Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người Nghèo Nhất Cúng Dường Đức Thế Tôn

11/08/201107:11(Xem: 2520)
Người Nghèo Nhất Cúng Dường Đức Thế Tôn
phathichca_tangvaphatthu1
NGƯỜI NGHÈO NHẤT CÚNG DƯỜNG ĐỨC THẾ TÔN

Diệu Tịnh

Mùa hạ năm nay, cũng như những năm trước, đoàn Phật tử chúng tôi lại có đủ phước duyên cúng dường “Bánh Hoan Hỷ” đến chư tôn thiền đức Tăng Ni tại một số trường hạ, trong đó có trường hạ Thiền viện Viên Chiếu. Xin được nhắc lại rằng tên của món bánh cuốn này do Ni sư Như Đức, trụ trì thiền viện đặt cho, vì Ni sư nhận thấy sự rất hoan hỷ của đoàn chúng tôi từ trong tâm thể hiện ra ánh mắt và nụ cười thật tươi của cả đoàn khi tráng bánh cuốn cúng dường. Chúng tôi cũng thích cái tên dễ thương đó.

Và lần nào, ngoài những trái cây khi thì mít, thanh long, lúc chôm chôm, nhãn của vườn chùa, được Ni sư tặng cho từng người, đoàn chúng tôi còn được Ni sư giảng một bài pháp giá trị làm giàu thêm hành trang của chúng tôi, những hành giả sơ cơ đang tập sự học theo Phật, làm theo Phật.

Lần này, Ni sư kể cho chúng tôi nghe câu chuyện “Người nghèo nhất cúng dường Đức Thế Tôn”, thật là cảm động và hàm chứa nhiều ý nghĩa quan trọng cho sự thực hành pháp cúng dường của chúng tôi.

Một thuở nọ, ở một ngôi làng nhỏ, ông trưởng làng họp dân chúng lại để bàn việc cúng dường Đức Thế Tôn và 500 vị Tỳ kheo sẽ đi hóa duyên làng này. Tất cả mọi người trong làng được mời đến họp để bàn về chương trình cúng dường và sự phát tâm như thế nào đối với Đức Thế Tôn và 500 vị Tỳ kheo, chỉ trừ duy nhất một gia đình trong làng là hai vợ chồng rất nghèo không hề được mời đến họp. Cũng có người nhớ đến cặp vợ chồng nghèo này và thắc mắc tại sao họ vắng mặt. Ông trưởng làng mới trả lời rằng vì họ nghèo quá, nên chẳng có gì để cúng dường Đức Thế Tôn, thôi kệ họ! Vả lại, việc cúng dường Đức Thế Tôn và 500 vị Tỳ kheo đã được sắp xếp đầy đủ cho cả dân làng rồi, nếu vợ chồng nghèo này tham gia thì cũng chẳng còn vị Tỳ kheo nào để họ dâng cúng. Mọi người nghe vậy, bèn cho đó là lý do chánh đáng để loại bỏ cặp vợ chồng nghèo này ra ngoài việc cúng dường.

Cặp vợ chồng nghèo rất buồn tủi khi bị làng không cho tham dự cúng dường. Tuy buồn, nhưng họ không nản lòng, quyết chí tìm mọi cách để có tiền mua thực phẩm cúng dường Đức Thế Tôn. Họ mới tìm đến một nhà trưởng giả xin làm thuê mướn một thời gian với điều kiện trả bao nhiêu cũng được, nhưng cho họ lấy tiền công trước. Người chồng thì làm việc nặng nhọc, người vợ thì quét dọn vườn tược, nhà cửa, giặt giũ, nấu ăn, v.v… Cặp vợ chồng này siêng năng làm bất kể ngày đêm để người chủ thương tình mà cho họ được một số tiền đủ mua thực phẩm cúng dường Đức Thế Tôn. Ông trưởng giả nhận thấy tấm lòng thành tuyệt đối của cặp vợ chồng nghèo này, nên cũng cảm động mà nhận cho họ làm công.

Một hôm, khi dân làng đến trình với Đức Thế Tôn về việc chuẩn bị cúng dường thực phẩm đến Ngài và chư vị Tỳ kheo, Đức Thế Tôn mới nói rằng Ngài sẽ đích thân đến nhà vợ chồng nghèo để họ cúng dường thức ăn. Và Ngài sẽ cho 501 vị Tỳ kheo tùy tùng với Ngài, thay vì 500 vị Tỳ kheo, để giải quyết cho đủ “túc số” chư Tăng cho dân làng cúng dường. Vì vậy, không cần phải thắc mắc là có thêm hai vợ chồng nghèo này thì sẽ thiếu mất một Tỳ kheo để họ cúng dường. Và chính Đức Phật là người thọ lãnh thực phẩm cúng dường của cặp vợ chồng nghèo.

Lời dạy của Đức Thế Tôn khiến cho cả làng xôn xao chấn động, không thể nào tin nổi là cặp vợ chồng nghèo nhất làng lại được dâng cúng thức ăn lên Đức Thế Tôn. Tin nóng hổi này nhanh chóng lan truyền đến tai vua Ba Tư Nặc. Nhà vua liền cho sứ giả đến điều đình với cặp vợ chồng nghèo rằng nhà vua sẽ ban cho họ nhiều vàng bạc châu báu để họ nhường lại “đặc quyền” cúng dường Đức Thế Tôn cho vua. Vợ chồng họ liền trả lời dứt khoát rằng dù vua có đem đổi cả giang sơn, thì họ cũng không bằng lòng, vì được cúng dường Đức Thế Tôn là phước duyên ngàn năm một thuở, dễ gì có được. Tuy họ nghèo thật, nhưng họ không màng đến những của quý mà nhà vua muốn đánh đổi lấy phước báu vô lượng của họ sẽ có được trong nay mai. Vua Ba Tư Nặc rất tức giận, nhưng cũng đành chịu thua. Nhà vua liền nghĩ ra một kế sách là sẽ mang xa giá chở vô số cao lương mỹ vị đến kế bên túp lều của vợ chồng nghèo nọ, để khi nào họ dâng cúng Đức Thế Tôn những món ăn dở ẹt của hạng cùng đinh, thì nhà vua sẽ cho quân lính đổi thức ăn của vua.

Ngoài ra, tin đồn vợ chồng nghèo được cúng dường thức ăn lên Đức Thế Tôn còn bay đến tai của Trời Đế Thích. Vua Trời cũng rất sững sờ kinh ngạc. Ông liền nghĩ ra một thần kế là đến ngày đó, sẽ dùng thần thông đánh tráo thức ăn để Đức Thế Tôn sẽ dùng thực phẩm của ông, chứ làm sao mà thức ăn của người hạ tiện nhất trong loài người lại để cho Đức Thế Tôn dùng chứ!

Tất nhiên là Đức Thế Tôn đọc được tâm niệm của cả dân làng. Ngài cũng biết rõ mưu kế của vua Ba Tư Nặc và thần kế của vua Trời Đế Thích, mà Ngài vẫn điềm tĩnh, chẳng hề nói gì cả. Nhưng điều gì tốt nhất cho việc khất thực để giáo hóa độ sanh của Đức Thế Tôn và 501 vị Tỳ kheo đã đến một cách nhẹ nhàng, ngoài sự mưu tính của vua Ba Tư Nặc và vua Thiên Đế Thích.

Vào sáng sớm, Đức Thế Tôn an nhiên đi đến túp lều rách của cặp vợ chồng nghèo nhất. Ngài ôn tồn nói với vua Thiên Đế Thích rằng “Thôi, Ta đã biết cả rồi, ông đừng hòng đánh tráo thức ăn của vợ chồng này, không thể được đâu”. Thiên Đế Thích nghe Phật nói giựt mình và ông bỗng nghe mùi hương thơm từ thực phẩm của vợ chồng nghèo dâng cúng tỏa ra. Một mùi hương thơm kỳ diệu mà vua Trời chưa từng ngửi thấy, thơm gấp vạn lần thức ăn của Đế Thích, khiến ông nổi da gà và dập tắt ngay cái ý định đánh tráo thức ăn. Thức ăn dâng cúng tỏa hương thơm cũng là hương thơm kỳ diệu của tấm lòng thành kính cúng dường của cặp vợ chồng nghèo đã được Đức Thế Tôn tiếp nhận. Đức Thế Tôn đã thành tựu viên mãn tự thọ dụng thân, nên đối với Ngài, sự thọ dụng thực phẩm trên cuộc đời này chỉ là một phương tiện để Ngài hóa độ chúng sanh mà thôi. Vì vậy, chúng ta thường nghe chư vị giảng sư dạy rằng Phật dụng lòng, không dụng tiền tài, phẩm vật. Cho nên, vua Trời Đế Thích phải dừng phép thuật đánh tráo thức ăn trước uy lực và tấm lòng từ bi của Đức Phật muốn cứu độ người hữu duyên. Vua Trời cũng phải nể phục tấm lòng thành kính cúng dường một cách tuyệt vời như vậy của cặp vợ chồng nghèo ấy, huống chi là vua phàm Ba Tư Nặc.

Cả đoàn chúng tôi rất vui khi Ni sư kết thúc câu chuyện và trong tôi bỗng tưởng tượng ra rằng biết đâu trong kiếp lai sanh nào đó, mình cũng được diễm phúc dâng cúng thức ăn lên Đức Thế Tôn! Ni sư động viên chúng tôi rằng sự thành tâm cúng dường “Bánh Hoan Hỷ” của đoàn trong mỗi mùa hạ đã gợi nhắc Ni sư nhớ đến câu chuyện trên.

Và Ni sư nhắc thêm rằng quý Phật tử nhớ “TU HÚ”. Tu hú không có nghĩa là tu sai, tu lơ mơ, tu trật. Theo Ni sư, “Hú” có nghĩa là rủ, là kêu gọi các bạn đồng tu cùng làm việc phước, cùng cúng dường, cùng đi bố thí, chứ đừng ích kỷ làm một mình để hưởng phước một mình. Ni sư nhắc nhở nếu ta bố thí một mình thì ta được quả báo giàu có, nhưng cô độc, không có quyến thuộc. Nếu ta bố thí, hay cúng dường, mà biết rủ các bạn cùng làm những việc phước, thì ta sẽ hưởng quả báo vừa giàu, vừa có quyến thuộc. Giàu mà thui thủi một mình thì buồn lắm, phải không các bạn. Giàu mà có nhiều bạn bè cùng sum vầy tu học chung, cùng nhắc nhở nhau, chỉ bảo cho nhau điều hay lẽ phải, chắc chắn là vui biết chừng nào!

Các pháp lữ quý mến, ghi nhớ và hoan hỷ với bài pháp được Ni sư ban tặng, chúng tôi xin chia sẻ cùng các bạn. Trên bước đường tập sự tu học, chúng ta cùng tinh tấn cúng dường với tất cả tấm lòng thành nhé. Cùng rủ nhau bố thí, cúng dường, học Phật, nghe pháp, làm những việc hướng thiện cho cuộc đời này nở hương thơm từ bi và trí tuệ, để kết thành quyến thuộc Bồ đề nhé. Và đó là hành trang tốt đẹp nhất cho con đường đi đến cảnh giới an lạc nào đó, tùy theo sở nguyện của mỗi hành giả sau khi xả bỏ thân tứ đại này, phải không các pháp lữ thân thương ơi.
 
Nguồn: Nguyệt san Giác Ngộ Số Vu Lan 185 / Tuyển Tập Vu Lan TVHS

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2013(Xem: 10223)
Thứ bẩy vừa qua, 15 tháng ba năm 2008, Chư Tăng Ni và Phật tử chùa Phật Tổ, tỉnh Long Beach miền Nam California đã được hưởng một ngày mưa pháp. Đó là chặng dừng chân trong lịch trình hoằng hóa năm 2008 tại Canada và Hoa Kỳ của TT Phương trượng chùa Viên Giác Đức quốc và phái đoàn từ Âu châu, Úc châu và Mỹ châu. Năm nay, phái đoàn có sự tham gia của: TT Thích Như Điển, HT Thích Kiến Tánh, TT Thích Đổng Văn, ĐĐ Thích Giác Trí, Sư chú Hạnh Bổn (Đức quốc); TT Thích Thái Siêu, TT Thích Minh Dung, TT Thích Hạnh Tuấn, ĐĐ Thích Hạnh Đức, ĐĐ Thích Thánh Trí (USA); ĐĐ Thích Nguyên Tạng (Úc châu) và ĐĐ Thích Viên Giác (Na Uy).
27/03/2013(Xem: 17229)
Bộ Luận Đại Trí Độ do Ngài Bồ Tát Long Thọ tạo tác, nhằm tuyên bày giáo nghĩa thậm thâm vi diệu của Pháp Đại Thừa Bát Nhã Ba La Mật. Bộ Luận Đại Trí Độ này được Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập phiên dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán. Trong thời gian phiên dịch, Ngài đã nhóm họp 500 vị Thiện hữu tri thức, cấm túc tại Tiêu Diêu Viên Đường ở Lâm Giang, nghiên cứu huyền chương, khảo chánh và lược dịch từ 1000 quyển, cô đọng thành 100 quyển. Bộ Luận Đại Trí Độ tiếng Việt gồm 5 tập, mỗi tập 20 quyển là bản dịch từ chũ Hán của Sư Bà Thích Nữ Diệu Không. Sau gần 5 năm làm việc liên tục mới phiên dịch hoàn tất từ Hán Văn ra Việt Văn với sự trợ giúp nhuận bút và biên tập của Pháp Sư Thích Thiện Trí (Giáo Sư của Giảng Sư Cao cấp PGVN & Học viện PGVN) và Cư Sĩ Tâm Viên Lê Văn Lâm.
20/10/2012(Xem: 3875)
Vào thời Đức Phật còn tại thế, Tăng đoàn dưới sự hướng dẫn của Ngài, sau nhiều tháng mùa nắng đi HOÁ DUYÊN khắp nơi, đến 3 tháng mùa mưa ( mùa hạ )ở Ấn Độ, Đức Phật quy tụ tăng đoàn lại một trụ xứ để THÚC LIỄM THÂN TÂM , TRAO DỒI GIỚI ĐỊNH TUỆ gọi là AN CƯ KIẾT HẠ, . Vừa thể hiện lòng Từ Bi, vì sợ mùa mưa là mùa côn trùng sanh sôi nẩy nở, nếu Tăng đoàn đi ra ở ngoài nhiều sẽ giẫm đạp lên gây tổn mạng chúng, vừa thực hiện tinh thần Trí Tuệ vì có thời gian vân tập lại với nhau, để quán chiếu lại tự thân,
13/08/2012(Xem: 5048)
Mùa An cư ba tháng, một tháng đã trôi qua rồi, quý vị tự kiểm điểm lại xem đã làm được gì và hai tháng còn lại sẽ làm gì. Một năm Phật dành chín tháng để chúng ta đi giáo hóa, ba tháng an cư tĩnh tâm để trưởng dưỡng đạo tâm, tăng cường đạo lực; vì chín tháng đi giáo hóa, tiếp cận với xã hội có nhiều điều phức tạp làm đạo tâm chúng ta bị sa sút. Thật vậy, khi đi giáo hóa gặp việc này việc khác, gặp người tin Phật, cũng gặp người chống phá Phật, khiến chúng ta phải đối phó, làm tâm Bồ-đề chúng ta bị suy yếu. Vì vậy chúng ta cần nuôi lại tâm Bồ-đề cho vững. Trong ba tháng an cư, chúng ta ngồi yên coi chín tháng mình đã làm gì, ở đâu, tiếp xúc với ai và cách đối phó của chúng ta có thích hợp với đạo hay không. Thích hợp với đạo là giữ được tâm thanh tịnh, còn không thích hợp với đạo thì phiền não sanh khởi, kiểm điểm lại thấy điều nào còn kém, phải sửa đổi.
23/07/2012(Xem: 5528)
Mùa An Cư Kiết Hạ năm nay được tổ chức tại Chùa Bát Nhã - Văn Phòng Của GHPGVNTNHK, Hòa Thượng Thích Nguyên Trí phát tâm bảo trợ. Cũng như những năm trước, đông đảo Chư Tôn Đức Tăng Ni vân tập về trường hạ An Cư tạo thành quang cảnh nhộn nhịp như đàn chim khắp bốn phương bay về tổ ấm. Người mang xách, kẻ kéo vali quay quần bên nhau thăm hỏi, vui mừng như ngày hội. Từ Ôn Thiền Chủ, Ban Chức Sự trường hạ cho đến quí Thầy Cô, Sa Di khu ô đuổi quạ, đều hiện rõ nét mặt vui tươi, hân hoan, chào đón bằng ánh mắt niềm nở, nụ cười tự nhiên, thanh thản. Nhiều chiếc xe đổ người trước cổng tam quan, ai cũng nhìn thấy câu biển ngữ nền vàng chữ đỏ...
03/07/2012(Xem: 2639)
Mùa Hạ là mùa Chư Tăng Ni câu hội nơi một Đạo Tràng an cư, hạn chế ngoại duyên, thúc liễm tu tập. Thời gian này, Chư Tăng Ni khắp nơi trên thế giới đang an cư ở những trú xứ thích hợp. Đây là lần đầu tiên tôi đến tham dự Trường Hạ Bát Nhã do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Hoa Kỳ tổ chức với sự hiện diện của Hội Đồng Giáo Phẩm và Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội cùng với 201 Tăng Ni trên khắp đất nước Hoa Kỳ, Canada và Việt Nam đồng về an cư.
24/06/2012(Xem: 9479)
Quay về nương tựa thắng duyên, Vào trong cửa Tịnh, lìa miền trần ô. Hòa trong thời khóa: “nam mô”, Vơi niềm tục lụy, chồi Bồ Đề sanh. Thích Minh Tuệ
23/06/2012(Xem: 6854)
Khóa An Cư Kiết Hạ Tại Chùa Bát Nhã Do GHPGVNTNHK Tổ Chức Từ 19-30/6/2012
19/06/2012(Xem: 4187)
Một thời, Thế Tôn trú ở Icchànangala, tại khóm rừng ở Icchànangala. Tại đấy, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo: Ta muốn sống độc cư Thiền tịnh trong ba tháng, không tiếp một ai, trừ một người đem đồ ăn lại. Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
19/06/2012(Xem: 5586)
Không như các tôn giáo khác có thể có những cấm điều hay định chế được thiết lập sẵn dựa theo chủ quan của vị giáo chủ, mọi định chế của Phật giáo đều xuất hiện sau khi Tăng đoàn đã được thành lập.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567