Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ô nhiễm Tâm Linh

06/10/201009:48(Xem: 4969)
Ô nhiễm Tâm Linh


lotus_54

Ô NHIỄM TÂM LINH

BS. Nguyễn Thanh Giản




Ô nhiễm tâm linh có thể có rất nhiều nguyên nhân, nhưng chúng ta có thể kể một số nguyên nhân thông thường như sau:

Ăn Uống

Sở dĩ tôi nói tới ăn uống ở hàng đầu vì có thể tới 90 phần trăm những bệnh của con người là do ăn uống mà ra. Cơ thể ta luôn luôn giữ một mức độ thăng bằng trước những biến đổi ngoại cảnh. Ngoại cảnh có nóng hay lạnh, cơ thể vẫn giữ ở một mức độ 30 độ bách phân. Ngoại cảnh có làm tim ta đập nhanh hay chậm một chút nhưng sau đó cơ thể vẫn giữ ở mức độ 70 tới 100 nhịp tim mỗi phút. Cũng như vậy đối với huyết áp, số lượng máu, nồng độ của các chất hữu cơ hoặc vô cơ trong cơ thể. Ăn uống chính là đưa các chất ngoại lai vào cơ thể. Nếu đưa vào cho đúng cách, cơ thể sẽ được bồi dưỡng đầy đủ, hoạt động tốt. Nếu không cho đúng cách, hoặc quá nhiều hoặc quá ít một chất nào đó, sự thăng bằng của cơ thể bị mất và sinh ra bịnh. Có nhiều loại đồ ăn có tác dụng trực tiếp lên hệ thần kinh để tạo ra ô nhiễm. Thí dụ ta ăn thịt nhiều có hại cho thần kinh vì số lượng chất đạm gia tăng và lượng NH3 (Ammoniac) trong máu cũng tăng theo. Chất NH3 rất có hại cho thần kinh. Nếu một người có gan xấu, gan không biến đổi được chất NH3, số lượng chất này tăng cao có thể làm bệnh nhân ngất đi. Người ta gọi là sự ngất do gan (hepatic coma), có thể làm bệnh nhân chết. Nếu người đó có gan tốt , gan biến đổi chất NH3 thành chất urea. Nhưng chất này cũng có hại cho thần kinh. Nếu bịnh nhân có thận tốt, thận sẽ loại trừ urea qua nước tiểu. Nếu người này có thận yếu, lượng urea không được thải hồi, lại làm bệnh nhân ngất đi, đó là sự ngất do thận (nephretic coma). Nếu không được cứu chữa kịp thời bệnh nhân có thể chết. Ngoài ra những người ăn nhiều thịt hay bị các chứng bệnh như đau nhức khớp xương, khó ngủ, nhức đầu vân vân... Đứng về phương diện tâm linh, ăn thịt là hổ trợ các sự tàn sát các súc vật, cũng có nghĩa là bất chấp sự khổ đau của những chúng sanh khác. Khi ta có một vấn đề gì đau đớn thì ta cho là quan trọng lắm. Ta than khóc kêu la, than trời trách đất. Ta làm như trời sắp sập. Nhưng khi những người khác hoặc chúng sanh khác đau đớn, thì ta lại coi thường. Đôi khi lương tâm ta có xúc động đôi chút, nhưng cũng không đáng kể gì. Chính vì coi thường những khổ đau của kẻ khác nên chúng ta đã gây ra nhiều vấn đề nan giải cho trái đất này. Nếu mọi người đều coi khổ đau của kẻ khác là khổ đau của chính mình, thì trái đất này đã trở thành một cõi niết bàn lâu rồi. Nếu ta lý luận có một ông Thượng Đế cố tình sinh ra những con vật để cho chúng ta ăn, thì những con vật đó chắc chắn là lo sợ và tức tối lắm. Nhưng chúng làm sao có thể phản đối được vì chúng không biết nói. Ta quá mạnh và chúng thì quá yếu. Ta vẫn tiếp tục ăn thịt chúng mặc cho chúng rên la than khóc. Thượng Đế về phe chúng ta. Chúng ta áp dụng luật rừng mạnh được yếu thua và chúng đành chịu. Lý luận của chúng ta là lý luận của một con chó sói đối với một đàn chiên. Lý luận của chúng ta là lý luận của một kẻ cường hào ác bá vô cùng tàn ác. Miệng chúng ta ngậm toàn là máu của các loại chúng sanh. Chỉ có những người có lòng từ bi mới hiểu rằng lý luận trên là con đường của quỷ dẫn chúng ta về địa ngục. Nếu Thượng Đế (dù là một hình ảnh bịa đặt hay tưởng tượng) quả tình sinh ra những con vật để chúng ta ăn thì Thượng Đế đó thật vô cùng đáng khinh bỉ! Vì sao? Nếu chúng ta có được những quyền năng vô biên như Thượng Đế thì chúng ta đã tạo ra những thực phẩm ngon lành cho con người mà không cần phải có một sự giết chóc nào hay tiếng kêu la đau đớn thảm thiết nào! Loài người đã lý luận sai lầm một cách cố ý như vậy, do đó loài người phải lãnh những hậu quả bi thương. Ở đời không có cái gì vay mà không phải trả. Những con vật bị giết với bao ai oán bi thương. Chúng ta rên xiết kêu la, nguyền rủa nhưng vô ích. Thân xác chúng làm mồi cho con người tham lam tàn ác. Phần tâm linh của chúng mang vất vưởng trong không gia mang theo nỗi oán cừu chồng chất suốt từ kiếp này sang kiếp khác. Những hạt giống của sự oán cừu này hiện đang bao bọc dầy đặc chung quanh trái đất. Những con người khi coi thuờng những khổ đau của loài vật và ngay cả của đồng loại thì rất dễ bị nhiễm độc bởi các oán cừu này. Một mai khi lìa khỏi xác chỉ có những người có lòng từ bi mới thanh sạch mà thôi. Còn hầu hết các nhân linh sẽ thu hút những mầm mống để chuẩn bị cho một kiếp lai sinh đã mang sẵn những mầm móng của oán cừu. Người ta sẽ tuyên truyền gây chia rẽ thù oán nhau. Và đấy là nguyên do của những trận chiến tranh tàn khốc mà loài người biết là nguy hiểm, gây nhiều tang tóc nhưng cũng khó lòng tránh khỏi. Đó là nguyên nhân của những bệnh tật do tâm linh bị ô nhiễm, của những khổ đau kéo dài, hậu quả của một lý luận cố ý sai lầm.

Tham Lam và Mong Cầu

Tham lam là một ô nhiễm quan trọng bởi vì tham lam thường không có đáy và do đó thường không thõa mãn được. Tham tiền chẳng hạn là một căn bệnh chung của hầu hết mọi người và đã làm khổ loài người không biết đến mức nào, tưởng không cần phải nhắc lại ở đây. Tham thì thường đi đôi với mức độ phiền não, càng tham nhiều thì mức độ phiền não càng nhiều. Tham lam và mong cầu là yếu tố chính gây ra ô nhiễm tâm linh và đưa con người vào đường tội ác. Những mong cầu không thực hiện được thì gây ra những ẩn ức tác hại cho hệ thần kinh, nhiều khi tiềm ẩn nên ta không biết và chúng điều khiển ta trong tiềm thức rất nguy hiểm. Nhiều khi sự điều khiển đó trong giấc mơ. Phải làm tan những ẩn ức đó mới mong tránh được bệnh.

Khủng Hoảng Tình Dục

Sở dĩ phải để riêng một mục nói về tình dục vì tình dục khắc sâu trong những ẩn ức trong tâm thức. Những ẩn ức này có một sức mạnh rất lớn và thường điều khiển một cách hết sức mạnh mẽ các hoạt động của con người. Nếu ta không thận trọng thì nhiều khi ta bị điều khiển mà ta không biết. Các nhà tình dục học cho rằng có tới 80% hoạt động của chúng ta là do tình dục điều khiển. Con số này có thể hơi quá đáng nhưng nó nói lên tầm quan trọng của vấn đề này. Ô nhiễm tâm linh do tình dục là nguyên nhân của rất nhiều chứng bịnh, nhất là thường thì những ô nhiễm này lại gắn liền với những khủng hoảng tình dục nữa. Nếu nói tất cả những chi tiết về những khủng hoảng này thì sẽ mất rất nhiều thì giờ và dài dòng nên ở đây tôi chỉ tóm tắt những nét chính của vấn đề này, những khủng hoảng thường gặp nhất và thường đưa đến một số bịnh tật

Ám ảnh tình dục

Ám ảnh tình dục là một ô nhiễm đáng sợ nhất vì nó tiềm ẩn sâu trong tâm thức và thường chỉ huy những hành động rất khó lường trước được. Nhưng theo các nhà tâm lý học Hoa Kỳ thì một người bình thường cứ 20 phút nghĩ tới tình dục một lần. Những người nghĩ tới tình dục từ 3 tới 12 lần trong một giờ là những người bịnh tới thời kỳ chưa phát. Ở Hoa Kỳ có những trung tâm điều trị những chứng bịnh kể trên. Người ta dựa vào thống kê để phân biệt một người bình thường và một người bịnh. Nhưng theo các nhà tâm lý, tần số 3 lần một giờ cũng đã quá cao.Một hành động nhiều khi trông rất bình thường nhưng nếu quán chiếu kỹ, có thể thấy sự thúc đẩy của tình dục đàng sau. Bởi vậy trước khi làm một công việc gì ta nên đặt câu hỏi: có động lực tình dục nào thúc đẩy đàng sau không?

Đồng Tính Luyến Ái

Đồng tính luyến ái cũng là một ô nhiễm tâm linh. Con số những người này ở Hoa Kỳ khá cao. Mặc dù được coi là hợp pháp nhưng mọi người đều hiểu sự tiếp xúc tình dục của những người cùng phái tính có thể gây ra nhiều chứng bịnh hiểm nghèo như liệt kháng (Aids). Ngoài ra còn có những người bị các chứng như bạo dâm và khổ dâm, ấu dâm, lão dâm và cả... tử dâm nữa

Loạn luân

Là sự tiếp xúc tình dục giữa những người trong gia đình như giữa cha mẹ và con cái, giữa con cái với nhau. Theo thống kê đăng trên báo The San Francisco Chronicle thì hiện nay tại Hoa Kỳ cứ năm gia đình thì có một gia đình loạn luân. Điều này gây ra những xáo trộn quan trọng trong đời sống tâm linh của gia đình, những bào thai khác thường nhiều khi với các bịnh bẩm sinh trầm trọng.

Giận dữ

Giận dữ tất có hại cho hệ thần kinh. Những cơn giận dữ thường tới một cách bất ngờ nên rất khó kiểm soát.

Theo các nhà phân tâm học thì khi ông A giận ông B, phần tâm linh ông A sẽ phóng ra những luồng sóng giận dữ rất mạnh. Nếu ông B không giận ông A thì những luồng sóng này dội lại ông A và làm hại chính ông này. Bởi thế ta nên hết sức thận trọng. Khi ta giận một người nào thì người đó chẳng mất mát gì. Trái lại chính ta tự hại ta. Lẽ dĩ nhiên hai người cùng giận nhau, thù hận nhau thì cả hai đều bị hại. Các thống kê y khoa cho biết những người hay giận dữ hay dễ bị các bịnh gan, cao huyết áp, suyễn, loét bao tử. Bởi vì nhiều khi cơn giận dữ qua đi nhưng những ẩn ức vẫn còn trong tiềm thức. Muốn cho tâm linh được trong sạch phải làm sao lôi những ẩn ức đó ra để làm cho chúng tiêu tan đi. Điều này nằm trong vấn đề quan sát tâm linh rất quan trọng. Trong não bộ chúng ta có một vùng rất dễ bị kích động để làm nên những cơn giận dữ. Những người nóng tính vùng này thường rất rộng. Trái lại có những vùng gọi là vùng từ bi, tượng trưng cho lòng thương người mà ai cũng có. Nếu vùng từ bi được phát triển tối đa nó sẽ lấn áp vùng giận dữ và làm mất những vùng sinh ra bịnh. Nên nhớ rằng những trung khu thần kinh chỉ huy các hành động của con người có thể mở rộng ra hay thu hẹp lại tùy theo hành động của người đó. Một người bị đứt mạch máu não gây tê liệt nửa phần cơ thể là do phần não bộ chỉ huy sự vận động của nửa phần cơ thể đó bị phá hoại. Nhưng nếu người đó chịu khó tập tành vận động thì phần não bộ chưa bị tàn phá sẽ có khả năng mở rộng để làm cho sự vận động của cơ thể có thể phục hồi lại dần dần.

Nếu ta mở quyển Text Book of Internal Medicine ta sẽ thấy có cả trăm bịnh tật được nghiên cứu kỹ lưỡng, nhưng có tới 90% những bịnh tật được mô tả có liên quan tới sự ô nhiễm tâm linh. Do đó để ngăn ngừa không cho bịnh phát ra, hoặc chữa bịnh đã phát ra rồi, ta có thể tác dụng vào phần tâm linh để phòng bịnh và chữa bịnh.

Sau đây chúng tôi xin liệt kê một vài cách thức chữa bịnh tâm linh:

Ăn uống lành mạnh

Tránh đưa vào cơ thể các chất độc hại. Ta phải coi mỗi cơ quan trong cơ thể là một người bạn đường của ta. Nếu ta hút thuốc lá tức là ta đã làm hại người bạn phổi. Nếu ta uống rượu tức là ta đã làm hại người bạn gan. Nếu ta dùng các chát độc ma túy, chúng ta đã làm hại người bạn thần kinh. Những người bạn này luôn trung thành với chúng ta, làm việc suốt mấy chục năm để giúp đỡ chúng ta. Thật hết sức vô lý nếu chúng ta làm hại những người bạn tâm tình này. Ngoài ra cơ thể ta như một tổng thể cần có một sự quân bình âm dương mà lý thuyết đông y đã khám phá ra. Đồ ăn có âm tính hay dương tính nhiều hay ít. Ta ăn uống sao cho sự quân bình được bảo toàn thì bịnh tật không thể phát sinh, các chức năng làm việc một cách thoãi mái, cho ta một cái vốn quý báu nhất: đó là sự mạnh khỏe. Ngoài ra việc ăn chay cũng là một ý kiến hay để giúp ta tránh được bịnh tật. Dĩ nhiên ăn chay trường là tốt nhứt nhưng thói quen ăn thịt đã có từ lâu năm làm ta khó bỏ ngay được. Chúng ta có thể ăn chay định kỳ một tháng hai ngày, bốn ngày hoặc tám ngày. Những ngày khác ta giảm số lượng thịt xuống đi. Các gia súc thường được nuôi kỹ nghệ và các chủ nhân tìm mọi cách để các loại này mau lớn để có nhiều lợi nhuận bằng cách dùng những chất kích thích tố. Các chất này còn tàng chứa trong thịt và khi ta ăn vào rất có hại. Thị trường chung Âu Châu cấm nhập cảng thịt bò Mỹ vì bò được nuôi có nhiều chất ostrogenes cho mau lớn. Chất này rất có hại vì nó là chất kích thích tố nữ. Bỡi vậy ta không lạ gì khi các cô gái Mỹ có kinh nguyệt rất sớm và tỉ số hư thai tương đối cao cũng vì ảnh hưởng của loại kích thích tố này. Một điều cần nhớ là khi ăn chay nên ăn nhiều rau nhưng nhớ rữa cho kỹ để tránh thuốc trừ sâu được phun lên những lá rau hay cả những trái cây nữa.

Phương Pháp Chỉ Quán chỉ dạy bởi các thiền sư đắc đạo (Chí Khải thiền sư)

Chỉ có nghĩa là ngưng những vọng niệm. Quán tức là xem xét các diễn biến xảy ra trong phần tâm linh của mình. Ta có thể chỉ trước quán sau hay quán trước chỉ sau cũng được. Ta luôn luôn quan sát những diễn biến tâm linh xem nó ước muốn cái gì, có hợp lý không. Nó luyến tiếc cái gì ở quá khứ, mong cầu điều gì ở tương lai. Các bậc thầy đều dạy ta an trú trong hiện tại. Bởi vì quá khứ đã đi qua không lấy lại được nữa. Còn tương lai thì chưa tới. Ta hãy an hưởng hạnh phúc dù đơn sơ trong hiện tại, thì sự đơn sơ sẽ biến thành sự mầu nhiệm. Ta sẽ hạnh phúc hơn những người khác rất nhiều vì những người này có thể có phương tiện tạo hạnh phúc nhiều hơn ta nhưng không biết cách nắm lấy và luôn luôn bất mãn với những gì đang có hoặc bị trói buộc bởi những ước muốn viễn vông không thõa mãn được. Chỉ quán được dùng rộng rãi trong nhiều trường hợp và làm cho tâm linh ta được trong sáng. Tôi nhớ có lần ở Việt Nam tôi và khoảng 20 người khác được một Thiền Sư dẫn lên đồi để dạy đạo. Vị thầy được đệ tử hết sức thán phục. Trên một dám cỏ non thầy ngồi giữa giảng đạo, các đệ tử ngồi chung quanh. Lúc đó có một trận mưa đâu kéo tới. Chung quanh ướt đẫm đặc biệt chỗ Thiền Sư và đệ tử ngồi thì vẫn khô ráo. Thầy di chuyển chỗ khác thì chổ đó lại hết mưa trong khi chung quanh thì vẫn mưa nặng hạt. Một lúc sau trận mưa tạnh hẳn. Có tiếng chim hót trên cành cây chung quanh. Tiếng chim thánh thót thật trong trẻo và du dương. Lúc đó tôi nghĩ là nếu mình có một chiếc lồng treo trước cửa nhà với những con chim có giọng ca hay như thế này để mỗi sáng chúng hót đón bình minh thì hay biết mấy! Thiền sư chắc đọc được những diễn biến trong đầu người đệ tử. Thầy dạy là mỗi người phải quan sát những diễn biến trong tâm thức của ta. Thí dụ như một con chim hót hay biết bao nhiêu và mọi chúng sinh đều có quyền thưởng thức giọng ca này. Nếu tâm thức ta bị sự ích kỷ lôi cuốn kéo ta vào con đường tìm cách bắt con chim để giam nó vào cái lồng và chỉ một mình ta được thưởng thức giọng ca đó mà thôi. Ý định mang ngục tù đến cho kẻ khác sẽ tạo một ý nghiệp không tốt cho ta và là một hạt giống tạo nên kết quả xấu cho ta mai sau. Sau khi quan sát như vậy ta phải niệm Phật sám hối và đình chỉ ý niệm này.

Chống tham lam bằng cách quán vô thường

Của cải thế gian này thật cần thiết cho đời sống chúng ta. Nó giúp cuộc sống được dễ dàng, tránh được một số khổ đau và làm cho lòng ta dễ khoan dung, tha thứ. Ta chưa tu hành cao đến độ coi thường tất cả của cải thế gian. Thế nhưng ta phải lượng sức mình để tránh những bôn ba quá đáng hoặc dùng đủ mọi phương tiện để vơ vét tiền tài bất chấp mọi thủ đoạn xấu xa. Bởi cuộc đời thật vô thường. Tham lam tích lũy tiền bạc một cách bất chánh thường không mang lại kết quả như đã dự định. Một tờ báo Mỹ vừa đăng một bài nói về các chánh trị gia ở các nước nhược tiểu ăn cắp tiền bạc của quốc gia mình đem đi gởi ở Mỹ hoặc các nhà băng Thụy Sĩ nhưng họ hầu như đã mất hết, không tiêu dược các món tiền trên. Giữ gìn chánh mạng là điều hết sức quan trọng. Ta cần có một nghề vững chắc để nuôi sống ta, đồng thời dùng tài năng, sự cần cù làm việc để cuộc sống thêm phần sung túc, không bị lâm vào cảnh nghèo khổ. Ta không tham lam những gì quá sức ta. Một số các tôn giáo bạn thường chê trách đạo Phật là Phật khuyên không được tham lam nên kinh tế không phát triển được. Phải lấy lợi nhuận ra nhử lòng tham thì con người mới chịu khó, chịu cố gắng và do đó kinh tế mới phát triển mạnh. Điều này mới nghe tưởng là hợp lý, nhưng phải suy xét kỹ. Bởi vì những trận chiến tranh xảy ra trên thế gian này đều do lòng tham lam mà sinh ra. Phật dạy chống tham sân si không có nghĩa là ta không được chạy theo lợi nhuận. Ta vẫn có quyền chạy theo với điều kiện là phải hợp chánh mạng và không để tâm thức bị trói buộc bởi sự tham lam này đến độ gây cho ta biết bao lao tâm khổ tứ. Đạo Phật không cấm chúng ta làm giàu một cách hợp pháp và không cho nghèo khổ là dễ tu hành. Chúa Jesus tuyên bố :’Kẻ giàu vào nước cha ta cũng khó như con lạc đà muốn chui qua lỗ kim’. Câu nói này các quốc gia Tây Phương không theo. Họ vẫn tích cực làm giàu bất chấp có lên thiên đàng hay không và các quốc gia này có nền kinh tế vững mạnh. Nhật Bản cũng vậy. Thế nhưng các quốc gia nhược tiểu bị câu này làm khổ đau không ít. Vì khi các giáo sĩ cùng các đoàn quân viễn chinh đi chinh phục các nước Á Châu và Châu Mỹ La Tinh, họ dùng cường lực bắt dân địa phương theo đạo và dạy giáo dân nghèo khổ là con đường chắc chắn nhất để dẫn tới Thiên Đàng. Mục đích của họ là làm cho các giáo dân các xứ này cứ chịu làm thân trâu ngựa cho họ mãi, mất hết ý chí tranh đấu dành độc lập, tự do và giàu mạnh cho dân tộc mình.

Chống Sân Hận Bằng Cách Quán Từ Bi

Sống trong một xã hội với biết bao nhiêu phức tạp. con người rất ít khi được xứng ý toặi lòng. Mỗi người có một bản ngã riêng và mỗi người thường lo củng cố cái ngã đó đồng thời chinh phục cái ngã của người khác. Ta cố gắng leo lên một địa vị cao trong xã hội chính là để ta chinh phục được nhiêu cái ngã khác mà thôi. Ngay cả khi yêu đương cũng là một cách để chinh phục cái ngã của người mình yêu, trừ một vài trường hợp quá lý tưởng. Và nếu ta thất bại trong việc nâng cao cái ngã của ta, thì ta dễ bị đau khổ lắm. Thế nhưng trong khi ta tìm cách chinh phục cái ngã của người khác, người khác cũng tìm cách chinh phục cái ngã của ta. Điều này sẽ tạo ra những va chạm rất mạnh: một cuộc chiến ngấm ngầm diễn ra giữa mọi người nhiều khi được che dấu dưới một tình bạn hay một tình yêu nào đó. Có khi ta chơi với bạn nhưng bạn lại tài giỏi hơn, giàu hơn ta, quyền thế hơn ta nên bề ngoài vẫn tay bắt mặt mừng nhưng bên trong ta hãy quan sát xem ta có sự ganh ghét nào không. Và nếu bạn của ta chết thì mặc dầu chúng ta chia buồn một cách ân cần nhưng ta soi trong lòng xem có sự khoái trá nào không. Nhiếu triết gia Âu Châu đã nghiên cứu kỹ về những vấn đề tâm lý này và đưa tới kết luận là con người là một chó sói đối với người khác. Khẩu hiệu của họ là: Địa Ngục là kẻ khác. Đức Phật dĩ nhiên hiểu rõ hơn ai hết về những vấn đề tâm lý này và Ngài đã dạy con đường vô ngã. Vô ngã có nghĩa là không có ‘cái ta’ nữa. Ta đã thăng hoa cái ngã của ta đến độ siêu việt, không còn hình tướng gì nữa. Ngày nào cái ngã của ta còn thì nó vẫn còn là mục tiêu cho những mũi tên độc bắn từ thế gian. Ta tu hành đến độ vô ngã thì những mũi tên này hướng về ta nhưng chỉ bắn vào không khí. Lúc đó ta không thể khổ đau được nữa, không còn giận dữ được nữa. Và ta quan sát để thấy rằng mọi chúng sinh trên thế gian này đều quá khổ đau, quá đáng thương. Ta chỉ còn một tình thương dâng lên trong lòng, không còn giận dữ được ai nữa. Đối với những người chưa luyện được vô ngã (hầu hết chúng ta!) thì phải có một số kỹ thuật ta tập luyện từ trước để nếu có chuyện bất ngờ xảy ra, ta không còn bị cơn giận dữ lôi kéo làm hại ta được nữa. Đối với một kẻ xúc phạm mạnh mẽ tới ta, ta phải:

Thứ nhất: Lùi lại một lúc, không được phản ứng ngay để tránh những đụng chạm cải vã vô ich. Thời gian lùi lại này khoảng từ hai tới mười phút tùy theo từng trường hợp. Trong thời gian này ta không được nói câu nào dù để giải thich, thanh minh hoặc chỉ rỏ chỗ sai của đối phương, dù ta đúng một trăm phần trăm.

Thứ hai: Nhận định tình hình xong rồi ta mới quán chiếu về ta và đối phương. Quán chiếu dựa trên căn bản từ bi và tha thứ. Ta sẽ thấy đối phương là một kẻ đáng thương hơn đáng ghét. Thiền Sư Nhất Hạnh dạy chúng ta một kỹ thuật là nếu ta ghét người nào, ta hãy cố tìm một bức hình của người đó để trước mặt quan sát đến khi thấy thương hại, không ghét một chút nào nữa thì thôi. Và ta hãy chúc sự tốt đẹp đến với người dó.

Thứ ba: Với thời gian lâu dài về sau, nếu có kẻ nào nhắc tới đối phương mà ta quan sát xem ta còn một chút khó chịu nào dâng lên trong không,. Nếu còn phải lôi cổ những kiết sử này ra dùng từ bi quán làm chúng phải tiêu tan ngay thì tâm thức ta mới hoàn toàn trong sạch, không bị ô nhiểm.

Chống Lại Những Tư Tưởng Dâm Đãng Bằng Cách Quán Bất Tịnh

Thân thể người khác phái nhiều khi trông bề ngoài hấp dẫn lắm và dễ đưa con người vào đường sa đọa. Lửa dục trong lòng mỗi người có một tiềm lực rất lớn. Nó ngấm ngầm điều khiển chúng ta mà chúng ta không để ý. Đến khi bị nó điều khiển rồi mà không biết. Bởi vậy làm bất cứ việc gì ta cũng phải tự hỏi: có yếu tố tình dục xúi bẩy đàng sau không? Kinh Lăng Nghiêm có kể chuyện Ngài Bồ Tát Ô-Ô-Sắc Ma là một người rất dâm dục. Nhưng Ngài đã dùng sức thiền định để biến lửa dâm dục thành một sức mạnh vô biên đưa Ngài tới chỗ đắc dạo. Các thiền sư thì dạy ta cách quán sát thân thể con người dù bề ngoài có xinh đẹp tới đâu cũng chỉ là một túi da chứa đựng những chất dơ bẩn bên trong. Điều nên nhớ là phải ăn uống đạm bạc một chút để thanh lọc tâm hồn. Nếu ta ăn uống đồ béo bổ nhiều quá, rất khó chống lại con quỷ dâm dục với nhiều bịnh tật do nó gây ra.

Chống Vọng Niệm Bằng Cách Theo Dõi Hơi Thở

Tâm thức không thể chạy lăng xăng được nữa. Ta cột chặt nó vào việc theo dõi hơi thở, vừa tăng sức khỏe vừa tránh được những tham lam mong cầu hoặc luyến tiếc vô ích làm hại thần kinh. Nếu cần phải đặt một kế hoạch gì cho tương lai, ta phải làm rõ ràng từng điểm một để có một chương trình rõ ràng cứ thế mà theo, không thể để cho vọng niệm lôi cuốn vào nhiều hướng khác nhau. Như thế tâm hồn ta luôn luôn thơ thới, không bị một vướng mắc nào cả.

Kết Luận

Làm sạch những ô nhiễm tâm linh có thể tránh được ít nhất chín chục phần trăm những bịnh tật mà ta có thể mắc phải. Ta hãy tự giúp ta và giúp những người khác nữa. Ta hãy cố gắng sao cho ngày ta từ giã cõi đời, nhìn lại suốt mấy chục năm ta thấy đời ta có một vài giá trị, không phải chỉ là những chuỗi ngày đầy lao khổ, tranh đoạt tiền bạc, tranh đoạt địa vị, danh vọng và luôn luôn bị hành hạ bởi những bịnh tật, những thất bại khắc sâu trong một tâm thức đầy phiền não, chẳng mấy khi được hạnh phúc, an lạc. Ngày lìa bỏ cõi đời là ngày ta sẽ mỉm cười.

(Trích trong Nỗi Đau Quê Mẹ của Nguyễn Thanh Giản, Mẹ Việt Nam xuất bản. Xin cảm ơn Bác sĩ Giản đã gửi tặng TVHS ấn bản mới và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2013(Xem: 18609)
Cúng Quá Đường là một nghi thức quan trọng không thể thiếu trong mùa an cư kiết hạ hay kiết đông của hàng đệ tử xuất gia. Năm nay, Canh Dần 2010, mùa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 11 của Giáo Hội Úc Châu được tổ chức từ ngày 6 đến 16-7 năm 2010 tại Thiền Viện Minh Quang, ở thành phố Canley Vale, cách trung tâm thành phố Sydney 30 phút lái xe, người viết xin ghi lại đôi nét về lễ nghi quan trọng này để giúp quý Phật tử mới vào đạo hiểu thêm về nghi thức này.
10/04/2013(Xem: 4585)
Đối với người tu tịnh độ, hóa giải xung đột vô cùng quan trọng. Trong các kinh điển, Thế Tôn đã giới thiệu thế giới cực lạc là thế giới hòa bình, bình đẳng, nơi các bậc thượng thiện tụ hội. Nếu tâm không bình đẳng, giờ phút nào cũng mang nỗi oán hận, nhất định sẽ chướng ngại việc vãng sinh. Người vãng sinh tâm phải thanh tịnh, các tổ sư vẫn thường nói “Tâm tịnh thì cõi Phật tịnh”, hay nói cách khác, tâm không thanh tịnh, thì bất luận người đó dụng công thế nào, ...
10/04/2013(Xem: 7456)
Ngày nay, tuy đời sống vật chất phong phú nhưng lại thiếu kém về mặt tinh thần, tâm linh trống rỗng, không nơi nương tựa. Trong khi thời xưa, đời sống tinh thần lại có phần sung túc hơn. Nguyên nhân do đâu? Và làm thế nào để cải thiện?
10/04/2013(Xem: 7125)
Tôn Giáo đã xuất hiện trên quả địa cầu nầy đã từ rất lâu; nhưng để trở thành văn bản của một Tôn Giáo, có lẽ không quá 3.000 năm lịch sử. Vì trước đó, đa phần loài người trên quả địa cầu nầy chưa có chữ viết. Nếu có, chỉ là những lời nói trao đổi giữa người và người; chứ chưa biến thể thành chữ viết theo mẫu tự La Tinh hay các bộ chữ của Trung Quốc hoặc Ấn Độ.
10/04/2013(Xem: 6240)
Để bày tỏ lòng thương chân thật đối với mọi người, chúng ta phải xoá bỏ sự thiên vị trong thái độ của chúng ta đối với họ. Ý nghĩ bình thường của chúng ta đối với kẻ khác luôn bị khống chế ảnh hưởng bởi những cảm xúc phân biệt và dao động. Chúng ta có cảm giác gần gũi với người chúng ta thương. Đối với những người lạ hay không quen chúng ta cảm thấy xa cách. Và đối với những kẻ chúng ta thù ghét, không thân thiện hay cách biệt, chúng ta cảm thấy ác cảm hay khinh miệt.
10/04/2013(Xem: 5170)
Muốn sống một cuộc sống đạo đức, trước tiên chúng ta nên nghĩ đến nhu cầu của người khác nhằm đáp ứng hạnh phúc của họ, có nhiều liên quan đến xã hội ngày nay. Nếu chúng ta tu sửa nội tâm, tự loại bỏ các ý nghĩ và tình cảm tiêu cực để xây dựng, chúng ta có thể thay đổi toàn thế giới.
10/04/2013(Xem: 5902)
Pháp giới bao la vô biên vô tận không thể nghĩ bàn, nhưng trong tất cả, pháp giới chỉ là cội nguồn tánh thể chân như; tánh đó hiện lên vô vàn hiện tượng, hóa thành vô số màu sắc, dệt thành hằng hà sa số thế giới không thể nghĩ bàn. Cũng vậy tính thể thanh tịnh, tính chất Thánh nhân chỉ là một, nhưng phương tiện nhân duyên hiển hiện lại mang đủ hình tướng hoạt động của hết thảy hình ảnh phàm nhân.
10/04/2013(Xem: 16743)
Phật Giáo là gì ? Nguyên tác Anh Ngữ: Venerable Ajahn Brahmavamso Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng do Tường Dinh diễn đọc Lời ngỏ: Hơn 2500 năm qua, tôn giáo mà ngày nay người ta gọi là Phật Giáo từng là nguồn cảm hứng chính yếu cho nhiều nền văn minh thành công, cội nguồn của những thành tựu văn hóa vĩ đại, và là một sự hướng dẫn lâu dài đầy ý nghĩa cho đời sống tâm linh của hàng triệu người. Ngày nay, có hơn sáu trăm triệu người trên thế giới đang sống và tu tập theo giáo lý của Đức Phật. Vậy Đức Phật là ai và giáo lý của Ngài dạy những gì ?
10/04/2013(Xem: 4444)
Ai đã từng đi trong mưa, gió bão bùng mới thấy được giá trị thực sự của túp lều nhỏ ven đường. Đối với biển cả Phật pháp mênh mông vi diệu, bốn năm học ngắn ngủi chưa phải là sự thành tựu thoả mãn của một thế hệ trẻ đang khát khao chuyển mình.
10/04/2013(Xem: 6667)
Năm nay là năm Thìn, mà Thìn nằm ở Can Nhâm, nên đối với những trang nam tử có tuổi Thìn lại thi cử đỗ đạt hay lập nên công danh sự nghiệp trong năm nầy; thì quả là điều tuyệt diệu biết bao nhiêu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567