Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha (1902 - 1954)

08/04/202007:53(Xem: 6537)
Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha (1902 - 1954)


Thieu Chuu_Nguyen Huu Kha
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM

  

Thiều Chửu

Nguyễn Hữu Kha

(1902 - 1954)

 

 

LỜI NÓI ĐẦU

Thiều Chửu tên thật là Nguyễn Hữu Kha, hiệu Tịnh Liễu, Lạc Khổ. Ông là con trai thứ hai của ông cử Đông Tác Nguyễn Hữu Cầu - một trong những người sáng lập Đông Kinh Nghĩa Thục và tham gia phong trào Đông Du, bị thực dân Pháp bắt, giam ở Hỏa Lò, phát vãng lên Bắc Giang rồi lưu đày Côn Đảo từ 1915 - 1920.

Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ người cha và anh ruột là Giáo sư Nguyễn Hữu Tảo, ngay từ những năm ở tuổi niên thiếu và thanh niên, Thiều Chửu vừa phải lăn lộn kiếm sống, vừa tự học. Với thiên tư và ý chí tự lực vươn lên, ông đã có một căn bản về Hán học, thông thạo tiếng Pháp, Anh, Nhật và tự nguyện làm một cư sĩ, tích cực tham gia công tác từ thiện xã hội và hoằng dương Phật pháp.

Có thể nói, trải qua những biến động thăng trầm của lịch sử đất nước, ông đã sống đúng với lý tưởng mà ông hằng theo đuổi. Với niềm tin và nghị lực làm việc phi thường, ông đã để lại cho đời một sự nghiệp trước tác về Phật học, làm giầu cho thư tịch và văn hoá đất nước. Ông thực sự là một tấm gương về lao động sáng tạo, đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong ký ức của nhiều người.

Với sự thành kính và trân trọng đối với ông, nhân kỷ niệm 105 ngày sinh của Thiều Chửu chúng tôi sưu tầm tư liệu và biên tập cuốn sách này, gồm hai phần:

Phần thứ nhất: gồm những bài viết về ông, một số bài tham luận tại Sinh hoạt lịch sử kỷ niệm 100 năm sinh nhà văn hoá Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha do tạp chí Xưa & Nay, Hội khoa học Lịch sử Việt Nam và tạp chí Tia Sáng, Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường tổ chức ngày 21 tháng 6 năm 2002 tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội. (Các bài sắp xếp theo thứ tự thời gian người viết) và các bài viết về ông sau năm 2002.

Trong phần này chúng tôi đăng nguyên bản bài viết, những chỗ chưa đúng có ghi chú ở cuối bài.

Phụ lục: gồm các bài viết về Thiều Chửu đăng trong các bộ Tự điển đã xuất bản.

Phần thứ hai: gồm một số thơ ca và bài viết của Thiều Chửu.

Chúng tôi tin rằng, qua cuốn sách này độc giả gần xa sẽ biết và hiểu hơn về Thiều Chửu, một người tuy đã đi vào cõi vĩnh hằng hơn nửa thể kỷ nhưng vẫn được nhiều người nhớ tới bởi những gì ông đã dâng hiến cho đời.

Cuốn sách được biên tập lần đầu, không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự đóng góp, phê bình của quý độc giả.

Nguyễn Hải Hoành

Nguyễn Đại Đồng




thieu chuu nguyen huu kha
Lời giới thiệu

Phật giáo Việt Nam đầu thế kỷ 20 xuất hiện nhiều vị danh nhân Phật giáo kể cả xuất gia cũng như tại gia. Các vị danh nhân đó, dù tăng hay tục, tuy mỗi người một vẻ, một nhân cách khác nhau nhưng có cùng một mẫu số chung là tận tâm trong sự nghiệp Chấn hưng Phật giáo, xả thân quên mình vì hạnh phúc của đồng bào, dân tộc. Cư sĩ Thiều Chửu là một trong những bậc danh nhân đó.

Tên tuổi của cụ đã trở thành bất hủ với bộ Tự điển Hán - Việt Thiều Chửu. Những người Việt học Hán văn không thể không cúi đầu tri ân công trình văn hóa bất hủ mà Cụ đã để lại cho đời. Ngoài bộ Tự điển Hán – Việt Thiều Chửu, Cụ còn để lại rất nhiều tác phẩm cũng như dịch phẩm cùng nhiều bài tiểu luận nhưng rất tiếc, từ trước đến giờ chúng ta biết rất ít về các tác phẩm, dịch phẩm cũng như những bài tiểu luận của Cụ. Chúng ta biết rất ít về các công trình văn hóa ấy, lại càng không biết về cuộc đời, về hạnh nguyện lợi tha của Cụ vì sau cái chết mà chính Cụ gọi là Thiên cổ kỳ oan (nỗi oan kỳ lạ muôn đời) ấy, không ai dám nhắc đến tên tuổi của Cụ, các công trình văn hóa của Cụ không được phổ biến. Phải đợi đến năm 2002, khi các cháu trong dòng họ Nguyễn Đông Tác cùng những người học trò năm xưa của Cụ kết hợp với Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tạp chí Xưa và Nay, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Tạp chí Tia sáng Bộ Khoa học- Công nghệ - Môi trường tổ chức Lễ Tưởng niệm kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Cụ tại Văn Miếu Quốc tử giám, chúng ta mới biết được các công trình văn hóa của Cụ, biết rõ cuộc đời đầy thăng trầm, đắng cay của Cụ mà nhà giáo nhân dân, anh hùng lao động Đặng Vũ Khiêu gọi là “Nửa kiếp trầm luân” .

Qua các bài tham luận đọc tại Hội thảo, chúng ta biết được Cụ là nhà trí thức biết nhiều ngôn ngữ, để lại cho đời nhiều tác phẩm cũng như dịch phẩm nhưng lại không một ngày cắp sách đến trường. Đó là điều kỳ lạ. Nhưng kỳ lạ hơn nữa, khác với những nhà trí thức xưa nay thường thâu mình trong tháp ngà văn học, quên đi cuộc sống thực tại, Cụ dấn thân vào đời, làm tất cả công tác từ thiện để cứu dân độ thế với tấm lòng thật trong sáng trên tinh thần “Cư Nho mộ Thích”. Cụ đến với Đạo vì giáo lý vi diệu nhiệm mầu của Đạo pháp nhưng Cụ quyết tâm đạp đổ tất cả những tệ nạn hại dân hại nước tồn tại trong Đạo. Cụ đến với phong trào Chấn hưng Phật giáo là thế. Đọc Lời Tự bạch của Cụ chúng ta không thể cầm được nước mắt. Một con người phải chịu đựng không biết bao nhiêu đau khổ, thiếu thốn như thế mà luôn luôn suy nghĩ và hành động quên mình vì hạnh phúc của tha nhân. Cụ là nhà trí thức yêu nước thực sự, yêu nước một cách chân thành, thiết tha đến nỗi quên đi hạnh phúc cá nhân của mình. Chính lòng yêu nước chân thành đó đã đổ lên đầu Cụ bao nhiêu nỗi oan để cuối cùng Cụ phải chọn cái chết vì nước, vì dân. Đó là hạnh nguyện của Bồ tát. Chỉ có Bồ tát mới làm được như vậy. Chỉ có Bồ tát mới chấp nhận cái chết một cách nhẹ nhàng, không oán hận, không cầu minh oan, chỉ mong sao lợi ích muôn người.

Tất cả những bài tham luận trong tập sách này là những dòng sử liệu sống động viết về Cụ, tạo nên một chân dung thực sự của Cụ. Nhận thấy đây là một tư liệu qúy gíá, đề cập đến Cụ một cách khá đầy đủ nên Viện Nghiên Cứu biên tập và xuất bản tập kỷ yếu này. Mục đích không phải để minh oan hay ca tụng Cụ mà chỉ muốn nói với tất cả độc giả rằng có một nhà trí thức yêu nước thực sự và có một vị đại Bồ tát bằng xương bằng thịt hiện thực giữa cõi đời này.

Viện Nghiên cứu Phật học Việt nam

Giáo sư Tiến sĩ Lê Mạnh Thát

Mục Lục

 

Thứ tự

Nội dung

Tác giả

Trang

 

Lời nói đầu – Lời giới thiệu

GS. TS. Lê Mạnh Thát 

2

 

Phần 1

Những bài viết về Thiều Chửu

 

 

1

Em Nguyễn Hữu Kha

GS Nguyễn Hữu Tảo

3

2

Hoài cảm

Sa môn Trí Hải

6

3

Thiều Chửu - một gương sáng kết hợp tinh thần yêu nước với đạo Thiền

Những tấm gương lao động sáng tạo thế kỷ 20 ở Việt Nam, NXB Lao Động, 1999

8

4

Phát biểu của GS, NGND, Anh hùng lao động Đặng Vũ Khiêu

Tại sinh hoạt Lịch sử kỷ niệm 100 năm sinh của Nhà Văn hoá Thiều Chửu tại Văn Miếu Quốc Tử Giám

24

5

Lời mở đầu Sinh hoạt lịch sử

Nhà sử học Dương Trung Quốc

25

6

Đôi suy nghĩ nhỏ về một nhân cách lớn

Nhà văn Nguyên Ngọc

26

7

Thiều Chửu - Nhân vật Phật giáo xuất chúng thế kỷ 20

TS Nguyễn Quốc Tuấn, Viện Nghiên cứu Tôn giáo

28

8

Đôi lời suy ngẫm

GS Vũ Ngọc Khánh

37

9

Chữ Nhẫn với Thiều Chửu

KS Dương Xuân Thự

39

10

Cư sĩ Thiều Chửu với Cả một trời thơ

TS. Đinh Công Vỹ, Viện Hán Nôm

42

11

Cái sĩ của cụ Thiều Chửu

TS. Đại đức Thích Đồng Bổn (Nguyễn Thành Nam)

56

12

Thiều Chửu - một tâm hồn tu thế, tu nhân gian

TS. Phạm Toàn, Trung tâm Công nghệ Giáo dục

60

13

Vài suy nghĩ về ngôn hành Phật giáo của Thiều Chửu

PGS. Nguyễn Duy Hinh, Viện Nghiên cứu Tôn giáo

62

14

Tư tưởng Phật giáo cách mạng của Thiều Chửu

TS. Hồ Anh Hải

67

15

Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha, một tài năng tự học, một cư sĩ nhập thế

Hoạ sĩ Trịnh Yên, Uỷ ban UNESCO Việt Nam

70

16

Bản dịch Khoá Hư Lục của cư sĩ Thiều Chửu

PGS. Phan Văn Các, Viện Hán Nôm

73

17

Mảng sáng tác thơ ca của Thiều Chửu

Nhà Hán học lão thành Vũ Tuấn Sán

78

18

Di sản tinh thần của cư sĩ Thiều Chửu

TS. Đức Uy, Hội Tâm lý học Việt Nam

90

19

Sự cống hiến trọn đời đáng trân trọng của cư sĩ Thiều Chửu

Đại tá Trần Việt Quang và đại tá Nguyễn Hải Trừng

92

20

Tưởng niệm cụ Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha

GS Minh Chi, Học viện Phật giáo TP Hồ Chí Minh

95

21

Cư sĩ Thiều Chửu với nền giáo dục bình dân

NGƯT Vũ Thế Khôi

97

22

Cư sĩ Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha, nhà trí thức Phật học - người Phật tử chân chính

Thượng toạ Thích Gia Quang

102

23

Tưởng nhớ nhà văn hoá Thiều Chửu

Nguyễn Đông A

104

24

Hành trạng nhập thế của sư Thiện Chiếu và Thiều Chửu

Nhà báo Lê Tuý Hoa

105

25

Cư sĩ Thiều Chửu đôi dòng cảm nhận

Tuệ Khương

108

26

Cụ Thiều Chửu nhà văn hóa - nhà yêu nước

Nguyễn Khắc Mai

115

27

Ông Hai Kha

Lưu Văn Lợi

117

28

Cư sĩ Thiều Chửu xúc cảm

TS Đinh Công Vỹ

120

29

Mừng quí khách, Ơn Thầy, theo thầy, Con nay...

Ngô Kim Thành

121

30

Bác Tôi

KS. Trần Đình Thắng

122

31

Đuốc Tuệ

Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ

122

32

Nhà văn hoá Thiều Chửu sống mãi với non sông

Nhà giáo Vũ Xuân Ba

123

33

Nhớ

Nhà giáo Văn Hậu

123

34

Thống kê các tác phẩm của Thiều Chửu

KS. Nguyễn Đại Đồng

124

35

Cư sĩ Thiều Chửu - Nguyễn Hữu Kha (Tiểu sử danh tăng Việt Nam thế kỷ XX tập 1)

Thích Đồng Bổn chủ biên. Thành hội Phật giáo TP Hồ Chí Minh, 1995

128

36

Thiều Chửu (Tác gia văn học Thăng Long - Hà Nội từ thế kỷ XI đến giữa thế kỷ XX)

Tô Hoài, Nguyễn Vinh Phúc, Hoàng Ngọc Hà, Ngô Văn Phú, Phan Thị Thanh Nhàn, NXB Hội Nhà Văn, 1998

131

37

Thiều Chửu (Từ điển Văn học Bộ Mới)

Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá, NXB Thế Giới, 2004

132

38

Nguyễn Hữu Kha (Từ điển nhân vật lịch sử)

Nguyễn Q Thắng – Nguyễn Bá Thế, NXB Văn hóa Thông tin, tái bản lần 5,1999

134

 

Phần 2

Một số trước tác của Thiều Chửu

 

 

1

Thơ chữ Hán

Nguyễn Hữu Kha

136

2

Thơ ca làm trước Cách mạng Tháng Tám

Thiều Chửu

137

3

Thơ ca làm trong kháng chiến chống Pháp

Thiều Chửu

141

4

Truyện Ngụ ngôn

TC

154

5

Vì sao tôi dịch kinh Kim Cương

Thiều Chửu

158

3

Phật học vấn đáp

Thiều Chửu

159

4

Tự bạch

Nguyễn Hữu Kha

178

5

Thư gửi Hồ Chủ Tịch

Nguyễn Hữu Kha

 

 

 pdf-icon

Thiều Chưởng Nguyễn Hữu Kha (1902-1954)



***

Nam Mô A Di Đà Phật

Chân thành cảm ơn Hòa Thượng Thích Đồng Bổn đã gởi tặng

Trang Nhà Quảng Đức phiên bản điện tử tập sách này
Nam Mô A Di Đà Phật
Thích Nguyên Tạng
(Melbourne 08/04/2020)

 




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/01/2014(Xem: 8814)
Hòa thượng thế danh Lương Thế Ân, sinh vào giờ Tuất, ngày 28 tháng 6 năm Canh Tuất (1670) nhằm vào năm Khang Hy thứ 8 triều nhà Thanh tại làng Thiệu An, huyện Đồng An, phủ Tuyền Châu, tỉnh Phước Kiến, Trung Quốc. Thân phụ Ngài là cụ ông húy Lương thụy Đôn Hậu, thân mẫu tộc Trần thụy Thục Thận. Ngài là người con thứ 2 trong gia đình có 3 anh em, anh trai là Lương Thế Bảo, em trai là Lương Thế Định.
28/01/2014(Xem: 11606)
NAM MÔ TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT CÁO PHÓ Gia đình Tang Quyến Chúng Con, Chúng Tôi vô cùng thương tiếc báo tin đến Chư Tôn Đức cùng Quý Thân Bằng Quyến Thuộc, Bạn Hữu gần xa, Chồng, Cha, Ông chúng con, chúng tôi là: Cụ Ông NGUYỄN NGỰ Pháp danh: NGUYÊN BỬU Sinh năm: Quý Dậu (1933) tại Cố Đô Huế Mãn phần lúc 11 giờ tối ngày 27 tháng Chạp năm Quý Tỵ (Nhằm ngày 27-01-2014) tại Sài Gòn, Việt Nam Chương trình Tang Lễ: - Lễ Nhập Liệm lúc 7am ngày 29-01-2014 tại Sàigòn - Lễ Thọ Tang lúc 7pm (29-1-2014) tại Tu Viện Quảng Đức, Úc Châu - Lễ Di Quan từ Sàigòn về Huế: 6am ngày mùng 2 Tết Giáp Ngọ (01-02-2014) - Lễ Động Quan và đưa đi an táng tại Huế lúc 6am ngày mùng 6 Tết Giáp Ngọ (05-02-2014) Chúng con đề đầu đảnh lễ và cúi xin Tôn Đức Tăng Ni cùng Quý Phật tử thân hữu gia tâm niệm Phật để giúp trợ niệm cho Thân Phụ chúng con sớm vãng sanh Tây Phương Cực Lạc Quốc.
21/01/2014(Xem: 14443)
Từ Úc Quốc xa xôi, thay mặt toàn thể Tăng Tín đồ Phật Tử Tu Viện Quảng Đức, một nơi mà chính Trưởng Lão HT Thích Phước Thành đã về chứng minh lễ Khánh Thành năm 2003, Chúng con thành kính ngưỡng vọng về Thiên Phước Tổ Đình, Quy Nhơn, Bình Định, nhất tâm đảnh lễ Giác linh Hòa Thượng, Nguyện cầu Giác linh Hòa Thượng Cao Đăng Phật Quốc, thượng phẩm thượng sanh, hồi nhập ta bà, phân thân hóa độ, lợi lạc quần sanh. Kính nguyện Giác linh Hòa Thượng thùy từ chứng giám. Thành kính chia buồn đến HT Thích Nguyên Phước cùng chư Tôn Đức & Môn Đồ Pháp Quyến trước sự mất mát lớn lao này.
31/12/2013(Xem: 17316)
Vở Cải Lương: Chuyện Tình Liên Hoa Hòa Thượng Tác giả: HT Thích Như Điển Chuyển thể cải lương: Soạn giả Dương Kinh Thành Chủ trương và thực hiện: Nghệ sĩ Út Bạch Lan và Nghệ sĩ Tô Châu Thành phần diễn viên gồm những nam nữ nghệ sĩ gạo cội tiếng tăm trong nước như:Nghệ sĩ (NS) Út Bạch Lan, NS Thoại Mỹ, NS Tô Châu, NS Phượng Loan, , NS Điền Trung, NS Quốc Kiệt, NS Hồng Lan, NS Chí Cường, NS Thanh Sử, NS Trần Kim Lợi, NS Hữu Tài, NS Hồng Sáp, NS Hoàng Phúc, NS Hoàng Quân, NS Hoàng Điệp và những vai phụ khác.
15/12/2013(Xem: 7604)
Tổ thường hay nói trong những ngày trước khi viên tịch: “Ta ra đời nhằm ngày Đản Sinh của đức Từ Phụ thì sau ta cũng chọn ngày ấy mà viên tịch”. Ngày mồng 8 năm Quý Mão (1963), Ngài không thấy trang hoàng cờ phướn để đón mừng Phật Đản như mọi khi và khi biết Giáo Hội chủ trương dời ngày lễ Phật Đản vào đúng ngày rằm, Tổ nói: “Rứa thì ta cũng đợi đến ngày rằm...”.
15/12/2013(Xem: 16131)
Trang nhà Quảng Đức vừa nhận được tin buồn: Thầy Đặng Ngọc Chúc, pháp danh: Tịnh Minh, sinh năm 1947 tại Phù Cát, Bình Định, vừa mãn phần lúc 9 giờ tối ngày 12/11/ Kỷ Tỵ (14-12-2013), hưởng thọ: 67 tuổi. Lễ Nhập Liệm lúc 2 giờ chiều ngày chủ nhật 15/12/2013 (13-11-AL); Lễ Động Quan lúc 6 giờ sáng ngày thứ tư 18-12-2013 (16-11-Al) tại Sài gòn, Việt Nam. Liên lạc vói tang quyến: tinhminhav@yahoo.com
06/12/2013(Xem: 8712)
Người làm vườn chậm rãi quét lá. Cuối đông, những cây phong - lá đổi mầu từ xanh tươi sang đỏ, vàng - đang rụng những chiếc cuối. Thời gian không âm thanh, không hình tướng mà lại hiện hữu rõ rệt ở mọi nơi, mọi vật qua những đổi thay, luân chuyển của đất trời. Hoa ấy rực rỡ đầu hè, đã úa tàn cuối thu; mầm ấy trồi xanh tháng lạnh, cành lá đã xum xê khi nắng ấm; quỳnh nẩy nụ ngày xuân, đêm trăng rằm tháng hạ đã chợt ngạt ngào hương sắc…….
06/12/2013(Xem: 11103)
Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, vị thiền sư ni đầu tiên, người trưởng lão ni tuyệt vời, còn lưu lại bài kệ thị tịch, những lời nói sau cùng, những lời nhắn bảo cuối cùng, những lời nói thật, gây chấn động mãnh liệt nơi nội tâm, thức tỉnh chúng ta trên dòng sinh tử, để lại dấu ấn đậm sâu, thắm đượm mãi trong lòng người đến tận hôm nay và mai sau. Ni Sư Diệu Nhân, và cũng là vị nữ sĩ ban đầu trong nền Văn Học Việt Nam
05/12/2013(Xem: 11327)
Từ Tam Kỳ tôi về lại Đà Nẵng năm 1965 để hầu ôn Phổ Thiên và tiếp tục đi học tại trường trung học Phan Châu Trinh. Ôn cư ngụ tại Chùa Diệu Pháp, nhưng thường xuyên sinh hoạt tại Chùa Phổ Đà. Hai chùa cách nhau năm bảy căn nhà
01/12/2013(Xem: 7179)
Hòa thượng pháp danh Thị An, pháp tự Hành Trụ, pháp hiệu Phước Bình, thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh (1) đời thứ 42. Ngài thế danh là Lê An, sinh năm 1904 trong một gia đình trung nông tại làng Phương Lưu, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Thân phụ là cụ Lê Uyển, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Sử. Ông bà có bốn người con, cả ba người con trai đều xuất gia đầu Phật. Ngày xuất gia năm 12 tuổi ở chùa làng. Ðến năm 19 tuổi, được Hòa thượng Giải Tường chùa Phước Sơn thế độ làm đệ tử và học tại đây. Năm 22 tuổi Ngài thọ Cụ Túc giới và giữ chức thư ký trong chùa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567