Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15. Isaline Blew Horner (1896-1981)

29/03/201103:01(Xem: 6114)
15. Isaline Blew Horner (1896-1981)

CÁCHỌC GIẢ ANH QUỐC VÀ PHẬT GIÁO ÂU MỸ
HT.Thích Trí Chơn
Nhà xuất bản Phương Đông 2010

I. B. HORNER (1896-1981)

Nữ học giả Isaline Blew Horner, sinh tại Anh quốc năm 1896, nhập học trường Newnham College tại Cambridge (miền đông nước Anh) năm 1914 và thi đậu bằng Moral Science Tripos (Part I) năm 1917. Năm 1918, bà nhận giữ chức phụ tá quản thủ thư viện trường Newnham College, và chính thức làm quản thủ thư viện này từ năm 1923 đến 1936; đồng thời bà cũng được mời làm hội viên (Fellow) trường Newnham College.

Bà I.B. Horner bắt đầu nghiên cứu thánh ngữ Pali của Phật Giáo Nam Tông vào năm 1936, sau khi được học giả Hoa Kỳ, ông Kenneth J. Saunders giới thiệu cho bà đọc cuốn kinh Pháp Cú (Dhammapada).

Từ năm 1942-1958, bà được mời làm Tổng Thư Ký cho “Hội Phiên Dịch Kinh Tạng Thánh Ngữ Pali” (The Pali Text Society)do học giả T.W. Rhys Davids (1843-1922) thành lập tại Luân Ðôn (London)năm 1881. Năm 1959, kế tiếp Dr. William F. Stede (1882-1958), bà được bầu làm hội trưởng (President) của Hội Phiên Dịch này với sự phụ tá của vị phó hội trưởng, giáo sư Sir Harold Bailey và tổng thư ký là ông R. E.Iggleden. Bà cũng từng giữ nhiều năm chức vụ phó hội trưởng Hội Phật Giáo (The Buddhist Society) được thành lập năm 1924 tại Luân Ðôn và đặc biệt, bà đã phát tâm hỷ cúng 500 Anh Kim để giúp Hội mua lô đất xây chùaPhật Giáo Luân Ðôn (The London Buddhist Vihara) vào năm 1954.

Khi được hỏi lý do tại sao bà thích tìm hiểu giáo lý đức Phật, I.B. Horner đã trả lời:

Tôi thích nghiên cứu Phật Giáo và thánh ngữ Pali vì bà ngoại tôicó một người bà con và người này là bạn của giáo sư T. W. Rhys Davids và cô C.A. Foley (1858-1942), sau này trở thành vợ của ông ta. Lễ đám hỏi của ông bà Rhys Davids đã được tổ chức trong khu vườn ngôi nhà của người bà con đó. Tôi thường được nghe bà ngoại tôi và người bà con của bà trao đổi, thảo luận về Phật giáo. Lúc tôi 12 tuổi, nhiều lần tôi có dịp học hỏi, tìm hiểu về giáo lý đức Phật với ông bà Rhys Davids, là những học giả uyên thâm về Phật giáo. Cho nên, có thể nói, tôi đã sinh ra trong môi trường được thấm nhuần tư tưởng của Phật giáo”.

Khi được hỏi rằng I. B. Horner có phải là Phật tử hay không, bà ta đãtrả lời: “i chấp nhận phần lớn giáo lý của đức Phật”.

Năm 1923, lần đầu tiên bà Horner sang viếng thăm Tích Lan (Sri Lnaka). Sau đó bà thường lui tới quốc gia này để thuyết giảng cho dân chúng Phật tử địa phương hiểu biết thêm về Phật Giáo.

Năm 1850, bà thuyết trình tại Colombo, thủ đô Tích Lan, một bài giảngmang tựa đề: “The Basic Position of Sila” (Vị thế quan yếu của Luật Giới) và bài giảng này về sau đã được ấn hành, phổ biến rộng rãi.

Năm 1962, tại đại học Vidyodaya ở Tích Lan, bà đã thuyết trình một bài giảng đặc sắc khác nhan đề: “Some Aspects of Buddhism” (Vài Khía Cạnh của Phật Giáo). Bài khảo cứu này cũng được in lại và phát hành khắp nơi tại các quốc gia Tây Phương.

Với khả năng tuyệt vời của bà Horner trong công tác ng- hiên cứu PhậtGiáo, dịch thuật kinh tạng thánh ngữ Pali, đại học Tích Lan (Universityof Ceylon) ở Peradeniya đã cấp phát cho bà văn bằng Tiếng Sĩ Văn ChươngDanh Dự (Hon- arary Degree of D. Litt.).

Ngoài Tích Lan, bà Horner đã qua viếng thăm, nghiên cứu Phật Giáo tạicác nước Á Châu khác như Ấn Ðộ và Miến Ðiện. Bà cũng thường viết bài đăng ở nhiều tạp chí Phật Giáo Anh ngữ phát hành tại Ấn Ðộ, Tích Lan, Miến Ðiện, Anh Quốc và các nơi khác.

Những Công Trình Ðóng Góp Cho Nền Văn Học Phật Giáo Của Nữ Học Giả I. B. Horner

Trên lãnh vực đóng góp cho nền văn học Phật Giáo có thể nói I. B. Horner là một nữ học giả đặc biệt khá thông minh, với một trí óc phi thường bà đã góp phần to lớn vào công cuộc nghiên cứu, dịch thuật kinh tạng Phật Giáo Nam Tông liên tục trong thời gian dài hơn 40 năm. Con người mà tuổi tác không làm suy giảm năng lực tinh thần. Với trí tuệ siêu phàm, bà Horn-er có thể tìm thấy những lỗi nhỏ nhất trong một dịch bản kinh tiếng Pali, ngay cả một dấu phết, chấm phảy thiếu sót bà cũng tìm ra. Nữ học giả Horner, trong nhiều năm đã từng phụ trách làm công việc đọc bản thảo những tác phẩm của các văn sĩ cho một nhà xuất bản tạiLuân Ðôn (London).

Bà còn nhận làm hội viên cho Ủy Ban Khảo Duyệt cuốn Tự Ðiển tiếng Pali (Critical Pali Dictionary) được ấn hành tại Ðan Mạch (Denmark) do các nhà ngữ học Pali nổi tiếng trên thế giới như Trenckner và Dines Andersen chung soạn với nhiều học giả Pali khác. Bà cũng thường được cácgiáo sư Âu Mỹ tham khảo ý kiến về những điểm khó khăn trong khi nghiên cứu thánh ngữ Pali. Bà đã phụ giúp giáo sư Rhys Davids trong việc soạn thảo cuốn tự điển Pali-Anh (Pali- English Dictionary). Một học giả Pali, ông Robert Chalm- ers (1858-1938), vì ngưỡng mộ tài năng của I.B. Horner nên trước khi qua đời, đã hiến cúng toàn bộ thư viện kinh sách Pali của ông cho bà.

Về phương diện trước tác, nữ học giả Horner đã viết nhiều sách Phật giáo nhằm giúp các độc giả Tây Phương hiểu biết sâu xa về giáo lý đức Phật. Năm 1930, bà cho ấn hành tác phẩm đầu tiên: “Women Under Primitive Buddhism” (Vai Trò Nữ Giới trong Phật Giáo Nguyên Thỉ).Cuốn sách trình bày những kiến thức rộng rãi và sinh động về vai trò của người phụ nữ trong xã hội Ấn Ðộ vào thế kỷ thứ 6 trước Tây Lịch.

Kế tiếp, cuốn “The Early Buddhist Theory of Man Per- fected” (Con Người Giác Ngộ Qua Lý Thuyết Phật Giáo Nguyên Thỉ) xuất bản năm 1936, đề cập đến lý tưởng của vị A La Hán. Trong mục điểm sách của tạp chí “Phật Giáo tại Anh Quốc” (Buddhism in England),bà Rhys Davids đã giới thiệu cuốn sách như “một công trình nghiên cứu lịch sử nghiêm chỉnh” (a careful historical study) và ca ngợi: “Tác giả (Horner), con người với công tác khảo cứu có kết quả, từng làm chủ biên và dịch thuật những kinh tạng Phật giáo tiếng Pali, đã cống hiến một tác phẩm thực vô cùng hữu ích cho chúng ta” (The author, who isalso engaged in efficient research as editor and translator of the PaliTexts, has with this volume placed us greatly in her debt).

Tiếp theo, ấn hành năm 1948, cùng với Dr. Ananda Coomaraswamy, bà Horner đã viết tác phẩm: “The Living Thoughts of Gotama The Buddha” (Những Tư Tưởng Linh Ðộng của Ðức Phật). Sau đó, năm 1954, bà cho ra đời dịch phẩm: “Ten Jataka Stories” (Mười Mẩu Chuyện Tiền Thân của Ðức Phật)in đối chiếu song ngữ Anh-Pali. Cũng xuất bản trong năm 1954, bà Hornerđã cùng chung soạn với Dr. Edward Conze (1904-1979) cuốn: “Buddhist Texts Through The Ages” (Kinh Ðiển Phật Giáo Qua Các Thời Ðại).

Ngoài ra, bà Horner đã dày công phiên âm tiếng Pali theo mẩu tự La Tinh (Romanized Pali) những kinh sách dưới đây:

1933: Papancasùdani, Tập 3; tái bản năm 1977. Ðây là tập chú giải về Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikaya) của ngài Phật Minh (Buddhaghosa),nhà đại luận sư ra đời tại miền bắc Ấn Ðộ vào thế kỷ thứ 5 sau tây lịch.

1937: Papancasùdani, Tập 4, tái bản năm 1977; tập chú giải củangài Phật Minh về Trung Bộ Kinh, thuộc Kinh Tạng.

1938: Papancasùdani, Tập 5, tái bản năm 1977; tập chú giải củangài Phật Minh về Trung Bộ Kinh thuộc Kinh Tạng.

1946: Madhuratthavilàsini, tái bản năm 1979; tập chú giải của ngài Buddhadatta về cuốn “Buddhavamsa” (Phật Chủng Tính Kinh) hay“Lịch Sử đức Phật” thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khud-daka Nikaya) trong Kinh Tạng. Buddhadatta là nhà luận sư Ấn Ðộ, sinh cùng thời với ngài Buddhaghosa (Phật Minh).

Bà Horner cũng dịch từ nguyên bản tiếng Pali ra Anh Văn những bộ kinh, luật Phật Giáo dưới đây:

1938: The Book of The Discipline (Vinaya Pitaka: Luật Tạng), Tập 1, Suttavibhanga (Phân Biệt Kinh), tái bản năm 1982.

1940: The Book of The Discipline (Luật Tạng), Tập 2,Suttavibhanga(Phân Biệt Kinh), tái bản năm 1982.

1942: The Book of The Discipline (Luật Tạng), Tập 3,Suttavibhanga(Phân Biệt Kinh), tái bản năm 1969.

1951: The Book of The Discipline (Luật Tạng), Tập 4,Mahàvagga (ÐạiPhẩm), tái bản năm 1982.

1952: The Book of The Discipline (Luật Tạng), Tập 5,Cullavagga (TiểuPhẩm), tái bản năm 1975.

1966: The Book of The Discipline (Luật Tạng), Tập 6,Parivàra (LuậtGiới Tóm Lược).

1954: The Middle Length Sayings (Majjhima Nikàya), Tập 1, Trung Bộ Kinh, thuộc Kinh Tạng (Sutta Pitaka), tái bản năm 1976.

1957: The Middle Length Sayings (Majjhima Nikàya), Tập 2, Trung Bộ Kinh thuộc Kinh Tạng; tái bản năm 1975.

1959: The Middle Length Sayings (Majjhima Nikàya), Tập 3, Trung Bộ Kinh thuộc Kinh Tạng, tái bản năm 1977.

1963: Milinda’s Questions (Milindapanha), Tập 1, Na Tiên Tỳ Kheo Kinh; tái bản năm 1969.

1964: Milinda’s Questions (Milindapanha), Tập 2, Na Tiên Tỳ Kheo Kinh; tái bản năm 1969.

1974: Stories of the Mansions (Vimàna Vatthu), Thiên Cung Sự, hay “Những câu chuyện ở các cõi Trời” trong Tiểu Bộ Kinh (Minor Anthologies: Khuddaka Nikaya) thuộc Kinh Tạng.

1975: Chronicle of Buddhas (Buddhavamsa), Phật Chủng Tính Kinhtrong Tiểu Bộ Kinh thuộc Kinh Tạng.

1975: Basket of Conduct (Cariyà-Pitaka), Sở Hạnh Tạng hay “Nhữngmẩu chuyện đức hạnh của Bồ Tát” trong Tiểu Bộ Kinh thuộc Kinh Tạng.

1978: Clarifier of the Sweet Meaning, tập chú giải về “Phật Chủng Tính Kinh” (Buddhavamsa Commentary).

Bà I.B. Horner mất tại Anh quốc năm 1981 hưởng thọ 85 tuổi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/05/2022(Xem: 3576)
33 câu trích dẫn của Thiền sư Nhất Hạnh Hoang Phong chuyển ngữ *** Câu 1 Thức dậy sáng hôm nay, tôi mỉm một nụ cười. Hai mươi bốn giờ mới mẻ đang chờ đón tôi.
29/04/2022(Xem: 2459)
Đây là một trong các bài Kinh khi Đức Phật còn trẻ tuổi và chỉ mới xuất gia. Kinh ghi theo thể vấn đáp, khi du sĩ Sabhiya được một vị thiên tử chỉ rằng hãy đi tìm các câu trả lời cho một số câu hỏi, lúc đó không một vị đạo sĩ nổi tiếng nào lúc đó trả lời nổi. Du sĩ Sabhiya mới nghĩ tới Đức Phật, và suy nghĩ: “Không biết Sa-môn Gotama có thể trả lời những câu hỏi này của ta. Sa-môn Gotama còn trẻ và mới được xuất gia.” Kinh không nói rõ mới xuất gia là bao nhiêu tháng hay năm. Nhưng lúc đó Đức Phật đã có một tăng đoàn. Kinh Sabhiya nằm trong nhóm Kinh Tập, viết tắt là Kinh Snp 3.6. Kinh này ghi từng lời Đức Phật dạy đều là các pháp tu cụ thể để giải thoát. Kinh này văn phong khác với nhiều kinh phổ biến, cho chúng ta nhìn thêm về cách Đức Phật hoằng pháp trong các các năm đầu. Kinh này nằm chung bầu không khí với nhóm Kinh Nhật Tụng Sơ Thời.
20/04/2022(Xem: 2951)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm. Trong chuỗi thời gian này con người hưởng hạnh phúc không bao nhiêu, mà phải trải qua bao cuộc thăng trầm vinh nhục, đau thương và sợ hãi. Nỗi đau khổ và sợ hãi lớn nhất của con người là sự chết. Không ai muốn chết nhưng cái chết vẫn cứ đến. Cái chết đến theo chu kỳ sinh, già, bệnh rồi chết, nhưng cũng có khi nó đến bất cứ lúc nào không ai biết trước được. Cái chết chấm dứt đời sống này, nhưng rồi lại phải tái sanh qua đời sống khác hầu trả nghiệp do mình đã tạo ra. Cứ như thế mà chịu trầm luân trong sáu cõi Trời, Người, Atula, Súc sanh, Ngạ quỷ, Địa ngục. Muốn thoát khỏi vòng luân hồi, con người cần phải tu tập buông bỏ những khát vọng luyến ái đam mê, buông bỏ những ham muốn dục lạc thế gian, hành trì quán chiếu theo lời dạy của Đức Phật, diệt tận tham, sân, si. Đức Phật là ai?
20/04/2022(Xem: 2753)
Thiền pháp tỉnh thức (mindfulness meditation) đang trở thành một trong các khuynh hướng ưu thắng của nhiều lĩnh vực hoạt động tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác. Thiền pháp này đang được dạy ở bệnh viện để giúp bệnh nhân giảm đau, ở trường học để học sinh nhạy bén hơn, ở nhà tù để tù nhân giảm thói quen bạo lực, ở quân trường để chiến binh bình tỉnh đối phó các tình huống nguy hiểm, ở các doanh nghiệp lớn để hiệu năng làm việc tăng cao hơn, và ở gần như tất cả các lĩnh vực có thể có.
14/04/2022(Xem: 4635)
Kính chia sẻ cùng chư Tôn Đức, chư pháp lữ, và quí thiện hữu một số hình ảnh trong mùa trùng tụng Tam Tạng Thánh điển Pali TIPITAKA được khai hội và đang diễn ra tại Bồ Đề Đạo Tràng. Đây là lần thứ 16 trùng tụng TIPITAKA theo thông lệ hàng năm gồm có các nước Phật Giáo tham gia trùng tụng Đại Tạng như : Nepal, Sri-Lanka, Lao, Campuchia,
11/04/2022(Xem: 2184)
Choden Rinpoche – thuộc Tu viện Sera Je – là một trong những Lạt ma phái Gelug cao cấp nhất. Trước năm 1985, ngài hầu như không được biết tới ở ngoài xứ Tây Tạng. Sau năm 1959, ngài không trốn khỏi quê hương, mà cũng không bị cầm tù. Thay vì vậy, ngài sống trong một căn nhà ở Lhasa, không bao giờ ra khỏi căn phòng nhỏ, tăm tối, trống trải trong mười chín năm, ngay cả khi đi vệ sinh, và không bao giờ cạo râu cắt tóc.
11/04/2022(Xem: 3278)
AH - Toàn bộ luân hồi và niết bàn chẳng có nền tảng và cội nguồn. Hoàng Hậu Kim Cang là không gian bao la. Không gian bao la rỗng lặng là Bà Mẹ Vĩ Đại.
11/04/2022(Xem: 3104)
Khi tâm buông thư và được phóng thích Không lay chuyển vì gió vọng tưởng. Như đại dương lặng sóng, An trụ trong phẩm chất, Không trạo cử hay hôn trầm.
11/04/2022(Xem: 3009)
Dhīḥ! Trước đấng Văn Thù trí tuệ, xin cung kính đảnh lễ. Ở đây, tôi sẽ giảng giải những điểm trọng yếu của Trekchö – Đoạn Trừ Triệt Để. Đừng sửa đổi tâm, mà hãy để nó ổn định như thị. Và trong trạng thái này, hãy tự nhiên nhìn vào bên trong.
01/04/2022(Xem: 5738)
CHÁNH PHÁP Số 125, tháng 4.2022 Hình bìa của Minka2507 (Pixabay.com) NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 NGHIÊN CỨU THỨC THỨ TÁM, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan dịch), trang 7 THƠ ĐỀ MÙ SƯƠNG, CHỐN ĐẤT XƯA (thơ Lý Thừa Nghiệp), trang 9
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567