Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trọn Đời Vì Đạo (vần thơ kính cúng dường Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan)

12/12/202009:25(Xem: 4818)
Trọn Đời Vì Đạo (vần thơ kính cúng dường Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan)
Le Khanh Tue HT Thang Hoan (30)Le Khanh Tue HT Thang Hoan (39)

TRỌN ĐỜI VÌ ĐẠO



Con kính chúc mừng Khánh Tuế

Trưởng Lão Hoà Thượng Thích Thắng Hoan lần thứ 94 .

 
 
Năm Kỷ Tỵ (1928) của kỷ nguyên trước
Phố Cần Thơ đất nước Việt Nam
Phu thê hai họ sắc cầm
Sinh hai nam tử ấm đầm gia phong
Người con lớn Văn Đồng họ Nguyễn
Năm tám tuổi chuyển biến căn duyên
Vào chùa Hội Thắng Châu Điền
Thọ quy tam giới chứng  truyền pháp danh
Thích Thắng Hoan trở thành đệ tử
Tựa an lành pháp tự mười năm
Niềm vui duy nhất lặng thầm
Thả diều theo gió thêm chăm học hành
Vui thanh đạm an lành từ đó
Mười tám tuổi Ngài thọ Sa Di
Long Hoan pháp hiệu tức thì,
Hoàn Thông Hòa thượng Trụ trì ban ra
Ngày tháng lại dần dà đưa dắt
Chuyến đi thăm Sư bác Thiện Hoa
Con đường tu học mở ra
Ấn Quang Nam Việt, tuổi hoa duyên lành
Đường định mệnh thay nhanh cuộc sống
Tuổi Sa Di hình bóng dần xa
Dấn thân nghiệp đạo bước ra
Bốn năm tu học vượt qua vững vàng
Đến Nha Trang Ngài sang Cao đẳng
Học hai năm thầm lặng đạo vàng
Trở về Nam Việt Ấn Quang
Hoàn tất khóa học nẻo đàng chân tu
Ngày tháng đó mặc dù bận việc
Ngài vẫn luôn mải miết học hành
Cử nhân tốt nghiệp hoàn thành
Đại học Vạn Hạnh chuyên ngành Văn khoa...
Thời hành đạo mở ra phía trước
Kể từ đây thêm bước đường xa
Đầu năm một chín sáu ba
Ngài về Phật Viện Biên Hòa, từ đây
Làm Đốc học kiêm ngay giảng huấn
Đem công lao đáp ứng nhu cầu
Bước thêm một bước lên cao
Về Viện Hóa Đạo được vào Giảng sư
Dạy Phật Học cũng từ dạo đó
Các trường tư lớn nhỏ khắp nơi
Đến năm một chín tám mươi
Ngài được Giáo hội chuyển dời về đây
Mở Trung Đẳng từ nay giảng dạy
Huấn luyện thêm ở tại các trường
Bách Khoa Vạn Hạnh ngát hương
Môn Duy Thức học hai trường đầu tiên
Năm tám hai từ nguyên kỷ trước
Giã từ quê cất bước ra đi
Định cư tại nước Hoa Kỳ
Xây dựng Phật giáo thời kỳ tám ba
Và từ đó bước ra lãnh đạo
Ở nhiều nơi Phật Giáo Việt Nam
Bao nhiêu công việc Ngài làm
Cũng vì đại chúng, vinh quang đạo đời
Công đức lớn khắp nơi nhớ mãi
Phụng sự Ngài mang lại chúng sinh
Trọn đời cất bước hành trình
Đem nguồn đuốc sáng soi minh cho đời.
 

Nam Mô A Di Đà Phật
Bến Tre 11/12/2020
Đệ tử Quảng Pháp Ngôn NVT
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/03/2011(Xem: 6410)
Không biết anh thâm nhập Phật giáo từ lúc nào, nhưng lúc còn là Oanh vũ, năm 1945 anh đã tham gia sinh hoạt đoàn thể tiền thân của Gia đình phật tử hiện nay. Anh sáng tác nhạc rất sớm, và cũng giữ trường trai rất sớm. Thập niên 1955 của thế kỷ XX, cộng đồng Phật giáo đã biết và nghe tên anh qua nhiều nhạc phẩm mang đậm tư tưởng Phật giáo. Hiện nay số lượng tác phẩm do anh sáng tác và phổ thơ đã trên 500 bản. Anh và nhạc sĩ Lê Cao Phan là hai cội sen già trong vườn hoa đạo Phật.
25/03/2011(Xem: 5837)
Hòa Thượng Thích Phước Huệ (1875-1963)
25/03/2011(Xem: 6658)
ĐPNN: Là một trong những nhạc sĩ PG đầu tiên được ghi nhận công lao đóng góp cho văn hóa PG trong quyển 50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo của cố HT.Thích Thiện Hoa, NS Hằng Vang từng đoạt giải nhất cuộc thi sáng tác Phật nhạc do GHPGVNTN tổ chức, trao giải thưởng ngày 25-2-1965 tại nhà hát lớn Sài Gòn. Các trung tâm văn hóa PG trong và ngoài nước đã xuất bản hơn 20 album của NS Hằng Vang theo các hình thức cassettes-CD-VCD ca nhạc, kinh nhạc và 20 album cassettes-video-CD-VCD-DVD cũng như 8 tuyển tập ca nhạc đứng chung với nhiều tác giả khác.
24/03/2011(Xem: 5496)
Hòa Thượng Thích Trí Chơn, thế danh Trương Xuân Bình, sinh ngày 20 tháng 11 năm 1933 (Quý Dậu) tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận (Trung Việt)
21/03/2011(Xem: 4320)
Tôi đã sống với một con người với tất cả ý nghĩa của Người trong một thời gian tương đối dài giữa một giai kỳ buồn vui pha trộn. Có thể nói Gs Phạm Công Thiện là người có một cách sống giản dị, không kiểu cách, cầu kỳ, ngược lại rất khiêm cung và nhẫn nại, nhẫn nại ngay cả trong hoàn cảnh rất khó nhẫn.
17/03/2011(Xem: 4255)
Hòa Thượng thế danh là Phạm Kim Huệ, sinh năm Giáp Tuất, ngày 02-4-1934 tại làng Cẩm Phô, quận Điện Bàn (nay là thành phố Hội An), tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Thân phụ của Hòa Thượng là Cụ Ông Phạm Kim Cái pháp danh Như Thế, và Thân mẫu là Cụ Bà Nguyễn thị Di pháp danh Như Kim, đều làm nghề Đông y. Hòa Thượng là con thứ sáu trong gia đình gồm sáu anh chị em. Sinh trưởng trong một gia đình nho học, thâm tín Phật giáo, nên lúc tám tuổi Ngài được gia đình cho vào chùa học đạo.
15/03/2011(Xem: 5665)
Tôi biết tin GS Phạm Công Thiện mất qua trang web viet-studies của GS Trần Hữu Dũng post ngày 10-3. Dòng thông tin được dẫn từ báo Người Việt ở Houston, bang Tesas cho biết theo gia đình và Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất ở Mỹ xác nhận ông mất ngày 9-3-2011, thọ 71 tuổi. Trước khi mất dường như ông đã biết trước cuộc vĩnh ly này nên nhập định rồi ra đi nhẹ nhàng. Ngoài dòng báo tin của báo Người Việt còn bài viết cho người đã mất của nhà văn Viên Linh với tư cách bạn bè.
12/03/2011(Xem: 5839)
Phạm Công thiện, ông là ai? Có nhiều người đã hỏi như thế. Triết gia? Thiền sư? Thi sĩ? Văn sĩ? Hay là một người lang thang rong chơi trong cuộc đời ? Hay là nghệ sĩ với ước vọng thành một tài năng lớn của thế giới? Hoặc là một người đang trong cơn mộng du suốt cả đời? Trần Tuấn Kiệt trong một bài viết trong “Tác Giả Tác Phẩm“, xuất bản cách nay gần bốn chục năm, cũng nói về chân dung người thi sĩ rất mực nghệ sĩ này:
25/02/2011(Xem: 5815)
Lễ huý nhật Ôn Trí Thủ năm 2005 tại Quảng Hương Già Lam
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567