Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tính cách đa dạng của tôn giáo

24/12/201009:44(Xem: 9533)
Tính cách đa dạng của tôn giáo

ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA
CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾNHẠNH PHÚC
Bản gốc tiếng Anh: The compassion life - NXB: WisdomPublications, Boston, 2001.
Bản tiếng Pháp: Les voies spirituelles du Bonheur - NXB: Pressesdu Châtelet, Paris, 2002
Hoang Phong Việtdịch

4
Tínhcách đa dạng củatôn giáo

Khi chưa nhìn thấy giátrị của những truyền thống tôn giáo khác, thật khó cho ta kính trọng cáctôngiáo ấy. Tuy nhiên, sự kính trọng lẫn nhau phải căn cứ trên sự hài hoà chânthật. Chúng ta cần phải hướng đến một tình thần hài hoà, không phải vì lý dochính trị hoặc kinh tế, nhưng chỉ vì giá trị của các truyền thống khác. Riêngphần tôi, tôi luôn luôn cố gắng đề cao sự hài hoà giữa các tôn giáo.

Dựa vào đức tin của mìnhđể nâng cao các giá trị căn bản của con người là một tiến trình tích cực. Cáctôn giáo chính trên thế giới đều nêu cao giá trị của tình thương, lòng từ bi vàsự tha thứ. Nhất định là mỗi tôn giáo thực hành theo cách thức của mình,nhưngtất cả đều nhắm vào những mục đích ít nhiều giống nhau – sống hạnh phúc hơn,trở nên từ bi hơn và xây dựng một thế giới với nhiều tình thương hơn –, sự đadạng về phương pháp của các tôn giáo không quan trọng lắm. Tầm quan trọng lớnhơn là phải phát huy tình thương, lòng từ bi và sự tha thứ ; các tôn giáo chínhđều hàm chứa một tiềm năng như nhau. Một số người có xu hướng tin vào tôn giáo,và khi đã nhìn thấy sự đa dạng về năng khiếu trong các xu hướng của con người,thì ta phải hiểu rằng sự kiện có nhiều tôn giáo khác nhau là một điều hữu lý.Sự thực bao giờ cũng ích lợi.

Đến đây tôi xin đề cậpđến vấn đề hài hoà tôn giáo bằng cách phân biệt thành hai cấp bậc tâm linh khácnhau.

Cấp bậc tâm linh thứnhất :
đức tin và sự rộnglượng

Đối với các tôn giáochính cũng như đối với tất cả mọi người, cấp bậc tu tập thứ nhất chính là đứctin. Tôi tin rằng tất cả các tôn giáo đều đóng một vai trò quan trọng, nhưngnếu muốn cho các tôn giáo có thể góp phần một cách hữu hiệu vào lợi ích chungcủa nhân loại, cần phải có hai yếu tố.

Yếu tố thứ nhất là mỗicá nhân – tức là chúng ta đây – khi đã theo một tôn giáo nào thì nên thực thimột cách chân thật. Những lời giáo huấn có tính cách tôn giáo phải trở thànhnhững gì gắn liền với đời sống của ta và lưu lại trong ta. Đôi khi ta bước vàomột nhà thờ hay một ngôi chùa để cầu nguyện hay tĩnh tâm, nhưng lúc vừa đặtchân ra khỏi các nơi ấy thì những giây phút nhiệt tình hướng về tôn giáochẳngcòn lưu lại gì cả. Như thế không phải là cách tu tập đứng đắn. Những gì mà tôngiáo ủy thác phải được giữ lại trong ta, dù cho ta đang ở bất cứ nơi nào. Tấtcả những lời giáo huấn của tôn giáo phải luôn luôn hiện hữu trong sự sống, mỗikhi ta cần đến những cảm ứng thiêng liêng hay một sức mạnh đạo đức, ta sẽ cóngay. Khi những cảm ứng và sức mạnh đó đã hiện hữu thường xuyên trong ta, thikhi ấy ta mới có thể sử dụng chúng để đối đầu với những khó khăn vụt đến.

Tôn giáo chỉ thật sự hữuích khi đã hội nhập vào đời sống của ta. Cần phải biết tôn giáo đã dạy ta nhữnggì và hãy áp dụng ngay những điều học hỏi được vào những cảm nhận của ta. Đôikhi các ý niệm về tôn giáo chỉ được hiểu một cách thật lờ mờ trên phươngdiệnlý trí. Nếu thiếu sự cảm nhận, sức hữu hiệu của tôn giáo sẽ rất giới hạn. Vì thếphải tu tập chân thành để giúp sự sống của ta thấm nhuần với tôn giáo.

Yếu tố thứ hai liên quannhiều hơn với sự tương quan giữa các tôn giáo. Ngày nay, nhờ vào tiến bôkỹthuật và hệ thống kinh tế toàn cầu, chúng ta lại càng lệ thuộc với nhau nhiềuhơn nữa. Những quốc gia cách biệt nhau, những lục địa xa xôi đều liên hệmậtthiết với nhau trong bối cảnh hiện tại. Sự liên hệ đó chặt chẽ đến đỗi sự tồnvong của một vùng nào đó trên địa cầu cũng đều liên hệ đến sự tồn vong củanhững nơi khác. Sự tương liên trên thế giới trở nên chặt chẽ hơn, vì thếsựtương tác giữa con người cũng mang tầm vóc rộng lớn hơn. Những biến chuyển trênđây chứng minh cho thấy thái độ chấp nhận sự đa dạng trong tôn giáo mangmộttầm quan trọng vô biên. Trước đây, khi các tập thể con người sinh sống cáchbiệt nhau và các tôn giáo cũng tương đối bị cô lập, thì ý niệm chỉ cần một tôngiáo duy nhất còn có thể chấp nhận được, kể cả rất hữu ích nữa. Nhưng ngày nay,hoàn cảnh đã khác và tình thế đổi thay. Thật hết sức cần thiết phải chấpnhậnsự đa dạng trong tôn giáo và chủ trương sự kính trọng lẫn nhau một cách thànhthực, một sự tiếp xúc chặt chẽ giữa các tôn giáo là một điều bắt buộc. Trên đâylà yếu tố thứ hai giúp cho mọi tôn giáo khác nhau trên thế giới trở nên hữuhiệu hơn trong các công tác chung về nhân đạo.

Khi tôi còn sinh sốngtrên Tây tạng, ngoài Phật giáo ra tôi không có một dịp nào để tiếp xúc với cáctín đồ của các truyển thống khác, thái độ lúc đó của tôi đối các tôn giáo kháckhông được tích cực lắm. Nhưng sau này khi tôi có dịp gặp những người thuộc cáctín ngưỡng khác nhau, và nhân dịp đó để đào sâu những kinh nghiệm cá nhân, thìthái độ của tôi đối với các tôn giáo khác đã đổi thay. Tôi hiểu rằng cáctôngiáo ấy hết sức cần thiết cho nhân loại và mỗi tôn giáo đều có tiềm năngđưađến một thế giới tốt đẹp hơn. Suốt trong những thế kỷ vừa qua, các tôn giáokhác nhau đã góp phần tích cực để cải thiện con người, và kể cả ngày hômnay,nhiều người tu tập đã đạt được sự thăng tiến nhờ vào các tôn giáo như Thiênchúa giáo, Hồi giáo, Do thái giáo, Phật giáo, Ấn độ giáo hoặc các truyềnthốngkhác nữa.

Đối thoại với nhữngngười tu tập tthuộc những tôn giáo khác thật hết sức phong phú. Hãy lấy một thídụ, các dịp dàm thoại giữa tôi với ông Thomas Merton, ngày nay đã qua đời, đã giúptôi nhận ra ông là một con người tuyệt vời, và cũng giúp tôi hé thấy tiềm năngtinh thần hàm chứa trong đức tin Thiên chúa giáo. Vào một dịp khác, tôi làmquen với một nhà tu Thiên chúa giáo trong một tu viện nổi tiếng ở Montserra,thuộc Tây ban nha. Ông này đã sống ẩn dật nhiều năm trên một ngọn đồi phía sautu viện. Khi tôi đến viếng vùng này, ông đã bỏ nơi ẩn cư để xuống gặp tôi,tiếng Anh của ông ta còn tệ hơn cả tiếng Anh của tôi, nhưng điều đó đã giúp tôicó thêm can đảm để đàm thoại với ông ! Chúng tôi ngồi đối mặt với nhau và tôicất lời hỏi ông ta như sau : « Trong suốt những năm qua, ông đã làm gì trênđỉnh đồi thế ? ». Ông ta nhìn tôi một lúc rồi trả lời như sau : « Tôi thiềnđịnh về lòng từ bi và tình yêu thương ». Lúc ông ta cất lời để nói lên cáctiếng ấy, tôi đã nhận thấy thông điệp trong mắt ông. Và tôi cảm nhận được mộtniềm kính trọng sâu xa nơi con người của ông và cả những người khác giống vơíông. Đấy là những loại kinh nghiệm đã làm cho tôi tin rằng tất cả những tôngiáo trên thế giới, dù cho khác biệt trên lảnh vực triết học và tín điều, đềucó khả năng tạo ra những con người tốt. Mỗi tôn giáo đều quảng bá một thôngđiệp tuyệt vời.

Những lời giáo huấn xâydựng trên đức tin về một vị Trời sáng tạo nêu lên một hướng đi rất mạnh.Nhữngngười Thiên chúa giáo không tin vào sự tái sinh, cũng không tin vào các kiếpsống trước và các kiếp sống tương lai, nhưng sự vững tin là kiếp sống này doTrời tạo ra, đã giúp cho họ những xúc cảm gần gũi với đấng sáng tạo mà họ trựcthuộc. Họ tiếp nhận những lời giáo huấn khuyên họ phải thương yêu các ngườiđồng loại. Thật ra, nếu ta yêu quý Trời, ta phải yêu thương tất cả mọi người,bởi vì họ cũng như ta, tất cả đều là sự sáng tạo của Trời. Nếu như số phậntương lai của kẻ khác, cũng như của chính ta, đều nằm trong tay của Trời, thìđương nhiên chúng ta đều chịu chung một cảnh huống. Ngược lại, những ai đòi hỏikẻ khác phải yêu mến Trời, nhưng chính mình thì lại không tỏ ra một dấu hiệunào chứng tỏ tình yêu thương của mình đối với anh em và chị em cùng mangchungmột đức tin, thì những kẻ đó thật đáng nghi ngờ. Bất cứ một người nào tin vàomột vị Trời và vào tình thương của Ngài thì phải chứng tỏ một cách thànhthậttình cảm của mình hướng về Trời bằng cách yêu thương người đồng loại. Cách suydiễn như thế tạo ra một sự tiếp cận mạnh mẽ, có phải thế hay chăng ?

Vì thế, khi ta quán xétmột tôn giáo dưới nhiều khía cạnh khác nhau, như cách ta vừa làm – khôngphảibằng chính quan điểm triết học của ta, nhưng phải dựa trên nhiều cấp bậckhácnhau –, thì nhất định tất cả các tôn giáo chính đều mang tiềm năng giúp cho conngười trở nên hoàn hảo hơn. Khi giao du với các tín đồ của các tôn giáo khác,ta sẽ biết mở rộng tâm thức và đưa đến một sự tương kính đối với các truyềnthống khác. Tôi đã học hỏi được nhiều sáng kiến mới lạ liên quan đến cácphươngpháp tu tập khi tiếp xúc với các tôn giáo khác và đem ghép thêm vào cáchtu tậpcủa riêng tôi. Đồng thời, các anh em chị em Thiên chúa giáo cũng nên chọn và sửdụng một số kỹ thuật của Phật giáo – chẳng hạn như sự chú tâm vào một điểm vàcác phương pháp giúp phát huy sự rộng lượng, lòng từ bi và tình yêu thương.Những cuộc gặp gỡ và đối thoại như thế thật hữu ích, vì đã tích cực góp phầnlàm gia tăng thêm sự hài hoà giữa các tôn giáo.

Các nhà chính trị và cácnguyên thủ Quốc gia thường nói đến sự tương trợ và đoàn kết. Tại sao chúng talà những người thuộc phía tôn giáo lại lại không thể nêu lên điều đó ? Tôi nghĩrằng đã đến lúc phải làm việc ấy. Vào năm 1997, tại Abisse thuộc nước Ý,cácngười đại diện các tôn giáo khác nhau trên thế giới tập họp lại để cùng nhaucầu nguyện, tuy rằng tôi không tin chắc rằng chữ « cầu nguyện » là một chữthích nghi để mô tả một cách chính xác cách tu tập của tất cả các tôn giáo.Nhưng cũng chẳng sao, điều thiết yếu là những thành phần tôn giáo thuộc cáctruyền thống khác nhau đã tụ hội lại cùng một địa điểm để cầu nguyện, theo sựtin tưởng riêng của mỗi truyền thống. Theo tôi biến cố đó mang một tính cáchrất tích cực. Cần phải tiếp tục trên đường hướng ấy và gia tăng nhiều hơn nữa nhữngcố gắng đem đến hài hoà và giúp các tôn giáo trên toàn thế giới xích lạigầnnhau hơn. Nếu không, có thể chúng ta sẽ còn phải đối đầu với thật nhiều khókhăn có thể chia rẽ cả nhân loại.

Nếu như tôn giáo là mộtliều thuốc duy nhất có thể làm suy giảm những xung đột giữa con người, thì quảthật là một thảm họa nếu liều thuốc ấy lại hoá thành nguồn gốc đưa đến xung độtvới nhau. Kể cả ngày nay cũng như từ ngàn xưa, những bất hoà nhân danh tôn giáovẫn thường bùng nổ, tôi thấy điều ấy hết sức là đáng buồn. Khi suy tư một cáchcởi mở hơn và sâu xa hơn, ta sẽ nhận thấy tình thế trong quá khứ khác hẳn vớingày nay. Trong tình thế hiện tại, thay vì bị cô lập, chúng ta trở nên liên đớivới nhau nhiều hơn. Vì thế thật cần thiết phải tạo lập sự tương quan chặt chẽgiữa các tôn giáo, giúp cho các đoàn thể có thể hợp tác bên cạnh nhau trong nổlực chung hướng về sự an lành của nhân loại.

Cấp bậc tâm linh thứhai :
từ bi là một tôn giáotoàn cầu

Cấp bậc tâm linh thứhai, vượt lên trên mọi dị biệt về tôn giáo, đó là lòng từ bi và tình thương yêugiữa con người. Cấp bậc này quan trọng hơn nhiều so với cấp bậc thứ nhất, vì dùrằng tôn giáo có tốt đẹp đến đâu, thì cũng chỉ có một số ít người theo. Hầu hếttrong số năm đến sáu tỷ người trên hành tinh này, hình như không có mấy ai tu tậphoặc theo bất cứ một tôn giáo nào cả. Tùy theo truyền thống gia đình, họtựnhận diện như thuộc vào nhóm này hay nhóm khác – « tôi là người thuộc Ấnđộgiáo », « tôi là người Phật giáo », « tôi là người Thiên chúa giáo » –, nhưngthật ra trong chính lương tâm họ, họ không phải là những người tu tập. Cũngchẳng sao ! Một người nào đó gia nhập hay không gia nhập vào một tôn giáo làhoàn toàn thuộc quyền cá nhân của họ. Tất cả các vị thầy lớn trong thời cổ xưa,chẳng hạn như Đức Phật, Mahavira, Jésus, Mahomet, không có vị nào thành côngtrong việc khai tâm cho hết tất cả mọi người. Chưa hề có ai làm được việc ấy.Sự kiện gán cho những người không tin là vô thần cũng chẳng hề hấn gì. Một sốcác học giả Tây phương xem những người Phật giáo là vô thần, vì lý do họkhôngtin vào một vị sáng tạo. Cách hiểu như thế đôi khi bắt buộc tôi phải chọn nhữngchữ khác chẳng hạn như chữ « cực đoan » để chỉ định những người không tin gìcả. Tôi gọi họ là những người « không tin cực đoan », bởi vì chẳng nhữnghọkhông tin vào một tôn giáo nào hết mà đồng thời họ lại tin chắc chắn mộtcáchquả quyết là bất cứ một hình thức tâm linh nào cũng đều vô ích. Chúng taphảitự nhắc nhở để nhớ rằng những kẻ đó cũng đều là những thành phần của nhân loại,và cũng như tất cả kẻ khác, họ cũng muốn được hạnh phúc và sống một cuộcsốngthanh thản và êm đềm. Chính đó mới là điều quan trọng.

Theo ý tôi, chẳng có gìlà xấu nếu muốn làm một kẻ không tin, nhưng một khi đã là thành phần củagiốngngười, thì họ đều có nhu cầu về thương yêu và lòng từ bi như nhau. Đấy là nhữnggì thiết yếu nhất trong những lời giảng huấn của các truyền thống tôn giáo. Nếukhông có từ bi thì ngay cả những người tin vào tôn giáo cũng có thể trở thànhnhững người gây ra tai hại. Hơn nữa, dù ta tin hay không tin, thì sự tu tập cănbản vẫn thuộc vào lãnh vực của tim ta. Theo tôi, từ bi và tình thương yêu làtôn giáo toàn cầu. Tất cả mọi người đều cần đến những thứ ấy vì chúng mang lạicho ta sức mạnh nội tâm, niềm hy vọng và sự an bình trong tâm thức. Từ bi vàtình thương yêu quả thật cần thiết cho tất cả mọi người.

Như tôi đã nói đến trênđây, một vài anh em và chị em người Thiên chúa giáo, kể cả những người tu hànhhay thế tục, đã nói với tôi là họ từng sử dụng các phương pháp Phật giáođểphát huy lòng từ bi cũng như đức tin Thiên chúa giáo của chính họ. Tôi vẫnthường nhắc nhở các bạn hữu Tây phương rằng tốt hơn hết cứ giữ lấy tôn giáotruyền thống của mình. Thay đổi tôn giáo không phải dễ và đôi khi lại cóthểgặp những chuyện rối rắm.

Nhưng đối với những ai thấyrằng con đường Phật giáo hữu hiệu và phù hợp hơn với cách suy nghĩ của mình thìkhi đó mới nên đắn đo một cách nghiêm chỉnh về việc này. Và một khi đã hoàntoàn tin chắc là Phật giáo phù hợp với mình, thì lúc đó cứ đến với Phậtgiáo, một cách hoàn toàn tự do không có sự ép buộc nào. Nhưng dù sao, sau đâylà những gì không được phép quên : đôi khi vì muốn biện minh cho sự cải đạo củamình khi chọn một đức tin mới, một vài người có thái độ chỉ trích tôn giáo haytruyền thống trước đây của họ. Tôn giáo cũ trước đây dù không còn phù hợp vớilòng tin của họ nữa, nhưng vẫn hữu ích cho nhân loại. Biết công nhận quan điểmvà quyền hạn của kẻ khác cũng như những giá trị trong truyền thống của kẻ khác,có nghĩa là quý vị phải tiếp tục tôn vinh tôn giáo trước đây của quý vị.Điềunày thật hết sức quan trọng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/01/2012(Xem: 6414)
Trong đờisống hằng ngày, cho để nhận là một chuyện rất bình thường trong mọi sự trao đổilẫn nhau. Tôi trả tiền, tôi nhận món hàng. Vậy, chođể nhận là một quy luật tự nhiên hay còn là một nguyên tắc đạo đức? Đó là mộthành động tự nguyện, bất vụ lợi, xuất phát từ lòng thương người? Nhưng có điều chắc chắn là lòng vị tha bác ái, cho qua con tim, mới thật sự đem đến cho tanhiều hạnh phúc.
24/01/2012(Xem: 10204)
Hình tượng Đức Phật Di Lặc hiện hữu với nụ cười trên môi, dáng vẻ hiền hòa khiến ai nhìn vào cũng thấy lòng mình nhẹ nhàng, hiền thiện và hoan hỷ hơn bao giờ hết.
24/01/2012(Xem: 7652)
Những ai muốn đi gặp mùa xuân thì phải đứng dậy, giã từ u tối của đêm đông, thắp sáng tâm mình bằng ánh lửa tỉnh thức được đốt cháy trong nguồn năng lượng tình thương.
22/01/2012(Xem: 5436)
Chư Phật, Bồ-tát biết rõ cuộc đời là ảo mộng, đã là ảo mộng thì còn gì quan trọng nữa để lôi cuốn chúng ta chìm trong mê muội. Điều thiết yếu là chúng ta phải khắc tỉnh...
21/01/2012(Xem: 13678)
Tập sách này, đa phần ghi lại những mẫu chuyện Phật đã dạy qua các kinh, phụthêm phần lý giải để chúng ta có thể rút ra được những bài học cho bản thân. Những gì ghi trong đây có thể sẽ làm ta khó chịu và bất an vì nó không giốngvới những gì ta đang suy nghĩ và hành động. Nó khiến ta hay có thái độ tránh né.Dù thế, qui luật Duyên khởi vẫn đang vận hành chi phối tất cả. Ta gieo một cáinhân, đủ duyên ta có một cái quả. Cuộc đời cứ thế mà trôi. Ta, thì gieo và gặt.Luật nhân quả, cứ thế mà xoay vần. Không chờ đợi, không cảm thương... Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
21/01/2012(Xem: 7077)
Vào một ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, vạn vật như đồng loạt hân hoan chào đón ánh xuân. Quốc vương đưa hoàng gia và các quan văn võ cận thần đến một tu viên nổi danh trong thành...
19/01/2012(Xem: 4841)
Chu Mạnh Trinh là khách hành hương tới Hương Sơn để hưởng thú "bầu Trời, cảnh Bụt" nhưng thật ra là đang viếng cảnh biển xanh biến thành nương dâu đang hiện tướng trong tâm thức cuả chính mình. Chim ríu rít cúng dường hoa trái, cá lặng lờ vùng vẫy nghe kinh; là khi Tâm kinh biến thành Chân kinh
18/01/2012(Xem: 8417)
Nếu chúng ta là người Phật tử thì ngày 23 tháng chạp không nên theo tập tục văn hóa mê tín dị đoan mua cá chép vàng về để giết hại cúng Ông Táo, việc làm ấy sai trái đạo lý...
18/01/2012(Xem: 6859)
Ai bảo thiền sưkhông biết trồng hoa chứ! Các Ngài còn trồng hoa trên đá nữa kìa. Mắt thấy sắctai nghe tiếng mà không dính là trồng hoa trên đá. Do không dính nên không cầnphải gỡ. An nhàn tự tại. Đóa hoa tâm mặc sức mà sắc sắc không không giữa muônhồng ngàn tía, biến hóa khôn lường, không đóa hoa nào dám sánh cùng. Thiền sưkhông để cho danh lợi làm hoen mờ đôi mắt, thấy là phủi liền. Cho nên các Ngàicó đôi mắt sáng, không bị nhậm nên không cần phải đeo kính viễn kính râm. Sựvật vì thế không bị đổi màu, nhãn quan vì thế không bị chinh nghiêng... Chư Phật ra đời chỉ cho chúng sanh con đường thoát khổ, khả năng thoát khổ nằm trong tầm tay của chúng ta. Bởi ta tự buộc nên ta phải tự mở.
18/01/2012(Xem: 5790)
Đại lực Độc long dùng mắt quan sát, thấy một người yếu đuối bị chết, một người mạnh khoẻ rồi cũng bị chết. Thấy vậy, Độc long bèn thọ giới một ngày xuất gia...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567