nhiên có khuynh hướng giảm bớt khi chúng ta quen với những điều kiện mới – ngay cả những điều kiện chỗ mà chúng có thể có một sự đe dọa nào đó.  Trong một nghiên cứu ở Do Thái, trong thời điểm thường xuyên có những vụ tấn công khủng bố ở xe buýt công cộng, các nhà khảo sát đã thấy rằng bên cạnh những chiến lược đương đầu khác mà một cá nhân có thể có, chỉ đơn giản đi trên một xe buýt thường xuyên hơn sẽ phối hợp với một sự sút giảm của sợ hãi và băn khoăn.

Sợ hãi có thể có những ảnh hưởng trên cá nhân, nhóm người, và những mức độ xã hội.  Các xung đột, chiến tranh, và những hành vi lan tỏa của công kích và bạo động có thể là những kết quả khi sợ hãi bén rể.  Khi đối phó với những xung đột chúng ta sẽ thấy rằng khi những ảnh hưởng ngấm ngầm của sợ hãi tiếp tục luồn qua một hay cả hai bên trong một cuộc xung đột – là điều đại khái liên hệ đến những sợ hãi vì sự an toàn, an  ninh, hay ý thức về cá tính mình – cho đến khi mà phía bên kia được thấy như một mối đe dọa trong một cung cách nào đó, sự xung đột sẽ không bao giờ được giải quyết.  Đây là cốt lõi của vấn đề trong nhiều trường hợp của xung đột khó giải quyết.  Để làm cho vấn đề tệ hại hơn, bạo động trong những trường hợp như vậy có thể khó khăn để trừ tiệt một cách đặc biệt qua khuynh hướng cố hữu của sợ hãi để bóp méo suy tư, thổi phồng nhận thức của chúng ta về đe dọa, lý do tàn phá, và quan điểm hẹp hòi.

Loại trừ nhân tố sợ hãi sẽ cùng đồng hành trên con đường dài trong việc giải quyết nhiều xung đột.  Đây là tại sao biểu lộ những sợ hãi của mỗi bên đang trở thành một bộ phận tăng cường quan trọng của giải pháp xung đột.  Sự tiếp cận này liên hệ đến những nhà thương thuyết tìm tòi để giúp các phe nhóm xác định, hệ thống, và cuối cùng thông hiểu những nổi sợ hãi tiềm tàng của chính họ, cũng như của những ai thuộc phe nhóm đối kháng của họ.  Khi những phe nhóm bắt đầu xác định, các mối lo sợ thổi phồng và xuyên tạc và họ bắt đầu thấy thực tại một cách rõ ràng hơn, thì một cảm nhận của tin tưởng sẽ thường bắt đầu lớn mạnh, là điều có thể trở thành một sự khởi đầu của việc cuối cùng chấm dứt vòng xoay của sợ hãi và bạo động.  Từ đấy các phe nhóm sẽ bắt đầu để tìm ra những giải pháp mà họ chưa bao giờ thấy trước đây.

Cuối cùng, việc cố gắng áp dụng thử một cách thận trọng để thấu hiểu những nổi lo sợ của người khác có thể trở thành căn bản cho thấu cảm hay cảm thông, cho việc thử “đặt mình trong vị thế của người kia” [thì ta sẽ nghĩ như thế nào].  Và cùng lúc ấy, chia sẻ nổi lo sợ của chính mình với phía kia mở ra khả năng để họ có thể thấu cảm với chính chúng mình.  Như chúng ta sẽ thấy trong chương cuối cung của quyển sách này, thấu cảm là một trong những chìa khóa chính để vượt thắng xung đột, bạo động, và thành kiến – giải pháp đến rất những vấn nạn của nhân loại, với một năng lực chuyển hóa vô song.

Vào cuối tuần ở Dharamsala, chúng tôi dường như cảm thấy rằng đã bao hàm một nền tảng cụ thể nào đấy.  Khi tôi lắng nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma tuần ấy, tôi đã cảm thấy rằng một sự thấu hiểu rõ ràng hơn về cả những căn nguyên của bạo động và bản chất của các cảm xúc tàn phá của chúng ta đã bắt đầu hiện ra.  Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đã cho tôi có một cái nhìn mới mẻ về căn bản tự nhiên nhân loại của chúng ta – không phải là điều gì đấy mà tôi đã nghĩ theo thói thường – cũng như phản chiếu trên những nguồn gốc xấu ác của con người.  Cuối cùng, tôi đã cảm thấy rằng ngài đã chia sẻ một số sách lược thực tiển hoàn thiện, bao gồm cả một sự tiếp cận hữu dụng để đối phó với sợ hãi.

Cũng vào cuối tuần ấy, tôi cũng đã phản chiếu trên những gì chúng tôi đã thảo luận trước đây ở Dharamsala.  Tôi đã cảm thấy rằng những loạt thảo luận là đầy hoa trái, kết quả là một sự thấu hiểu sâu sắc hơn về thành kiến và những phương cách để bắt đầu để vượt qua khỏi suy nghĩ Chúng Ta và Họ.  Không chỉ thế, mà ngay chính đề tài đầu tiên ngài nêu lên, xác định việc tăng trưởng của đơn độc và chán ghét trong xã hội chúng ta và sự xói mòn ý thức cộng đồng, ý thức liên hệ của chúng ta, đã là điều gì đấy mà tôi thậm chí chưa bao giờ có một suy nghĩ để ý đến, nhưng một khi ngài đã đề cập, nó giống như một bức màn đã rơi khỏi mắt tôi – không chỉ tôi đã thấy chứng cứ về nó khắp mọi nơi, mà tầm quan trọng của nó đến hạnh phúc nhân loại dường như không thể chối cãi được, và tôi đã tự hỏi làm sao mà tôi chưa bao giờ chú ý đến nó trước đây như thế nào.

Tuy nhiên, tôi không hoàn toàn toại nguyện với sự phong phú mà tôi đã tìm thấy trong những cuộc đàm luận của chúng tôi.  Vẫn cảm thấy đối với tôi giống như có điều gì đấy thiếu sót.  Dĩ nhiên, mãng thiếu sót được xác định một cách dễ dàng: Trong khi chúng tôi truy kích những gốc rể của bạo động đến những cảm xúc tàn phá, tôi cảm thấy chúng tôi không có những chiến lược khảo sát để đối phó với chúng tương xứng, để vượt thắng chúng.  Nhưng có điều gì đấy nữa, một nhân tố thiếu vắng khác khó khăn hơn để xác định.  Tôi cảm thấy rằng đối tượng chính của những cuộc thảo luận, khám phá những quan điểm của Đức Đạt Lai Lạt Ma đối với việc tìm kiếm hạnh phúc trong thế giới phiền não, đang được nêu lên.  Ngài đã đang nói một cách rõ ràng và trực tiếp về những vấn nạn đa dạng của loài người hay các vấn đề có thể tác động hạnh phúc của cả các cá nhân và xã hội.  Quan điểm của ngài dường như có cơ sở hợp lý, như luôn luôn là thế, và lời khuyên bảo thực tiển của ngài thật hữu dụng.  Cuối cùng, sau một phản chiếu nào đấy, tôi cảm thấy những gì đã làm nên sự không hài lòng của tôi.  Dường như rằng chúng tôi đang tìm cách giải quyết những vấn nạn hay các vấn đề một cách từng mãng, từng chút từng chút, nhưng cho đến bây giờ chúng dường giống như một sự sưu tập các chủ đề.  Đến một mức độ như vậy dường như không có bất cứ một loại tiếp cận lạm dụng hay chủ đề hay khuôn khổ thống nhất mạnh mẽ có thể được dùng như một sự hướng dẫn để giúp giữ chúng ta trên dòng diễn biến đối với cả hạnh phúc cá nhân rộng rãi hơn và một thế giới tốt đẹp hơn.  Dĩ nhiên, đây không có nghĩa là cuộc gặp gở cuối cùng của chúng ta, vì thế tôi vẫn hy vọng rằng cuối cùng mọi thứ sẽ đi vào vị trí thích hợp của nó.

Nguyên tác: Violence Versus Dialogue

Ẩn Tâm Lộ ngày 3/11/2011


[1] “Flight into health”: xảy ra trong tâm lý trị liệu, khi một bệnh nhân dường như thực hiện một sự hồi phục tự động khi được đối diện với triển vọng của chửa trị.

[2] Self-disclosure: tự biểu lộ là hành vi cả ý thức và vô thức bộc lộ hơn về chính một người với người khác.  Điều  này có thể bao gồm, nhưng không giới hạn đến, tư tưởng, cảm giác, khát vọng, mục tiêu, thất bại, thành công, và mơ ướccũng như những thứ thích, không thích và mến chuộng của một người.

[3] Đây cũng là một phương pháp của Làng Mai, Thiền sư Nhất Hạnh, nhận diện một cảm xúc và gọi tên nó.

[4] T helper cell – tế bào T hổ trợ:  một nhóm bạch huyết bào ngầm đóng một vai  trò quan trọng trong việc thiết lập và làm tối đa hệ thống miễn nhiễm.

[5] Cognitive behavioral technique:  kỷ năng nhận thức thái độ: kỷ thuật tập trung trên việc thay đổi những sự tin tưởng, hình tượng, và tư duy nhằm để thay đổi các thái độ không đúng.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/05/2023(Xem: 1824)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Kính lạy Phật Từ bi Diệu giác Đấng Đại Hùng giải thoát chúng sinh Đại Bi Đại Trí trọn lành Trời, người quy ngưỡng tứ sanh nương nhờ.. Mùa Phật đản đã về trên khắp năm châu, thông thường hàng năm vào thời điểm này là chư Tăng tại Bồ Đề Đạo Tràng tổ chức Lễ Vesak tưởng niệm 3 sự kiện trọng đại của cuộc đời đức Phật (ngày Buddha Purnima Vesak/Phật Bảo/Tam hợp theo Phật lịch năm 2567). Tinh thần chính tiêu biểu trong mốc thời gian này nỗi bậc nhất đó là tưởng niệm ngày đức Phật đản sinh Phật lịch 2567- 2023.
01/05/2023(Xem: 1547)
Ngày 18 tháng 3 năm Duy-Tân thứ 10 (20-04-1916), Hội Đồng Nhiếp Chính Nam-Triều Huế ra thông báo: Dụ thành lập thị trấn Dalat. Đồng thời ngày 30-05-2016: Khâm Sứ Pháp Triều J.E Charles cũng ký Nghị Định thành lập thị trấn Dalat. Sau đó ngày 31-10-1920: Toàn Quyền Maurice Long của Liên-Bang Đông-Dương (Việt Nam + Lào + Cao Miên) chọn Dalat làm nơi nghỉ dưỡng nên ra Nghị Định: 1) Khu tự trị trên Cao Nguyên LangBian, đất đai là của thị trấn Dalat. 2) Nay thành lập: Sở Nghỉ Dưỡng LangBian và Du Lịch Nam Trung Kỳ
01/05/2023(Xem: 1615)
Phương thức Nuôi Dưỡng Bồ Đề Tâm. Có hai loại Bồ Đề Tâm: Bồ Đề Tâm Nguyện và Bồ Đề Tâm Hạnh. Sự khác biệt của hai tâm này có thể ví như một người muốn đi và một người đang đi. Riêng Bồ Đề Tâm Nguyện, tự nó đã mang sẵn nhiều quả báo lành nhưng vẫn chưa bằng Bồ Đề Tâm Hạnh, nguồn gốc của tất cả công đức. Tuy còn trôi lăn trong luân hồi, trói buộc bởi phiền não, nhưng những ai vừa phát Bồ Đề Tâm thì ngay khi đó liền trở thành "Con của Đấng Thiện Thệ" (Fils des Sugatas). Chư thiên và loài người sẽ cung kính kẻ đó.
29/04/2023(Xem: 2029)
Tặng 400 phần cơm chay ngày 23/04/2023 Thầy Ngộ Thông, Thầy Tánh Tuệ, Diệu Âm PA USA Ngọc Thiện, Canada AMIDAPHAT GIA ĐÌNH: HỌ ĐINH HP-VN Tặng 400 phần cơm chay Trước Bệnh Viện Ung Bướu cơ sở 2 Đợt 33 Ngày 23/ 4 / 2023
20/04/2023(Xem: 1221)
Hôm ra mắt đợt đầu 29 cuốn của Thanh Văn Tạng trong công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hội Đồng Hoằng Pháp và Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời tổ chức tại Little Saigon, Miền Nam California, Hoa Kỳ, vào ngày 19 tháng 3 năm 2023, tôi được một món quà quý báu do Hòa Thượng Thích Như Điển, Chánh Thư Ký Hội Đồng Hoằng Pháp và Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời trao tặng. Món quà đó là cuốn “Sống Với ‘Thán Dị Sao’ Của Ngài Thân Loan” do HT Thích Như Điển dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt và vừa được Viên Giác Tùng Thư ấn hành vào đầu năm 2023.
16/04/2023(Xem: 2028)
Kính thưa chư Tôn đức, chư vị thiện tâm, pháp hữu.. Trước thềm mùa Phật đản Vesak sẽ diễn ra đầu tháng 5 tại Bồ Đề Đạo Tràng. Để chia sẻ với người nghèo xứ Ấn niềm vui Vesak, tuần vừa qua chúng con, chúng tôi đã thực hiện một buổi phát quà tại hai làng nghèo Parki parariya Village & Uruvela Village- Bodhgaya Bihar. Xin được gửi một vài hình ảnh tường trình thiện sự.
12/04/2023(Xem: 1505)
Vấn : - Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thực hành như thế nào để làm cho thân khẩu và ý của chúng ta được trong sạch? Đáp: - Trong đời sống hàng ngày, chúng ta phải luôn luôn nhớ tưởng đến Phật-Pháp (Buddha-Dhamma), và nhận thấy rõ lợi ích của Phật-Pháp. Việc làm này sẽ giúp chúng ta tịnh hoá dần dần những hành động của thân, khẩu, và ý của chúng ta. Kế đó chúng ta sẽ dùng sự hiểu biết về Phật-Pháp này để thực hành cho đến mức có thể. Chẳng hạn, chúng ta phải phòng hộ sáu căn - mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm của chúng ta. Phải cẩn thận không để bị các trần cảnh bên ngoài lôi đi.
07/04/2023(Xem: 1242)
Thông Báo Gây quỹ giúp Trẻ em Bị Ung thư: Giving Love-Trao Yêu Thương, Chủ Nhật 09/04/23 @Happy Receptions
05/04/2023(Xem: 1380)
Thiền rất quan trọng. Thiền có từ thời trước Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tuy nhiên, chỉ duy nhất Đức Phật tìm ra thiền KHÔNG TẦM KHÔNG TỨ, hướng dẫn các đệ tử có thể tu tập và chứng đạt từ Sơ thiền đến Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền. Đức Phật cũng hướng dẫn rất rõ ràng cách thiền quán: quán thân, quán thọ, quán tâm, quán pháp đưa đến kết quả từng bước bớt khổ rồi hết khổ, chấm dứt sinh tử luân hồi.
01/04/2023(Xem: 2053)
LỜI NÓI ĐẦU Buồn thảm và nhiều việc không như ý. Những sự ngược đãi từ khi còn bé, không là chuyện lạ. Lại nữa việc bạo lực ở học đường, sự đối xử tàn nhẫn, bạo lực trong gia đình vẫn tiếp tục được báo cáo rằng, trong mười năm gần đây quá xấu tệ. Thêm nữa việc chẳng đặng đừng của sự phá sản, thất nghiệp, cả hàng loạt chuyện bị ảnh hưởng không thể biết để so sánh được. Hầu như ở trong thời đại nầy không thể thấy trước hết được, mà chúng ta tùy theo từng trường hợp giới hạn để sinh sống, chứ không được ngoại trừ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567