Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Gặp tác giả bức ảnh Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu

10/04/201317:09(Xem: 5451)
Gặp tác giả bức ảnh Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu

labode_2

Gặp tác giả bức ảnh Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu

Uy Linh - Uyên Viễn

Nguồn: Uy Linh - Uyên Viễn

33 năm trước, ngày 11-6-1963, Bồ tát Thích Quảng Đức đã tự thiêu, phản đối sự kỳ thị và đàn áp tôn giáo của Chính phủ Ngô Đình Diệm. Hình ảnh sáng ngời bất khuất đó đã được kịp ghi lại qua ống kính của một nhà nhiếp ảnh Việt Nam nổi tiếng, nhắc nhở một thời kỳ lịch sử của phong trào Tăng Ni Phật tử đấu tranh chống lại chế độ này. Trong một chiều tháng 5, chúng tôi đã đến thăm tác giả của bức ảnh - thầy Nguyễn Văn Thông, nghệ sĩ nhiếp ảnh, giảng viên Hội Nhiếp ảnh TPHCM...

Đã quá tuổi "thất thập cổ lai hi", mái tóc đã bạc nhưng trông thầy Nguyễn Văn Thông (NVT) vẫn còn khỏe mạnh, hồng hào. Nhiều thế hệ học trò đã đến rồi đi và hiện nay, thầy vẫn còn thường lên lớp, truyền cái đẹp của nghệ thuật nhiếp ảnh đến mọi người. Nhà của thầy nằm trong một con hẻm trên đường Cư xá Đô Thành. Tại phòng khách, mặc dù không hiểu biết gì nhiều, nhưng chúng tôi thực sự thích thú với các tác phẩm ảnh nghệ thuật được treo trên tường. Nắng đã tắt. Trong căn phòng ấm cúng ấy, thầy như nhớ lại những gì đã chứng kiến, nhớ về bức ảnh đã thực hiện...

Năm 1963, phong trào đấu tranh của Tăng Ni Phật tử chống chính sách phân biệt đối xử tôn giáo hầu như đã lên đến cao trào. Vào mùa Phật Đản năm ấy, ông Diệm lại có chỉ thị cấm treo cờ Phật giáo. Sự đàn áp và bắt bớ Tăng Ni Phật tử diễn ra liên tục từ Huế vào đến Sài Gòn càng làm cho làn sóng biểu tình phản đối dấy lên mạnh mẽ hơn bao giờ. Thầy NVT kể : lúc đó, tôi là nhà nhiếp ảnh nhưng cũng là một phóng viên tự do hay gởi ảnh thời sự cho Ảnh Xã (một cơ quan nghề nghiệp lúc bấy giờ, chuyên cung cấp ảnh cho báo chí). Do một vài nguồn tin, tôi được biết sẽ có một cuộc biểu tình lớn của Tăng Ni Phật tử sắp tới. Và, ... ngày 11-6 ấy đã đến. Từ tổ đình Phật Bửu Tự (đường Cao Thắng - Sài Gòn), hơn 300 Tăng Ni Phật tử đã biểu tình đi dài đến ngã tư Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt (nay là Nguyễn Đình Chiểu - Cách Mạng Tháng 8). Tại đây Bồ tát Thích Quảng Đức (TQĐ) đã tự thiêu. Sau khi làm lễ 4 hướng Đông Tây Nam Bắc, Ngài ngồi kiết già, tay bắt ấn Cam Lộ, quay mặt về hướng Tây. Ngài tự đổ xăng lên khắp người và mồi lửa được bật lên.... Các Tăng Ni phong tỏa các ngả đường, cả xe cứu hỏa cũng không vào được. Ngọn lửa cứ bốc cao dần.... Chen chân trong các vòng rào Tăng Ni, tôi cùng một vài người, trong đó có cả phóng viên nước ngoài, đã thực hiện bức ảnh....

botat5

Bức ảnh lịch sử

Dừng lại giây lâu, thầy bồi hồi nói tiếp : lúc đó tay bấm máy nhưng trong lòng tôi có một sự xúc động. Tôi thực sự thấy kính phục. Đó là hành động của một chiến sĩ - một "chiến sĩ" Phật giáo vô úy đấu tranh vì sự hòa bình cho nhân loại.

Lục trong các tập album ảnh, thầy NVT tặng chúng tôi bức ảnh Bồ tát TQĐ tự thiêu. Không phải con mắt nhà nghề, nhưng chúng tôi cảm nhận bức ảnh thật "sống", như đã được thổi cái hồn vào đó. Mặc dù vậy, thời gian đó, ảnh không được đưa ra để tránh sự khó dễ của chính quyền. Năm 1964, sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm đã bị lật đổ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất tổ chức một cuộc triển lãm ảnh về phong trào đấu tranh của Tăng Ni Phật tử năm xưa. Thầy NVT đã tặng bức an3h này và đó là lần đầu tiên nó được phổ biến rộng rãi. Đối với thế giới, cũng bức ảnh Bồ tát TQĐ tự thiêu, chụp từ góc độ khác, đã được Peter Brown - người Mỹ - phóng viên hãng thông tấn UPI đưa ra ngay trong năm 63 và đã đoạt giải nhất ảnh báo chí thế giới. Riêng tại Việt Nam, bức ảnh được biết đến với tác giả Nguyễn Văn Thông. Lịch sử đi qua nhưng còn đọng lại nỗi ray rứt âm i, bức ảnh đưa ra đã gây xúc động và quan tâm của hầu hết mọi người đến dự cuộc triển lãm năm đó.

72 tuổi và có hơn 40 năm cầm máy, năm 1951 thầy là một trong những người thành lập Hội nhiếp ảnh Việt Nam. Ngoài những ảnh thời sự báo chí, thầy có khả nhiều những tác phẩm ảnh nghệ thuật đã đoạt các giải thưởng lớn nhỏ trong và ngoài nước. Tuy nhiên, có hai tác phẩm thầy đặc biệt yêu thích nhất. Đó là tác phẩm "Ra khơi" diễn tả một con thuyền chòng chành trong sóng dữ, bầu trời mây vần vũ, và những ngư dân đang chống chỏi điều khiển con thuyền. Tác phẩm đã đoạt giải danh dự trong nước năm 1958 và nhiều giải tiếp theo tại một số nước trên thế giới. Bức ảnh thứ hai mà ông thích chúnh là ảnh Bồ tát TQĐ tự thiêu. Bức ảnh này đã được các giải thưởng cao tại Phần Lan và New Zealand năm 66-67. Năm 1988, trong cuộ thi ảnh "Chân dung thời đại" tại TPHCM, Ban tổ chức đã đề nghị đưa bức ảnh này ra chưng bàu. Năm 1995, một phóng viên nước ngoài đến Việt Nam cũng quan tâm đến bức ảnh, đã gặp gỡ tác giả để được hiểu rõ thêm....

Có thể nói, không chỉ là những giá trị về mặt nghệ thuật, mà hơn thế, bức ảnh đã mang lại một ý nghĩa nhất định về một giai đoạn không thể quên được trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Hơn 30 năm rồi, vẫn như chợt hiện về một nhà Sư trong lửa đỏ, ngồi kiết già, trầm mặc với lời đại nguyện : "Phật giáo Việt nam được trường tồn, đất nước được thanh bình và chúng sanh an lạc"..../.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/06/2013(Xem: 4507)
Tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam được sinh ra và lớn lên trong lòng lịch sử của Dân tộc và Phật Gíao Việt Nam, vì vậy Tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam cũng nổi trôi theo giòng sinh mệnh của Dân tộc và Phật giáo Việt nam.
27/06/2013(Xem: 4427)
Trước hết tôi xin cám ơn Tiến sĩ Huỳnh Tấn Lê và Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ đã cho tôi một cơ hội thuận tiện để có đôi lời trình bày trước một cử tọa gồm những nhân sĩ trí thức Phật giáo đã từng có một quá khứ tu tập, nghiên cứu, . . .
25/06/2013(Xem: 3839)
Đại lễ Tưởng Niệm 50 năm pháp nạn (1963-2013) Bồ Tát Thích Quảng Đức và Tăng Tín Đồ vị pháp vong thân ngày 23/6/2013 tại TP Santa Ana, Hoa Kỳ.
22/06/2013(Xem: 7221)
Đã tròn nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu. Thời gian đủ để chúng ta bình tâm nhìn lại sự kiện lịch sử nầy để rút ra bài học cho những bước tiến tương lai của dân tộc và cho chính mỗi con người nhỏ bé chúng ta trong cõi ta bà mê muội nầy.
17/06/2013(Xem: 10465)
1963-2013! Năm mươi năm đã trôi qua. Nửa thế kỷ là thời gian đủ dài để chúng ta có thể an nhiên nhìn lại quá khứ hầu rút ra được những bài học cho tương lai. Đối với Phật tử thì đó là một bài học về đạo lực vận dụng giữa trí tuệ và từ bi, giữa hạnh nhẫn nhục và lực đại hùng một cách hài hòa và vì lợi lạc của chúng sinh. Còn đối với tương lai dân tộc ta thì Pháp nạn Phật giáo năm 1963 đã cống hiến cho chúng ta một bài học lớn về niềm khao khát và lòng tôn trọng một cuộc sống cộng sinh trong một môi trường hòa bình, an lạc.
12/06/2013(Xem: 8412)
Ngày 11/6/1963, Hòa thượng Thích Quảng Đức thể hiện sự phản đối đầy bi phẫn bằng việc tẩm xăng tự thiêu ngay giữa một giao lộ đông đúc ở Sài Gòn.
09/06/2013(Xem: 3926)
Tài liệu Tưởng niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức và Chư Thánh Tử Đạo của nhiều tác giả... Source: phatgiaoucchau.com
06/06/2013(Xem: 5958)
Pháp nạn năm 1963 mở đầu cho một sự tham dự trực tiếp của Phật giáo vào tình hình của thời cuộc gây nên do chiến tranh và sự lợi dụng chiến tranh để nắm giữ quyền hành của dư đảng ông Diệm. Lần đầu tiên, tên gọi "Phật giáo dấn thân" xuất hiện trên báo chí. Phật giáo làm chính trị chăng?
05/06/2013(Xem: 5236)
“Thời gian đó tôi là phóng viên nhiếp ảnh của chính quyền Sài Gòn nên tôi có những điều kiện đi lại, tác nghiệp trong thời kì đấu tranh của Phật giáo lúc ấy. Tôi là người phụ trách trong khu vực Quận 3 nên tôi luôn theo dõi 24/24 những diễn biến của các chùa ở đây. Trước ngày đó chúng tôi được tin bên Giáo hội sẽ có cuộc mít tinh đi ra Hạ Viện (tức là bây giờ nó là Nhà hát Thành phố) Tăng Ni sẽ mit tinh, mổ bụng để phản đối kì thị tôn giáo. Đồng thời đến 11/6 (tức 20/4/1963) chúng tôi bắt đầu đi công tác và thấy các Tăng Ni tập trung ở đường Cao Thắng, trước Phật Bửu tự, bên cạnh Tam Tông miếu, có khoảng 300 Tăng Ni, với biểu ngữ và y phục vàng.
02/06/2013(Xem: 4079)
Với tôi Nha Trang-Khánh Hòa là nỗi nhớ, là vùng đất địa linh, đất Phật, từ quá khứ đến hiện tại và chắc chắn là cả tương lai nữa. Đất Nha Trang - Khánh Hòa là đất lành cho nên các loài chim đến đậu: Phía Phật giáo các các cao tăng Hòa thượng như HT. Trí Nghiêm, HT.Đỗng Minh, HT. Tịch Tràng, HT. Viên Giác, HT. Thiện Bình, HT. Chí Tín... không phải là người Khánh Hòa. Các nhà văn Quách Tấn, Võ Hồng, Quách Giao không phải là người Khánh Hòa, nhưng xem Khánh Hòa là quê hương thứ hai của mình. Trước Năm 1975 Nha Trang có Phật học viện trung phần,viện cao đẳng Phật học Hải Đức, và hiện nay có trường trung cấp Phật học Khánh Hòa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567