Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những ngày bên Thầy Giáo Thọ

20/03/201817:37(Xem: 7527)
Những ngày bên Thầy Giáo Thọ


Ni Su Nhu Thuy 3
NHỮNG NGÀY BÊN THẦY GIÁO THỌ



NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Kính lạy Giác Linh Ni Trưởng Như Thủy

 

Cách xa vạn dặm phương trời

Ngày Mùng Một không trăng u tịch

Nghe tin người nhẹ gót về Tây

Chúng con nghe nơi cõi lòng nặng trĩu

Như ngây như dại, như thể đánh mất một cái gì đó quý giá trong đời khó mà tả được.Thời gian mấy ngày qua hàng triệu người ngay cả trong và ngoài nước đều cảm nhận được nỗi đau thương tang tóc từ một sự ra đi. Sự ra đi của Ni Trưởng đã làm tan nát bao trái tim. Người ra đi để lại không ít nỗi đau buồn, bởi đó là một sự mất mát lớn cho hàng Ni Giới chị em chúng con nói riêng và toàn thể hàng tín đồ Phật tử nói chung. Vẫn hiểu thân này rồi phải trải qua 4 tướng Sanh- Già- Bệnh-Chết, nhưng sao chúng con nghe tim mình trĩu nặng thế này!

  Còn đâu nữa khi Hạ về, còn đâu nữa những buổi học mà Người đã hoá thân trong nhiều vai trò để giúp đỡ chị em chúng con, mỗi lần bên cạnh Người chúng con như được tắm gội sạch sẽ cả tâm hồn và thể xác. Khi hay tin Người nhập viện, chị em chúng con không ngừng cầu nguyện cho Người từng ngày với niềm tin và hy vọng là Người sẽ trở về bên chúng con. Chị em chúng con ai cũng có trách nhiệm tại Bổn Tự, nhưng đều đã có dự định là chúng con sẽ bay đến bên Người, và Người cũng đã hứa ngày 18 tháng 03 sẽ họp mặt với chúng con tại San Diego.

  Thế mà định luật vô thường quá khắc nghiệt đã không cho phép Thầy trò chúng ta có dịp hội ngộ lần cuối, chúng con không chuẩn bị  được gì cả.  Người biết không! Sư Chị Tiến Liên và chúng con khi hay tin Người đột ngột ra đi là lúc chúng con đang vào khóa Lễ, chị ấy lúng túng quên trước quên sau rất là tội nghiệp. Giờ thì chúng con đã vĩnh viễn xa Người và xa mãi mãi, nhưng dư âm lời dạy dỗ của Người ngày nào luôn đọng mãi trong tâm hồn chị em chúng con.

Nói đến phong cách và sự nghiệp nổi bật một đời hong dương Đạo Pháp của Người, chúng con luôn nhớ tới phong cách chất phát mộc mạc giản dị, và một giai đoạn với hạnh nguyện độc cư của Người và những tác phẩm với chất liệu giáo dục đậm nét văn hoá Phật Giáo. Những công trình giáo dục Người đã một đời đóng góp cống hiến cho ngôi nhà Phật Pháp mãi mãi  đọng lại trong tâm hồn mọi người .

Kính lạy Giác Linh Ni Trưởng, chúng con quá đau lòng khi được Sư Như Bảo đưa tin từng giờ cho chị em chúng con, Sư Bảo nói: “Sư đau  lắm nhưng Sư vẫn nói pháp nhắc nhở chị em chúng ta”. Sư ơi chúng con nghe cõi lòng tan nát từng khoảnh khắc trong tuyệt vọng, mặc dù chúng con đã cố gắng để ngồi yên trong tĩnh lặng như lời người dạy, nhưng khi đứng trước tình cảnh đau đớn này chúng con vẫn tả tơi như những chiếc lá mong manh lìa cành trong phong ba bão táp.

Chúng con hiểu rằng tất cả đều là những du khách đi qua trần gian này ..một chuyến đi mất hết mấy mươi năm. Mỗi người đều có cảm nhận riêng cho chuyến đi của mình. Rồi chúng con bắt đầu cho những chuyến đi mới,   hành trình mới ….. và mong đợi những gì, để chúng con làm cho đời mình một chuyến vân du mới trở nên đầy ý nghĩa.

Vẫn biết là ai cũng phải từ giã chốn này, hiểu rằng sự ra đi là một khởi đầu mới là một cơ hội mới để hưởng được những thành quả trong bánh xe nghiệp vẫn không ngừng quay. Chúng con vẫn biết bây giờ không phải lúc  chúng con sợ hãi và lo lắng, sầu bi khổ não, mà  chúng con phải nhận chân được rằng mình có cơ hội  quí giá để chuẩn bị cho ngày trọng đại  này và chuyển hóa tâm thức mình đúng hướng cho bây giờ và mãi mãi về sau, cho chính chúng con và cho tất cả mọi người.

Kính lạy Giác Linh Ni Trưởng, Cali quá u buồn! Chờ đợi đón Người về, nhưng sẽ là một cổ quan tài lạnh giá, chứkhông phải là một vòng tay ấm áp, một nụ cười hiền bao dung và độ lượng hôm nào. Nhớ từng giọng nói  từ ái của Người, từng cử chỉ của Người nhắc nhở hay hỏi thăm Phật sự của chị em chúng con.

Riêng con còn nhớ năm ấy với trái tim còn nhiều non nớt, ba huynh đệ: Sư chị Tịnh Huy ,Tịnh Hân và Tâm Vân chúng con khăn gói lên đường tiến thẳng về Thiền Viện Viên Chiếu, thập niên 80, Người là Giáo thọ cũng là Tổng Giám Viện. Chúng con ở lại Thiền Viện Viên Chiếu một tháng và quyết định trở thành thiền sinh, nhưng riêng con đã bị Sư Ông Thanh  Từ  và Người từ chối, còn nhớ sáng hôm ấy mặc dù không được trở thành thiền sinh, nhưng con đã nhậnđược một món quà tinh thần khá đặc biệt, đó là một pháp thoại ngắn từ Sư Ông và Người đã dành cho con, cũng đủ cho con trở về Sài Gòn với tâm trạng hân hoan để làm hành trang cho đến ngày nay. Thế rồi đến năm 2015 con có duyên gặp lại Người và còn ở chung một tòa nhà với người tại Tịnh Uyển Đức Viên. Con thỏ thẻ hỏi người tại sao năm ấy từ chối con. Người cười và nói: “Không phải bây giờ Tâm Vân đã có tất cả câu trả lời rồi đó sao”  cả hai Thầy trò mỉm cười trong im lặng, khung cảnh cô tịch êm ả của núi rừng lúc ấy cũng chìm sâu, hòa quyện với tâm trạng của chúng tôi ….Dường như năm ấy Người đã  thấy rõ vận mệnh của đời con. Và Người cũng luôn nắm rõ vận mệnh của chính bản thân  mình trong lòng bàn tay,  thế là Người đã âm thầm từng bước đi qua trần thế này một cách tự tại và hiên ngang,mặc cho thế sự vui buồn…

Chúng con xin chắp tay cầu nguyện cho Người vẫn thong dong tự tại yên nghỉ trong cảnh giới của chư Phật.

Kính bái lạy Giác Linh Ni Trưởng .

Học Ni Tâm Vân.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/03/2011(Xem: 6450)
Không biết anh thâm nhập Phật giáo từ lúc nào, nhưng lúc còn là Oanh vũ, năm 1945 anh đã tham gia sinh hoạt đoàn thể tiền thân của Gia đình phật tử hiện nay. Anh sáng tác nhạc rất sớm, và cũng giữ trường trai rất sớm. Thập niên 1955 của thế kỷ XX, cộng đồng Phật giáo đã biết và nghe tên anh qua nhiều nhạc phẩm mang đậm tư tưởng Phật giáo. Hiện nay số lượng tác phẩm do anh sáng tác và phổ thơ đã trên 500 bản. Anh và nhạc sĩ Lê Cao Phan là hai cội sen già trong vườn hoa đạo Phật.
25/03/2011(Xem: 5950)
Hòa Thượng Thích Phước Huệ (1875-1963)
25/03/2011(Xem: 6772)
ĐPNN: Là một trong những nhạc sĩ PG đầu tiên được ghi nhận công lao đóng góp cho văn hóa PG trong quyển 50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo của cố HT.Thích Thiện Hoa, NS Hằng Vang từng đoạt giải nhất cuộc thi sáng tác Phật nhạc do GHPGVNTN tổ chức, trao giải thưởng ngày 25-2-1965 tại nhà hát lớn Sài Gòn. Các trung tâm văn hóa PG trong và ngoài nước đã xuất bản hơn 20 album của NS Hằng Vang theo các hình thức cassettes-CD-VCD ca nhạc, kinh nhạc và 20 album cassettes-video-CD-VCD-DVD cũng như 8 tuyển tập ca nhạc đứng chung với nhiều tác giả khác.
24/03/2011(Xem: 5648)
Hòa Thượng Thích Trí Chơn, thế danh Trương Xuân Bình, sinh ngày 20 tháng 11 năm 1933 (Quý Dậu) tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận (Trung Việt)
21/03/2011(Xem: 4342)
Tôi đã sống với một con người với tất cả ý nghĩa của Người trong một thời gian tương đối dài giữa một giai kỳ buồn vui pha trộn. Có thể nói Gs Phạm Công Thiện là người có một cách sống giản dị, không kiểu cách, cầu kỳ, ngược lại rất khiêm cung và nhẫn nại, nhẫn nại ngay cả trong hoàn cảnh rất khó nhẫn.
17/03/2011(Xem: 4360)
Hòa Thượng thế danh là Phạm Kim Huệ, sinh năm Giáp Tuất, ngày 02-4-1934 tại làng Cẩm Phô, quận Điện Bàn (nay là thành phố Hội An), tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Thân phụ của Hòa Thượng là Cụ Ông Phạm Kim Cái pháp danh Như Thế, và Thân mẫu là Cụ Bà Nguyễn thị Di pháp danh Như Kim, đều làm nghề Đông y. Hòa Thượng là con thứ sáu trong gia đình gồm sáu anh chị em. Sinh trưởng trong một gia đình nho học, thâm tín Phật giáo, nên lúc tám tuổi Ngài được gia đình cho vào chùa học đạo.
15/03/2011(Xem: 5695)
Tôi biết tin GS Phạm Công Thiện mất qua trang web viet-studies của GS Trần Hữu Dũng post ngày 10-3. Dòng thông tin được dẫn từ báo Người Việt ở Houston, bang Tesas cho biết theo gia đình và Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất ở Mỹ xác nhận ông mất ngày 9-3-2011, thọ 71 tuổi. Trước khi mất dường như ông đã biết trước cuộc vĩnh ly này nên nhập định rồi ra đi nhẹ nhàng. Ngoài dòng báo tin của báo Người Việt còn bài viết cho người đã mất của nhà văn Viên Linh với tư cách bạn bè.
12/03/2011(Xem: 5883)
Phạm Công thiện, ông là ai? Có nhiều người đã hỏi như thế. Triết gia? Thiền sư? Thi sĩ? Văn sĩ? Hay là một người lang thang rong chơi trong cuộc đời ? Hay là nghệ sĩ với ước vọng thành một tài năng lớn của thế giới? Hoặc là một người đang trong cơn mộng du suốt cả đời? Trần Tuấn Kiệt trong một bài viết trong “Tác Giả Tác Phẩm“, xuất bản cách nay gần bốn chục năm, cũng nói về chân dung người thi sĩ rất mực nghệ sĩ này:
25/02/2011(Xem: 5837)
Lễ huý nhật Ôn Trí Thủ năm 2005 tại Quảng Hương Già Lam
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567