Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

08-Nước có dậy sóng không

01/02/201108:04(Xem: 4668)
08-Nước có dậy sóng không


CÀNH LÁ VÔ ƯU
Thích-Thanh-Từ

Nước Có Dậy SóngKhông?

Mùađôngnăm 1991, tôi ra Vũng Tàu dưỡng bệnh ở nhờ thất ThíchCa của Quan Âm Phật đài. Trước cưả thất nhìn xuống mặtbiển có cây bồ đề sum sê che rợp, râm mát cả thất. Tôithường ra đứng dưới tàng cây nhìn xuống biển. Một hôm,tôi đứng nhìn ra biển thấy biển cả thênh thang sóng bủatrắng xóa, lúc đó có chú thị giả đứng bên cạnh, nhìnsang chú tôi hỏi: "Ðố chú nước có dậy sóng không?" Chúngần ngại thưa "Có". Tôi hỏi tiếp: "Nước có chảy không?"Chú thưa: "Có". Tôi chậm rãi bảo chú: "Nếu nước dậy sóngvà chảy thì khi không gió hoặc nước chứa trong hồ sao khôngtự dậy sóng và chảy?" Chú thị giả lặng câm. Nhân đâytôi giải thích rộng cho chú hiểu:

Nước không dậy sóng và không chảy.Nếu nước hay dậy sóng và chảy thì bất cứ lúc nào, ởđâu nước cũng dậy sóng và chảy, vì bản chất nó là nhưthế. Như con người chúng ta là động thì bất cứ lúc nào,ở đâu đều là động, dù cho khi ngủ yên mũi vẫn thở,tim vẫn đập, máu vẫn tuần hoàn, nếu dừng động là conngười chết. Song nước không phải thế, bản chất nướclà yên lặng, khi bị gió đùa hoặc bị một tác động nàokhác như tàu chạy ... nước mới dậy sóng. Chúng ta chứanước trong hồ, trong vò, khạp ...thì nước yên lặng, mặcdù nước vừa múc trên lượn sóng đang vỗ ầm ầm, mà chứavào chỗ an tịnh nước từ từ lặng yên. Nước cũng khôngchảy, nếu nước bản chất hay chảy thì lúc nào và ở đâunước cũng phải chảy. Thực tế chúng ta thấy không phảithế, nước có khi chảy có khi dừng, ở chỗ này chảy, ởchỗ khác không chảy. Chẳng qua nước là thể lỏng, ở chỗcao thì nước chảy dồn xuống chỗ thấp, hoặc bị sức éphay sức hút thì nước liền di chuyển, nếu ở chỗ bình tronghoàn cảnh bình thường thì nước an nhiên bất dộng. Tôicó thể kết luận rằng: "nước dậy sóng và chảy là do duyên".

Cáigì là duyên khiến nước dậy sóng?

Gió là duyên chủ yếu khiến nướcdậy sóng. Bởi duyên gió thổi mặt nước dậy sóng, gió càngmạnh thì sóng càng to. Khi sóng đang bủa ầm ầm thì có trămngàn lượn khác nhau, lượn A không phải lượn B... Bấy giờcó danh từ Sóng và Nước dường như hai, mà thực thể sóngvới nước không phải hai. Sóng là tướng động của nước,khi tướng động dừng, chỉ còn lại một thể nước an tịnh.Ðứng về mặt sóng thì có trăm ngàn thứ, đúng về mặtnước thì không có hai. Chính sóng tức là nước, rời nướckhông có sóng. Người thông minh muốn cần nước cứ trênsóng mà lấy, cần thấy mặt biển phẳng lặng chỉ chờ khisóng dừng thì thấy. Nếu bỏ sóng đi tìm nước là ngườingu, chạy tìm mặt biển phẳng lặng ngoài chỗ sóng dậy ầmầm là kẻ dại. Bám trên từng lượn sóng cho là mặt biểnlà kẻ đại ngu. Phải biết vô số lượn sóng rượt đuổinhau la hét ì ầm trên mặt biển là tướng sanh diệt, chínhmặt biển bát ngát nầy mới là thể bất diệt bất sanh.

Này chú! Nơi tôi và chú sẵn cótâm thể thênh thang an tịnh dụ như mặt biển, vọng tưởngdấy khởi dụ như dậy sóng. Một lượn sóng nổi trên mặtbiển, muôn ngàn lượn sóng tiếp nối dấy lên; cũng thếmột vọng tưởng khởi dậy muôn vàn vọng tưởng tiếp nốikhởi lên. Chúng ta nhìn trên mặt biển thấy những lượnsóng hùng hổ rượt đuổi ầm ầm trùng điệp, tưởng chừngnhư mặt biển chỉ có sóng với sóng. Nội tâm chúng ta khivọng tưởng nổi lên ào ạt liên miên, tưởng như nội tâmmình chỉ là vọng tưởng. Do đó, hầu hết người đời đềuchấp nhận vọng tưởng là tâm của mình. Ðến khi gió yênsóng lặng, chúng ta mới biết sóng chỉ là tướng sanh diệttạm thời trên mặt biển, duy mặt biển mới là thể chơnthiệt bất diệt bất sanh. Nội tâm được những phút dâyan tịnh, chúng ta mới biết vọng tưởng là tướng sanh diệthư dối trong tâm thể, chỉ có tâm thể mới là thể bấtdiệt bất sanh. Vọng tưởng có khi có, có khi không, tâm thểhằng hữu chưa lúc nào vắng mặt. Chấp nhận vọng tưởnglà tâm mình, chẳng khác gì người chấp sóng là mặt biển.Trong kinh Lăng Nghiêm, đức Phật kể: "Thuở xưa, có anh chàngtên Diễn Nhã Ðạt Ða sáng sớm lấy gương soi mặt, thấyđầu mặt hiện rõ ràng trong gương, khi úp gương lại khôngcòn thấy đầu mặt đâu nữa, chàng ta phát điên ôm đầuchạy la to: Tôi mất đầu! Tôi mất đầu!". Chú biết đứcPhật kể câu chuyện này cốt nói điều gì không? Dạ không.Ðây là đức Phật ám chỉ người nhận vọng tưởng làmtâm mình, như chàng Diễn Nhã nhận bóng trong gương làm đầumặt mình thật, khi mất bóng, phát điên ôm đầu thật chạykêu mình mất đầu. Mặt biển nguyên không hai, vừa có lượnsóng dấy động biến thành hai, vì đã có biển và sóng. Chonên các Thiền sư qua một câu hỏi hoặc đáp thấy thiềnkhách suy nghĩ liền đưa hai ngón tay. Song sóng không đơn thuầnchỉ dấy một lượn, mà lượn này vừa khởi trăm ngàn lượnkhác nối tiếp theo (nhất ba tài động vạn ba tuỳ). Vọngtưởng cũng vậy, một niệm khởi lên trăm ngàn vọng tưởngnối tiếp. Người tu không ngừa đón được niệm đầu thìkhông tài nào ngăn chận được những niệm sau. Sóng có khidấy có khi lặng, mặt biển chưa bao giờ vắng mặt. Vọngtưởng lúc có lúc không, tâm thể khi nào cũng hiện hữu.Sóng có thể tìm cách ngăn chận được còn mặt biển, chúthử có cách nào xua đuổi được nó hay không? Người tu cóthể xả bỏ vọng tưởng, chứ không ai xa rời tâm thể được.Chú thử nghĩ, người ta xả bỏ vọng tưởng để tâm thểhiện bày trọn vẹn, hoặc xả bỏ tâm thể để vọng tưởnghiện lên đầy đủ, hai cách đó cách nào khó, cách nào dễ?Thưa: bỏ vọng tưởng dễ, chớ tâm thể làm sao bỏ được.- Ðấy! Vậy mà có nhiều người tu nói "bỏ vọng tưởngkhó" Bỏ cái sanh diệt, bảo tồn cái bất sanh bất diệt làvô sanh, là giải thoát. Trái lại quên cái bất sanh bất diệt,chạy theo cái sanh diệt là sanh tử, là trầm luân. Biển yênlặng là sự thái bình của người và vật, biển động sóngto là sự hiểm nguy cho người và vật. Tâm thể thanh tịnhlà hạnh phúc, là niết bàn của con người; tâm thể dấyđộng là phiền não, là trần lao của nhân loại. Phật dạyrất nhiều pháp tu, chủ yếu không ngoài dạy chúng ta "đừngchạy theo vọng tưởng, phải nhận chân tâm thể hiện tiền"Chạy theo vọng tưởng là mê, nhận chân tâm thể hiện tiềnlà giác. Mê là quên tâm thể nhận vọng tưởng, giác là bỏvọng tưởng nhận tâm thể. Bởi con người đã mê, nên Phậtdùng nhiều phương tiện chỉ dạy trừ dẹp vọng tưởng:Trực tiếp biết rõ vọng tưởng không theo; gián tiếp dùngniệm khác đè ép, như trì danh hiệu Phật, trì câu thần chú,khán thoại đầu ... Khi nhiếp phục vọng tưởng được yênlặng, chỉ còn tâm thể thường hằng, gọi là kiến tánh,ngộ đạo, nhất tâm...

Giódụ cho pháp trần

Gió là tác nhân chủ yếu khiếnmặt biển dậy sóng. Pháp trần là tác nhân chủ yếu khiếntâm thể dấy khởi vọng tưởng. Nhưng nói pháp trần chắcchú không biết là cái gì ? Sách Phật thường nói" "Sáucăn tiếp xúc với sáu trần sanh sáu thức". Ðây là chỉgiải riêng sáu trần, chỗ chú trọng đặc biệt là pháp trần.Sáu trần là: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Sắc là tấtcả hình sắc do mắt thấy được, thanh là mọi thứ âm thanhdo tai nghe, hương là các mùi thơm hoặc hôi do mũi tiếp xúc,vị là các chất vị ngon dở mặn lạt... do lưỡi cảm nhận,xúc là xúc chạm có cảm giác thích thú hay bực bội nơi thân,pháp là bóng dáng của năm thứ trước còn rơi rớt trong tâmthức. Sáu thứ này đều có hình tướng hoặc thô hoặc tế,là tướng biến động vô thường nên gọi là trần. Riêngpháp trần không tự có, do năm căn (mắt, tai, mũi, lưỡi,thân) tiếp xúc với năm trần có cảm giác thích thú hay bựcbội kích thích mạnh mà sinh ra. Như mắt thấy sắc đẹp cósức quyến rũ say mê hoặc thấy hình tướng kỳ quái ghêrợn thì ấn tượng sắc trần ấy in sâu trong tâm thức khiếnchúng ta nhớ mãi. Tai nghe lời tán tụng ngợi khen mình, hoặclời chỉ trích cay nghiệt ta thì ấn tượng thanh trần ghisâu trong tâm thức khiến ta khó quên được. Mũi ngửi mùithơm đặc biệt hoặc mùi hôi khó thở, thì ấn tượng thanhtrần in sâu trong tâm thức ta rồi. Lưỡi thưởng thức vịngon khoái khẩu hoặc vị cay đắng tái tê thì ấn tượngvị trần đã ghi đậm nét trong tâm thức chúng ta. Thân xúcchạm những vật có cảm giác thoả mãn hoặc cảm giác đaukhổ thì ấn tượng xúc trần đã rơi rớt vào kho tâm thứcmình rồi. Những thứ bóng dáng của năm trần lưu trữ trongkho tâm thức, đợi khi năm căn không tiếp xúc với hiện cảnhthì chúng ào ạt dấy khởi, gọi là pháp trần. Pháp trầnvừa dấy lên thì ý thức duyên theo phân biệt, nên nói ýthức duyên pháp trần. Ý thức chạy theo pháp trần là bámchặt bóng dáng hư ảo, đuổi theo cái sanh diệt hư ảo làsanh tử luân hồi. Chú thấy nguy hiểm không? - Thế mà ngườiđời cứ săn đuổi năm trần để làm thỏa mãn năm căn,con người có an lành miên viễn không? Khao khát ước mơ thụhưởng năm trần là dồn chứa pháp trần vào tâm thức, thửhỏi kho tàng thức của họ có tràn trề pháp trần không?Vì thế khi họ ngồi yên toạ thiền hay niệm Phật, vọngtưởng vọt lên ào ào không cách nào ngăn đón được, họthan tu hành khó quá. Nếu người nào trong tâm thức trốngsạch pháp trần thì con khỉ ý thức không còn cơ hội chạynhảy. Ý thức là vọng tưởng, là những mảnh vụn của tâmthể, là những áng mây đen che chở mặt trăng tuệ giác, lànhững lượn sóng dấy động trên mặt biển chơn tâm thanhtịnh của chúng ta. Ba/n thân ý thức không tự có, do pháptrần khuấy động nảy sinh ý thức duyên theo. Do đó ngườitu gắng sức đè bẹp ý thức là không hợp lý, cốt đừngdung chứa pháp trần là yên. Nếu pháp trần đã chứa, phảikhéo léo loại bỏ, đồng thời không nuôi dưỡng chúng. ÐứcPhật dạy rất nhiều phương tiện ngăn đón và loại bỏpháp trần. Cụ thể những phương tiện sau đây:
- Răn cấmđể ngừa đón pháp trần:Phật cấm người xuấtgia không được nhìn xem với vẻ trìu mến sắc đẹp ngườivà vật, cốt đón ngừa nhãn căn tiếp xúc sắc trần khôngcho sanh pháp trần rơi trong tâm thức. Người xuất gia khôngđược nghe âm nhạc tình tứ lãng mạn, ngừa đón nhĩ căntiếp xúc thanh trần không cho sanh pháp trần. Người xuấtgia không được dùng các thứ dầu thơm, ngừa đón tỷ căntiếp xúc hương trần không sanh pháp trần. Người xuất giakhông được ăn thịt uống rượu và đòi các món ngon khác,ngừa đón thiệt căn tiếp xúc vị trần không sanh pháp trần.Người xuất gia không được dâm dục và nằm ngồi giườnggối êm đẹp, ngừa đón thân căn tiếp xúc xúc trần khôngsanh pháp trần... Ðây là đức Phật dùng giới luật làm phươngtiện ban đầu để ngừa đón không cho sanh pháp trần lưugiữ trong tâm thức.
- Dùng trítuệ quán sát:Con người do chấp thân, tâm, cảnhlà thật nên suốt ngày quay cuồng vì ba thứ này, tạo ra vôsố chủng tử pháp trần lưu trữ trong tàng thức. Ngườitu Phật phải vận dụng trí tuệ quán chiếu căn trần thứcđều do nhơn duyên hòa hợp mà có, không thực thể. Căn làthân, trần là cảnh, thức là tâm, cả ba đều do nhân duyênhội tụ mà thành, cũng do ba thứ này duyên nhau tạo thànhnhân sinh vũ trụ. Như thế, nhân sinh vũ trụ đều là tướngduyên hợp không có chủ thể, đủ duyên thì thành, thiếuduyên thì hoại, hư dối không thật, như huyễn như hóa. Quánchiếu thuần thục thấy ba thứ ấy quả là không thật, thìsự xúc chạm thành hoại đến đi của chúng không còn gìphải bận tâm ta, tức là không có duyên cớ để sinh ra pháptrần. Ðây là dùng trí tuệ của chính mình để quán chiếuphá tan mọi chủng tử pháp trần.
- Nhận ra chơntâm hằng hữu:Nơi mỗi chúng ta đều có tâm thểchơn thật hằng hữu. Vì quên nó, chúng ta cố chấp thân nàylà thật, chạy theo sự đòi hỏi của năm căn (mắt, tai, mũi,lưỡi, thân) muốn được thụ hưởng thỏa mãn đối vớinăm trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc), dấy lên sự so sánhphân biệt của năm trần là năm thức (nhãn thức, nhĩ thức,tỷ thức, thiệt thức, thân thức), do chú tâm phân biệt tạonên pháp trần rơi vào tàng thức. Pháp trần đã lưu giữtrong tàng thức, nên khi dấy khởi liền có ý thức duyên theo,tức là thành sáu căn, sáu trần và sáu thức. Thấy thân thậtthì căn trần thức đều thật. Do nhận ra tâm thể chơn thậthằng hữu mới thực là mình, người này liền biết thândo tứ đại hòa hợp là hư giả. Thấy thân giả thì căn trầnthức đều giả, tự nhiên chúng ta sẽ dửng dưng không dínhmắc với sáu trần. Nhà Thiền nói: "Thấy sắc như đui, nghetiếng như điếc", hoặc nói "căn trần không dính nhau là giảithoát" Ðến đây không dùng phương tiện ngừa đón hay dùngtrí tuệ quán sát, chỉ nhớ tâm chơn thật hiện hữu thìmọi sự hư dối đều dừng.

Caothấp, sức ép, sức hút nước chảy dụ năm trần

Năm căn chúng ta có sẵn tính luyếnái năm trần, khi tiếp xúc với trần nào đúng sở thích củanó liền bị sức hút lôi cuốn. Như mắt thấy sắc đẹpbị sức hấp dẫn nó liền chạy theo đuổi bắt bị sắctrần lôi cuốn. Tai nghe tiếng hay say mê đòi được thỏamãn lỗ tai, tìm mọi cách gần gũi, bị thanh trần chi phối.Mũi ngửi mùi thơm say đắm dùng trăm phương ngàn kế đểđược ngửi mùi, bị hương trần trói buộc. Lưỡi nếm vịngon thích khẩu tham mê đòi hỏi thường được thưởng thức,dùng mọi thủ đoạn tranh dành để thỏa mãn cái lưỡi, bịvị trần làm chủ. Thân xúc chạm vật có cảm giác hấp dẫnđam mê, dùng mọi thủ thuật chiếm hữu bất kể trước mắtcó những hiểm nguy, bị xúc trần sỏ mũi.
* Chặn đónnăm căn khỏi bị năm trần lôi cuốn

- Quán cáccảm thọ vô thường: Con người thường bị cảmgiác khổ vui làm chủ, khi mắt thấy sắc đẹp vừa ý liềnbị cảm giác thọ vui thu hút. Chúng ta phải quán sát cái cảmgiác thọ vui vừa có, liền qua mất không lâu bền. Các cảmgiác thọ vui của tai, mũi, lưỡi, thân cũng thảy đều vôthường, vừa cảm nhận thích thú trong giây phút liền mất,nếu còn chỉ là dư vị trong tưởng tượng mà thôi. Theo đuổinhững thứ vui tạm bợ mỏng manh ấy, thật là hoài công củakiếp người. Nhận chân lẽ thật này, chúng ta sẽ làm chủđược mình không bị năm trần lôi kéo.
- Quán cáccảm thọ hư dối: Nhữngcảm thọ khổ vui của nămcăn vốn không tự có, đợi sự tiếp xúc giữa căn và trầnmới nẩy sinh. Phàm vật gì đợi duyên hợp mới có là khôngtự thể. Cảm thọ khổ vui đã không tự thể làm sao thậtđược. Do duyên hợp mà có, duyên tan liền mất, cái có ấynhư trò ảo thuật, như giấc chiêm bao, chúng ta quan tâm làmgì? Con người thông minh hơn muôn vật chẳng lẽ chúng ta nỡthả trôi suốt đời mình theo cái ảo hóa ấy sao? Song thậtđáng thương, con người cả đời say mê đắm đuối theo cáicảm thọ vui của năm căn này. Giành giựt nhau thụ hưởng,sát phạt nhau để được phần hơn, trù rủa, xâu xé, oánhờn, thù hận...chỉ vì thụ hưởng vui của năm căn mà ra.Chúng ta mang chiếc thân tạm bợ có mấy mươi năm đành camvùi dập nó trong cái chùm ảo hóa, xô đẩy lôi kéo nhau xuốnghồ sâu huyết lệ thương dau. Sao chúng ta không thức tỉnh,đẻ an ủi nhau, đùm bọc nhau, che chở nhau, giúp đỡ nhaucho vơi bớt khổ đau trong cuộc đời hư ảo tạm bợ này.

Nàychú! Tôi đã nói khá nhiều e chú không thể nhớ nổi, giờđây tôi thu gọn lại cho chú dễ nhớ. Nước biển dụ tâmthể hay chơn tâm. Sóng dụ vọng tưởng. Gió dụ pháp trần.Chỗ cao thấp, sức ép, sức hút dụ năm trần. Nước vốnkhông dậy sóng, không chảy dụ tâm thể hằng hữu bất động.Song khi gió thổi đùa nước, sóng liền nổi dậy để dụpháp trần lưu giữ trong tàng thức khi gặp duyên dấy lên,ý thức liền duyên theo tạo thành vọng tưởng lăng xăng.Nước là thể lỏng tự an tịnh, gặp duyên cao thấp, sứcép, sức hút liền di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác biếnthành nước chảy, để dụ tâm thể tự an tịnh bị sứclôi cuốn thu hút của năm trần khiến năm thức trôi lăn theorồi dính mắc. Chúng ta tu theo Phật không sợ vọng tưởng,không ngại năm trần (ngũ dục), chỉ cần khôn ngoan khi căntrần tiếp xúc nhau đừng để dính mắc và tạo ra pháp trầnrơi vào tàng thức. Không dính mắc là giải thoát, không cópháp trần là tâm thể thanh tịnh. Giải thoát và tâm thểthanh tịnh là mục tiêu tối hậu của người tu Phật. Muốnđạt được mục đích này, chú phải khéo ngăn ngừa ràođón khi căn trần tiếp xúc nhau sanh cảm thọ khổ vui, biếtrõ các cảm thọ này là tạm bợ hư ảo, là nhân trầm luânđay khổ; không thèm thuồng, không hưởng thụ, không say đắmmà dửng dưng trước mọi cám dỗ và thách đố của chúng.Ðược vậy bảo đảm chú sẽ thành công trên đường họcÐạo.








Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/09/2022(Xem: 3225)
Kinh Tiểu Bộ Diễn Nghĩa Kệ Bāhiya Sutta (Thể song thất lục song bát) * Lê Huy Trứ
20/09/2022(Xem: 1842)
"Bài kinh giảng cho Girimānanda" / Girimānanda Sutta (AN 10.60) là một bài kinh ngắn nhưng thuyết giảng về một phép luyện tập thiền định thật quan trọng, thiết thực và cụ thể, giúp người đau ốm mượn hơi thở để trở về với chính mình, làm lắng dịu các sự đau đớn trên thân thể và mọi lo lắng trong tâm thần. Ở các cấp bậc lắng sâu hơn, phép luyện tập này cũng có thể làm cho căn bệnh hoàn toàn chấm dứt, mang lại một niềm hân hoan và thanh thoát thật sâu xa.
16/09/2022(Xem: 1679)
Đã bao năm tôi bị cài hoa hồng trắng trong mùa Vu Lan thật là tủi thân. Nhưng biết làm sao đây khi người con đã mất đi người mẹ thân thương! Theo tục lệ đã định sẵn, khi mâm hoa hồng đỏ, trắng của các em trong Gia Đình Phật Tử đưa đến, tôi chỉ dám chọn đóa hoa màu trắng để cài lên áo, chứ không dám chọn màu đỏ dù rất thích. Nhưng hôm nay tại buổi lễ Vu Lan ở Tu Viện Viên Đức ngày 4 tháng 9 năm 2022, tôi gặp chuyện bất ngờ được ép cài hoa hồng đỏ. Trên mâm hoa chỉ mỗi một màu hồng, cái màu pha trộn giữa trắng và đỏ.
15/09/2022(Xem: 1571)
TIỄN BẠN Tuệ Thiền Lê Bá Bôn Ừ thì bạn đi trước Mình rồi cũng theo sau U70 đã cạn Ai cũng đã bạc đầu
07/09/2022(Xem: 1580)
Cái tôi" là một sự cảm nhận về con người của mình, một thứ cảm tính giúp mình nhận biết và phân biệt mình với kẻ khác và môi trường chung quanh, tức là thế giới. Qua một góc nhìn khác thì chính mình và thế giới sở dĩ hiện hữu là nhờ vào sự cảm nhận hay cảm tính đó về cái tôi của chính mình. Theo cách nhận định đó thì "cái tôi" không phải là quá khó hiểu, thế nhưng chúng ta lại thường hay thổi phồng "cái tôi" đó và phóng tưởng nó xa hơn, biến nó trở thành một cái gì khác quan trọng và rắc rối hơn, khiến cuộc sống của mình cũng trở nên phức tạp hơn.
02/09/2022(Xem: 3474)
CHÁNH PHÁP Số 130, tháng 9 2022 Hình bìa của MoeRasmi (Pixabay.com) NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 NẮNG HẠ NHÂM DẦN - 2022 (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 6
31/08/2022(Xem: 1712)
Inamori Kazuo sinh năm 1932 tại con phố Yakuchi, thành phố Kagoshima. Ông tốt nghiệp trường tiểu học Nishida thành phố Kagoshima. Tham dự kỳ thi tuyển của trường trung học Kagoshima Daiichi nhưng không đỗ. Ông vào học tại một trường trung học bình thường. Vào năm 13 tuổi, ông bị mắc một căn bệnh nan y thời đó là bệnh lao phổi. Một số người họ hàng của ông cũng bị mắc căn bệnh này và lần lượt qua đời. Khi chú ông bị mắc bệnh, Inamori Kazuo đã rất hoảng sợ và xa lánh người thân đang sống cùng nhà. Nhưng cuối cùng, người chăm sóc cho chú là cha và anh Inamori Kazuo thì không mắc bệnh, còn chính ông lại mắc.
28/08/2022(Xem: 1659)
Phần này bàn về cách dùng vừng, mè vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo và sau đó là các cách dùng tự vị, tự vựng và tự điển. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ). Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
23/08/2022(Xem: 2744)
Kính chia sẻ hình ảnh ĐẠI LỄ VU LAN tại Chùa Vạn Phước Sandiego CHỦ NHẬT 21 AUG 2022 với sự hiện diện của quý thầy Thích Thanh Nguyên, thầy Thích Quảng Hiếu, Ni Sư Thích nữ Đàm Khánh, Sư cô Hương Từ Niệm cùng chư đồng hương Phật tử đồng hương Sandiego. Chân thành cảm niệm chư Phật tử chùa VP đã góp một bàn tay tổ chức Lễ Vu Lan được thành tựu tốt đẹp, thập phần viên mãn.. Xin hồi hướng Phước lành này đến Cửu huyền thất tổ, cha mẹ nhiều đời của chúng ta. Nguyên cầu thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.
21/08/2022(Xem: 2118)
Trong quyển sách mang tựa Le Grand Livre du Bouddhisme (Quyển sách lớn về Phật giáo, nxb Albin Michel, 2007, 994 tr.) học giả Phật giáo người Pháp Alain Grosrey trong trang 25 có viết một câu như sau: "Ngày nay chúng ta đạt được những sự hiểu biết rộng lớn trong rất nhiều lãnh vực. [Thế nhưng] không thấy có ai cho rằng chúng ta uyên bác và thông thái hơn Đức Phật".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567