Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Đạt Lai Lạt Ma Chia sẻ sự Thấu cảm và Tình thương giữa Bối cảnh Quản lý Thiên tai

23/11/202121:42(Xem: 2395)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Chia sẻ sự Thấu cảm và Tình thương giữa Bối cảnh Quản lý Thiên tai

Đức Đạt Lai Lạt Ma Chia sẻ sự Thấu cảm và Tình thương giữa Bối cảnh Quản lý Thiên tai 4
Đức Đạt Lai Lạt Ma Chia sẻ sự Thấu cảm
và Tình thương giữa Bối cảnh Quản lý Thiên tai
(His Holiness the Dalai Lama Speaks on Love
and Compassion in the Context of Disaster Management)

Buổi sáng ngày 17 tháng 11 vừa qua, Đức Đạt Lai Lạt Ma là khách mời online của Cục Quản lý thảm họa quốc gia (NDMA) Ấn Độ, được chào đón bởi Giám đốc Điều hành Thiếu tướng Manoj Kumar Bindal. Ông đã cung thỉnh Ngài đăng lâm Bảo tọa chia sẻ pháp thoại với chủ đề "sự Thấu cảm và Tình thương giữa Bối cảnh Quản lý Thiên tai" (Love and Compassion in the Context of Disaster Management).


"Thứ nhất," Đức Đạt Lai Lạt Ma bắt đầu chắp tay rằng 'Namaste' (Nam vị, là một lời chào theo phong tục Ấn Độ giáo) và thứ hai, 'Tashi Delek' (tiếng Tây Tạng: Chúc bạn được hạnh phúc trong hiện tại, trong thời gian và không gian ngay đây).


"Ấn Độ và Tây Tạng có mối quan hệ đặc biệt khá tuyệt vời. Vào thế kỷ thứ bảy, Hoàng đế Tây Tạng có quan hệ mật thiết với hoàng gia Trung Hoa, đã kết hôn với một công chúa Trung Hoa, và chúng ta có thể tưởng tượng đang thưởng thức các món ăn Trung Hoa và những thứ khác. Tuy nhiên, khi xem xét cách tạo hình chữ viết Tây Tạng, ông không muốn tuân theo truyền thống Trung Hoa và thay vào đó, ông đã chọn thiết kế chữ cái Tây Tạng theo mô hình chữ viết Devanagari của Ấn Độ. (Devanagari thuộc Hệ chữ viết Bà la môn, được sử dụng tại Ấn Độ, Nepal, Tây Tạng và Đông Nam Á. Đây là hậu duệ của chữ Gupta, cùng với Siddham và Sharada).


Theo truyền thống, chúng tôi hướng đến Ấn Độ, không chỉ là Vùng đất thiêng mà còn là nguồn tri thức của chúng tôi. Đức Phật là người Ấn Độ, Ngài đã giảng dạy Phật pháp tại Ấn Độ. Có truyền thống hệ ngôn ngữ Pali, được theo sau chủ yếu tại các quốc gia Phật giáo Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Lào và Campuchia, v.v., và có truyền thống hệ Phạn ngữ.


Vào thế kỷ thứ tám, Hoàng đế Tây Tạng đã cung thỉnh Ngài Tịch Hộ (Shantarakshita, 750-802), một Cao tăng Ấn Độ, vị học giả lỗi lạc của Đại học Phật giáo Nalanda đến Tây Tạng. Thừa nhận rằng người Tây Tạng có ngôn ngữ viết riêng, ông khuyến khích họ dịch văn học Phật giáo Ấn Độ sang tiếng Tây Tạng. Kết quả là Kangyur (Kinh – Luật tạng gồm 100 bộ) và Tengyur (Luận tạng gồm 213 bộ), các vị Đạo sư chủ yếu là người Ấn Độ, chẳng hạn như các Ngài Bồ tát Long Thụ (Nagarjuna) và Bồ tát Vô Trước (Asanga). 


Những người theo truyền thống Phạn ngữ đã ghi nhớ lời dạy của Đức Phật là 'Đừng tin tưởng bất cứ một điều gì chỉ vin vào uy tín của các thầy dạy các người. Nhưng chỉ tin tưởng cái gì mà chính các người đã từng trải, kinh nghiệm và nhận là đúng, có lợi cho mình và người khác. Chỉ có cái đó mới là đích tối hậu thăng hoa cho con người và cuộc đời. Các người hãy lấy đó làm chỉ chuẩn'. Theo 'Nhập Trung Quán Luận' (འཕགས་པ་འཇམ་དཔལ་གཞོན་ནུར་གྱུར་པ་ལ་ཕྱག་འཚལ་ལོ།།) của Luận sư Nguyệt Xứng (Chandrakirti) là những luận thuyết chính của truyền thống Đại học Phật giáo Nalanda về ánh sáng mà các Ngài đã đưa ra dựa trên logic và quan điểm của Trung Quán tông (Madhyamaka, मध्यमक). Tôi để bộ 'Nhập Trung Quán Luận' của Luận sư Nguyệt Xứng trên bàn của tôi và đọc nó mỗi ngày. 


Khi còn nhỏ, tôi là một học tăng bất đắc dĩ, nhưng tôi đã ghi nhớ các phần của những của những đoạn văn này hàng ngày và kể lại những gì tôi đã học cho gia sư của mình. 


Bởi vì đào tạo của chúng tôi dựa trên Logic và Lý trí, chúng tôi đã có thể tổ chức các cuộc giao lưu chia sẻ hữu ích với các nhà khoa học. Trong số các chủ đề chúng ta đã thảo luận có hoạt động của tâm trí, và cách chuyển hóa những cảm xúc tiêu cực. Tôi tự hào về việc có thể kết hợp triết lý đạo Phật với quan điểm khoa học. Tôi thích nghĩ như Đạo hữu rancisco Javier Varela García, một nhà sinh vật học, triết học, điều khiển học và khoa học thần kinh người Chile, ông rất quan tâm sâu sắc đến đạo Phật. Ông nói, "Bây giờ, tôi đang khoác lên màu áo Phật giáo của tôi, hay lúc tôi đang đội chiếc mũ của nhà khoa học của tôi", theo quan điểm mà ông ấy đang ủng hộ. Đã đến lúc kết hợp nền giáo dục hiện đại với kiến thức cổ đại Ấn Độ, trên cơ sở này chúng ta có thể đóng góp đáng kể vào kiến thức trên hành tinh này. 


Đối với vấn đề quản lý thiên tai, hành động của chúng ta có tích cực hay không, phụ thuộc vào động cơ của chúng ta. Yếu tố quan trọng là chúng ta có một thái độ từ bi hay không. Truyền thống Ấn Độ cổ đại về Di sản Từ bi (Karuna) và Bất bạo động (Ahimsa). Câu hỏi quan trọng là liệu chúng ta có thể được kết hợp với một triển vọng hiện đại hay không. 


Quá khứ, trong suốt cuộc đời Anh hùng dân tộc Ấn Độ Mahātmā Gāndhī đã phản đối tất cả các hình thức khủng bố bạo lực và thay vào đó, chỉ áp dụng những tiêu chuẩn đạo đức tối cao. Nguyên lý bất bạo lực (còn gọi là bất hại) được ông đề xướng với tên Chấp trì chân lý đã ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh bất bạo động trong và ngoài nước cho đến ngày nay. Những thành tựu của ông đã được các nhân vật như cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, cựu Tổng Giám mục Anh giáo Nam Phi Bishop Tutu, Mục sư Baptist, nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Phi Martin Luther King đều ngưỡng mộ và noi gương. Không gây tổn hại và bất bạo lực không chỉ đứng về mặt đạo đức mà còn phù hợp về thực tế". 


Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận xét rằng, Ngài đã dành phần lớn cuộc đời tại Ấn Độ và ký ức của Ngài đã chứa đầy kiến thức Ấn Độ. Ngài đã tuyên bố rằng, Ngài là một người Tây Tạng tỵ nạn, nhưng Thủ tướng đầu tiên Ấn Độ Pandit Nehru đã cho Ngài một ngôi nhà, đầu tiên ở Mussoori, quận Dehradun thuộc bang Uttaranchal, và sau đó là ở Dharamsala, một thị trấn tọa lạc tại miền bắc của bang Himachal Pradesh (Ấn Độ). Ngài nhận xét rằng, khi lần đầu tiên chuyển từ Mussoorie đến Dharamsala, Ngài cảm thấy mình đang rời khỏi một vị trí kết nối tốt cho một nơi xa xôi hẻo lánh, nhưng Cán bộ Chính trị đi cùng Ngài, Pt Pant, đã dự đoán rằng, Dharamsala là nơi mà Thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ phát đi đến toàn thế giới. 


"Lúc đó tôi nghĩ Ông đã phóng đại, nhưng có thể Ngài rất đúng. Tuy nhiên, tôi rất hoan hỷ khi có thể chia sẻ những gì tôi hiểu về kiến thức Ấn Độ cổ đại, có thể góp phần tạo ra một thế giới hòa bình hơn, bằng cách giúp mọi người khám phá ra sự bình yên nơi nội tâm. Vì mọi người đều muốn sống trong hòa bình, nên chúng ta phải hiểu rằng chiến đấu, giết chóc và tiêu một khoản tiền khổng lồ cho vũ khí lỗi thời. Chúng ta phải chuyển hóa thế giới dựa trên nền tảng của lý trí và giáo dục"



Đức Đạt Lai Lạt Ma Chia sẻ sự Thấu cảm và Tình thương giữa Bối cảnh Quản lý Thiên tai 3Đức Đạt Lai Lạt Ma Chia sẻ sự Thấu cảm và Tình thương giữa Bối cảnh Quản lý Thiên tai 2Đức Đạt Lai Lạt Ma Chia sẻ sự Thấu cảm và Tình thương giữa Bối cảnh Quản lý Thiên tai 1

Khi trả lời các câu hỏi của cử tọa, Đức Đạt Lai Lạt Ma nhấn mạnh rằng, vì thực hành tôn giáo là một phương tiện để đạt được sự thanh thản trong tâm hồn và vì tất cả các truyền thống tôn giáo cốt lõi của họ đều dạy về từ bi tâm, nên tất cả chúng đều đáng được tôn trọng. Ngài lưu ý rằng, bởi vì tất cả chúng sinh đều mong muốn được hạnh phúc, và mọi người đều có quyền được hạnh phúc và không đau khổ, nên Từ bi (Karuna) và Bất bạo động (Ahimsa) đều có liên quan đến Dân chủ. 


Về cách con người liên quan đến công nghệ và môi trường. Đức Đạt Lai Lạt Ma khuyên rằng, chúng ta luôn cần phải nhìn mọi thứ từ một góc độ tổng thể bao quát. Chúng ta dừng quên rằng công nghệ là để phục vụ nhân loại và chúng ta phải cảnh giác để bảo vệ môi trường. 


Một nhà khoa học nói về việc phải đối mặt với sự bất công, và sự sỉ nhục không thể chấp nhận được, muốn tìm cách đáp lại hành vi gây hại với lòng trắc ẩn. Đức Đạt Lai Lạt Ma nói với ông ấy rằng để được hạnh phúc, khi đối xử với mọi người cần phải Từ bi (Karuna) và Bất bạo động (Ahimsa). Ngài đề cập đến tầm quan trọng của việc nhận ra rằng, cốt lõi của việc thực hành tôn giáo không giống như một chính sách chính trị gây chia rẻ. Bản chất của nó là lòng trắc ẩn, không có cơ sở để phân biệt đối xử hay xung đột với người khác. Ngài nói thêm, Ấn Độ là một điển hình của tất cả các tôn giáo cùng sống trong hòa bình. 


Ngài nói: "Tất cả chúng ta đều đánh giá cao tình thương yêu của người mẹ khi chúng ta còn nhỏ, nhưng khi chúng ta lớn lên, tình yêu, tình cảm không còn phù hợp nữa. Tuy nhiên, thực hành từ bi tâm là để thành một con người hòa bình nơi đây và bây giờ. Một khía cạnh của Từ bi (Karuna) hay lòng trắc ẩn là nhận ra rằng, những người khác cũng giống như chúng ta. Là động vật xã hội, chúng ta có xu hướng tự nhiên là giúp đỡ lẫn nhau. Tuy nhiên, thực sự tôi ngưỡng mộ những người và tổ chức đã tham gia giúp đỡ những người bị thiệt hại do thiên tai. 


Đại dịch Covid-19 cũng đã mang lại nhiều cơ hội để giúp đỡ những người bị dịch bệnh hoặc đang đau buồn về những người thân của họ đã qua đời. Nhìn thấy người khác gặp khó khăn không phải là lý do để chúng ta cảm thấy mất tinh thần, nó sẽ củng cố lòng trắc ẩn của chúng ta". 


Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận xét rằng, trước đây các nhà khoa học không quan tâm nhiều đến vai trò của hòa bình nội tâm. Điều này đã thay đổi tầm quan trọng của việc đạt được sự an tâm trong việc trao dồi sức khỏe thể chất và tinh thần ngày càng được hiểu rõ hơn. Tác động phá vỡ của những cảm xúc tiêu cực như sự tức giận và sợ hãi, cách chúng làm phát sinh lo lắng, cũng được đánh giá rõ ràng hơn. Tương tự như vậy, ngày càng có nhiều sự công nhận rằng, lòng trắc ẩn mang lại sự kiên nhẫn và cách tiếp cận vấn đề thực tế hơn. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trích dẫn lời dạy của vị Luận sư Phật giáo kiêm thi hào Ấn Độ Tịch Thiên (Shantideva) để quán chiếu liệu khó khăn có thể vượt qua được hay không. Nếu họ có thể, đó là những gì cần alfm; nếu họ không thể, lo lắng về họ sẽ không cải thiện tình hình. 


Đức Đạt Lai Lạt Ma nhớ lại; "Tôi đã đánh giá rằng khi đã mất nước, sự tự do của mình và chứng kiến quá nhiều sự tàn phá, nhưng tôi vẫn cảm thấy rằng Phương pháp Tiếp cận Con đường Trung đạo của tôi, tìm kiếm sự tự chủ thực sự cho phép chúng tôi bảo tồn văn hóa của mình, là một lựa chọn thực tế. Hơn nữa, ngày càng có nhiều anh chị em Trung Hoa quan tâm đến Phật giáo và có thể học hỏi từ truyền thống của chúng tôi"


Khi được hỏi về cách chúng ta có thể kết nối lại với thiên nhiên và cứu hành tinh, lần đầu tiên Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố rằng, về cơ bản tất cả hơn bảy tỷ con người đều giống nhau ở chỗ đều trải qua những cảm xúc giống nhau, đều tìm cách có được cuộc sống hạnh phúc. Đây là cơ sở để Ngài nói về tính duy nhất của nhân loại. Tạo dựng một môi trường thuần khiết không chỉ là vấn đề bảo vệ đất nước hay lục địa của chúng ta, mà còn là bảo vệ cả hành tinh và đảm bảo cuộc sống an toàn và hạnh phúc cho toàn thể nhân loại. 


Giám đốc Điều hành Cục Quản lý thảm họa quốc gia (NDMA) Ấn Độ, Thiếu tướng Manoj Kumar Bindal tóm lược buổi chia sẻ pháp thoại  và bày tỏ lòng tri ân Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nêu bật bốn điểm nhấn rằng "Bản chất của các truyền thống tôn giáo là Từ bi (Karuna) và Bất bạo động (Ahimsa); rằng nền giáo dục cung cấp cho chúng ta những phương tiện để phát triển từ bi tâm và đạt được sự bình yên nơi nội tâm; rằng chúng ta cần xem xét các cách kết hợp kiến thức Ấn Độ cổ đại với nền giáo dục hiện đại, cuối cùng là chúng ta cần nhận thức được tính hợp nhất của nhân loại". 


Giáo sư Tiến sĩ Santosh Kumar cũng bày tỏ lòng tri ân Đức Đạt Lai Lạt Ma đã xây dựng chi tiết về Từ bi tâm và lòng trắc ẩn, sự đồng cảm và niềm vui cũng như xác nhận vai trò thiết yếu của Từ bi tâm, không chỉ trong việc quản lý thiên tai, mà ngay cả trong các mối quan hệ thông thường giữa con người với nhau. 


"Tôi rất hoan hỷ khi có cơ hội giao lưu chia sẻ về giá trị Từ bi (Karuna) và Bất bạo động (Ahimsa), là những yếu tố quan trọng trong truyền thống Ấn Độ cổ đại của riêng các bạn," Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời. "Tóm lại thế giới cần phải nhận thức được những phẩm chất này. Chia sẻ những ý tưởng này trên cơ sở thế tục với càng nhiều người càng tốt sẽ mang lại lợi ích to lớn. Trân trọng cám ơn các bạn"


Clip video

https://www.youtube.com/watch?v=TazA3q2xSNw


Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Central Tibetan Administration)

 

***
facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
)
15/02/2023(Xem: 6076)
Sau hơn một năm hoạt động kể từ khi Hội Đồng Hoằng Pháp (HĐHP) được hình thành với sự tán trợ của Viện Tăng Thống GHPGVNTN, cùng với sự thành lập Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời (HĐPDTTLT, do Hòa thượng Tuệ Sỹ chủ xướng), Lễ Giới Thiệu Thành Tựu Sơ Bộ Công trình Phiên dịch và Ấn hành Đại Tạng Kinh Việt Nam sẽ được tổ chức qua hệ thống Zoom, vào ngày 17/7/2022 – 10 giờ sáng, giờ Việt Nam trên hệ thống trực tuyến toàn cầu ZOOM
17/03/2023(Xem: 226)
Phật tử Tích Lan cung nghinh HT Thông Hải với nghi thức trang trọng
24/02/2023(Xem: 684)
Chùa Hương Sen tổ chức Hành Hương Ấn Độ và làm từ thiện từ ngày 21/06 đến 18/07/2023
18/10/2022(Xem: 1591)
Từ hơn 10 ngày nay được thông báo Hoà Thượng sẽ thuyết giảng tại Chùa Pháp Hoa Nam Úc liền sau một ngày bế mạc Lễ Hiệp kỵ Lịch Đại Tổ Sư Ngày về nguồn Kỳ 12 (14-15-16/10/2022 ) tại Tu Viện Quảng Đức- Melbourne con đã thầm nghĩ Ngài thật có một năng lực hiếm có vì Đạo pháp không hề biết mệt nhọc chăng, mặc dù tuổi thọ đã qua thất thập.
08/10/2022(Xem: 1367)
Kính bạch Hòa Thượng Như Điển, con xin dành những câu hỏi rất thiết thực và tiêu biểu cho những thắc mắc để được đưa vào lời kết để chứng minh về biện tài nhạo thuyết của Ngài mà con đoan chắc có biết bao người đã và đang tự hỏi mà chưa có lời đáp thỏa đáng thì nay HT đã mang tất cả những gì từ tuệ giác Ngài giải đáp cũng như khi Ngài kết thúc bài giảng bằng những lời nhắn nhủ rất tha thiết rằng ...” Lịch sử là một dòng chảy thế cho nên mình không thể kết luận một chế độ nào xấu hay tốt, không thể phán đoán một cách vội vàng ...nếu như Vua Gia Long khi lên ngôi đã cho nhà Tây sơn khởi nghĩa là Ngụy Tây sơn nhưng không nhớ lại chiến công hào hùng đại thắng quân Thanh thì có lẽ ta đã bị đô hộ thêm mấy trăm năm nữa rồi, Ôi một tấm lòng đại lượng và cao cả quá !
29/09/2022(Xem: 1226)
Trước khi bàn vào nội dung của đề tài này, chúng ta thử tìm hiểu xem thực trạng xã hội Việt Nam ngày nay như thế nào. Quốc gia nào cũng vậy, bên cạnh những cái đẹp vẫn có cái xấu. Nếu cái tốt nhiều, cái xấu ít thì không đáng lo ngại. Nhưng nếu cái xấu mỗi lúc mỗi gia tăng thì chắc chắn xã hội đó có vấn đề. Sau đây là một số mặt không tốt của xã hội Việt Nam bây giờ: -Nạn đổ vỡ gia đình:
03/09/2022(Xem: 3149)
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, trong lời mở đầu của Hiến Chương, đã nêu rõ: “Công bố lý tưởng hòa bình của Giáo lý Đức Phật, các tông phái Phật giáo, Nam Tông và Bắc Tông tại Việt nam, thực hiện nguyện vọng thống nhất thực sự đã hoài bão từ lâu để phục vụ nhân loại và dân tộc: đó là lập trường thuần nhất của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
26/08/2022(Xem: 2525)
Vào lúc 11 giờ 55 phút trưa, ngày thứ năm 25/8/2022, chúng con đang dùng cơm trưa thì nghe tiếng bấm chuông liên tục, cấp bách… ra coi thì 1 người chạy xe ngoài đường, dừng xe lại, đến bấm chuông báo tin và chỉ lên nóc chùa, thấy khói bóc ra, con liền kêu ngay cứu hoả… khoảng 10 phút sau thì đội cứu hoả đến, trong thời gian đó chùa cũng tận dụng những bình chữa lửa tại chùa đang có, kéo nước xịt nhưng không thấm thía vào đâu vì lửa bóc từ trong mái ngói mà ra…
22/08/2022(Xem: 1127)
Mình đã vừa mua cuốn sách Thế Giới Phật Giáo. Sách này được dịch Việt từ tiếng Anh do tác giả John Powers biên tập từ nhiều bài viết của các chuyên gia Phật học trên thế giới. Cảm ơn Thái Hà Books đã mời dịch giả và xuất bản cuốn này.
05/08/2022(Xem: 1687)
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH ẤN ĐỘ & NEPAL Nov 2022 Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật THỜI GIAN HÀNH HƯƠNG: 16 ngày Từ Tuesday, 01 November đến ngày Thursday, 17 November-2022 GHI DANH: 22 July 2022 Hạn chót là ngày 01-Oct- 2022 NGƯỜI HƯỚNG DẪN : Tỳ Khưu Thích Tánh Tuệ (Chùa Vạn Phước- Sandiego) & Chư Tôn Đức Tăng Ni - Có chương trình thuyết giảng và hành lễ riêng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
105,117,571