Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bút ký: Đưa Mẹ chiêm bái Phật Đài

04/09/201420:18(Xem: 5291)
Bút ký: Đưa Mẹ chiêm bái Phật Đài


Tam Khong Vinh Huu (5)
Bút ký

ĐƯA MẸ CHIÊM BÁI PHẬT ĐÀI


Nghĩ cũng đã hơn năm năm rồi gần như Mẹ không đi chùa.

Tuổi đã trên chín mươi, vai gầy vóc hạc, tuy vẫn còn minh mẫn hằng ngày an vui với pháp Phật, bầu bạn với thi ca, nhưng hai chân Mẹ đã yếu đi rất nhiều, Mẹ chỉ luẩn quẩn trong căn phòng nhỏ, ra vào với những bước ngắn trong phạm vi ngôi từ đường rêu phong cổ kính…

Nói là “gần như” vì cách đây khoảng hai năm, trong dịp Tết Nguyên Đán, Mẹ nhớ chùa quá chừng quá đỗi, nên lệnh cho em gái tôi, nhà thơ T.N. Thanh Yên, người gần gũi hầu hạ chăm sóc Mẹ từ hơn ba mươi năm qua, kêu taxi chở hai mẹ con xuất hành đầu Xuân đến các tự viện để lễ Phật và chúc thọ chư tôn đức hòa thượng, rồi về lại khoảng không gian bé nhỏ và yên tĩnh của mình. Thêm một lần khác, hay tin Hòa thượng Trú Trì chùa Long Sơn viên tịch, dù đang rất yếu, Mẹ vẫn cố gắng có mặt trong buổi lễ cung tiễn kim quan của Hòa Thượng nhập bảo tháp. Không thể chen vào đám đông, càng không thể lên đồi băng núi, Mẹ đành tìm một góc lặng lẽ trong khuôn viên chùa, để đứng đó dõi mắt trông theo với nước mắt ràn rụa…

Chắc chắn rằng Mẹ nhớ chùa lắm. Nhớ da diết. Nhớ rất nhiều tự viện, nhớ bao chốn già lam thánh chúng mà trong suốt quãng đời giốc lòng theo tu học và phụng sự Chánh Pháp dài bảy mươi năm thăng trầm, Mẹ đã có nhiều kỷ niệm gắn bó sâu sắc, chừng như đó là những hơi thở thiết yếu đầy mầu nhiệm mà Mẹ không thể thiếu vắng đi được cho đời kiếp này của mình.

Hè về, nhân có chị Năm và chị Tám của tôi ở Sài Gòn về Nha Trang thăm Mẹ, du lịch nghỉ mát, Mẹ đưa ý cho các con gái: muốn được chiêm bái Phật đài ở “Chùa Đá Lố”.

Chùa Đá Lố, là tên gọi dân gian dân dã, chính danh là “Tòng Lâm Lô Sơn Tịnh Độ Tự”, thuộc thôn Như Xuân, xã Vĩnh Phương, ngoại thành cách Nha Trang chừng 4km về hướng Tây Bắc. Nơi đây có tượng “Đại Phật Từ Phụ A Di Đà” lộ thiên rất nổi tiếng, đã được xác lập kỷ lục là “Tượng Phật Cao Nhất Việt Nam”, với chiều cao 48m (thân tượng 37m tượng trưng cho 37 Phẩm Trợ Đạo bodhipakkhika dhamma, liên hoa đài cao 11m với đường kính 20m).

Số là vào năm 2012, trong buổi sáng ngày Lễ Khánh Tạ Tôn Tượng A Di Đà vĩ đại này, tôi có được phước duyên tham dự, và chụp được một album ảnh mang về trình lên để Mẹ ngắm xem. Mẹ xuýt xoa trầm trồ, cứ cầm album trên tay mà ngắm đi ngắm lại hoài suốt ngày, với nét mặt đầy ưu tư khắc khoải. Một số hình ảnh trong album này đã được Mẹ chọn lọc rồi gửi ra chùa Hồng Ân ở Huế, trình lên Sư Trưởng Viên Minh xem để biết một công trình mới đồ sộ và quý báu của Phật giáo tỉnh Khánh Hòa nói riêng, và cả nước nói chung, vì Sư Trưởng đã rời Ni Viện Diệu Quang, trở về Tổ Đình trên đất cố đô cũng đã lâu rồi nên có thể không hay được. Tôi nhớ, do hôm đó trời mưa lâm râm, mây mù, nắng yếu ớt lóe lên rồi chợt tắt, nên những tấm ảnh không được rõ đẹp, nên tôi có định bụng sẽ đi chọn một ngày đẹp trời đi chụp lại để Mẹ ngắm xem cho thỏa thích, mãn nhãn. Không ngờ, khi dự định của tôi chưa được thuận duyên thực hiện, thì Mẹ đã đưa ý muốn được đến tận nơi chiêm bái Phật đài. Lành thay, lành thay!

Hai người chị của tôi dĩ nhiên là vui mừng lắm, hí ha hí hửng báo tin cho vợ chồng tôi chuẩn bị sáng ngày mai tập trung tại nhà từ đường, cùng nhau dìu đưa Mẹ đi chùa. Tôi cũng rất mừng vui, thấy hào hứng vô chừng, nên gạt bỏ hết mọi việc riêng sang một bên, sắp xếp ngay thời gian thuận lợi nhất để có mặt trong “đoàn hộ tống mẫu hậu” (chị Tám tôi cười nói vậy), thực hiện một chuyến hành hương hiếm hoi mang ý nghĩa vô cùng trọng đại để Mẹ thỏa nguyện mong.
Tam Khong Vinh Huu (4)

Buổi sáng ngày hôm sau, đến giờ tập trung tại nhà từ đường, tôi chưng hửng khi thấy vẻ mặt hai người chị của mình yểu xìu. Hỏi mới hay, Mẹ đổi ý… không đi nữa. Mô Phật! Lý do? Mẹ cảm thấy không khỏe, đang mệt trong người, sợ rằng không đi nổi một chặng đường dài trên taxi, nên hẹn khi khác, khi nào thấy thật sự mạnh khỏe. Tôi phải vào phòng ngồi hầu chuyện, trấn an Mẹ hết lời. Mẹ nói: “Thôi, Mẹ ngắm tượng Ngài trong album hình của con chụp là được rồi, đầy đủ rồi!” Tôi phải cố gắng thuyết phục: “Hình ảnh con chụp hồi đó đâu rõ đẹp, trời bữa đó xám xịt, không quang đãng chút nào, hơn nữa ngắm xem qua hình ảnh thì Mẹ đâu hình dung, cảm nhận được sự vĩ đại của tôn tượng đức A Di Đà một cách trung thực, thật nhất được? Mẹ phải đích thân đến tận dưới chân tượng của Ngài, tay chạm sờ vào đài sen, rồi bước qua đứng ngay phía bên dưới tay trái phóng quang của Ngài để nhất tâm nhất niệm mà đón nhận nguồn sáng nhiệm mầu được rọi chiếu từ lòng bàn tay của Ngài xuống bể khổ sông mê. Một lần trong đời thôi, Mẹ ơi!” Mẹ ngẫm nghĩ, ngần ngừ, rồi nguýt mắt một cái như mắng yêu tôi, dõng dạc: “Ừ, thì đi!” Mẹ đứng dậy với bộ khỏe khoắn, bước lại bên tủ đứng, lấy ra chiếc áo dài màu lam giản dị và quen thuộc. Tôi bước ra khỏi phòng, hai chị và em gái tôi đang hồi hộp chờ tin giờ chót. Tôi cười, hô lên: “Đi nào. Cùng nhau đưa Mẹ chiêm bái Phật đài!”

Vậy là Mẹ lên ngồi trên taxi, cùng với đoàn hộ tống năm người, hai chị gái, em gái và vợ chồng tôi, ai cũng hoan hỷ. Suốt chặng đường ngồi trên xe đi về hướng Bắc thành phố, qua cửa kính, Mẹ trầm ngâm nhìn ngắm cảnh vật bên đường đã thay đổi nhiều, mà đã lâu năm rồi Mẹ chưa ngang qua đi lại.

Tam Khong Vinh Huu (1)

… Chiếc taxi đã chạy qua con dốc, dẫn lên đến khuôn viên chùa Tòng Lâm Lô Sơn, chỉ được phép giới hạn đậu ở điểm đã quy định. Chúng tôi dìu Mẹ xuống xe. Đôi chân gầy yếu của Mẹ chính thức đặt chân lên thánh địa. Sau khi được đến gần dưới chân tôn tượng Đức A Di Đà khổng lồ để lễ bái, bốn cô con gái dìu Mẹ thong dong tham quan một lượt mấy công trình phụ ven đồi đầy màu sắc trang nghiêm thanh tịnh và thi vị, chụp ảnh lưu niệm, ghi lại những khoảnh khắc, những phút giây quý hiếm trong quãng đời còn lại ngắn ngủi của Mẹ với kiếp nhân sinh trăm năm nhấp nhô bào ảnh.

Nắng đã chói chang. Đến lúc mỏi mệt, Mẹ tìm đến một tảng đá dưới bóng mát cây xanh để ngồi nghỉ chân. Chúng tôi hầu quanh. Mẹ khẽ báo: “Mấy chị em con hãy thay mặt Mẹ lên chánh điện lễ Phật, cúng dường Tam Bảo, chứ Mẹ không có đủ sức để đi lên trên đó. Để thằng Hữu ở lại với Mẹ là được rồi. Các con hãy bạch với Thầy trú trì, rằng Mẹ rất tiếc là đã đến được đây mà không lên được tận trên để đảnh lễ, hầu chuyện Thầy.” Bốn người con gái của Mẹ vâng lệnh, cùng nhau đi qua con dốc dài dẫn lên chùa. Xe cộ không được tự phép lên xuống con dốc này, trừ những trường hợp đặc biệt, ưu tiên, mới được phép qua một trạm kiểm soát của bảo vệ. Còn lại hai mẹ con ở lại bên dưới…

Mẹ ngồi đó, trên tảng đá tròn nhẵn dưới bóng mát của những cây dương, ngồi lặng thinh, hướng mắt nhìn ra phía trời xanh mây trắng, nơi đang hiển hiện hình bóng uy nghiêm và vĩ đại của đức “Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư” A Di Đà Phật. Khoảnh khắc lặng thinh, im lìm đầy thiêng liêng của Mẹ, đã được ghi lại vào chiếc máy ảnh kỹ thuật số, và khi xem qua trên máy, tôi thật sự rúng động, nên vịnh ngay bài thơ:

Mẹ ngồi dưới bóng Từ Bi
Bao năm nương tựa đêm ngày lạc an
Thiêng liêng ấm Ánh Đạo Vàng
Minh quang soi chiếu hân hoan đi, về…

Me Tam Khong Vinh Huu

Một chặp, không rõ Mẹ đã khỏe lại chưa, mà lại bảo tôi dìu đi thêm một lượt nữa, chụp ảnh lưu niệm bên các tảng đá cảnh có khắc chữ thư pháp, rồi vào đến Vườn Lộc Uyển để bái Phật, bái Thánh Chúng, như muốn được lắng nghe lại bài thuyết pháp đầu tiên về “Tứ Diệu Đế” của Đức Bổn Sư Thích Ca truyền đạt cho năm anh em ngài Kiều Trần Như…

Tam Khong Vinh Huu (3)

Vừa rời khỏi Vườn Lộc Uyển thì thấy em gái tôi đang vội vội vàng vàng xuống đến nơi, thưa với Mẹ: “Thầy trú trì mời Mẹ lên ạ!” Hỏi ra mới hay, Thầy Trừng Thi khi hay tin Mẹ chúng tôi chính là Nữ sĩ Tâm Tấn, đang có mặt bên dưới chùa nhưng vì sức khỏe nên không lên chánh điện lạy Phật và yết kiến chư tăng được, Thầy liền gọi xuống báo cho trạm bảo vệ… phá lệ. Vậy là Mẹ được chúng tôi dìu lên xe. Chiếc taxi được ưu tiên chạy thẳng lên đến tận thềm hiên của ngôi đại hùng bảo điện. Thầy trú trì đón tiếp Mẹ thật niềm nở, chu đáo. Mẹ thật sự xúc động và mừng vui khi được hầu chuyện với Thầy, vì mới vừa rồi Mẹ cứ nghĩ mình không được phước duyên đó.

… Như vừa được hồi sinh, Mẹ tươi vui và không chút mệt nhọc trong suốt quãng đường ngồi trên xe trở về lại nhà.

Ngay chiều hôm đó, tôi đã mang đi rọi một album ảnh để trình Mẹ ngắm xem. Xem xong, Mẹ nói khẽ với tôi: “Để khi nào Mẹ thấy khỏe thiệt khỏe, rồi coi ngày nào trời trong nắng đẹp, Mẹ muốn quay lại chiêm bái Phật đài, thăm chùa một lần nữa!”

Lành thay, lành thay!

Đó là ước muốn của Mẹ. Và riêng cá nhân tôi nghĩ, đó là cơ hội, là ân huệ dành cho các anh chị em xa gần của tôi, con cháu xa gần của tôi, những người chưa được thuận duyên đưa mẹ chiêm bái Phật đài trong chuyến vừa rồi đáng nhớ đó.

Tâm Không Vĩnh Hữu

Liên hệ: VĨNH HỮU

69 NGUYỄN THÁI NHỌC

TP. NHA TRANG

ĐT: 0902010763

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/12/2010(Xem: 7199)
Trong đầm gì đẹp bằng Sen. Lá xanh bông trắng, lại chen nhụy vàng. Nhụy vàng bông trắng lá xanh. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
30/12/2010(Xem: 5647)
Thông thường cho rằng, muốn hiểu được nhân quả trong ba đời thì phải có túc mạng thông để biết các sự vật thuộc đời quá khứ, phải có thiên nhãn thông để biết các chuyện vị lai. Đó là một quan điểm hình như đúng mà thực ra là sai.
28/12/2010(Xem: 4674)
Học để hoàn thiện chính mình là việc học suốt cả cuộc đời, chẳng thể nào được tốt nghiệp trọn vẹn, nếu ta không có đủ ý chí và nghị lực. Thứ nhất: “Học để biết cách hiếu thảo với ông bà cha mẹ”. Cây có cội, nước có nguồn. Ăn trái nhớ kẻ trồng cây. Biết ơn và đền ơn là quy tắc đạo thờ ông bà tổ tiên dân tộc Việt Nam và người tu theo đạo Phật. Thứ hai: Học để biết ơn thầy tổ. Thầy ở đây bao gồm thầy dạy chữ và dạy nghề nghiệp. Ngoài ra ta còn biết ơn thầy dạy về đạo đức luân lý sống trong xã hội. Trước tiên là học lễ phép, sau đó mới học chữ và học nghề chân chính. Thứ ba: Học để biết ơn đất nước, ơn các vị lãnh đạo có công giúp cho mọi người ổn định về đời sống an sinh xã hội và biết ơn các anh hùng nghĩa tử.
28/12/2010(Xem: 6240)
Hầu hết chúng ta đều mắc phải cái bệnh "đòi hỏi tuyệt đối". Giàu thì mình muốn giàu hơn tất cả, sang cũng muốn mình sang hơn tất cả, cho đến đẹp, giỏi, khen, đều là hơn tất cả. Có cái gì thua kém hơn người là buồn, tủi, bực dọc không hài lòng. Do đó cộc sống không thấy có hạnh phúc, vì thấy mình còn thua người này kẻ nọ. Hoặc than trách người thân của mình sao không được như ý mình muốn. Những nỗi khổ đau buồn bực ấy đều do không hiểu "cuộc đời tương đối mà!"
26/12/2010(Xem: 9542)
Bây giờ, tâm thức tồn tại bằng sự tùy thuộc trên nguyên nhân và điều kiện (nhân duyên). Tâm thức hôm nay hiện hữu do bởi tâm thức hôm qua.
25/12/2010(Xem: 6939)
Gần ¼ thế kỷ trong nghề đâm heo thuốc chó tại xứ người, tác giả có nhận xét chủ quan là hình như loài vật cũng có một thứ tình cảm, một linh cảm nào đó...
24/12/2010(Xem: 16548)
Nhờ Phật giáo, tôi biết tu tập để phát động lòng từ bi và đem lại hơi ấm cho tim tôi, sự tu tập ấy tỏ ra khá hữu ích cho tôi trong cuộc sống thường nhật.
23/12/2010(Xem: 5300)
Trả lời phỏng vấn của Tuần báo Pháp Le Point, đức Dalai Lama thứ 14 nghiêm khắc phê phán chủ trương cải đạo của người theo đạo Thiên chúa. Theo ngài đó một việc hoàn toàn lỗi thời và quá xa xưa.
19/12/2010(Xem: 15162)
Hoàngđế A-dục trị vì nước Ấn vào thế kỷ thứ III trướcTây lịch và cũng là một trong những nhân vật sáng chói nhấttrong lịch sử Phật giáo. Là vị hoàng đế nổi tiếng nhấtcủa triều đại Maurya ông đã thống nhất gần toàn thểbán lục địa Ấn độ. Dưới triều đại của ông,văn hóa được phát triển cao độ và cũng là lần đầu tiêntrong lịch sử nước Ấn mà sử liệu thật phong phú ghi chépbằng chữ viết còn lưu lại đến ngày nay. Nghệ thuật tiêubiểu và đặc trưng nhất cho nền văn hóa Ấn độ nói chungcũng đã phát sinh trong thời kỳ này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567