Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Từ Quận chúa Hồ Thị Hạnh đến Sư bà Diệu Không

26/10/201721:42(Xem: 8314)
Từ Quận chúa Hồ Thị Hạnh đến Sư bà Diệu Không

Từ Quận chúa Hồ Thị Hạnh
đến Sư bà Diệu Không

su ba dieu khong
Sư bà Thích nữ Diệu Không; Quận chúa Hồ Thị Hạnh.
 









Hơn chục năm trước, khi tôi mang cuốn hồi ký của chị tôi là Nguyễn Thị Thiếu Anh sang tặng người bạn cũ Đồng Khánh năm xưa là chị Cao Xuân Nữ Oanh, tôi đã nghe chị nhắc đến Sư bà Diệu Không đang ở trong chùa Kiều Đàm ngay bên cạnh.

Tôi nghe tiếng bà đã lâu, cứ muốn được diện kiến bà nhưng cứ ngần ngại, mặc dù hai gia đình cũng có thể gọi là chỗ quen biết. Chị Oanh - người ghi chép lại cuốn hồi ký của Sư bà Diệu Không - không chỉ là bạn học với chị tôi mà chị là cháu nội của cụ Cao Xuân Dục, còn Sư bà Diệu Không từng là con dâu của cụ Cao, vị chánh chủ khảo khoa thi Hội năm 1907, kỳ thi mà thân phụ tôi được chấm đậu Hoàng Giáp.

Bác sĩ Hồ Đắc Di - anh ruột Sư bà Diệu Không thì đã quen biết anh Nguyễn Khắc Viện từ lâu do hai người từng du học ở Pháp, lại là đồng nghiệp bác sĩ. Cái cảm giác vừa ước ao được đến gần, vừa e ngại là tình thế con người ta khi đứng trước những nhân vật, những hiện tượng khác thường, đầy sức cuốn hút nhưng cũng lắm bí mật và huyền thoại. Hai tác giả Lê Ngân và Hồ Đắc Hoài (trong cuốn "Đường thiền sen nở" - NXB Lao động và Trung tâm Văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, 2009) cũng đã viết "Hồ Thị Hạnh- Diệu Không- một kỳ nữ Việt Nam trong thế kỷ XX".

Quả là ở Huế - và có lẽ không chỉ riêng với Huế - Sư bà Diệu Không (1905-1997) cùng với bà Đạm Phương và bà Tùng Chi là những nhân vật nổi tiếng do có nhiều đóng góp đặc sắc trong lĩnh vực văn hoá - xã hội, có ảnh hưởng không nhỏ đến những biến chuyển lịch sử của đất nước ta trong thế kỷ XX.

Từ lâu, giới phật tử ở Huế đã truyền tụng công lao của Sư bà Diệu Không trong việc thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, xây dựng ni viện, cô nhi viện ở nhiều địa phương và Viện Đại học Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam (Đại học Vạn Hạnh); bà còn biên dịch nhiều bộ kinh Phật, là một trong những sáng lập viên Nhà in Liên Hoa, Báo Liên Hoa…

Đặc biệt, trong những hoàn cảnh ngặt nghèo, bà đã thể hiện bản lĩnh của một "kỳ nữ", đi đầu những hoạt động yêu nước, chống ngoại xâm. Có những chuyện tưởng như là huyền thoại, nhưng nay qua cuốn hồi ký của bà vừa được công bố, thì tất cả đều là sự thật.

Như chuyện lúc Mỹ-Diệm đàn áp Phật giáo (năm 1963), sau khi nhiều vị lãnh đạo Phật giáo ở chùa Từ Đàm (Huế) và chùa Xá Lợi (Sài Gòn) bị bắt giam, bọn lính lùng bắt bà ráo riết nhưng không thấy đâu, mặc dù bà vẫn ở trong chùa Hồng Ân. Bà con bảo nhau là bà được Đức Phật che chở; nay đọc hồi ký thì quả là những ngày đó bà "ngồi trì chú Đại bi ở trước bàn Phật của chùa Hồng Ân".

Và bà đã kể lại: "Một số trong bọn chúng biết mặt tôi, thấy tôi ngồi nhắm mắt, chúng nói với nhau: "Chính bà ấy đó!", nhưng có người khác lại nói: "Anh ngu lắm, bà ấy đâu dám ngồi đó, phải đi tìm khắp các hang, các hố…". Lúc bấy giờ, tôi chỉ còn cách nhờ Phật che chở bằng lối trì chú Mật tôn, mà thật đã năm ngày như vậy, nó vẫn chưa bắt được tôi…".

Cũng trong thời kỳ đấu tranh quyết liệt này, khi những người lãnh đạo Phật giáo buộc phải chọn cách tự thiêu để phát động phong trào đấu tranh chống lại các hành động đàn áp của chính quyền, bà đã tình nguyện được đứng đầu đội cảm tử. Chị ruột của bà là Sư bà Diệu Huệ (tức là bà Ưng Úy) cũng xin được hy sinh và đã cùng bà bay vào Sài Gòn, nhưng rút cuộc, các chư tăng họp tại chùa Ấn Quang đã quyết định để Hòa thượng Thích Quảng Đức lãnh sứ mệnh quan trọng này. Vụ tự thiêu của nhà sư Thích Quảng Đức đã gây chấn động dư luận thế giới, là một trong những nguyên nhân khiến chế độ Diệm-Nhu sụp đổ.

Trước đó, chuyện bà cứu Hòa thượng Thích Đôn Hậu thoát khỏi án tử hình của thực dân Pháp cũng thật đặc biệt. Đó là khi bọn Pháp tái chiếm Huế, lùng bắt những người mà chúng cho là theo Việt Minh, trong đó có các Thượng tọa Thích Mật Thể, Thích Đôn Hậu…

Khi biết tin Hòa thượng Thích Đôn Hậu bị mật thám Pháp bắt giam và sắp bị xử tử, bà chẳng nề chi thân "liễu yếu đào tơ", chẳng quản hiểm nguy, xin Hòa thượng Thích Mật Hiển cho đến Sở Mật thám tính cách cứu thầy Đôn Hậu. Thật chẳng khác chi một dũng sĩ vào hang cọp; chỉ khác bà vào đấu lý và nhờ thân thế của mình, một số vị có thế lực ở Huế lúc đó đã giúp bà buộc mật thám Pháp chịu đưa thầy Đôn Hậu sang bệnh viện chữa trị vết thương mà chúng gây ra và rút cuộc đã phải thả Ngài về chùa Thiên Mụ…

Đọc hồi ký của Sư bà Diệu Không, tôi trở lại thăm Ni viện Kiều Đàm cùng căn nhà nhỏ của chị Cao Xuân Nữ Oanh ẩn mình một cách khiêm tốn cạnh chùa bên đường Điện Biên Phủ với một nỗi tiếc nuối vì nhiều lẽ. Sư bà Diệu Không đã viên tịch tròn một giáp rồi, cũng vào một ngày tháng 8 năm Sửu; chị Oanh cũng đã qua đời. Thế là tôi chẳng còn dịp được diện kiến để hỏi chuyện bà; mà hồi ký bà để lại chưa đầy trăm trang.
su ba dieu khong 2

Một phật tử đã lãnh hai chữ "Diệu Không", từng viết trong bài thơ "Học kinh Lăng Già": "Trở lại mà tu một chữ không" thì đâu cần kể công lao, nhưng là người "làm chứng" gần trọn cả thế kỷ XX đầy biến động của đất nước, lại từng có dịp gần gũi với nhiều nhân vật lịch sử, trong đó có Vua Duy Tân, Bảo Đại, Nam Phương Hoàng hậu, bà Từ Cung… rồi cụ Phan Bội Châu, bà Đạm Phương, Hải Triều và hầu hết các vị cao tăng trong Phật giáo Việt Nam, bà có thể cung cấp cho hậu thế - nhất là những người làm sử sách -  biết bao nhiêu là sự kiện, chi tiết, nhận định… giúp làm sảng tỏ những "khoảng mờ" trong lịch sử, nếu như tập hồi ký được in sớm hơn rồi nghe bà "diễn giải" những điều mà bà chỉ mới viết một cách cô đúc, chủ yếu theo yêu cầu của "một số nhà văn để họ sưu tầm tài liệu" ("Duyên khởi" - Lời mở đầu hồi ký)…

Dù sao bà cũng đã để lại những "tài liệu" thật đáng quý, "… cho chúng ta nhiều điều mách bảo… Có thể tin lời Sư bà để chấn chỉnh hay xử lý lại những tin tức của thời đại ta đang sống (kể cả buổi giao thời đầu thế kỷ XX)…" - như Giáo sư Chương Thâu đã viết trong "Đôi lời trân trọng" sau khi đọc hồi ký của bà. Quả vậy, cuốn sách nhỏ đã mách bảo chúng ta nhớ lại và suy ngẫm nhiều điều. Chỉ riêng cuộc đời bà trong thời thơ ấu và thanh niên - khi bà còn là quận chúa Hồ Thị Hạnh - đã chứa đựng không biết bao nhiêu là sự kiện đặc biệt với những nỗi niềm không dễ lý giải, gợi chúng ta không thôi ngẫm nghĩ về lẽ sống ở đời.

Thời trẻ, Hồ Thị Hạnh được gọi là "quận chúa" vì thân phụ cô là quận công Hồ Đắc Trung (thân mẫu của ông là con nhà thơ-hoàng tử Tùng Thiên Vương Miên Thẩm), đậu cử nhân năm 1884, từng làm Tổng đốc Nam-Ngãi, rồi Thượng thư Bộ Học, Bộ Lễ suốt mấy triều Duy Tân, Khải Định, Bảo Đại, sung Cơ mật đại thần.

Phải, thật đáng để suy ngẫm khi một tiểu thư sinh ra trong nhung lụa, xuất thân từ dòng dõi "thế gia vọng tộc", lại khước từ cuộc sống êm ấm giàu sang, dấn thân vào những hoạt động xã hội, ủng hộ những người cách mạng, rồi chọn con đường xuất gia tu hành. Mà đâu phải anh em của bà "thất bại" khi theo con đường quan chức; ngược lại, hầu hết họ đều trở nên những người có danh tiếng.

Ông anh cả Hồ Đắc Khải là Thượng thư Bộ Hộ, hai ông anh Hồ Đắc Điềm và Hồ Đắc Di đều sang Pháp du học và trở nên những trí thức nổi tiếng… Ba bà chị thì một người trở thành bà Ưng Úy (thân mẫu nhà bác học Bửu Hội), người nữa là con dâu Thượng thư Lê Trinh; đặc biệt, bà chị Hồ Thị Chỉ đã được Vua Duy Tân "chấm chọn" để trở thành Hoàng hậu, nhưng rồi nhà vua trẻ trước cuộc khởi nghĩa Trần Cao Vân - Thái Phiên một thời gian ngắn đã "đổi ý" để tránh liên lụy cho gia đình cụ Hồ Đắc Trung (do cụ đã bị giặc Pháp nghi ngờ vì trong vụ án "chống thuế" năm 1908, cụ đã tìm cách cứu Trần Cao Vân và Thái Phiên thoát tội chết), nên về sau đã thành Hoàng phi của Vua Khải Định.

Vậy mà "cô út" Hồ Thị Hạnh ngay từ những năm 20 thế kỷ trước, khi bà Đạm Phương lập "Hội Nữ công", đã xông xáo đi Bắc về Nam vận động gây quỹ từ thiện, lại giữ chân thủ quỹ do bà Trần Thị Như Mân và Hải Triều giao phó để che mắt mật thám. Về giai đoạn này, Sư bà Diệu Không đã viết trong hồi ký:

"… Các anh chị mỗi lần cần tiền để mua giấy in ấn tài liệu hoặc công việc khác, tôi đều ứng trước, có khi phải bù đắp. Được sự ủng hộ của cha, tuy có những lần mật thám gọi tra hỏi, tôi đều được cụ tôi bảo lãnh nên vô sự. Có lần bị kiểm soát gắt gao, anh em đem tài liệu mật giao tôi đưa cất giấu ngay trong Bộ Học…".

Khi Phong trào "Xôviết" 1930 bị giặc Pháp đàn áp, chính "cô út" Hồ Thị Hạnh đã xung phong đem tiền cứu giúp các gia đình bị nạn. Để không bị ngờ vực, cô ra Nghệ An với tư cách là người của Hội Cứu tế Lạc Thiện, một tổ chức cũng do cô đích thân mời rất nhiều người quyền cao chức trọng tham gia, theo gợi ý của cụ Hồ Đắc Trung, để dễ bề hoạt động…

Vậy là vô tình, tôi đã "kể công" của Sư bà Diệu Không, một điều chắc là trái ý bà. Tôi nhắc những việc ấy vì cứ muốn tìm mối liên hệ giữa một "thiên kim tiểu thư" của vị đại quan đến "vai" người có công với cách mạng, cả gan giấu tài liệu mật và xông ra thành Vinh hoạt động "cứu tế" thời "Ba Mươi", cho đến Thích Nữ Diệu Không mấy chục năm sau sẵn sàng tự thiêu thay hòa thượng Thích Quảng Đức khi Phật giáo bị chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp. Có mối quan hệ "nhân quả" nào ở đây?

Có phải "nhân" là những lời hay ý đẹp bà được học từ nhỏ, ví như câu "Kiến thiện như bất cập, kiến bất thiện như thám thanh" (Sách "Luận ngữ" - Có nghĩa là "Thấy điều thiện phải cố làm như không bao giờ kịp; thấy điều bất thiện thì phải sợ hãi như phải thò tay vào nước sôi")? Hay "nhân" là việc bà nội của bà đã bị giặc Pháp giết hại trong ngày "Thất thủ kinh đô" (1885) mà từ lúc chưa đầy 10 tuổi, bà đã nghe thân phụ nhắc đến với nỗi bi phẫn khôn nguôi?... Tôi vô tình "kể công" Sư bà Diệu Không cũng vì nghĩ đến những định kiến đây đó rằng "cái bọn vua quan chỉ toàn một lũ đê hèn bán dân hại nước". Và hóa ra, con gái Huế, cũng không ít người cứng cỏi, dám đương đầu nơi đầu sóng ngọn gió!...

Mà thôi, con người là một tiểu vũ trụ, dễ gì thấu hiểu được hết. Chuyện tình duyên của quận chúa Hồ Thị Hạnh cũng xứng danh hiệu "kỳ nữ". Một tiểu thư tài sắc vẹn toàn như thế, biết bao công tử con nhà gia thế muốn được kết thân - kể cả một "Hoàng tử Cao Miên" khi cô được theo thân phụ sang Cao Miên dự một lễ trọng ở đây; vậy mà rút cuộc, cô đã nhận lời làm "vợ kế" một người con trai của cụ Cao Xuân Dục đang nuôi 6 con nhỏ mồ côi mẹ; hơn nữa, bản thân ông cũng bị bệnh hiểm nghèo, không sống được bao lâu nữa! Vậy nên ngày cưới ai cũng khóc như là một đám tang.

Và bà đã viết bài thơ "Đám cưới" như sau: "Đám cưới hay là một đám tang?/ Cả nhà, lớn, nhỏ, thảy đều than/ Chồng chung, bệnh hoạn tình phai lạt/ Vợ kế, kề vai gánh đoạn tràng/ Kẻ nói là ngu, người nói dại/ Người cho là dở, kẻ cho gan!/ Biết chăng chỉ có người trong cuộc/ Gạy mái thuyền từ phải quyết sang".

Đúng 11 tháng sau, khi Hồ Thị Hạnh được làm mẹ thì chồng cô qua đời!...

Ôi! Dễ gì thấu hiểu được quan niệm về hai chữ "hạnh phúc" của tiểu thư họ Hồ?

Tôi lên thăm chùa Hồng Ân trên một vùng đồi xã Thủy Xuân ngoại vi thành Huế trong một ngày nắng đẹp sau cơn bão số 9, cúi mình trước bảo tháp của Sư bà Diệu Không nhân ngày gỗ sư bà sắp tới (22/8 âm lịch). Một bầu không gian trong lành, yên tĩnh, trong gió nhẹ vi vu qua những hàng thông mọc thẳng, tôi chợt "ngộ" ra: một con người có lòng nhân, đã bước lên "thuyền từ" thì cũng là người có gan hy sinh vì đồng loại, vì nghĩa lớn…



Nguyễn Khắc Phê
 (ANTG)

* Tư liệu trong bài được trích dẫn theo "Đường thiền sen nở" - Hồi ký của Thích nữ Diệu Không)



blank


TT. Huế: Lễ húy nhật cố Ni trưởng Thích nữ Diệu Không (1905 - 1997)



Sáng ngày 15 tháng 09 năm 2014 nhằm ngày 22 tháng 08 năm Giáp Ngọ tại chùa Hồng Ân, phường Thủy Xuân, thành phố Huế; chư Ni bổn tự đã trang nghiêm tổ chức Lễ húy nhật cố Ni trưởng Thích nữ Diệu Không (1905 - 1997).

 

Quang lâm dâng hương tưởng niệm có chư tôn đức Giáo phẩm chúng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế; chư tôn đức Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế; chư tôn đức các tổ đình, tự viện, Niệm Phật Đường cùng quý đạo hữu Phật tử các giới.
Ni trưởng thế danh Hồ Thị Hạnh, Pháp danh Trừng Hảo, hiệu là Nhất Điểm Thanh, sinh năm 1905, là con gái út của quan Đông Các Đại học sĩ Hồ Đắc Trung và bà Châu Thị Lương, người làng An Truyền, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên.
Xuất thân từ một danh gia vọng tộc, gặp buổi giao thời giữa hai nền văn hóa cũ và mới, nên từ tấm bé Ni trưởng đã được hấp thụ một nền giáo dục dung hòa cả hai truyền thống Đông Tây. Thân phụ muốn cho du học Pháp quốc, nhưng Ni trưởng không đi. Chí hướng của Ni trưởng là khôi phục truyền thống Á Đông và nâng cao tinh thần phụ nữ. Bản hồi cao rộng đó thật khó mà thực hiện nếu không thốt ly đời sống gia đình nhỏ hẹp, bởi thế Ni trưởng đã nhiều lần xin cha mẹ xuất gia. Nhưng vào thập niên 1920, ở Huế chưa có chùa Ni, chỉ có các bà lớn tuổi mới được vào chùa Tăng làm dì vải giúp việc. Ni trưởng lại là con gái út của một vị đại thần đương thời, được nâng niu như cành vàng lá ngọc, cha mẹ không bao giờ cho phép. Trước trở ngại lớn lao đó, Ni trưởng đành ở nhà cho trọn hiếu, chờ dịp thuận tiện. Song thân mong Ni trưởng yên bề gia thất, cứ khuyến khích tham dự các tiệc tùng, dạ hội, nhưng Ni trưởng một mực nuôi chí xuất trần. Thế rồi năm 23 tuổi (1928), vì cảm từ tâm của song thân, Ni trưởng bằng lòng kết duyên với cụ Cao Xuân Sang để nuôi đàn con dại bơ vơ vừa mất mẹ. Thời gian không lâu ông qua đời. Từ đây duyên trần nhẹ gánh, Người đã nuôi con khôn lớn, vừa làm Phật Ni trưởngï hết Ni trưởngùc đắc lực.
Năm 1932 (27 tuổi), Ni trưởng được Hòa thượng Giác Tiên Trụ trì Tổ đình Trúc Lâm truyền thập giới làm Sa-di-ni với pháp tự Diệu Không, nhưng vẫn để tóc để làm Phật Ni trưởngï. Lúc bấy giờ, Ni trưởng thường xuyên giao dịch với người Pháp trong chính quyền Bảo hộ với tư cách đại diện hội An Nam Phật Học mà Ni trưởng là một sáng lập viên.
Sau khi thọ thập giới 12 năm, vào mùa thu năm Giáp Thân (1944), Ni trưởng được thọ Tam đàn Cụ túc tại Đại giới đàn Thuyền Tôn do Hòa thượng Giác Nhiên đệ nhị Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất làm Đàn đầu.
Khi đã thọ giới Sa-di-ni, Ni trưởng bán tư trang và vay mượn thêm để xây cất Ni viện đầu tiên cho nữ giới có chỗ tu học, đó là Ni viện Diệu Đức. Ni trưởng còn góp phần sáng lập và trùng tu nhiều chùa Ni và tịnh viện khác tại Thừa Thiên, Huế như Diệu Viên, Khải Ân, Hồng Ân, Kiều Đàm, Định Huệ, Đông Thuyền, Hồng Đức, Liên Trì, Liên Hoa; Bảo Thắng (Hội An), Bảo Quang (Đà Nẵng), Tịnh Nghiêm (Quảng Ngãi), Ni viện Diệu Quang (Nha Trang). Tại miền Nam, Ni trưởng là người góp công thành lập Ni trường đầu tiên ở Sa Đéc, Ni viện Từ Nghiêm, Dược Ni trưởng, Diệu Giác, Diệu Tràng, Diệu Pháp tại Hố Nai, Long Thành. Ni trưởng còn góp công rất nhiều trong việc xây dựng Viện Đại học Phật giáo đầu tiên của Việt Nam là Đại học Vạn Hạnh, cùng với Hòa thượng Trí Thủ, Hòa thượng Minh Châu,… là những vị khai sáng đầu tiên. Ngồi ra, cơ sở Kiều Đàm tại đường Công Lý (nay là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa) cũng do Ni trưởng cổ động xây cất. Ngồi các cơ sở văn hóa và chùa, Ni trưởng còn góp công đắc lực khai sáng Cô nhi viện Tây Lộc Huế và các Cô, Ký nhi viện trên khắp thành thị thôn quê miền Trung từ 1964 trở đi.
Năm 1952, Ni trưởng góp phần đắc lực trong việc sáng lập nhà in Liên Hoa để in kinh sách Phật giáo và nguyệt san Liên Hoa, do Hòa thượng Đôn Hậu làm chủ nhiệm, Hòa thượng Đức Tâm làm chủ bút, Ni trưởng làm quản lý và biên tập viên, là tờ báo Phật giáo sống lâu nhất tại miền Trung.
Ngồi công tác hộ trì chánh pháp và làm từ thiện xã hội, Ni trưởng còn dịch thuật trước tác và cộng tác với nhiều tạp chí Phật giáo như Viên Âm, Giác Ngộ, Từ Quang, Liên Hoa… Các bộ kinh luận quan trọng do Ni trưởng dịch gồm có Thành Duy thức luận, Du già Ni trưởng địa luận, Lăng già Tâm ấn, Di Lặc hạ sanh kinh, Đại trí độ luận, Trung quán luận lược giải của Long Thụ Bồ-tát, Hiển thật luận của Thái Hư Đại Ni trưởng v.v… Ngồi ra, Ni trưởng còn sáng tác rất nhiều tập thơ văn khuyến tu và giáo dục phụ nữ, như Câu chuyện đạo lý, v.v…
Mặc dù Phật Ni trưởngï đa đoan, Ni trưởng luôn luôn học hỏi, tham cứu kinh sách đại tiểu thừa, và thường nhập thất tham thiền tại chùa Khải Ân, núi Châu Ê. Tuy mang thân nữ, Ni trưởng gần như không có thói nhi nữ thường tình mà Phật thường thống trách. Nguyện của Ni trưởng là đời đời mang thân nữ để độ cho nữ giới và không cầu sinh Tịnh độ: “Nguyện Phật chứng minh muôn vạn kiếp, con xin lăn lóc cõi Ta-bà”. Có lẽ do hạnh nguyện ấy mà đến đâu Ni trưởng cũng được phụ nữ đoanh vây, già trẻ lớn bé đều yêu mến. Và cũng có lẽ nhờ Ni trưởng am hiểu nhân tình, tùy cơ giáo hóa, có biện tài vô ngại. Nhưng trên tất cả, chính nhờ tâm hồn Ni trưởng bao dung quảng đại, bình đẳng đối với người thân cũng như sơ, xa cũng như gần. Câu thơ Ni trưởng làm “Lưới trời bao phủ một tình thương” đủ nói lên chính xác tâm hồn Ni trưởng vậy.
Mặc dù là vị hộ trì đắc lực cho chư Tăng tu học, mặc dù được đặc cách học chung với chư Tăng trong các lớp  giảng đầu tiên tại Huế, Ni trưởng không vì vậy mà xao lãng Bát kỉnh pháp. Ngược lại, đối với chư Tăng, Ni trưởng luôn luôn kính nể dù là một vị Tỷ kheo tân thọ giới hay chỉ một chú tiểu, Ni trưởng cũng đối xử lễ độ và hết lòng nâng đỡ.
Đối với Ni chúng, Ni trưởng là bạn của tất cả mọi người, ai gần Ni trưởng cũng kính mến như bậc Thầy do bởi bản tính bình dị, uy nghi khả kính. Tính bình dị của Ni trưởng quả là một tấm gương cho Ni giới: Xuất thân từ nơi phú quý, mà khi vào chùa, Ni trưởng đã sống một cuộc đời hồn tồn buông xả, đối với bốn vật cần dùng là ẩm thực, y phục, sàng tọa và dược phẩm Ni trưởng không chú trọng, có gì tốt đẹp đều đem cúng dường bố thí. Trước khi ngọa bệnh, nơi thường trú của Ni trưởng tại chùa Hồng Ân chỉ là một gian nhà thấp u tối, nhưng Ni trưởng không hề quan tâm Ni trưởngûa chữa, vì tâm hồn Ni trưởng luôn luôn để vào những chương trình rộng lớn hộ trì Tam Bảo, phục vụ chúng sinh đương thời và mai hậu.
Năm 1978, sau một cơn bệnh Ni trưởng đã tắt thở, được chư Tăng vây quanh tiếp dẫn. Nhưng khi thời kinh hộ niệm chấm dứt, Ni trưởng cô Bảo Châu đau đớn khóc thét lên, Ni trưởng bèn giật mình tỉnh dậy vì bi nguyện độ sanh. Kể từ đấy, Ni trưởng thường dạy: “Khi đã thấy cảnh Tịnh độ rồi thì tôi xem cảnh đời này tồn là giả.” Có lẽ nhờ thấy giả mà Ni trưởng kham nhẫn được mọi Ni trưởngï. Gần 5 năm già yếu ngọa bệnh, Ni trưởng  luôn luôn hoan hỷ với mọi người.
Mặc dù già bệnh, tinh thần Ni trưởng luôn minh mẫn cho đến giây phút cuối, mỗi khi ai có việc quan trọng đến thỉnh ý, Ni trưởng đều dạy những lời khuyên hết Ni trưởngùc sáng suốt. Cách nay 2 tháng, Ni trưởng còn phát tâm cúng dường cơ sở Hồng Đức cho Giáo hội để Ni trưởng ứng dụng trong việc đào tạo tăng tài (cơ sở đó nay là Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế).
Như một trái cây đã chín mùi, như đi cuộc hành trình đã đến đích, Ni trưởng an nhiên thâu thần thị tịch vào lúc 2 giờ khuya ngày 22 tháng 8 năm Đinh Sửu, tức 23 tháng 9 năm 1997, hưởng thọ 93 tuổi đời với 53 hạ lạp.
Một số hình ảnh của buổi lễ:

blank

  Chùa Hồng Ân - Huế

 

  Di ảnh cố Ni trưởng Thích nữ Diệu Không

  Hòa thượng Thích Tánh Tịnh niệm hương bạch Phật

 

 

 

 

 

  Hòa thượng Thích Tâm Thọ cử hành buổi lễ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

   

Ban Thông tin Truyền thông GHPGVN tỉnh TT. Huế
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 12620)
Có lần trong tù, đói quá, Thầy Quảng Độ nằm mơ thấy được nhà bếp cho một cái bánh bao. Ăn xong thấy bụng căng thẳng, no nê, rất hạnh phúc. Sự thật là đêm ấy, trước khi đi ngủ, vì đói quá nên thấy uống nước cho đầy bụng dễ ngủ. Và Thầy đã đái dầm ra quần. Sáng hôm đó Thầy có làm một bài thơ.
09/04/2013(Xem: 6234)
Đức Đại Lão Hòa Thượng Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN là thế hệ thứ 8 của phái Thiền Thiệt Diệu Liễu Quán, Pháp danh Trừng Nguyên, Hiệu Đôn Hậu. Xuất gia và thọ cụ túc với Hòa Thượng Bổn sư là Tổ Tâm Tịnh, khai sơn chùa Tây Thiên Huế, sau các Pháp huynh là quý Hòa Thượng Giác Nguyên, Giác Viên, Giác Tiên, Giác Nhiên...
09/04/2013(Xem: 7310)
Từ ngày 18-23/5/1996 HT.Thích Minh Châu, Phó CT kiêm Tổng thư ký GHPGVN, Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, Hiệu trưởng trường CCPHVN... đã lên đường đến Thái Lan để nhận bằng Tiến Sĩ Phật Học Danh Dự (Honarary Doctorate Degree in Buddhist studies) tại Đại Học Phật Giáo Mahachulalongkornrajvidyalaya, Thủ đô Bangkok, Thái lan.
09/04/2013(Xem: 9593)
Thiền sư THÍCH ĐỨC NHUẬN, pháp hiệu Trí Tạng, thế danh Đồng Văn Kha, sinh ngày 14 tháng Chạp năm Quí hợi (thứ bảy, ngày 19 tháng giêng, 1924). Chính quán : làng Lạc Chính, xã Duyên Bình, huyện Trực Ninh, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Thân phụ là Đồng Văn Trung và thân mẫu là bà chính thất Hà Thị Thìn hiệu Trinh Thục (cả hai vị đều đã mãn phần). Là con thứ tư trong một gia đình thanh bần - dòng quí tộc. Ngài có 2 anh, 1 chị và 3 người em dì bào (2 trai, 1 gái).
09/04/2013(Xem: 4791)
Hòa thượng Thích Quảng Đức, thế danh là Lâm Văn Tuất sinh năm 1897 (Đinh Dậu) tại thôn Hội Khánh, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Thân sinh là cụ Lâm Hũu Ứng và bà Nguyễn Thị Nương.
09/04/2013(Xem: 6939)
Hòa Thượng Bửu Chơn thế danh là Phạm Văn Thông, sinh năm Tân Hợi (1911) tại Sa Đéc – Đồng Tháp. Thuở thiếu thời Ngài sinh sống tại đất nước Chùa Tháp Campuchia, do đó Ngài thấm nhuần Phật Giáo Nam Tông vốn là quốc giáo của Vương quốc này. Sẵn có túc duyên Phật pháp nên vào năm 1940, Ngài xuất gia thuộc hệ phái Nam Tông. Sau đó Ngài vào rừng chấp trì hạnh đầu đà (Dhatanga) suốt mười hai năm. Năm 1951 Ngài được Phật tử Việt Nam cung thỉnh về Sài Gòn để truyền bá giáo pháp Nguyên Thủy
09/04/2013(Xem: 6044)
Hòa thượng thế danh là Võ Hóa, pháp danh Chơn Húy, pháp hiệu Khánh Anh, Ngài sinh năm Ất Mùi (1895) tại xã Phổ Nhì, tổng Lại Đức, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Khi nhỏ, Ngài theo học Nho, luôn tỏ ra là một Nho sinh xuất sắc.
09/04/2013(Xem: 7959)
Hòa thượng Khánh Hòa thế danh Lê Khánh Hòa, Pháp danh Như Trí, pháp hiệu Khánh Hòa, sinh năm Mậu Thân (1877) tại làng Phú Lễ, tổng Bảo Trị, quận Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
09/04/2013(Xem: 6496)
Hòa thượng Thích Hưng Từ, thế danh Bùi Vạn Anh, sinh ngày mùng 1 tháng 8 năm Tân Hợi ( 1911 ) tại làng Bình Hòa, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ngài sinh trong một gia đình có truyền thống đạo Phật. Thân phụ là cụ Bùi Thế Vĩ, pháp danh Như chơn, thân mẫu là cụ bà Võ Thị Biểu, pháp danh là Thị Bửu. Từ nhỏ Ngài được song thân giáo dục trong tinh thần từ bi và chan chứa đức hỷ xả của Phật, nên Ngài sớm mộ cửa Thiền.
09/04/2013(Xem: 5980)
Hòa thượng Huệ Quang, thế danh Nguyễn Văn Ân sing năm 1888 tại Ô Môn, tỉnh Cần Thơ, sau theo mẹ về Trà Vinh. Năm 1902,Ngài xin xuất gia vào chùa Long Thành ở Trà Cú được Hòa thượng Thiện Trí mến thương đặt danh pháp là Thiện Hải. Ngoài giờ học Phật pháp, Ngài lại được Hòa thượng cho học thêm y học.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567