Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

TTT-DIỄN VĂN KHAI MẠC HỘI NGHỊ ĐẠI BIỂU THỐNG NHẤT PHẬT GIÁO VIỆT NAM của Hòa thượng Thích Trí Thủ

10/03/201005:02(Xem: 4768)
TTT-DIỄN VĂN KHAI MẠC HỘI NGHỊ ĐẠI BIỂU THỐNG NHẤT PHẬT GIÁO VIỆT NAM của Hòa thượng Thích Trí Thủ

thichtrithu-tuongniem-kyyeu

DIỄN VĂN KHAIMẠC HỘI NGHỊ
ĐẠI BIỂUTHỐNG NHẤT PHẬT GIÁO VIỆT NAM

của Hòa thượngThích Trí Thủ

thichtrithu-tuongniem-05-1
Hômnay, lần đầu tiên trong lịch sử 2000 năm Phật giáo ViệtNam, chúng ta có được một hội nghị gồm đầy đủ đạibiểu của các tổ chức, giáo hội, hệ phái Phật giáo trongcả nước: Bắc tông, Nam tông, Khất sĩ và Phật giáo Khmer,Tăng ni và nam nữ cư sĩ, già và trẻ, từ mọi miền trênđất nước đã vân tập về đây, trong hội trường trangnghiêm và rực rõ này, với một quyết tâm sắt đá: xây dựnghoàn thành ngôi nhà Thống nhất Phật giáo Việt Nam.

Quývị là biểu tượng của những đoá hoa sen nhiều màu nhiềuvẻ, về đây kết thành lãng hoa vĩ đại, dâng lên Đức Phậtđể tỏ lòng sùng bái của hàng đệ tử suốt đời trungkiên với Đức Bổn Sư.

Quývị cũng là những viên đá tảng, đúc kết bằng những ướcnguyện thiết tha mãnh liệt của toàn thể tăng ni, và Phậttử cả nước về đây làm nền móng vững chắc để cho ngôinhà Thống nhất Phật giáo được xây lên.

Trongnhững ngày đầu xuân mát mẻ của năm 1980, mở đầu côngcuộc vận động thống nhất Phật giáo cả nước, chúng tôiđã lấy Sài Gòn thành phố được vinh dự mang tên Bác, làmnơi hội họp đầu tiên. Thành phố Hồ Chí Minh, thành phốđã chiến đấu ngoan cường, liên tục trên một thế kỷchống thực dân cũ và mới; thành phố của Nguyễn Thị MinhKhai, của Nguyễn Văn Trỗi, và bao nhiêu anh hùng liệt sĩ đãhy sinh cho Tổ quốc; thành phố của Hoà thượng Thích QuảngĐức, của nữ sinh Phật tử Quyách Thị Trang và bao nhiêutăng ni, Phật tử đã hy sinh vì dân tộc và đạo pháp; thànhphố đã động viên, cổ vũ chúng ta rất nhiều trong côngcuộc vận động thống nhất Phật giáo này.

Hômnay, cuộc vận động đã hoàn tất, một giai đoạn mới bắtđầu, giai đoạn thực hiện thống nhất, Ban vận động chúngtôi lấy ngôi chùa Quán Sứ lịch sử này, lấy Thủ đô HàNội, trái tim cả nước, làm nơi Hội nghị của đại biểuThống nhất Phật giáo Việt Nam. Hà Nội, thủ đô của nướcCộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thành phố được vinhdự lần đầu tiân lắng nghe Hồ Chủ tịch đọc Bản Tuyênngôn độc lập; thành phố đã chiến đấu ngoan cường chốngâm mưu của đế quốc. Hà Nội ngày nay, thành phố Thăng Longngày trước, được xây dựng gần 10 thế kỷ nay, do sángkiến của Quốc sư Vạn Hạnh. Hà Nội và rải rác quanh đây,trên miến Bắc thân yêu còn ghi đậm nét bánh xe chuyển Pháp:Trung tâm Phật giáo Luy Lâu, cách đây không xa, từ đầu thếkỷ thứ nhất, đã có cái nôi của Phật giáo Việt Nam, cóvinh dự đón tiếp các vị Tổ đầu tiên đưa Phật giáo vàoViệt Nam; núi Yên Tử với Tổ đình Trúc Lâm, nơi phát xuấtdòng thiền Việt Nam, do ba vị vua anh hùng nhà Trần có côngđánh đuổi quân Nguyên, chủ xướng. Chùa Côn Sơn, nơi yênnghỉ thân yêu của Nguyễn Trãi, nhà chiến lược thiên tàitrong công cuộc quét sạch quân Minh và bao nhiêu di tích Phậtgiáo quý báu khác nữa, mà mỗi khi nghĩ đến, nhìn đến,là làm nổi dậy trong chúng ta bao niềm cảm kích, bao nỗitự hào, quý trọng nâng niu. Lấy Hà Nội làm nơi Hội nghị,chúng ta tâm niệm, ước mong rằng chúng ta không chỉ đượcsự chứng minh của quý vị tôn túc, đại lão Hoà thượngtrên cả nước, mà còn được sự chứng minh của Hồ Chủtịch, người thầy vĩ đại của Cách mạng Việt Nam, đãđánh giá rất chính xác đạo Phật là "Đạo vô ngã, vịtha, lợi lạc quần sinh"; được sự chứng minh của tượngPhật Quan Âm ngàn tay, ngàn mắt ở chùa Bút Tháp, của 18 vịLa Hán ở chùa Tây Phương, của nhà kiến trúc sáng tạo rachùa Một Cột, của các văn nhân nghệ sĩ Phật tử quá khứđã đóng góp cho nền văn hoá sáng chói của Phật giáo ViệtNam. Nghĩa là chúng ta ước mong hội nghị này không chỉ cósự hiện diện của hiện tại, mà còn có sự hiện diệncủa quá khứ, để giúp ý kiến cho chúng ta, động viên chúngta xây dựng tương lai Phật giáo ngang tầm thời đại.

Vớihội nghị này, chúng ta đang đánh dấu một giai đoạn mớivô cùng quan trọng: vừa tiếp nối truyền thống vẻ vang của2000 năm truyền bá giáo lý của Đức Bổn Sư trên đất nướcnày, vừa viết những trang sử mới cho Phật giáo Việt Namở cuối thế kỷ 20.

Nhiệmvụ của chúng ta, do đó vô cùng lớn lao, không những đốivới hoài bão, nguyện vọng chính đáng của Tăng ni, Phậttử trong hiện tại, mà còn đối với công đức của ChưTổ và tiền nhân trong quá khứ, đã để lại cho chúng tamột nền văn hoá Phật giáo rạng rỡ, trong nền văn hoá dântộc bốn ngàn năm.

Nhữngquyết định của chúng ta trong hội nghị lịch sử này ảnhhưởng trực tiếp đến vận mạng của tiền đồ Phật giáoViệt Nam góp phần tích cực trong bước đi lên của dân tộc,đồng thời góp phần đem lại hoà bình an lạc cho Tổ quốcvà nhân loại.

ĐạoPhật với giáo lý Từ bi, trí tuệ, vô ngã, vị tha, đã tạocho tín đồ một thái độ cởi mở rộng rãi, khoan hoà, khôngcố chấp. Do đó, trên bước đường truyền bá của mình,đi đến đâu, đạo Phật cũng có thể hoà mình với dân tộcở địa phương đó, mà vẫn giữ được bản chất của mình.

Dùdu nhập Vào Việt Nam từ đầu thế kỷ thứ nhất, đạo Phậtđã trở thành một tôn giáo dân tộc, hoà mình với dân tộc,gắn bó vận mệnh mình với vận mệnh của dân tộc trongsuốt lịch sử dài 2000 năm.

Phátxuất từ trong lòng dân tộc thông minh, sáng tạo lại đượchuấn luyện trong ánh sáng trí tuệ của Phật Đà, Phật giáoViệt Nam luôn luôn biết ứng phó với hoàn cảnh trong mọitình huống, tìm được cho mình những pháp môn tu hành riêngbiệt Việt Nam, thể hiện được những sắc thái độc đáocủa một nền văn hoá Phật giáo gắn chặt với nền vănhoá dân tộc.

Phátxuất từ trong lòng một dân tộc yêu nước, lại được giáohuấn trong giáo lý tình thương "thương người như thể thươngthân" biết vì người quên mình, Phật giáo đồ Việt Nam từngàn xưa đã có truyền thống yêu nước, yêu dân và truyềnthống này đã được thử thách qua những giai đoạn nguy nan,hiểm nghèo nhất của đất nước, điển hình như cuộc xâmlăng của phương Bắc, và mới đây, các cuộc chiến tranhxâm lược của thực dân cũ và mới.

Phátxuất từ trong lòng một dân tộc đã sớm ý thức đượcphương châm "Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết", Phậtgiáo đồ Việt Nam lại được rèn luyện trong giáo lý "Vôngã, lục hoà", nên lại càng ý thức sâu sắc sức mạnh vạnnăng của sự đoàn kết.

Bađức tính nói trên: tinh thần sáng suốt phụng đạo, truyềnthống yêu nước, và truyền thống đoàn kết trong quá khứcũng như trong hiện tại, luôn luôn là những yếu tố tíchcực thúc đẩy giới Phật giáo chúng ta hoàn thành nhiệm vụđối với dân tộc và đạo Pháp.

Bađức tính ấy cũng là những yếu tố mạnh mẽ nhất đãthôi thúc hàng lãnh đạo các tổ chức, giáo hội, hệ pháiPhật giáo chúng ta ngồi lại bên nhau, trong những ngày đầuxuân năm 1980 tại Thành phố Hồ chí Minh để cùng nhau tìmnhững nguyên tắc làm nền móng cho công cuộc thống nhấtPhật giáo Việt Nam.

Nhữngnguyên tắc này, như quý vị đã biết, đã được công bốqua bản Thông bạch và nghị quyết của Ban vận động Thốngnhất Phật giáo trong buổi lễ ra mắt tại chùa Quán Sứ HàNội ngày 9 tháng 4 năm 1980.

Từđó đến nay, qua bốn hội nghị của toàn Ban Vận động Thốngnhất Phật giáo họp tại Thủ đô Hà Nội và Thành phố HồChí Minh, những văn kiện căn bản cho việc thống nhất đãđược soạn thảo với sự góp ý kiến sâu sắc của cácban lãnh đạo các tổ chức, giáo hội, hệ phái Phật giáotrên toàn quốc, và sẽ được trình bày trong hội nghị nàyđể quý vị đại biểu thảo luận và biểu quyết thông qua.

Quabản Thông bạch và các văn kiện dự thảo nói trên của BanVận động, sự thống nhất Phật giáo Việt Nam đặt trênnguyên tắc: thống nhất ý chí và hành động, thống nhấtlãnh đạo và tổ chức, tuy nhiên, các truyền thống hệ pháivà phương tiện tu hành đúng chính pháp vẫn được duy trì.

Đâylà một sự thống nhất thật sự, toàn vẹn và dân chủ.

Trongquá khứ, đáp lại nguyện vọng tha thiết của Tăng ni vàtín đồ, nhiều tổ chức, giáo hội cũng đã cố gắng tậphợp Tăng tín đồ của nhiều hệ phái, đoàn thể Phật giáodưới danh nghĩa thống nhất. Nhưng vì cơ duyên chưa hội đủ,hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, âm mưu chia để trịcủa thực dân cũ và mới, chưa có một tổ chức Phật giáonào thực sự được thống nhất trọn vẹn, toàn diện, đúngvới danh xưng.

Ngaynay, đất nước đã độc lập thống nhất thực sự, vớisự khuyến khích, giúp đỡ của Chính phủ và Mặt trận Tổquốc Việt Nam, với kinh nghiệm đã qua và sự quyết tâm củatoàn thể tăng ni, Phật tử cả nước, chúng ta sẽ xây dựngthành công một nền Phật giáo Việt Nam thống nhất thựcsự, đúng với danh nghĩa của nó.

Nềnthống nhất này sẽ dựa trên tinh thần dân chủ, lấy tứchúng đồng tu làm cơ sở, chứ không dựa trên giáo quyền,phong kiến hay quyền lực cá nhân. Tố chức này sẽ là tổchức Phật giáo Việt Nam ở trong và ngoài nước.

Mụcđích của chúng ta trong khi hình thành ngôi nhà Thống nhấtPhât giáo Việt Nam như trong nghị quyết đầu tiên của Banvận động là: Mở ra một hướng phát triển mới trong lịchsử Phật giáo nước nhà, làm lợi ích cho Tổ quốc và nhândân, làm sáng chói tinh thần Phật giáo trong thời đại nướcViệt Nam xây Chủ nghĩa xã hội, phát huy cao hơn nữa truyềnthống gắn bó hài hoà giữa đạo Phật với dân tộc, đảmbảo truyền thống tín ngưỡng và phương pháp tu hành củatăng ni và đồng bào Phật tử theo lời Phật day. Chúng taquyết tâm củng cố hàng ngũ trong nội bộ Phật giáo ta, đoànkết với các tôn giáo bạn, đoàn kết với các giới đồngbào, các dân tộc trong mặt trận đoàn kết toàn dân. Vớisức mạnh đoàn kết đó, chúng ta tin chắc rằng sứ mệnhphụng sự đạo pháp và dân tộc, công cuộc đóng góp chohoà bình thế giới và hạnh phúc nhân loại sẽ được nhiềuhiệu quả hơn.


HT.Thích Trí Thủ


Ghichú của Ban biên tập:

-HT. Thích Trí Thủ, nguyên là Viện trưởng cuối cùng củaViện Hóa đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất (hoạtđộng từ 1964 - 1981). Ngài là một trong những vị khởi xướngviệc thống nhất Phật giáo Việt Nam, với cương vị là Trưởngban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam. Sau khi thốngnhất Phật giáo cả nước thành một Giáo hội duy nhất -Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981 - nay), HT. Thích Trí Thủđược Hội nghị đại biểu thống nhất Phật giáo ViệtNam suy cử vào vị trí Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáohội Phật giáo Việt Nam.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/01/2012(Xem: 3883)
Phật giáo từ Ấn Độ du nhập Việt Nam đã trên hai ngàn năm. Ngay từ rất sớm, Phật giáo đã được tiếp nhận và trở thành một tư tưởng chủ đạo trong nền văn hóa dân tộc, dĩ nhiên là sau khi đã bản địa hóa Phật giáo. Suốt hơn hai ngàn năm lịch sử, Phật giáo luôn đồng cam cộng khổ với vận mệnh thăng trầm của xứ sở, trong công cuộc chống ngoại xâm cũng như sự nghiệp dựng nước, mở mang bờ cõi, đánh bạt âm mưu xâm lăng và nô dịch về văn hóa của thế lực phương Bắc trong nhiều giai đoạn.
16/12/2011(Xem: 3572)
Trước đây, chúng ta đã biết thống kê đầu tiên về tình trạng thiểu số hóa Phật giáo ở Việt Nam, đó là thống kê của Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương, công bố qua sách “Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009”, nhà xuất bản Thống kê xuất bản.
19/11/2011(Xem: 5517)
Trong thời gian qua trên các phương tiện truyền thông Internet đã có những bài viết và phim ảnh ngụy tạo nhằm đánh phá Phật Giáo một cách tinh vi và có hệ thống qua việc xuyên tạc và mạo hóa lịch sử. Sự thật của lịch sử Phật Giáo Việt Nam trong ngày 11/6/1963 đã bị các thế lực thù nghịch Phật Giáo bóp méo, đặc biệt là tuyên truyền chuyện “đốt Hoà thượng Thích Quảng Đức”, như một đoạn phim “Youtube.com”, diễn lại toàn cảnh Hoà Thượng Thích Quảng Đức “bị thiêu”.
10/10/2011(Xem: 14810)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
06/10/2011(Xem: 9447)
Không phải đến ngày 04.01.1964 khi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được thành lập và công bố bản Hiến Chương GHPGVNTN thì mới có sự hợp nhất. Nguyện vọng thống nhất các tổ chức, hội đoàn Phật giáo toàn quốc đã được hoài bão từ lâu, chí ít là từ phong trào chấn hưng Phật giáo đầu thập niên 1930, và đã được hình thành bằng một tổ chức thống hợp vào năm 1951 với danh xưng Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, qui tụ 51 đại biểu của 6 tập đoàn Bắc, Trung, Nam.
15/09/2011(Xem: 3507)
Trên quả Đại hồng chung chùa Thiên Mụ đúc năm 1710, chúa Nguyễn Phúc Chu (1675 - 1725) đã cho khắc những dòng chữ như sau: “Quốc chúa Đại Việt Nguyễn Phúc Chu, nối dòng Tào Động chánh tông đời thứ 30, pháp danh Hưng Long đúc hồng chung này nặng 3.285 cân an trí ở chùa Thiên Mụ thiền tự để vĩnh viễn cung phụng Tam bảo. Cầu nguyện gió hòa mưa thuận quốc thái dân an, chúng sinh trong pháp giới đều hoàn thành Đại viên chủng trí. Năm Vĩnh Thịnh thứ 6, ngày Phật đản tháng Tư Canh Dần”(1).
10/08/2011(Xem: 5990)
Bài kệ "Hữu cú vô cú" đã có nhiều người dịch, ngoài các bản dịch còn có bản giảng giải của Hòa Thượng Thích Thanh Từ. Tuy nhiên theo thiển ý của tôi hầu hết các bản dịch cũng như lời giảng vẫn còn nhiều chỗ chưa rõ ràng, nhất quán và thỏa đáng. Vì vậy tôi xin dịch và giảng lại bài này trong cách hiểu biết của tôi.
10/08/2011(Xem: 3228)
Mỗi trang sử là một bài thơ hùng tráng, lẫm liệt, đôi khi lại là thất bại khổ đau, có sức mạnh làm rung động lòng người không ít. Nghiên cứu lịch sử là tìm hiểu về những hình ảnh, sự kiện và tư tưởng của từng thời đại; đón tìm một tia sáng bất diệt cho tương lai.
10/08/2011(Xem: 2798)
Nói đến nhà Trần, người Việt Nam thường liên tưởng đến chiến tích oai hùng của nước Đại Việt với ba lần đánh bại quân Mông - Nguyên (1258, 1285, 1288), nối tiếp cha ông làm dày thêm những trang sử chống xâm lược vẻ vang của dân tộc.
10/08/2011(Xem: 3099)
Lịch sử Phật giáo không có nhiều người tu hành đắc đạo, trong đó càng không có nhiều người từng là vua như Trần Nhân Tông. Và trong số đó càng không có nhiều vị vua hai lần trực tiếp cầm quân đánh tan xâm lược Nguyên Mông hùng mạnh từng chinh phục cả thế giới thời đó. Nhìn ở góc độ nào, thì việc mãi đến hôm nay mới làm lễ kỷ niệm, tưởng nhớ và đề nghị UNESCO công nhận Trần Nhân Tông danh nhân văn hóa thế giới là một thiếu sót và chậm trễ đáng tiếc. Và, cũng sẽ lại thêm một thiết sót đáng tiếc nữa nếu lần hội thảo khoa học về thân thế và sự nghiệp của vua Trần Nhân Tông này, chuyện gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân đem về Châu Ô, Châu Lý vì một lý do nào đó lại không được đem ra nhìn nhận một cách thấu đáo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567