Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nếp Sống Phật Tử Ở Miến Điện

17/06/201003:29(Xem: 7237)
Nếp Sống Phật Tử Ở Miến Điện

NẾP SỐNG PHẬT TỬ Ở MIẾN ĐIỆN
HT Thích Trí Chơn chuyển ngữ

Gần90 phần trăm dân tộc Miến đều theo Phật Giáo. Giữa khung cảnh xanh tươicủa đất Miến, người ta thấy vươn lên từ các đỉnh đồi dọc theo bờ sông hay trên thung lũng những ngôi chùa màu trắng. Ðời sống xã hội Miến hoàntoàn xây dựng trên nền tảng Phật Giáo. Tinh thần từ bi của đạo Phật đã thấm nhuần sâu xa khắp mọi tâm hồn dân Miến. Trong xã hội tăng già hay Phongyis chiếm một địa vị cao quý, quan trọng. Ảnh hưởng của họ chi phốikhắp các từng lớp dân chúng. Họ tham dự vào hết thảy mọi công tác từ thiện. Mỗi thôn xóm đều có một ngôi chùa gọi là Phong yikyaung để giúp đỡ, phát triển Phật sự trong vùng.

Trướckia, những chùa này đã góp phần đắc lực vào công việc giáo dục Miến. Hiện nay, nền giáo dục của chùa chiền đang được phục hưng. Những ngày lễ, vía nam nữ Phật tử lũ lượt đến chùa để nghe chư Tăng thuyết pháp. Các trẻ nhỏ đều được gởi đến chùa để chúng học giáo lý và học đọc, học viết. Theo phong tục Miến, mỗi thanh niên Phật tử đều phải thọ lễ “Shinpyu” để vào chùa tập tu suốt trong thời gian chư Tăng an cư (thườngvề mùa mưa chư Tăng không đi ngoài khất thực) hoặc khoảng một hay nhiềunăm, hoặc ít nhất là một tuần. Và khi vào ở chùa, họ sống đời tu sĩ y theo luật Phật chế. Tập tục này đang được ăn sâu dần vào đời sống xã hộiMiến.

MiếnÐiện cũng là xứ sở của lễ lược, hội hè. Văn hóa Miến bao gồm những ngàylễ này, vì đời sống và 2 phong tục Miến đều gắn liền chặt chẽ với Phật Giáo. Ở Miến, hai ngày lễ bắt đầu và mãn kỳ an cư của chư Tăng rất lớn. Thời gian an cư tịnh tu bắt đầu từ rằm tháng Wazo Miến Điện (khoảng tháng 06 hoặc 07 dương lịch). Lễ “Wazo” cũng gọi là “Lễ Hương Hoa” (Festival of Flowers). Suốt thời gian lễ Wazo, mọi thú vui giải trí đều được đình chỉ. Thay vào đó, người ta tổ chức nhiều cuộc bố thí giúp đỡ kẻ nghèo. Chư Tăng được tín đồ cúng dường những y phục mới cùng vật dụngthuốc men. Trong 03 tháng tịnh tu chư Tăng chuyên tụng kinh và thiền định. Vào những ngày lễ Wazo, Phật tử không bao giờ tổ chức lễ đám cưới hay dọn nhà.

Lễ“Thadingyut” hay “Lễ Ánh Sáng” (Festival of Lights) chấm dứt thời gian an cư của chư Tăng. Lễ này tổ chức vào rằm tháng Thadingyut (khoảng tháng 09 hoặc 10 dương lịch) với nhiều cuộc vui và bố thí kéo dài trong ba ngày. Ban đêm, các chùa, tu viện cũng như tất cả các gia đình Phật tửđều thắp đèn. Và toàn quốc Miến Ðiện như chìm ngập trong biển ánh sáng muôn màu sắc tuyệt diệu.

Lễ“Thingyan” hay gọi là “Lễ Dâng Nước” (Water Festival), tổ chức vào ngàyđầu năm Miến Ðiện, khoảng từ ngày 13 tháng 04 dương lịch. Sáng mồng một, sau khi tẩy trần tượng Phật trong nước hoa thơm, Phật tử có tục lệ cung thỉnh chư Tăng về nhà để cúng dường thọ trai. Lễ này kéo dài suốt ba ngày với nhiều cuộc vui. Ðặc biệt nhất là vào những ngày đó, dân chúng có tập tục đi tưới nưóc lẫn nhau. Và họ tin làm vậy là để chúc chonhau sự may mắn, an lành.

Lễ“Kason Nyaung Ye Thun” tổ chức vào rằm tháng Kason Miến Ðiện (đôi khi vào khoảng tháng 05 dương lịch). Trong ngày này, Phật tử có tục lệ đem nước đến tưới vào cây Bồ Ðề (Bodhi nyaung bin) để tưởng niệm ba trường hợp đức Phật Đản Sinh, Thành Đạo và Niết Bàn (Nhập Diệt).

Lễ“Tazaungdaing” tổ chức vào rằm tháng Tazaungmon, (giữa tháng 11 dương lịch), cũng là dịp để tín đồ thắp đèn sáng rực rỡ, và cúng dường tứ sự cho chư Tăng. Ngoài những ngày lễ chính thức trên, còn có nhiều lễ, hội hè Phật Giáo khác đuợc tổ chức tại các chùa tùy theo tập tục riêng của mỗi địa phương. Ðiều đáng chú ý là trong cuộc sống tu tập hằng ngày, Phật tử Miến luôn chăm nghĩ đến việc bố thí, trì giới và trau dồi trí tuệ.

Lúcnào, Phật tử Miến cũng sẵn sàng bố thí. Họ không những chỉ cho, giúp đỡthiên hạ thức ăn vật dụng mà còn cho bằng lời nói, ý nghĩ và việc làm trong sạch. Người ta thích nhận ở kẻ khác những lời nói an ủi dịu dàng hơn là cho họ thức ăn hay sức khỏe. Vì khi tâm trí họ nhẹ nhàng, dĩ nhiên lúc ấy thân xác của họ sẽ được khỏe mạnh. Ðối với những bệnh nhân đau khổ thì không gì giúp họ chóng bình phục hơn bằng sự an ủi trìu mến của Phật tử chúng ta.

Chúngta có thể bố thí (Dàna) mà không cần có tiền. Chúng ta có thể cho ngườiđói thức ăn, kẻ khát nước uống, người rách rưới áo quần, hoặc nhường chỗ ngồi cho những bạn đồng hành trên một chuyến xe đông khách. Chúng tacó thể dùng lời nói êm dịu để an ủi những tâm hồn đau khổ, chăm sóc giúp đỡ bệnh nhân với tất cả tình thương, hoặc luôn tươi cười vui vẻ vớimọi người.

Nụcười tuy là một vốn liếng rất nhỏ, nhưng đem lại cho chúng ta nhiều lợiích lớn. Những lời nói hiền hòa và hành động tốt đẹp của chúng ta bao giờ cũng sẽ mang lại cho mọi kẻ sung sướng lẫn đau khổ nhiều nguồn vui đẹp đẽ biết bao nếu hằng ngày Phật tử chúng ta biết đem gieo rắt những hành động từ bi đó khắp mọi loài. Và sự lợi ích của cách bố thí này cũngchẳng kém gì phương pháp tài thí, cho người đồ mặc thức ăn. Nhưng cách bố thí cao cả nhất là pháp thí.

Giớiluật giúp con người trở nên đạo đức. Thiếu giới luật, con người chỉ là một con vật luôn luôn thô lổ, hung tợn và tàn bạo ; một kẻ vô cùng độc ác xấu xa. Nó có thể bóp cổ, giết vợ, đâm con, chém bạn hay đồng bào, cưỡng hiếp thiếu nữ hoặc đánh dập tàn nhẫn kẻ tôi đòi. Nó có thể hành hạcha mẹ, bạc đãi vợ con. Nó có thể căm thù và xử tàn nhẫn với mọi người.Kẻ nào xa lìa giới luật, họ sẽ dễ nói và hành động sai lầm. Nhưng ngườigiữ giới được rất ít.

Phầnđông thiên hạ không ai giữ đặng những điều răn căn bản của đức Phật dạynhư quy y Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) và thọ trì năm giới cấm là không sát sanh, trộm cắp, vọng ngữ, tà dâm, uống rượu. Người Phật tử trái lại,tối thiểu phải giữ được các điều trên, và cố gắng chu toàn bổn phận làmcon đối với cha mẹ, đạo thầy trò, chồng vợ, chủ tớ đúng theo lời Phật dạy trong Kinh Thi Ca La Việt (Sigalovàda). Một người dù họ giàu có hoặcquyền cao chức trọng đến đâu mà không giữ được các giới điều căn bản vừa kể thì họ vẫn chưa xứng đáng là một người có đạo đức.

TạiMiến kẻ nào cần cù siêng năng, biết quy y thọ giới theo Phật, đều có thể chóng trở nên sung sướng giàu có, bởi lẽ họ được mọi người mến chuộng. Bao giờ họ cũng có uy tín hơn những bạn khác và luôn được quần chúng trọng đãi thán phục. Họ không lo sợ, nắm chắc thành công khi phải ra đời mưu sinh. Họ chết trong sự an lành, bình tĩnh với niềm tin đời sau của mình sẽ tốt đẹp. Cho nên Giới là điều kiện căn bản cho sự phát triển trí tuệ, là cửa ngỏ đưa đến sự giác ngộ hoàn toàn, là con đường chắc chắn hướng mọi người đến an lạc, hạnh phúc chân thật của Niết Bàn.

* Theo tạp chí“The International Buddhist News Forum”, số tháng 2-1962

HT Thích Trí Chơn chuyển ngữ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/12/2010(Xem: 5784)
Dâng hương cúng Phật, thắp hương cúng Phật, xông hương cúng Phật, là nét văn hoá đặc trưng của Tăng Tín đồ Phật Giáo Bắc Truyền. Người Đông phương khi nhắc đến đi chùa lễ Phật...
30/12/2010(Xem: 7202)
Trong đầm gì đẹp bằng Sen. Lá xanh bông trắng, lại chen nhụy vàng. Nhụy vàng bông trắng lá xanh. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
30/12/2010(Xem: 5652)
Thông thường cho rằng, muốn hiểu được nhân quả trong ba đời thì phải có túc mạng thông để biết các sự vật thuộc đời quá khứ, phải có thiên nhãn thông để biết các chuyện vị lai. Đó là một quan điểm hình như đúng mà thực ra là sai.
28/12/2010(Xem: 4675)
Học để hoàn thiện chính mình là việc học suốt cả cuộc đời, chẳng thể nào được tốt nghiệp trọn vẹn, nếu ta không có đủ ý chí và nghị lực. Thứ nhất: “Học để biết cách hiếu thảo với ông bà cha mẹ”. Cây có cội, nước có nguồn. Ăn trái nhớ kẻ trồng cây. Biết ơn và đền ơn là quy tắc đạo thờ ông bà tổ tiên dân tộc Việt Nam và người tu theo đạo Phật. Thứ hai: Học để biết ơn thầy tổ. Thầy ở đây bao gồm thầy dạy chữ và dạy nghề nghiệp. Ngoài ra ta còn biết ơn thầy dạy về đạo đức luân lý sống trong xã hội. Trước tiên là học lễ phép, sau đó mới học chữ và học nghề chân chính. Thứ ba: Học để biết ơn đất nước, ơn các vị lãnh đạo có công giúp cho mọi người ổn định về đời sống an sinh xã hội và biết ơn các anh hùng nghĩa tử.
28/12/2010(Xem: 6240)
Hầu hết chúng ta đều mắc phải cái bệnh "đòi hỏi tuyệt đối". Giàu thì mình muốn giàu hơn tất cả, sang cũng muốn mình sang hơn tất cả, cho đến đẹp, giỏi, khen, đều là hơn tất cả. Có cái gì thua kém hơn người là buồn, tủi, bực dọc không hài lòng. Do đó cộc sống không thấy có hạnh phúc, vì thấy mình còn thua người này kẻ nọ. Hoặc than trách người thân của mình sao không được như ý mình muốn. Những nỗi khổ đau buồn bực ấy đều do không hiểu "cuộc đời tương đối mà!"
26/12/2010(Xem: 9544)
Bây giờ, tâm thức tồn tại bằng sự tùy thuộc trên nguyên nhân và điều kiện (nhân duyên). Tâm thức hôm nay hiện hữu do bởi tâm thức hôm qua.
25/12/2010(Xem: 6942)
Gần ¼ thế kỷ trong nghề đâm heo thuốc chó tại xứ người, tác giả có nhận xét chủ quan là hình như loài vật cũng có một thứ tình cảm, một linh cảm nào đó...
24/12/2010(Xem: 16559)
Nhờ Phật giáo, tôi biết tu tập để phát động lòng từ bi và đem lại hơi ấm cho tim tôi, sự tu tập ấy tỏ ra khá hữu ích cho tôi trong cuộc sống thường nhật.
23/12/2010(Xem: 5303)
Trả lời phỏng vấn của Tuần báo Pháp Le Point, đức Dalai Lama thứ 14 nghiêm khắc phê phán chủ trương cải đạo của người theo đạo Thiên chúa. Theo ngài đó một việc hoàn toàn lỗi thời và quá xa xưa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567