Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 2: Cuộc hành trình về Dharamsala

18/03/201114:53(Xem: 2802)
Phần 2: Cuộc hành trình về Dharamsala

NHẬT KÝ DHARAMSALA
Tác giả: Không Quán

Phần 2: Cuộc hành trình về Dharamsala

4. Ngày 15 tháng 2, 2008

Hai ngày đã qua đi tại tu viện Sera Mey. Sáng nay tôi tọa thiền và hành trì trong sự an bình nhẹ nhàng. Niềm an vui trong đời sống tu viện và nếp sống xa mọi thị phi trong hai ngày vừa qua đã mang lại cho tôi một sự an ổn rất tĩnh lặng của tâm. Thực là một điều kỳ diệu khi tâm cảm thấy an ổn và được che chở, khi trong lòng thấy rõ những pháp môn và sự hộ trì không đứt đoạn mà chư tổ và chư bổn sư trong dòng truyền thừa ban cho mình, liên tục từ thời Phật Thích ca đản sanh cho đến bây giờ. Vì mình nằm trong dòng liên tục đó, nên tâm rất an bình và sung sướng trong sự hành trì mỗi ngày. Sự quán tưởng sùng kính không thể thiếu sót vào bốn lễ quán đảnh của đức Bổn Sư Kim Cang Trì, đức Phật Bổn sơ của dòng Kim Cang thừa làm cho buổi thiền quán trở thành niềm thích thú say mê vì thấy rõ ràng là ngài ban cho mình một sự hộ trì không gián đoạn…

Hôm nay, tôi tham dự với phái đoàn đi thăm tu viện Zongkar Choede, là một tu viện nhỏ gần Sera Mey, và cũng nhân cơ hội đi thăm Hạ Mật Viện (Gyumed).[18]Năm 2002, tôi đã có dịp đi thăm Zongkar Choede và tham quan những pháp khí cổ của chùa như là tượng Phật thiên thủ thiên nhãn, tượng Phật Tara biết nói, tượng Phật Tara đứng, các dấu chân của đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ năm... Những pháp khí này đều được giữ gìn kỹ lưỡng và chỉ mở ra cho các phái đoàn hành hương đến tham bái.

Chuyến đi cũng khá dài. Trên đường đi, tôi nhắm mắt thiền quán. Các vị phụ nữ trong phái đoàn trêu ghẹo tôi, hỏi là sao anh ngủ hoài thế. Tôi cười nói rằng tôi không ngủ, và có nghe biết quý vị, nhưng tôi thường đi vào trong một tình trạng định trong sự chú tâm, lúc đó tâm rất là an bình sung sướng, trong lòng thấy rất là an lạc. Những lúc nhắm mắt như thế, tôi như đi vào một vùng sâu thẳm của của tiềm thức và rất an bình sung sướng. Tôi có thể ở trong trạng thái an lạc của thiền định đó rất lâu. Tuy không chú tâm vào chuyện quý vị nói hay vào những chuyện xung quanh mình nhưng tôi vẫn nghe và biết mọi sự.

Các vị đó lại càng trêu tôi, nói là thiền ngủ hả anh. Tôi cười nói: Ấy, quý vị cũng biết là một trong Sáu pháp du già của tổ Naropa là pháp môn Thùy Miên Du Già, bất cứ ai đã từng thọ lễ quán đảnh Tối thượng Du Già đều phải hành trì. Và để tôi kể lại hầu chuyện quý vị về chuyện của Tổ Tịch Thiên (Shantideva) như sau:

Lúc còn ở trong tu viện Nalanda, Tổ thường bị tăng chúng chê cười là suốt ngày chỉ ngủ, ăn và đi nhà cầu. Một hôm tăng chúng muốn mang Tổ ra làm trò cười và mong là sau đó, Tổ vì bị chê cười mà phải tự bỏ ra đi khỏi tu viện. Tăng chúng viện cớ mời Tổ lên tòa thuyết pháp. Tổ nhận lời, và không hề biết là họ đã xây một pháp tòa cao khổng lồ, nhưng không có bậc thang nào để cho Tổ bước lên. Hôm đó, họ mời một tăng đoàn đông đảo đến tham dự và định bụng sẽ làm một trận cười lớn. Khi Tổ đến nơi hội trường và thấy tình cảnh như vậy, Tổ đột nhiên vươn cánh tay, biến thành dài cho đến khi chạm vào tòa ngồi và biến tòa trở thành kích thước nhỏ lại bình thường. Tổ lên ngồi trên đó thuyết giảng và hỏi: Quý vị muốn nghe một bài giảng bình thường, trước đó đã từng nghe qua, hay là muốn nghe một bài giảng phi thường, trước đó chưa từng nghe bao giờ? Tăng chúng trả lời là muốn nghe bài giảng phi thường, mong rằng Tổ sẽ bị thất bại và phải xấu hổ mà bỏ tu viện ra đi.

Tổ bèn bắt đầu giảng về “Nhập Bồ Tát Hạnh” và khi tăng chúng nghe, họ đều ngạc nhiên cảm thấy bài giảng thật là kỳ diệu. Khi Tổ giảng đến chương Trí tuệ và đọc đến câu: “...những gì hiện hữu và không hiện hữu...” thì thân của Tổ bay lên lơ lửng trong không gian, trụ giữa đám mây, không còn thấy được. Tổ tiếp tục giảng chương 10 và chương cuối của “Nhập Bồ Tát Hạnh” trong trạng thái vô hình mà người thường không thể thấy được đó, chỉ có những vị có trình độ chứng ngộ cao mới có thể nghe được hai chương cuối và thấy được Tổ trong đám mây...

Tôi nói tiếp, quý vị cẩn thận nhé, nhiều khi thấy vậy mà không phải vậy, cho nên “thấy vậy mà không thấy vậy mới là thấy vậy” đó... Và mọi người đều cười vang!

Sau khi thăm tu viện Dzongkar Choede, được thầy viện trưởng của tu viện cho xem những pháp khí cổ xưa quý báu của chùa, mọi người ai cũng hoan hỷ và cúng dường thật nhiều. Chưa kể là còn được tu viện hậu đãi một bữa ăn trưa rất ngon.

Trên đường đi trở về tu viện Sera Mey, trong khi tôi đang nhắm mắt trì chú thì các chị đằng sau lại kêu réo và nói anh kể chuyện nghe nữa đi. Tôi nói kể chuyện gì bây giờ, thì một chị hỏi là tại sao anh không chịu đi hành hương với phái đoàn, anh có tướng khuôn mặt rất lạ, hai lông mày phượng thật dài và cong vút, ai nhìn anh cũng phải sợ tướng mặt Quan Công của anh, nếu chịu đi với phái đoàn thì đỡ lắm, vì kẻ gian trông thấy là sợ mà không dám đụng vào.

Tôi cười nói là, tôi cũng đã từng nghiên cứu về tướng học trước khi từ bỏ để theo đạo Phật, bây giờ quý vị muốn nói về tướng mạo, thì cho phép tôi hỏi là quý vị có bao giờ nghe tướng “thập trọc nhất thanh” và “thập thanh nhất trọc” chưa? Một chị trả lời, hình như là cái tướng trước tốt hơn cái tướng sau.

Tôi cười nói, đúng rồi, “thập trọc nhất thanh” là quý tướng, còn “thập thanh nhất trọc” là phá tướng. Mọi người hỏi tại sao vậy và tôi giải thích là vì “thập trọc nhất thanh” nghĩa là mười phần tướng xấu mà ở trong lại ẩn một quý tướng thì như đá ẩn ngọc quý, còn “thập thanh nhất trọc” là mười phần tướng tốt đẹp, lại phô bên trong một cái tướng rất xấu, cho nên gọi là phá tướng, vì chỉ một tướng xấu mà phá đi mất tất cả các tướng đẹp.

Và tôi kể chuyện là ngày xưa vua Càn Long thường hay trốn ra khỏi cung đình, cải trang để đi xem dân tình. Một hôm nhà vua cải trang thành dân thường đi ra ngoài thành, thấy một ông thầy bói ngồi xem tướng, mọi người bu lại đông đảo xin xem và khen hay. Vua cũng chen vào và chờ khi thầy bói rảnh một chút để hỏi là ông xem tướng tôi ra sao? Thầy tướng nhìn kỹ nhà vua xong nói rằng, tướng ông là tướng ăn mày. Nhà vua nghe xong phá lên cười ha hả và quay đi. Ông thầy tướng gọi giật lại và bảo, thưa ngài, tôi đã lầm, vì ban đầu xem tướng ngài thấy không có gì xuất sắc, nhưng khi ngài cười ha hả và quay đi thì tôi mới nhận ra, ngài có bộ hàm răng của rồng, long nha, cho nên đó là tướng “thập trọc nhất thanh”, và tướng của ngài là tướng làm vua.

Mọi người nghe xong thích thú lắm, nói anh kể nữa nghe đi và hãy coi tướng cho chị em chúng tôi. Tôi cười, nói đó là ngày xưa, tôi nghiên cứu tướng số, còn bây giờ theo đạo Phật, đâu còn coi tướng làm gì? Đức Phật đã dạy: Muốn biết đời trước ra sao thì hãy nhìn đời nay mình chịu quả gì, còn muốn biết đời sau ra sao, hãy nhìn mình đang tạo nhân gì đời nay. Vậy quý vị còn đòi coi làm chi?

Thấy mọi người ỉu xìu, tôi tội nghiệp bèn nói thêm, thôi vậy tôi đố quý vị: Tướng đàn bà kỵ nhất cái gì? Mọi người nhìn nhau, không ai trả lời được. Tôi mới thủng thẳng nói, nữ nhân kỵ nhất là tướng “tỵ tước, quyền cao, thanh thích nhĩ...”. Thấy mọi người ngơ ngác, tôi cười nói, “tỵ tước” nghĩa là mũi mỏng như sống dao, “quyền cao” nghĩa là lưỡng quyền nhô cao quá khổ, và “thanh thích nhĩ” nghĩa là tiếng nói cao the thé đâm vào lỗ tai. Đó là tướng đàn bà khắc chồng khắc con... đàn ông nào đụng vào thì tiêu cuộc đời. Mọi người nhao nhao hỏi, vậy chứ đi sửa mũi cho cao lên thì sao? Tôi trả lời là, mắt mũi gò má miệng và các đường rãnh trên mặt như là sông núi, nguồn mạch, tất cả phải hoà hợp và thông suốt, nếu sửa và cắt đi thì chưa kể hình dạng bị thay đổi, phá các hòa hợp tự nhiên mà còn làm cho các nguồn mạch đó bị tắc nghẽn, và theo tướng số thì như vậy là phá tướng, ngay cả các sẹo khi bị thương tích cũng phá tướng của mình. Nói đến đây, tôi cũng phải nhắc nhở là thôi, các thầy thắc mắc mình làm gì mà ồn ào quá kìa!

(Trên xe buýt, vị trí của tôi là ngồi ở hàng ghế thứ hai, bên trong, cạnh cửa sổ. Còn Geshe Norbu thì ngồi ghế ngoài để dễ điều khiển phái đoàn. Do đó mà khi các vị phụ nữ ngồi sau hỏi gì, tôi phải hơi nhổm lên để trả lời. Các thầy thấy chúng tôi ồn ào, nên cũng nhìn chúng tôi như là hỏi, chuyện gì mà vui vẻ thế kia.)

Lúc đó, xe buýt đã gần về đến chùa và sau đó thì chúng tôi thủng thẳng chia tay nhau, đi về phòng. Hai vị Geshe dặn dò mọi người là người trong phái đoàn là phải tập hợp lúc 9 giờ đêm để lên đường đi hành hương theo chương trình. Ngay đêm đó, phái đoàn sẽ đi về Bangalore để hôm sau đi Kalkutta. Còn tôi thì không còn đi chung với phái đoàn nữa, và sáng sớm hôm sau, ngày 16 tháng 2 cũng sẽ rời Sera Mey để theo thầy viện trưởng đi Bangalore, và từ đó lấy vé xe lửa để đi về New Delhi và sau đó đi về Dharamsala.

Tôi về phòng nghỉ ngơi sau một ngày thăm viếng, đi bộ mệt mỏi và sau đó thiền quán như thường lệ trước khi vào giấc ngủ êm đềm trong bầu không khí an lành của tự viện.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/10/2015(Xem: 4911)
Những quốc gia sạch nhất thế giới Theo Business Insider, Mỹ, Canada, Nhật Bản ​, Australia là những nước có bầu không khí trong lành nhất. Ở Đông Nam Á có một đại diện là Brunei.
25/09/2015(Xem: 3857)
Chùa Đá Vàng hay còn gọi là chùa Kyaiktiyo ở Myanmar khiến nhiều du khách lo lắng vì có vẻ sẽ rơi xuống bất cứ lúc nào. Các tín đồ đổ về đây cầu nguyện và dâng lá vàng thật.
25/09/2015(Xem: 4274)
Tôi rất trăn trở cho Phật giáo nước nhà của hiện tại và tương lai. Bao năm nay tôi luôn theo dõi và ủng hộ các trung tâm hoằng pháp lớn của Việt Nam mà nơi làm tốt nhất, lớn nhất, hiệu quả nhất, thay đổi tâm của nhiều người nhất có lẽ là chùa Hoằng Pháp TP HCM. Tôi vẫn nhớ mãi và sẽ chẳng bao giờ quên câu nói của mẹ tôi rằng “Ngay cả các con ở nhà cũng không chăm sóc mẹ tốt như các bạn đồng tu ở đây”. Mẹ tôi bảo “Từ nay, thay vì cho bố mẹ đi nước ngoài, các con cứ cho bố mẹ tham gia khóa tu thì tuyệt vời hơn”.
25/09/2015(Xem: 7568)
Với dân số ước tính khoảng 700.000, Bhutan là một trong những quốc gia cô lập nhất trên thế giới; những ảnh hưởng nước ngoài và ngành du lịch bị nhà nước quản lý để bảo tồn nền văn hoá Phật giáo Tây Tạng truyền thống. Đa số người Bhutan hoặc học tại trường Phật giáo Tây Tạng Drukpa Kagyu hoặc trường Nyingmapa. Ngôn ngữ chính thức là Dzongkha (dịch nghĩa "ngôn ngữ của dzong"). Bhutan thường được miêu tả là nền văn hóa Phật giáo Himalaya truyền thống duy nhất còn sót lại.
12/09/2015(Xem: 5182)
Chùa Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
31/08/2015(Xem: 5564)
Ngôi đại Già lam Phật địa “Niệm Phật tông Tam Bảo Sơn Vô Lượng Thọ Tự” tọa lạc tại 1136 Kamimikusa, Kato, Hyogo Prefecture 673-1472, Nhật Bản. Chùm ảnh một góc tuyệt đẹp của ngôi đại Già lam Niệm Phật tông Vô Lượng Thọ Tự, trân trọng kính mời quý đọc giả vòng quang thưởng lãm:
21/08/2015(Xem: 5748)
Chùa Đa Bảo an vị trên ngọn Núi Cô Tiên, thuộc khóm Đường Đệ, phường Vĩnh Hòa, phía Bắc thành phố Nha Trang, được xây dựng vào năm 1996, do Đại đức Thích Giác Mai trụ trì. Những năm trước đây, vùng núi này đìu hiu quạnh quẽ, đường xá đi lại vô cùng gian nan khăn khó, nên rất ít ai được biết đến một tịnh thất đơn sơ mộc mạc hiện hữu trên ngọn núi cao dốc đứng này..
09/08/2015(Xem: 3710)
Xứ Phật tình quê là tựa đề một tác phẩm gồm hai cuốn sách viết về xứ sở Ấn Độ, nơi quê hương của Đức Phật đã thị hiện tại Cõi Ta Bà này để chỉ dẫn chúng ta con đường thoát khổ.Thế tác giả là ai, có liên quan gì đến chuyến hành hương xứ Phật từ ngày mùng 6 đến 19 tháng 10 năm 2014 của tôi không? Cần gì phải hỏi, đó là hai vị đại đệ tử của Sư phụ tôi có cùng chung một cá tính là thích đốt ngón tay để cúng dường Chư Phật cho mỗi hạnh nguyện. Thoạt nghe tôi đã thất kinh hồn vía cứ tưởng là ẩn dụ trong kinh sách mà thôi, nhưng khi nhìn 3 ngón tay cụt lóng của Thầy Hạnh Nguyện và đến Bồ Đề Đạo Tràng nhìn tận mắt công trình xây dựng Trung Tâm Viên Giác ở đó, tôi mới thấy các lóng tay cúng dường Chư Phật của Thầy Hạnh Nguyện và Hạnh Tấn mới có một giá trị đặc biệt.
31/07/2015(Xem: 20002)
Hành Hương Âu Châu - Dự Lễ Tưởng Niệm Hòa Thượng Minh Tâm & Lễ Khánh Thành Chùa Khánh Anh, Paris, Pháp Quốc Khởi hành: 31/7/2015 Kết thúc: 19/08/2015 Tu Viện Quảng Đức & Công ty Du Lịch Triumph Tours (do Phật tử Tony Thạch làm giám đốc) sẽ tổ chức chuyến tham quan 10 quốc gia thuộc miền Tây Âu Châu, bao gồm: 1. Hà Lan; 2. Đức; 3. Ý; 4.Vatican; 5. Áo; 6. Thụy Sỹ; 7. Luxemburg; 8. Bỉ; 9. Anh; 10. Pháp. Mục đích chính của chuyến đi này là dự lễ Đại Tường Tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Minh Tâm (1948-2013) và Dự Lễ Khánh Thành Chùa Khánh Anh, Paris, Pháp Quốc, ngôi chùa VN lớn nhất ở Âu Châu hiện nay, cũng do HT Minh Tâm khai sơn & xây dựng trong 20 năm qua. Đây là một Phật sự quan trọng mà các chùa VN trên toàn thế giới sẽ cùng về tham dự và cầu nguyện. Nhân dịp này TV Quảng Đức sẽ hướng dẫn Phật tử đến tham dự và tham quan các quốc gia lân cận Pháp Quốc.
03/07/2015(Xem: 4595)
Năm 2011, nhân kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo, một Đại Hội Phật Giáo Thế Giới được long trọng tổ chức tại New Delhi, Thủ Đô nước Ấn Độ. Đại Hội quy tụ 3.000 đại biểu đến từ các nước Á, Âu, Mỹ, Úc. Tôi cũng được hân hạnh tham dự Đại Hội trong phái đoàn Úc 36 người, gồm có 2 vị Tăng, 8 vị Ni và 26 Phật tử do Hòa Thượng Thích Quảng Ba, Viện Chủ Tu Viện Vạn Hạnh ở Canberra tổ chức và hướng dẫn. Đoàn hành hương sau khi dự Đại Hội Phật Giáo Thế Giới đã đi viếng các Phật tích quan trọng ở Ấn Độ, Népal và Bhutan. Chuyến hành hương kéo dài 22 ngày. Nay tôi xin kể lại tóm tắt cho bà con, thân hữu nghe chơi cho vui về những Phật tích mà Đoàn chúng tôi đã đến viếng, dẫu biết rằng từ trước tới nay đã có rất nhiều sách báo tường thuật những cuộc hành hương trên đất nước Ấn Độ huyền bí với đầy đủ chi tiết và nhiều sử liệu quý báu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567