Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

LÁ THƯ ĐẦU NĂM của Tổng Hội Phật Giáo Pháp

14/02/201309:42(Xem: 4378)
LÁ THƯ ĐẦU NĂM của Tổng Hội Phật Giáo Pháp

LÁ THƯ ĐẦU NĂM của
Tổng Hội Phật Giáo Pháp
Hoang Phong biên soạn

Như thông lệ hằngnăm, ngày 4 tháng 2, 2013 vừa qua, Tổng Hội Phật Giáo Pháp đã gửi đến cho cácthành viên lá thư đầu năm số 13 nhằm tường trình các hoạt động của Tổng Hộitrong năm vừa qua. Nhìn vào sinh hoạt của một tổng hội Phật Giáo « nontrẻ » của một quốc gia Âu Châu, nơi mà Phật Giáo chỉ mới đặt chân vào chưađầy một thế kỷ quả là ta cũng có thể thấy được những điểm thật « mớimẻ » so với sinh hoạt của Phật Giáo tại các quốc gia Á Châu nơi mà PhậtGiáo đã bắt rễ từ lâu đời.

Nước Pháp là một quốc gia pháp trị,do đó tất cả mọi sinh hoạt trong nước từ các lãnh vực văn hóa, tín ngưỡng chođến việc điều hành quốc gia, dù thuộc vào các cấp bậc dân cử cao nhất đi nữa,cũng đều phải tuân thủ luật pháp. Tổng hội Phật Giáo Pháp đã được thành lậptrong bối cảnh đó để bảo vệ và bênh vực quyền lợi của Phật Giáo trong khuôn khổvà các quyền hạn đã được luật pháp quy định chung cho tất cả các tín ngưỡng. Tạinước Pháp thì ngoài Phật Giáo Tây Tạng, Thiền Học Zen và Phật Giáo Theravada làba tông phái Phật Giáo phát triển mạnh nhất thì gần như hầu hết tất cả các tôngphái và chi phái khác cũng đều có mặt ở quốc gia này, đôi khi với các hình thứcsinh hoạt thật cá biệt dưới những mái chùa tiêu biểu phản ảnh thật rõ nét cộinguồn của những người Á Châu di dân, như Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Lào, Campuchia, MiếnĐiện, Tích Lan.... Tổng Hội Phật Giáo Pháp quy tụ và kết hợp được tất cả cáchình thức Phật Giáo trên đây và được điều khiển bởi những nhà tu hành chânchính, uyên bác và tận tụy, được bầu lên một cách dân chủ. Điều này cho thấy làPhật Giáo đã ăn sâu vào đời sống xã hội của quốc gia này. Các thành viên củaTổng Hội dù là dưới danh nghĩa các hội đoàn hay với tư cách cá nhân đều đượcthông báo về mọi sinh hoạt của Tổng Hội cũng như các tin tức về Phật Giáo trêntoàn quốc cũng như trên thế giới.

Dưới đây là phần tóm lược một vàitiết mục nêu lên trong lá thư trên đây của Tổng Hội về những sinh hoạt của PhậtGiáo trên đất Pháp cũng như các quan điểm của Tổng Hội Phật Giáo Pháp về cácvấn đề mang tính cách thời sự hiện nay.

Mở đầu lá thư là một thông điệp ngắncủa bà Marie-Stella Boussemart, đương kim chủ tịch Tổng Hội Phật Giáo Pháp. Bàlà một ni sư tu theo Phật Giáo Tây Tạng và rất hăng say trong các công việcHoằng Pháp.

Vài lời của Ban Biên Tập

Năm 2012là một năm với thật nhiều biến đổi

Marie_Stella_Boussemart

BàMarie-Stella Boussemart

chủtịch Tổng Hội Phật Giáo Pháp

« Nămvừa qua là một năm vô cùng phong phú với nhiều sinh hoạt thật ráo riết [đối vớiPhật Giáo] trên thế giới cũng như trên đất Pháp và cả trong khuôn khổ Tổng Hộicủa chúng ta.

Tấtcả mọi sự việc không nhất thiết phải xảy đến ngày càng đúng hơn, mà thật racũng chỉ có thể bảo rằng mọi sự đều phải biến đổi để trở thành khác đi màthôi. Chẳng phải chính Đức Phật Thích-ca Mâu-ni qua các bài thuyết giảng đầutiên cách nay đã 2 600 năm cũng đã từng nêu lên khía cạnh vô thường của mọihiện tượng cấu hợp hay sao ? Ngày nay mọi sự vẫn tiếp tục vô thường nhưthế. Trong từng giây phút một, những gì hiển hiện ra sẽ đổi thay và tan biến.Quy luật thiên nhiên ấy là nguyên nhân mang lại mọi thứ đớn đau và khổ nhọc,chẳng hạn như sự chia ly và cái chết của những người thân yêu. Thế nhưng nhữngbiến đổi đó cũng chính là cội nguồn của hy vọng và ước mong, bởi vì nhờ có sựbiến đổi nên mọi sự mới có thể thăng tiến được, chẳng hạn như nhờ đổi thay nênta mới khỏi bệnh, và cũng nhờ có sự biến đổi nên ta mới đạt được sự giải thoát,và cấp bậc tối thượng của sự giải thoát chính là sự Giác Ngộ. Đạt được sự GiácNgộ tùy thuộc vào khả năng chủ động của chúng ta trước sự chi phối của vôthường, tức là cách không để mình bị rơi vào những ước vọng phi lý muốn cho mọisự phải luôn giữ nguyên như thế, hoặc nói cách khác là không nên tôn thờ chủnghĩa « vĩnh hằng ». Trái lại chúng ta phải biết lợi dụng ngay chínhcái quy luật vô thường ấy để mang lại cho chúng ta an bình và hạnh phúc, đạođức và trí tuệ, nhân ái và lòng từ bi ngày càng nhiều hơn.

Nhưquý vị đã thấy, chương trình hoạt động của Tổng Hội Phật Giáo Pháp trong năm2012 vừa qua thật vô cùng nặng nề, ngoài các hoạt động thông thường chẳng hạnnhư giao tiếp với chính quyền và các tôn giáo khác trên đất Pháp, đảm tráchchương trình Phật Giáo phát sóng hàng tuần trên đài truyền hình Quốc Gia, điềukhiển các buổi sinh hoạt tại ngôi chùa Grande Pagode, Tổng Hội còn phải xúctiến một dự án quan trọng khác là cắt đặt các vị giáo sĩ Phật Giáo vào các nhàgiam để giúp đỡ tù nhân.

Chươngtrình hoạt động dự trù cho năm 2013 cũng cho thấy thật hết sức nặng nề. Chỉ cầnnêu lên một vài thí dụ như các cuộc bàn thảo với Thị Trưởng thành phố Paristrong tháng mười hai vừa qua, các cuộc bàn thảo này đã mang lại kết quả tốt làthành phố Paris sẽ đứng ra đảm trách việc tu sửa ngôi chùa Grande Pagode củaTổng Hội trong công viện Vincennes ở quận XII, và hiện nay thì Tổng Hội đangphải theo dõi việc thực hiện các công trình trùng tu đó. Các buổi hội thảo vềcác vấn đề pháp lý từ trước đến nay cũng đã gặt hái được nhiều kết quả tốt mặcdù các chủ đề bàn thảo thật hết sức khó. Một cuộc hội thảo khác về các vấn đềpháp lý cũng sẽ được dự trù vào tháng sáu sắp tới. Ngoài ra Tổng Hội cũng đãquyết định tổ chức ngày lễ Phật Đản và ngày lễ Vesak (lễ Dâng Y của Phật Giáo Theravada)chung vào hai ngày 25 và 26tháng Năm tới đây, và nhân dịp này Tổng hội cũng sẽ tuyên bố khởi xướng một chukỳ nghiên cứu kéo dài ba năm về chủ đề « Đạo Đức và các biến thể củanó » trên cả hai phương diện cá nhân và xã hội.

[......]

NgườiPhật Giáo là những người kiến tạo hòa bình và luôn đứng ra để hòa giải. Nhữngngười tu hành dấn thân và các cảm tình viên Phật Giáo (nên hiểu là có rất nhiều người Tây Phương không tự nhận mình là ngườitheo Phật Giáo mà chỉ cho biết mình là các cảm tình viên Phật Giáo), tất cảchúng ta đều sẽ tìm thấy một chỗ đứng trên con đường đó. Chúng ta gánh vác mộttrọng trách thật cao cả đối với xã hội Pháp, đó là bổn phận phải kính trọng kẻkhác và đức tin của họ, dựa trên một căn bản thế tục nhằm bảo đảm sự tự do suynghĩ, đức tin và quyền được phát biểu dành cho cho tất cả mọi người, dù là namhay nữ, kể cả những người tu hành. Không nên để mình bị ảnh hưởng bởi thái độyếm thế đang lan tràn chung quanh, mà phải tập trung vào sứ mạng trước mặt, vàdù cho cái sứ mạng ấy có khiêm tốn đến đâu đi nữa thì cũng đừng quên rằng mộtcon bướm đập nhẹ đôi cánh cũng có thể tạo ra những tác động tuyệt vời.

Chúngtôi xin chân thành cầu chúc quý vị một năm mới 2013 thật an lành và hạnhphúc ».

Sauđây là phần tóm lược một vài tiết mục đã được nêu lên trong lá thư đầu năm củaTổng Hội Phật Giáo Pháp.

Fran_ois_Hollande

Ngày 8 tháng 2, năm 2013, bàMarie-Stella Boussemart, chủ tịch Tổng Hội Phật Giáo Pháp tham dự một buổi tiếptân tại điện Élysée (phủ Tổng Thống). Đây là dịp Tổng Tháng Pháp FrançoisHollande chúc mừng các vị lãnh đạo các tôn giáo vào dịp đầu năm. Ngày 15 thánggiêng vừa qua bà cũng đã tham dự buổi tiếp tân đầu năm của Quốc Hội.

Buổi hội thảo đầunăm của Tổng Hội Phật Giáo

Một bước tiến thật dài

Tong_Hoi_Phat_Giao_Au_Chau

Chủ tọa buổi họp : bàMarie-Stella Boussemart, ôngM. Thiriode, chánh văn phòng Ủy Ban Tôn Giáo thuộc bộ Nội Vụ, Mục Sư Tin Lành Baty, chủtịch hội Liên Hiệp Tin Lành Pháp, cả hai là khách mời để phát biểu về chủ đềcác giáo sĩ tôn giáo, và Thiền Sư Reigen Wang-Genh

Olivier_Reigen_Wang-Genh

Thiềnsư Olivier Reigen Wang-Genh

(tên ông là Olivier Reigen,pháp danh là Wang-Genh. Ông tu tập theo thiền học Zen, học phái Tào Động đã 40năm nay, và hiện trụ trì một thiền viện trong vùng đông-bắc nước Pháp)

Buổi họp đầu tiên của Ủy Ban LãnhĐạo Tổng Hội và các thành viên được tổ chức tại chùa Linh Sơn của Việt Nam ởVitry-Sur-Seine. Sau đây là tóm lược bài diễn văn khai mạc của Thiền Sư OlivierReigen Wang-Genh.

« Các thành viên của Tổng Hộiđại diện cho hầu hết các Tông Phái và Học Phái Phật đã đến họp đông đủ hôm nay,thật là một điều vô cùng khích lệ và cũng chính nhờ đó mà kết quả mang lại từcác buổi thảo luận sẽ được vững chắc, tín nhiệm và hợp pháp hơn.

Thiết nghĩ cũng nên nêu lên các lýdo đã khiến cho Tổng Hội Phật Giáo Pháp phải đứng ra triệu tập các buổi họp hômnay. [...] Chúng ta ngày càng phải đối đầu với những đòi hỏi thật khẩn thiếtcủa giới truyền thông, của chính quyền và của xã hội [...], tất cả đang mongđợi đón nhận các quan điểm dứt khoát của chúng ta trước những vấn đề ngày càngphức tạp [...], vì thế nên cũng hết sức khó khăn cho chúng tôi khi phải đưa ranhững lời giải đáp chung thay mặt cho toàn thể Phật Giáo.

Thế nhưng đồng thời thì Thiền SưOlivier Reigen Wang-Genh cũng cho biết rằng đấy cũng lại là một dịp may để nêu cao Dharma (Đạo Pháp) cho mọingười biết đến, một dịp để quảng bá các quan điểm khác hơn với những gì thườngđược nêu lên qua những bài diễn văn quá nhàm tai mà chúng ta đã phải nghe đinghe lại, và để nêu lên những quan điểm mới mẻ hơn, khác biệt hơn với những gìmà chúng ta đã được thừa hưởng từ một nền văn hóa phát sinh từ các tôn giáoA-ra-ham (nguyên văn là religionsabrahamiques / Abrahamic religions. Chữ Abraham, tiếng Do Thái là Av.Ra’Am,tiếng Á Rập là Ibrahim, có nghĩa là vị « Thánh Cha của tất cả sự đadạng ». Các tôn giáo phát sinh từ khái niệm về một vị Thánh Cha này gồm cóDo Thái Giáo, Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo và tất cả các chi phái phát sinh từcác tôn giáo này – ghi chú thêm củangười dịch).

[...]

Ông Olivier Reigen Wang-Genhcòn nhắc nhở mọi người rằng các căn bản hoạt động của các tổ chức trong TổngHội là thực thi lòng rộng lượng và sự bố thí. Ông nhắc nhở là chúng ta phảiluôn tự hỏi : « Mình đã mang lại được những gì cho kẻkhác ? [...] Hãy nên cố gắng trả lời câu hỏi đó một cách ngay thẳng bằngnhững cử chỉ cụ thể và thật hào phóng để mọi người nhìn vào, và đấy cũng chínhlà một thông điệp gửi đến những ai dù là nam hay nữ, chưa hề có dịp biết đếnPhật Giáo là gì ! »

[...]

Ông Olivier Reigen Wang-Genhchấm dứt buổi khai mạc bằng những lời phát biểu sau đây: « ... Tổng HộiPhật Giáo Pháp không nắm giữ một uy quyền nào cả trên phương diện tâm linh đốivới tín ngưỡng Phật Giáo, Tổng Hội cũng không đại diện cho một Tông Phái haymột Học Phái nhất định nào, và trong bất cứ trường hợp nào cũng không ước mongđứng ra thay mặt cho một Tông Phái hay Học Phái nào cả. Thế nhưng phải nói rằngvai trò của Tổng Hội quả thật là duy nhất và độc đáo ». Ông nói thêm rằngTổng Hội chỉ ước mong « kết hợp và liên kết được tất cả những người PhậtGiáo hiện diện trên đất Pháp, đồng thời vẫn tôn trọng các nét đặc thù và cá biệtthuộc các Tông Phái và Học Phái của họ. Đấy cũng là cách giúp cho Tổng Hội đứngra giữ vai trò đại diện chung cho toàn thể những người Phật Giáo trên đất Pháphầu có thể đối thoại với chính quyền và tiếp xúc với giới truyền thông dễ dànghơn. Cũng xin nhắc thêm là đã từ rất nhiều năm nay Tổng Hội luôn đứng rabênh vực quyền lợi của những người Phật Giáo trên đất Pháp ».

Sau hết Ông Olivier Reigen Wang-Genhcho biết chương trình thảo luận sẽ xoay quanh hai chủ đề : « Gây chếtkhông đau » (euthanasia) và « Hiến tặng các cơ quan của cơ thể khiqua đời » (don d’organes / organ donation). Bốn nhóm riêng biệt sẽ đượcthành lập để cùng thảo luận về các vấn đề này vào buổi sáng. Buổi chiều cả bốnnhóm sẽ họp chung để đúc kết các kết quả thảo luận vào buổi sáng.

Sau đây là những lời tuyên cáo chung(communiqués / statements) về hai chủ đề trên đây sau khi tổng kết các kết quảthảo luận.

Tuyên cáo của Tổng Hội Phật Giáo Pháp

về vấn đề « hiến tặng cơ quan củacơ thể»

Tất cả các tông phái đều nhất loạtchủ trương nên hiến dâng các cơ quan của cơ thể mình vì đấy là một cách biểu lộcao đẹp nhất của lòng rộng lượng và tình nhân ái, và đấy cũng là động cơ thúcđẩy những con người Phật Giáo.

Dù vẫn đang còn sống (thí dụ cho một quả thận hay một cơ quan nàođó mà không tổn thương đến tính mạng)hoặc sau khi đã chết theo tiêu chuẩn ykhoa, thì việc hiến dâng phải hoàn toàn mang tính cách miễn phí và bất vụ lợi,không được mang bất cứ một hình thức ép buộc hay một sự bù đắp nào cả, và tấtnhiên là càng không được biến thân xác con người trở thành một món hàng để buônbán.

Quyết định hiến dâng các cơ quantrên cơ thể khi còn đang sống hoặc khi đã qua đời chỉ có thể phát xuất từ sự tựnguyện cá nhân của người hiến dâng, và trong bất cứ trường hợp nào việc hiếndâng đó không thể xem như là một bổn phận (obligation/ một sự bắt buộc)mang tính cách đạo đức (moral)liên quan đến một nguyên tắc mang tính cách tôn giáo nàocả. Việc từ chối không hiến dâng các cơ quan trên cơ thể của mình không đượctạo ra cho mình một cảm tính tội lỗi nào cả. Quyết tâm hiến dâng cơ quan của cơthể phải hoàn toàn mang tính cách cá nhân, và thật hết sức quan trọng là phảithông báo quyết tâm đó một cách minh bạch với những người chung quanh và giađình, phải nói lên và giải thích lý do về ý định đó của mình, đấy là cách giúpkhông gây ra xúc động cho những người thân thuộc khi cái chết xảy đến với mình.Tuy nhiên, nếu như những xúc động ấy vẫn cứ xảy ra với người thân thuộc và họquyết định không tôn trọng quyết tâm của người quá cố, thì có lẽ cũng nên xemquyết định của thân nhân là quan trọng hơn cả. Trong trường hợp người quá cốkhông cho biết dứt khoát quyết tâm của mình trước khi chết thì lại càng nên tôntrọng hơn nữa quyết định của thân nhân.

Đối với những người sẵn sàng sẽ hiếndâng cơ quan của cơ thể mình sau này cũng phải được thông báo trước về các điềukiện cần thiết khi lấy các cơ quan, tức là phải lấy trong một thời gian thậtngắn sau khi xảy ra cái chết. Dù sao thì các tông phái Phật Giáo cũng không hoàntoàn thống nhất với nhau về những gì xảy ra sau khi chết theo tiêu chuẩn ykhoa, do đó những người tu tập theo các học phái khác nhau hoàn toàn có quyềnquyết định tùy theo sự tin tưởng và quan điểm của mình về tình trạngsau-khi-chết (theo Phật Giáo Theravadathì sau khi chết quá trình tái sinh sẽ xảy ra trong chớp mắt, và không có mộtgiai đoạn chuyển tiếp hay trung gian nào cả. Trái lại đối với Phật Giáo TâyTạng thì quá trình của cái chết xảy ra một cách tuần tự và chính trong quátrình diễn tiến này người tu tập phải chủ động để hội nhập với thể dạng ánhsáng trong suốt - tức tánh không của cái chết - để tự giải thoát khỏi chu kỳluân hồi. Đối với Phật Giáo Tây Tạng các tiêu chuẩn y khoa không đủ để xác địnhcái chết thật sự, bởi vì quá trình của cái chết có thể kéo dài lâu hay mau tùytheo cấp bậc tu tập của người chết. Tuy nhiên Phật Giáo Tây Tạng nói chungtrong số này có cả Đức Đạt-lai Lạt-ma vẫn khuyên người ra đi dù phải chịu nhữngtác động ảnh hưởng đến quá trình thiền định giúp mình hội nhập với ánh sángtrong suốt của cái chết, thì vẫn cứ hy sinh để hiến dâng cơ quan của cơ thểmình, vì đấy là cách biểu lộ lòng từ bi vô biên của mình một cách thiết thậtnhất - ghi chú thêm của người dịch)

Thực thi sự Bố Thí mang tính cáchhoàn toàn bất vụ lợi dưới bất cứ một hình thức nào nhất thiết là một nguyên tắcchính yếu nhất trong việc tu tập Phật Giáo, tất cả các tông phái Phật Giáo đềuthống nhất trong việc khuyến khích tất cả mọi hành động giúp cứu sống hoặc làmgiảm bớt sự đau đớn của các chúng sinh đang lâm vào cảnh ngặt nghèo.

Tuyên cáo của Tổng Hội Phật Giáo Pháp

về vấn đề « gây chết khôngđau »

Toàn thể các tông phái Phật Giáo đềunhất loạt chống lại việc cố tình gây ra cái chết của một con người. Dù cho cácquan điểm và các cách giải thích về quá trình của cái chết và giai đoạnsau-khi-chết giữa các tông phái Phật Giáo có thật khác biệt nhau đi nữa, thếnhưng tất cả đều nhất loạt tán đồng quan điểm là chúng là không được tước đoạtsự sống của bất cứ một chúng sinh nào, nhất là sự sống của một con người.

Trên phương diện pháp lý, đạo luậtLéonetti (do quốc hội biểu quyết ngày22/04/2005 quy định về các cách đối phó với tình trạng hấp hối)mang nhiềukhía cạnh thích nghi và thỏa đáng. Sự chăm sóc giúp làm giảm đau cho người hấphối, cũng như việc chữa trị tích cực trong những giây phút chót nêu lên trongđạo luật đều hoàn toàn phù hợp với đạo đức Phật Giáo, thế nhưng vấn đề khó khănlà phải làm thế nào để đạo luật này được nhiều người biết đến và được mang raáp dụng một cách rộng rãi.

Tuy nhiên trên phương diện tâm linh,người Phật Giáo nhận thấy còn phải thực hiện những cuộc nghiên cứu sâu rộng hơnnữa, phải tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa và lâu đời của xã hội chúng ta (tức là của dân tộc Pháp) : liên hệđến các quan điểm về sự sống và cái chết, về sự giảng dạy và suy tư chịu ảnhhưởng nặng nề bởi tôn giáo và nền triết học của chúng ta liên quan đến một sựthực mà chúng ta không thể tránh né được, đó là sự thực về giai đoạn cuối cùngcủa sự sống (già nua, bệnh tật và cái chết), về quan điểm giáo dục cho rằng sựsợ hãi và cái chết là một sự « bất lực » (échec / failure / một sự thất bại hay tuyệt vọng. Người Tây Phươngnhìn cái chết và sự sợ hãi dưới một nhãn quan yếm thế và xem đấy như là một sựbất lực và tuyệt vọng mà con người phải bó tay), và về các phép thiền địnhcũng như tất cả những gì thật tích cực giúp chúng ta chuẩn bị cho những giâyphút cuối cùng.

Tóm lại để thực hiện đường hướngtrên đây, thiết nghĩ một sự phối hợp giữa tình nhân ái, các phương tiện y khoacũng như sự trợ lực trên phương diện tâm linh (tức là tôn giáo) thật hết sức cần thiết hầu có thể giúp đỡ ngườihấp hối. Ngoài các phương tiện trị liệu giúp làm giảm đau cho người sắp quađời, còn phải mang lại cho họ một sự trợ lực trên phương diện tâm linh nữa. Tấtcả mọi quyết định nếu có liên quan đến việc ngưng hẳn thuốc men phải được cânnhắc và suy nghĩ « một cách thật thông minh » giữa người sắp ra đi,nếu người này còn đủ sáng suốt, và những người thân thuộc chung quanh, cũng nhưnhững người giữ trọng trách săn sóc thuốc men (các bác sĩ), và cả những người trợ lực trên phương diện tâm linh (các vị giáo sĩ tôn giáo nơi bệnh viện chẳnghạn).

Dù sao đi nữa, tất cả các tông pháiPhật Giáo đều chủ trương phải tôn trọng ba điều khoản sau đây :

- Giới luật thứ nhất [trong số năm Giới Luật chính yếu nhất củaPhật Giáo]là việc cấm đoán không được tước đoạt sự sống của bất cứ mộtchúng sinh nào.

- Giúp người sắp ra đi được trải quamột cách « thoải mái » nhất quá trình chuyển tiếp tự nhiên giữa sựsống và cái chết, bằng cách giúp đỡ họ trên phương diện tâm linh trong giaiđoạn « trước » cái chết, « trong khi » xảy ra cái chết và« sau khi » quá trình ấy chấm dứt.

- Thúc đẩy bởi lòng từ bi và tìnhnhân ái cũng như ý thức được tầm quan trọng của giới luật thứ nhất trên đây,chúng ta phải làm đủ mọi cách để làm giảm bớt sự đau đớn quá sức chịu đựng trênthân xác và những khổ đau trong tâm thần của người sắp ra đi cũng như của nhữngngười thân thuộc chung quanh.

Phât Giáo Âu Châu

và các thể chế của cộng đồng Châu Âu

« Sau lần mở rộng cuối cùng vàonăm 2004, Liên Minh Âu Châu (Union Européenne / European Union / EU) gồm có tấtcả 27 quốc gia và trụ sở trung ương được đặt tại Bruxelles (nước Bỉ). Liên Minh được thành lập kể từ năm 1958 và được điềuhành bởi các hiệp ước (traités / accords) do các quốc gia thành viên thiết lậpdựa trên các thể thức dân chủ. Các hiệp ước này quy định quyền hạn cũng như cáclãnh vực đặc quyền (prérogatives / exclusive rights) dành cho EU liên quan đếnnền lập pháp của mỗi quốc gia. Các cơ quan hành chánh (instances / agencies)được thiết lập để điều hành các hoạt động của EU như : Hội Đồng Âu Châu(Conseil Européen / European Council / EC) quy tụ các nguyên thủ quốc gia,các chánh phủ của các quốc gia thành viên, phối hợp với Ủy Ban Âu Châu cũng nhưvới Quốc Hội Âu Châu.

Hội Đồng Âu Châu đặt tại tỉnhStrasbourg (nước Pháp)từ năm 1949quy tụ 47 quốc gia, trải rộng khắp Âu Châu, tuy nhiên chỉ duy nhất có nước Belarus (Biélorussie) là không được gianhập, dù rằng nước này nằm vào vị trí trung tâm của Âu Châu, lý do là Belarusvẫn còn duy trì án tử hình(câu nàycũng đã được in đậm trong nguyên bản. Các nước Á Châu tự nhận là mang truyềnthống Phật Giáo lâu đời thế nhưng hầu hết các quốc gia trên lục địa này – trongsố đó kể cả Nhật Bản - đều thực thi án tử hình một cách thẳng tay và tàn bạo.Có phải đấy là một điều đáng buồn và đáng xấu hổ cho những người Phật Giáo nóichung hay chăng ? Ngưới ta nghĩ rằng dùng sự khiếp sợ và những hình phạtdã man là một cách trừng phạt đích đáng, một cách trả thù và ngăn chận sự hungbạo, sai lầm và yếu đuối. Thế nhưng đấy chỉ là một biện pháp vô ích nếu khôngmuốn nói là một cách phô bày sự hung bạo và man rợ của chính mình. Chỉ có tìnhthương và sự tha thứ mới sửa đổi được sự sai lầm và mang lại sức mạnh cho nhữngngười yếu đuối mà thôi).

Sự kiện nước Belarus không được thamdự Hội Đồng Âu Châu mang thật nhiều ý nghĩa khi hiểu được rằng trọng trách củacơ quan này ngoài việc phải tạo ra một bầu không gian dân chủ và pháp lý chungcho Âu Châu, còn phải theo dõi sự tôn trọng các giá trị căn bản của xãhội như : nhân quyền, thể chế dân chủ cũng như vị thế đứng đầu củaluật pháp, và đấy cũng chính là cách bảo đảm cho mỗi con người dù là nam hay nữmột chỗ đứng trong một xã hội xây dựng trên sự khoan dung ».

Tòa Án Âu Châu về nhân quyền là mộtcơ quan trực thuộc Hội Đồng Âu Châu đứng ra bảo vệ cho toàn thể các công dân ÂuChâu các quyền hạn đã được nêu lên trong bản tuyên ngôn nhân quyền quốc tế.

Hội Đồng Âu Châu đã từng can thiệpvào thật nhiều lãnh vực mà nhân quyền và thể chế dân chủ thường bị hăm dọa vàchà đạp. Chỉ cần đơn cử một vài thí dụ như : cấm đoán việc buôn người,cách hành xử bạo ngược đối với người phụ nữ, mại dâm trẻ con, bảo vệ phẩm giácủa người di dân, theo dõi tính cách dân chủ trong các cuộc bầu cử chính trị,bảo đảm vị thế của tôn giáo và của các trào lưu tư tưởng trong xã hội, v.v...

Tổng Hội Phật Giáo Pháp (UBF) làthành viên của Tổng Hội Phật Giáo Âu Châu (European Buddhist Union / UBE) vàmục đích của tổ chức này là liên kết tất cả những người Phật Giáo trên toàn thểlục địa Âu Châu. Tổng Hội Phật Giáo Âu Châu hoạt động từ năm 2009 trong khuônkhổ của tổ chức OING (Organisations Internationales Non Gouvernementales / Cáctổ chức quốc tế phi chính phủ) thuộc Hội Đồng Âu Châu. Trọng trách của tổ chứcnày là tạo ra sự phối hợp giữa các cơ quan chính quyền và dân chúng. Như mọingười đều biết Tổng Hội Phật Giáo Âu Châu (UBE) đã từng góp phần tích cực trongviệc soạn thảo các văn bản mang tính cách chuyên môn, và đã nêu lên các đề nghịthật cụ thể thuộc nhiều lãnh vực khác nhau, và cũng đã từng trình bày các quanđiểm của mình trong các buổi hội thảo ở các cấp bậc cao cấp của Hội Đồng ÂuChâu.

Từ hơn một năm nay ở Bruxelles (thủ đô nước Bỉ, nơi đặt trụ sở trung ươngcủa Liên Minh Âu Châu)đã xảy ra một biến cố mới đánh dấu sự hiện diện nổibật của của Phật Giáo, đó là Tổng Hội Phật Giáo Âu Châu (UBE) đã bắt đầu ủynhiệm những người Phật Giáo tham gia vào các buổi sinh hoạt của Quốc Hội ÂuChâu (PE) và Ủy Ban Âu Châu (Commission Européenne / CE).

Ở Strasbourg (trụ sở của Hội Đồng Âu Châu tại Pháp)cũng như ở Bruxelles ngườita đã bắt đầu nhận thấy sự tham gia mang tính cách lâu dài của những người PhậtGiáo trong mọi lãnh vực nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của những công dân ÂuChâu theo Phật Giáo cũng như nói lên các mối quan tâm của họ về sự an vui củatoàn thể chúng sinh.

european_unioneuropen_union_map

Quốc Hội Âu Châu và bản đồ cácnước Liên Minh Âu Châu

« Quyền kết hôncho tất cả mọi người »

một vấn đề thời sự nóng bỏng của nướcPháp

H_1H_2

H.1H.2

H.1 ; Các nhân vật đại diệncho các tín ngưỡng được mời phát biểu tại Quốc Hội

H.2 : Bà chủ tịch Tổng HộiPhật Giáo Pháp đang phát biểu tại Quốc Hội

Viện Nghiên Cứu Phật Học (Institutd’Etudes Bouddhiques / IEB) của Pháp là một cơ quan nghiên cứu và giảng dạy ĐạoPháp vừa gửi đến các thành viên một lá thư mới nhất (08/02/13) thông báo về cácchương trình giảng dạy và nghiên cứu của Viện cũng như các tin tức khác về PhậtGiáo trong nước và quốc tế. Trong thư có nêu lên một vấn đề thật nóng bỏng củaxã hội Pháp hiện nay là vấn đề « quyền kết hôn cho tất cả mọingười ».

« Quyền kết hôn cho tất cả mọingười » tức là quyền « hôn nhân giữa những người đồng tính luyếnái » phải được luật pháp chính thức thừa nhận. Vấn đề này đã gây ra nhiềutranh cãi sôi nổi và những cuộc biểu tình lớn trên khắp nước. Hàng triệu ngườicủa phe « chống » cũng như của phe « ủng hộ » thay nhauxuống đường. Quốc hội Pháp đang thảo luận và cũng đã biểu quyết được một sốđiều khoản trong đạo luật này. Sở dĩ Viện Nghiên Cứu Phật Học nêu lên vấn đềtrên đây là vì gần đây Quốc Hội Pháp đã mời sáu vị đại diện cho sáu tôn giáokhác nhau là Thiên Chúa Giáo, Tin Lành Giáo, Chính Thống Giáo, Do Thái Giáo,Hồi Giáo và Phật Giáo trình bày quan điểm của mình trước các dân biểu. Buổitham vấn này của Quốc Hội được trực tiếp truyền hình trên toàn quốc và được báochí theo dõi cặn kẽ. Bà Marie-StellaBoussemart, chủ tịch Tổng Hội Phật Giáo Pháp đại diện cho Phật Giáo để nói lênquan điểm của của tín ngưỡng này về vấn đề vô cùng gay go trên đây của xã hộiPháp và của các xã hội Tây Phương nói chung.

Sau đây là tóm lược các quan điểmcủa mỗi tôn giáo qua nhưng lời phát biểu trước Quốc Hội của những người đạidiện cho các tôn giáo ấy.

- Thiên Chúa Giáo :

Đức Hồng Y Tổng Giám Mục địa phận Paris là Ngài André Vingt-Trois, nhắclại là Nhà Thờ Thiên Chúa Giáo cực lực chốngđối(hostile) việc kết hôn giữa những người đồng tính luyến ái. Theo vị nàythì đấy là một cách « tạo ra một sự biến đổi sâu rộng và triệt để phươnghại đến sự thăng bằng chung giữa các mối tương giao trong xã hội, đó là mô hìnhcủa một xã hội mới »

- Tin Lành Giáo :

Mục Sư Claude Baty, chủ tịch Hiệp Hội Tin Lành Pháp bác bỏ(refute) việc đòi hỏi bình quyềntrên phương diện kết hôn, ông cho rằng : « quyền kết hôn cho tất cảmọi người chỉ đơn thuần là một khẩu hiệu [...], kết hôn không phải chỉ đơn giảnlà một sự thừa nhận tình yêu, kết hôn phải là một cơ chế (institution) kết nốigiữa người đàn ông và đàn bà nói lên sự tiếp nối giữa các thế hệ »

- Chính ThốngGiáo :

Giám Mục (Métropolite / Metropolitan) Joseph de la Metropole tuyên bố hẳnhoi là phải « rút bỏ ngaydự án luật tổ chức cuộc tranh luận toàn quốc về chủ đề này »

- Do Thái Giáo :

Vị Giáo Sĩ (Grand Rabbin) Gilles Bernheim cho rằng« hôn nhân là một cơ chế kết hợp giữa người đàn ông và đànbà nhằm bảo đảm sự tiếp nối giữa các thế hệ »

- Hồi Giáo :

Ông MohammedMoussaoui,chủ tịch Hội Đồng Tín Ngưỡng Hồi Giáo Pháp xác nhận lại việc « lên án của ôngvề các hành động kỳ thị con người », thế nhưng ông cảnh cáo phải chống lại « sự biến đổi sâu rộng phươnghại đến một thể chế lâu đời đã giúp cho nhân loại tồn vong và phải tổ chức [mọiviệc] theo các tiêu chuẩn rõ ràng »

- Phật Giáo :

Ni Sư Marie-Stella Boussemart, chủ tịch Tổng Hội Phật Giáo Pháp chobiết rằng : « Đối với Phật Giáo vấn đề hôn nhân là một hành vi mangtính cách dân sự, không có gì là tôn giáo cả, cũng không mang một ý nghĩa mởrộng (connotation) nào về tôn giáo cả, đấy chỉ là một sự giao kết trong xã hộigiữa hai con người, và đôi khi cũng có thể là giữa hai gia đình với nhau [...]và Đức Phật thì cũng không hề nói đến vấn đề đồng tính luyến ái ». Đối vớibà thì « vấn đề này thuộc quyền quyết định của người dân » và bà cũngnghĩ rằng « trưng cầu dân ý có thể là một giải pháp tốt nhất ».

Hầu hết báo chí cũngnhư các giới truyền thông cũng như dư luận và các chính trị gia đều tỏ ra thánphục những lời tuyên bố của bà Marie-Stella Boussemart, bởi vì đối với họ ítnhất cũng đã có một tiếng nói khác hơn với năm vị kia. Vậy thiết nghĩ cũng nêntìm hiểu thêm những lời phát biểu trên đây của người đại diện cho Phật Giáo xemsao ?

Chúng ta không nghĩrằng bà Marie-Stella Boussemart đưa ra ý kiến khác hơn với các vị khác để tạora môt sự chú ý nào đó đối với cá nhân bà, mà đúng hơn bà chỉ nêu lên cách nhìn« đúng như thế » của Phật Giáo đối với một hiện tượng. Nếu chú ý khinhìn vào bức hình H.1 trên đây chụp các vị đại diện tôn giáo được mời phát biểuở Quốc Hội, thì chúng ta cũng đã thấy ngay một sự khác biệt thật nổibật và « cụ thể » : bà Marie-Stella Boussemart là một ni sư,một người phụ nữ duy nhất đại diện cho một tôn giáo lớn. Thật vậy đối với cáctôn giáo khác « rất có thể là khó hơn nhiều » khi phải tìm một ngườiphụ nữ đại diện cho tín ngưỡng của mình.

Tuy nhiên sự khác biệtsâu xa hơn thuộc vào lãnh vực giáo lý. Đối với Phật Giáo mọi hiện tượng chỉ làmột sự cấu hợp do nhiều nguyên nhân và điều kiện tạo ra nó. Phật giáo chỉ« nhìn một hiện tượng như một hiện tượng » và không diễn đạt nó haygán thêm cho nó một ý nghĩa để đánh giá nó xem có phù hợp với giáo lý của tôngiáo mình hay không. Bà Marie-Stella Boussemart tuyên bố rằng « hôn nhângiữa những người đồng tính luyến ái là một sự kiện xã hội, không hàm chứamột ý nghĩa mở rộng (connotation) mang tính cách tôn giáo nào cả », cáchnhìn đó quả đúng là cách nhìn của một người tu tập Phật Giáo. Kết luận của bàMarie-Stella Boussemart cũng rất hữu lý : nếu đã là một sự kiện xã hội thìnên để cho xã hội giải quyết, tôn giáo không nên xen vào đấy. Tiếc thay các vấnđề hệ trọng hơn như bạo lực, vị thế và sự bình đẳng của người phụ nữ trong cộngđồng xã hội và nhân loại... thì bất đồng chính kiến với nhau, thế nhưng đối vớimột sự kiện xã hội thứ yếu và đã xảy ra từ muôn đời trong lịch sử nhân loại thìlại « nhất trí » chống lại, có phải là khôi hài lắm không ?

Con người thật đadạng, từ thân xác, tính tình đến sự suy nghĩ, do đó chuyện gì - dù « éole » hay « bất bình thường » cách mấy đi nữa – cũng đều có thểxảy ra được. Chỉ cần nhìn những người tật nguyền bẩm sinh hay những kẻ điênloạn trong các dưỡng trí viện thì sẽ hiểu ngay. Hai con người « yêunhau » không nhất thiết « cứ phải là như thế » mới đúng. Họ« yêu nhau » theo « kiểu nào », « bằng cách nào »và « sử dụng các cơ quan nào » để nói lên « tình yêu » củamình ấy là chuyện của họ, người Phật Giáo chỉ đơn giản xem đấy là « cáinghiệp » của họ mà thôi.

Nếu mở rộng tầm nhìnchúng ta sẽ thấy rằng không gian và thời gian luôn liên kết với nhau để tạo ramột « căn bản » hay « cơ sở » cần thiết để mọi hình sắc cóthể hiển hiện ra được, kể cả lịch sử tiến hóa của con người và cả vụ nổ lớn(Big Bang) của vũ trụ. Nếu mở rộng tầm nhìn bao quát hơn nữa thì chúng ta cũngsẽ thấy rằng « tánh không » - một khái niệm siêu việt của Phật Giáo -là một thứ « căn bản » hay « cơ sở » cần thiết cho tất cảmọi hiện tượng có thể hiện ra và chuyển động. Chữ « hiện tượng » ởđây mang ý nghĩa bao quát hơn so với chữ « hình sắc » hay « hìnhtướng » đối với không gian và thời gian, bởi vì chữ « hiệntượng » – tiếng Phạn là dharma– đối với Phật Giáo còn hàm chứa cảnhững biểu hiện phi-vật-chất, những xúc cảm và tư duy của con người. Mọi hiệntượng sở dĩ có thể phát sinh là nhờ vào tánh không và do đó tánh không chính làbản chất căn bản và sâu kín nhất của mọi hiện tượng. Đấy cũng chính là ý nghĩacủa câu « Hình tướng là trống không, trống không là hình tướng »trong Tâm Kinh.

Nếu không có khônggian và thời gian thì mọi biến động mang bản chất hình sắc sẽ không thể nàohiển hiện ra được. Cũng thế nếu không nhờ vào tánh không thì mọi hiện tượng kểcả các hiện tượng tâm thần phi-vật-chất cũng sẽ không thể nào có thể xảy rađược. Do đó theo quan điểm của Phật Giáo bản chất tối hậu và sâu kín nhất củamọi hiện tượng chính là sự trống không. Nguời tu tập Phật Giáo không quan tâmđến những biểu hiện biến động bên ngoài của chúng, đối với họ đấy chỉ là nhữngthứ ảo giác vô nghĩa.

Bà Marie-StellaBoussémart nói rằng Đức Phật không hề nói đến đồng tính luyến ái. Thật vậy Đức Phậtkhông nhìn vào những biểu hiện luôn biến động của hiện thực mà chỉ tìm cáchgiúp chúng ta nhìn thấy bản chất tối hậu của mọi hiện tượng mà thôi.

Đồng tính luyến áicũng chỉ là một hiện tượng tương tự như vô số các hiện tượng khác đang chuyểnđộng trong vũ trụ. Hàng triệu người của hai phe chống đối và ủng hộ bám víu vàomột hiện tượng cấu hợp và vô thường để mà kéo nhau biểu tình trên toàn nướcPháp cũng chỉ là những biểu hiện của vô minh và khổ đau mà thôi.

(Tin mới nhất : ngày thứ ba 12/02/2013, quốc hội Pháp đã biểuquyết chấp thuận đạo luật thừa nhận « hôn nhân đồng tính luyến ái »với 329 phiếu thuận, 229 phiếu chống và 10 phiếu trắng).


Bures-Sur-Yvette,14.02.13

Hoang Phong

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/09/2010(Xem: 6578)
Nhiều người hỏi tôi, Phật tử nghĩ gì về hôn nhân đồng tính? Vâng, vấn đề này tùy thuộc vào đối tượng mà bạn nói đến. Cách đây vài năm, trong cuộc phỏng vấn với hãng CBC, đức Dalai Lama đã bác bỏ quan hệ đồng tính, khiến ngạc nhiều người cải đạo sang đạo Phật ngạc nhiên. Đôi khi, họ quá dễ dãi cho rằng đạo đức Phật giáo là phù hợp với quan điểm tiến bộ tiêu biểu của họ. Khi cuộc phỏng vấn của người Gia-nã-đại được lên mạng internet, vài người bị choáng và bị rối, nhưng quan điểm của đức Dalai Lama đưa ra không làm ngạc nhiên đối với bất cứ ai lưu tâm theo dõi vấn đề này. Rốt cuộc thì lập trường của ngài vẫn trước sau như một. Tại một hội nghị cách đây 12 năm, khi các lãnh đạo đồng tính gặp đức Dalai Lama ở San Francisco để thảo luận vấn đề cấm Phật tử Tây Tạng phản đối việc đồng tính luyến ái, ngài đã nhắc đi nhắc lại quan điểm truyền thống rằng đồng tính luyến ái là “tà hạnh”
18/09/2010(Xem: 11191)
Phật bảo sáng vô cùng Đã từng vô lượng kiếp thành công Đoan nghiêm thiền tọa giữa non sông Sáng rực đỉnh Linh Phong
17/09/2010(Xem: 8171)
Gốc tiếng Phạn của chữ cà-salà kasaya.Nhưng thật sự chữ kasayatrong tiếngPhạn không có nghĩa là áomà có nghĩa là bạc màu, cáu cặnhay hư hoại. Sách tiếng Hán dịch chữ này là đạm(màu nhạt), trọchay trược (đục, dơ bẩn, ô nhiễm, rác bẩn), hoặc còn dịch là hoại sắc,bất chính sắc, hư nát, dính bẩn…Tóm lại chiếc áo cà-sacủa người xuất gia tu Phật, của hàng tỳ kheo,…tượng trưng cho những gì nghèonàn, thô sơ, tầm thường, và khiêm nhường nhất. Người đọc, nếu chưa có ý niệm gìvề chiếc áo của một nhà tu Phật giáo, cũng có thể hơi ngạc nhiên khi đọc nhữngđiều vừa nêu trên đây.
10/09/2010(Xem: 49535)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
08/09/2010(Xem: 5253)
Chịu đựng sự nhục nhã và lời thóa mạ là đức tính quan trọng nhất mà mỗi ngươi có thể rèn luyện, bởi vì sức chịu đựng là vô cùng mạnh mẽ, tại vì chỉ một giây phút tức giận là có thể phá hủy hết công đức của cả một đời người.
07/09/2010(Xem: 6463)
Chúng ta chỉ có một địa cầu. Người Phật tử và những người có lương tri trên hành tinh này đều giống nhau, đều khát vọng an bình toàn cầu, như cọng cỏ khát ánh mặt trời, như cá khát dòng sông êm dịu. Thế nhưng, khi chúng ta đứng trên một bình diện nào đó của địa cầu, huớng về khát vọng, chúng ta sẽ thất vọng phát hiện: quả địa cầu này tràn đầy bạo động và bất an, chiến tranh cục bộ, tranh giành quân bị, xung đột địa giới, dân tộc mâu thuẫn, giáo phái phân tranh, chủng tộc kỳ thị, tà giáo ngang ngược, khủng bố đe dọa, buôn chích ma túy, tàn phá môi trường, tài nguyên cạn kiệt, giàu nghèo chênh lệch, tội phạm gia tăng, công chức hủ hóa, HIV hoành hành và vô số bệnh thái sa đọa khác của xã hội loài người. Tất cả đó, dù trực tiếp hay gián tiếp, đã và đang phủ lên một màu sắc u ám, đe dọa đến sự an bình trên quả địa cầu này.
04/09/2010(Xem: 9612)
Tôi được một vị Tăng sinh ở Saigon mời góp ý kiến về Bát Kính Pháp khoảng hai tuần trước, nhưng vì khá bận rộn với những công việc tại đây (vừa lo thi cử cho việc trường lớp xong thì lại có duyên sự Phật sự 10 ngày tại Minnesota) nên đã khất hẹn với vị ấy là: khi nào tranh thủ được thời gian thì tôi sẽ xem xét vấn đề kỹ hơn để bàn cùng quý vị. Lúc ấy tôi nghĩ rằng: những vị Tăng sinh này sẽ tìm được câu trả lời cho những nghi vấn liên quan đến Bát Kính Pháp nhanh chóng thôi, vì ở Việt Nam hiện có rất nhiều chư Tôn Đức chuyên nghiên cứu, hiểu sâu sắc và hành trì Luật tạng miên mật, các vị dễ dàng đến đảnh lễ thưa hỏi.
04/09/2010(Xem: 5686)
Đọc xong những câu chuyện của các phụ nữ ở Hoa Kỳ và kinh nghiệm của các vị đối với đạo Phật, chúng tôi đã rất hoan hỷ và xúc động trước những nhận thức sâu xa của họ về cuộc sống, con người và môi trường chung quanh... Những lời dạy của đức Phật vừa nhiệm màu vừa thực tiễn đến làm sao! Những lời giảng dạy ấy đã chữa lành, loại bỏ những khổ đau và đem lại sự bình an, hạnh phúc đến hàng vạn con người trong nhiều thế kỷ qua. Sau đây là các câu chuyện của những phụ nữ người Hoa Kỳ từ các nguồn gốc khắp nơi trên thế giới. Những câu chuyện về hạnh phúc và sự sống trong tỉnh thức của họ qua sự tu tập và trở về với Đạo Phật. Chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu và chia xẻ cùng bạn đọc.
02/09/2010(Xem: 5298)
Phiêu linh bao kiếp luân hồi - Phút giây hội ngộ, đời đời khổ đau - Mịt mùng tăm tối lạc nhau- Mang mang sáu cõi lao đao kiếm tìm
30/08/2010(Xem: 6889)
Nhiều người cho rằng Phật giáo là một tôn giáo nên không có sự quan hệ với vấn đề kinh tế đó là nhận định sai lầm, bởi vì con người là một hợp thể do ngũ uẩn tạo thành chia làm hai phần là Vật chất (sắc) và tinh thần (danh). Con người không thể chỉ dựa vào tinh thần không thôi mà có thể tồn tại được, nhưng con người cũng không thể chỉ là động vật thuần nhất về kinh tế vật chất.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567