Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần Hai: Những loại và những cách sử dụng giấc mộng

27/04/201106:53(Xem: 4098)
Phần Hai: Những loại và những cách sử dụng giấc mộng

NHỮNG YOGA TÂY TẠNG VỀ GIẤC MỘNG VÀ GIẤC NGỦ
Nguyên tác: The Tibetan Yogas of Dream and Sleep
Nhà Xuất Bản Snow Lion Ithaca, New York, 1998
Việt dịch: Đương Đạo - Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức, 2000

PHẦN HAI:
NHỮNG LOẠI VÀ NHỮNG CÁCH SỬ DỤNG GIẤC MỘNG

Mục đích của thực hành giấc mộng là giải thoát ; ý định của chúng ta là chứng ngộ cái hoàn toàn vượt khỏi những giấc mộng. Nhưng cũng có những sử dụng tương đối về giấc mộng, chúng có thể là lợi lạc trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Những sử dụng này bao gồm cả việc dùng thông tin mà chúng ta lượm lặt từ những giấc mộng và trực tiếp có lợi lạc từ những kinh nghiệm chúng ta có trong giấc mộng. Thí dụ ở Tây phương, sự sử dụng giấc mộng trong phép điều trị là phổ biến và có nhiều nghệ sĩ và khoa học gia dùng tính sáng tạo của giấc mộng để làm lợi cho công việc của họ. Người Tây Tạng cũng dựa vào giấc mộng theo nhiều cách. Phần này diễn tả một số những sử dụng tương đối về những giấc mộng.

1 Ba Loại Giấc Mộng

Có ba loại giấc mộng tạo thành một sự tiến bộ trong thực hành giấc mộng: 1) những giấc mộng sanh tử bình thường, 2) những giấc mộng của sự sáng tỏ, và 3) những giấc mộng tịnh quang. Hai loại đầu được phân biệt do những khác biệt về những nguyên nhân của chúng, và trong mỗi loại, người nằm mộng có thể minh bạch hay không minh bạch. Trong những giấc mộng tịnh quang, có tỉnh giác, nhưng không có sự phân hai chủ thể và đối tượng. Những giấc mộng tịnh quang xảy ra trong tỉnh giác bất nhị.

NHỮNG GIẤC MỘNG SANH TỬ

Những giấc mộng hầu hết chúng ta có hầu như trong mọi lúc là những giấc mộng sanh tử khởi sanh từ những dấu vết nghiệp*. Ý nghĩa trong những giấc mộng này là ý nghĩa chúng ta phóng chiếu vào chúng ; nó được người nằm mộng gán cho hơn là nội tại trong giấc mộng. Đây cũng là trường hợp ý nghĩa trong đời sống lúc thức. Điều này không làm cho những giấc mộng có ý nghĩa thành không quan trọng và làm cho ý nghĩa của đời sống lúc thức thành quan trọng. Tiến trình này tương tự với việc đọc một cuốn sách. Một cuốn sách chỉ là những dấu hiệu trên giấy, nhưng vì chúng ta đem cảm thức về ý nghĩa của chúng ta vào đó mà chúng ta có thể rút ý nghĩa từ nó. Và ý nghĩa của một cuốn sách, cũng như một giấc mộng, tùy thuộc vào sự diễn giải. Hai người có thể đọc cùng một cuốn sách và có những kinh nghiệm hoàn toàn khác nhau; một người có thể thay đổi toàn bộ đời sống của y dựa trên ý nghĩa đã tìm thấy trong những trang sách ; trong khi bạn y có thể chỉ thấy cuốn sách khá thích thú hay thậm chí không phải thế nữa. Cuốn sách không thay đổi. Ý nghĩa được phóng chiếu lên chữ câu bởi người đọc, và rồi đọc lại.

Mộng bình thường
(Khởi sanh từ những dấu vết nghiệp thuộc cá nhân)
Không minh bạch
Minh bạch
Những giấc mộng của sự sáng tỏ
(Khởi sanh từ những dấu vết nghiệp siêu cá nhân)
Không minh bạch
Minh bạch
Những giấc mộng tịnh quang
(Bất nhị)
Minh bạch
(Vượt khỏi nhị nguyên chủ thể – đối tượng)

NHỮNG GIẤC MỘNG CỦA SỰ SÁNG TỎ

Khi có tiến bộ trong thực hành giấc mộng, những giấc mộng trở nên sáng tỏ hơn và chi tiết hơn, và một phần lớn của mỗi giấc mộng có thể được nhớ lại. Đây là kết quả của việc đem nhiều tỉnh giác hơn vào trạng thái mộng. Vượt lên sự tỉnh giác càng tăng trong những giấc mộng bình thường là một loại mộng thứ hai được gọi là giấc mộng của sự sáng tỏ, nó khởi lên khi tâm thức và khí được quân bình và người nằm mộng đã phát triển khả năng ở lại trong sự hiện diện vô ngã. Khác với giấc mộng sanh tử trong đó tâm thức bị trôi dạt đây đó bởi khí nghiệp, trong giấc mộng của sự sáng tỏ, người nằm mộng ổn định, vững chắc. Dù những hình ảnh và thông tin khởi lên, chúng ít được đặt nền trên những dấu vết nghiệp cá nhân và thay vào đó trình bày cái hiểu biết có giá trị trực tiếp từ tâm thức nằm dưới mức độ của cái ngã quy ước. Điều này cũng tương tự với những khác biệt trong khí nghiệp thô của kinh mạch trắng, nó nối kết với xúc tình tiêu cực, và khí trí huệ của kinh mạch đỏ. Chúng cả hai đều là khí nghiệp – những năng lực tham dự vào những kinh nghiệm nhị nguyên – nhưng một cái thì thanh tịnh và kém mê lầm hơn cái kia, cũng thế giấc mộng của sự sáng tỏ thì thanh tịnh và kém mê lầm hơn giấc mộng sanh tử. Trong giấc mộng của sự sáng tỏ, như có cái gì được trao cho hay được tìm thấy bởi người nằm mộng, ngược lại với giấc mộng sanh tử trong đó ý nghĩa được phóng chiếu từ người nằm mộng lên sự thanh tịnh của kinh nghiệm nền tảng.

Những giấc mộng của sự sáng tỏ có lúc khởi lên cho bất kỳ ai, nhưng chúng không thường cho đến khi nào sự thực hành được phát triển và vững chắc. Với hầu hết chúng ta, mọi giấc mộng đều là giấc mộng sanh tử đặt nền trên cuộc sống hàng ngày và những phiền não của chúng ta. Dù chúng ta có thể có một giấc mộng về giáo lý, về thầy chúng ta hay sự thực hành, hay chư Phật, hay chư dakini*, thì giấc mộng vẫn còn là cái gì gần giống như một giấc mộng sanh tử. Nếu chúng ta đi vào thực hành với một vị thầy, dĩ nhiên bấy giờ chúng ta sẽ mộng về những cái ấy. Là một dấu hiệu tích cực khi có những giấc mộng ấy vì thế có nghĩa là chúng ta dấn thân vào những giáo lý, nhưng bản thân sự dấn thân thì nhị nguyên và bởi thế nằm trong lãnh vực sanh tử. Có những phương diện tốt hơn và xấu hơn của sanh tử, và tốt là dấn thân trọn vẹn vào vào thực hành và những giáo lý bởi vì đó là con đường giải thoát. Cũng tốt khi không lầm lẫn những giấc mộng sanh tử với những giấc mộng của sáng tỏ.

Nếu chúng ta lầm lẫn tin rằng những giấc mộng sanh tử cho chúng ta sự hướng dẫn chân thật, rồi thay đổi đời sống hàng ngày của chúng ta, cố gắng theo những mệnh lệnh của của những giấc mộng, việc ấy có thể trở thành một công việc làm mất hết thì giờ. Đó cũng là một cách để bị kẹt vào trong bi kịch cá nhân, tin rằng mọi giấc mộng của chúng ta là những thông điệp từ một nguồn cao hơn, tâm linh hơn. Không phải như vậy. Chúng ta cần chú ý chặt chẽ vào những giấc mộng và phát triển một hiểu biết nào đó về những cái có nội dung thật sự và những cái chỉ là những biểu lộ của những xúc tình, tham, sợ, mong và những mộng tưởng của đời sống hàng ngày.

NHỮNG GIẤC MỘNG TỊNH QUANG

Có một loại giấc mộng thứ ba xảy ra khi người ta đã đi khá xa trên đường đạo, giấc mộng tịnh quang. Nó khởi lên từ khí bổn nguyên trong kinh mạch trung ương. Tịnh quang thường được nói đến trong những giáo lý về yoga giấc ngủ và chỉ ra một trạng thái thoát khỏi giấc mộng, tư tưởng, và hình ảnh, nhưng cũng có một giấc mộng tịnh quang trong đó người nằm mộng ở yên trong bản tánh của tâm thức. Đây không phải là một thành tựu dễ dàng ; hành giả phải rất vững chắc trong tỉnh giác bất nhị trước khi giấc mộng tịnh quang sanh khởi. Gyalshen Milu Samleg, tác giả của những bình giảng quan trọng về Tantra Mẹ, viết rằng ngài thực hành miên mật trong chín năm trước khi ngài bắt đầu có những giấc mộng tịnh quang.

Phát triển khả năng cho những giấc mộng tịnh quang thì tương tự với phát triển khả năng an trụ trong sự hiện diện bất nhị của rigpa vào ban ngày. Lúc bắt đầu, rigpa và tư tưởng có vẻ khác nhau, đến nỗi trong kinh nghiệm về rigpa thì không có tư tưởng, và nếu tư tưởng khởi lên chúng ta bị phóng dật và mất rigpa. Nhưng khi sự vững chắc trong rigpa được phát triển, tư tưởng chỉ đơn giản khởi lên và tan biến mà không có chút che ám nào rigpa ; hành giả an trụ trong tỉnh giác bất nhị. Những tình huống này tương tự với học chơi trống và chuông đồng thời trong thực hành nghi lễ: lúc ban đầu chúng ta chỉ có thể làm được một thứ. Nếu chơi chuông, chúng ta mất nhịp điệu của trống, và ngược lại. Sau khi chúng ta đã vững chắc, chúng ta có thể chơi cả hai cùng một lúc.

Giấc mộng tịnh quang không như nhau với giấc mộng của sự sáng tỏ. Giấc mộng của sáng tỏ khi khởi lên từ những phương diện sâu xa và tương đối thanh tịnh của tâm thức và phát sanh từ những dấu vết nghiệp tích cực, vẫn còn xảy ra trong nhị nguyên. Giấc mộng tịnh quang, khi khởi từ những dấu vết nghiệp của quá khứ, không đưa đến kinh nghiệm nhị nguyên. Hành giả không tái lập một chủ thể quan sát đối với giấc mộng như một đối tượng, cũng không như một chủ thể trong thế giới của giấc mộng, mà an trụ hoàn toàn hội nhập với rigpa bất nhị.

Những khác biệt trong ba loại giấc mộng có vẻ tinh tế. Những giấc mộng sanh tử khởi từ những dấu vết nghiệp và xúc tình của cá nhân, và tất cả nội dung giấc mộng được tạo thành bằng những dấu vết và xúc tình này. Giấc mộng của sự sáng tỏ bao gồm nhiều hiểu biết khách quan hơn, nó khởi từ những dấu vết cộng nghiệp và có thể dùng được cho ý thức khi nó không bị ràng buộc với những dấu vết nghiệp cá nhân. Bấy giờ ý thức không bị trói buộc bởi không gian, thời gian và lịch sử cá nhân, và người nằm mộng có thể gặp những chúng sanh thực, nhận những giáo lý từ những vị thầy thực, và tìm thấy những thông tin hữu ích cho những người khác cũng như cho chính nó.

Giấc mộng tịnh quang không được định nghĩa bởi nội dung giấc mộng, mà bởi vì không có một người mộng làm chủ thể hay một bản ngã trong mộng, cũng không có một cái ngã nào trong tương quan nhị nguyên với giấc mộng hay nội dung giấc mộng. Dù một giấc mộng khởi lên, nó là một hoạt động của tâm thức và hoạt động ấy không quấy phá gì đến sự vững chắc an định của hành giả trong tịnh quang.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/01/2011(Xem: 3154)
BAMIYAN, Afghanistan — Những hốc đá có thời chứa các tượng Phật Bamiyan khổng lồ giờ trống trãi trên mặt núi đá – một tiếng khóc thầm cho sự tàn phá dã man đối với thung lũng huyền thoại này và những quí vật một ngàn năm trăm năm tuổi, những tượng Phật đứng vĩ đại nhất một thời của thế giới.
30/12/2010(Xem: 3394)
Tứ Thư và Ngũ Kinh là những bộ sách làm nền tảng cho Nho giáo. Sách này vừa là kinh điển của các môn đồ đạo Nho, vừa là những tác phẩm văn chương tối cổ của nước Tàu.
25/12/2010(Xem: 7978)
Phật giáo là một tôn giáo được đức Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) truyền giảng ở miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 TCN. Do đạo Phật được truyền đi trong một hơn hay 2500 năm và lan ra nhiều nơi cho nhiều chủng tộc nên lịch sử phát triển của nó khá đa dạng về các bộ phái cũng như là các nghi thức và phương pháp tu học. Ngay từ buổi đầu, đức Thích Ca, người truyền đạo Phật, đã thiết lập được một giáo hội với các luật lệ hoạt động chặt chẽ của nó. Nhờ vào sự uyển chuyển của giáo pháp, đạo Phật có thể thích nghi với các hoàn cảnh chế độ xã hội, con người, và tập tục ở các thời kỳ khác nhau, nên ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ và Tây Âu.
24/12/2010(Xem: 5411)
Nếu ta dở bản đồ thế giới, ta sẽ thấy Á Châu chiếm một vùng đất mênh mông hình mặt trăng lưỡi liềm, hai đầu chỉa về hướng bắc, vòng trong đi theo duyên hải Biển Bắc Cực của xứ Scandinavia và Tây Bá Lợi Á. Vòng ngoài từ đông sang tây là bờ biển Thái Bình Dương Tây Bá Lợi Á qua Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, bán đảo lục địa Ấn Độ, Iran, Tiểu Tế Á đến Âu Châu. Giáp ranh vòng ngoài của mặt trăng lưỡi liềm ấy, tại nhiều nơi, nhưng đứng ngoài, ta thấy các nước Ả Rập, Phi Châu và Mỹ Châu.
15/12/2010(Xem: 5420)
Có những người tuy không hiểu biết nhiều về Phật Giáo nhưng lại có phần nào quen thuộc với giáo lý bất bạo động và từ bi của đao Phật, những người này thường hay lầm tưởng rằng giới Phật tử đều ăn chay. Họ có phần nào ngạc nhiên pha chút thất vọng khi khám phá ra rằng rất đông Phật tử ở cả phương Đông lẫn phương Tây vẫn thường ăn thịt (ăn mặn), cho dù không nhất thiết là tất cả Phật tử ai ai cũng ăn thịt như vậy.
03/12/2010(Xem: 3606)
Mùa Thu năm 334 trước Tây Lịch (TTL), vua A-Lịch-Sơn Đại-Đế (Alexander the Great) của nước Hy-Lạp bắt đầu cuộc chinh phạt Đông tiến. Nhà vua thấy nhà hiền triết Aristotle – cũng là ông thầy dậy học mình – nói về Ấn-Độ như là một dải đất mênh mông xa tít mù tắp tận chân trời, nên cảm thấy hứng thú phải đi chiếm lấy và để đem nền văn minh Hy-Lạp reo rắc cho các dân bản xứ.
28/11/2010(Xem: 4650)
Ngày nay, các nhà nghiên cứu lịch sử võ học đều thừa nhận, Thiếu Lâm không những là cội nguồn của nhiều môn võ khác, mà còn được tôn xưng là Ngôi Sao Bắc Đẩu trong nền võ học.
23/10/2010(Xem: 12125)
Đại Diễn giải về Mật thừa của Tsongkapa (1357-1419), nhà sáng lập phái Gelukpa của Phật giáo Tây Tạng, trình bày những đặc trưng chính của tất cả những hệ thống của tantra Phật giáo cũng như sự khác biệt giữa Kinh và Tantra, hai bộ phận của lời Phật dạy.
22/10/2010(Xem: 6272)
Khi tìm những bài nói về về tương lai Phật giáo hoặc Phật giáo và tuổi trẻ, tôi lấy làm ngạc nhiên vì không dễ kiếmđược nhiều bài nói về đề tài phức tạp này để cốnghiến cho đọc giả của đặc san. Có lẽ do vì thống kê sinhhoạt Phật pháp không được đầy đủ và nền sinh hoạttại các chùa không mấy liên quan với nhau.
20/10/2010(Xem: 5094)
Tích Lan (Sri Lanka) là một xứ sở Phật giáo lâu đời nhất, Phật giáo Theravada là một tôn giáo lớn tại đảo quốc này từ thế kỷ thứ hai trong triều đại vua Devanampiya-Tissa đã được vị tu sĩ Ngài Mahinda, con trai của vua Ashoka, bên Ấn Độ sang truyền giáo. Sau đó, Ni Sư Sanghamitta, con gái của vua Asoka, được biết rằng đã mang một nhánh cây Bồ Đề trích từ cây Bồ Đề nguyên thuỷ tại Bồ Đề Đạo Tràng và đã được trồng tại Anuradhapua. Bắt đầu từ đó cho đến ngày hôm nay, Phật giáo tại Tích Lan đã từng và vẫn còn một lòng kính trọng cây Bồ Đề mà ở dưới bóng cây đó Đức Phật đã Giác Ngộ. Những vị tu sĩ Tích Lan đã đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá đạo pháp cho cả hai tông phái Nguyên Thủy và Đại Thừa khắp suốt Đông Nam Á Châu. Tại Tích Lan, vào thế kỷ thứ nhất trước CN trong triều
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567