Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kính tiếc một bậc Thầy tài hoa

18/11/201619:41(Xem: 5156)
Kính tiếc một bậc Thầy tài hoa

Kính tiếc một bậc Thầy tài hoa

 “Thương mây thơ thẩn về đâu
Thương trăng hiu quạnh giữa bầu hư không...”.

Đó là hai câu đầu của bài thơ “Mười thương” do Hòa thượng cảm tác, mà người viết đã được nghe lần đầu cách đây hơn hai mươi năm trong một lần hầu chuyện cùng ngài. Hôm nay, bỗng dưng hay tin Hòa thượng đã vừa viên tịch tại tổ đình Tường Vân, thành phố Huế, một nỗi buồn dường như vô tận đã bất chợt hiện về trong ký ức cùng với hình ảnh của một bậc Thầy tài hoa...

Khoảng thập niên 1990, chúng tôi thường đến thiền viện Vạn Hạnh để nghiên cứu và sao chép tài liệu, nhờ vậy có được cơ duyên nhiều lần tiếp xúc với Hòa thượng tại thiền thất của ngài. Mỗi lần được hầu chuyện với ngài, tâm trí càng thêm sáng tỏ. Hòa thượng là một trong những bậc Thầy có những đức tính rất đặc biệt.


HT Thich Chon Thien 2
Trưởng lão HT.Thích Chơn Thiện, Phó Pháp chủ HĐCM, 
Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN 
- Ảnh tư liệu ĐĐ.Hương Yên cung cấp

Nét chữ của sự cần mẫn...

Ấn tượng đầu tiên về Hòa thượng đó là khi ngài tặng cho chúng tôi bản thảo viết tay luận án tiến sĩ của ngài. Những ai có cơ duyên đọc bản luận án viết tay (bản tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt) có lẽ sẽ nhận ra ngay đức tính cần mẫn và kiên trì một cách rất đặc biệt nơi ngài. Trong các bản này, Hòa thượng đã tận tụy nghiên cứu, cẩn thận ghi chép tỉ mỉ những văn bản kinh điển cổ bằng tiếng Pali, đặc biệt là Kinh tạng Nikàya. 

Sự ghi chép của Hòa thượng cẩn thận đến độ người đọc khó có thể tìm thấy bất kỳ một sự chỉnh sửa nào trong suốt hơn 300 trang viết tay đồng bộ. Nhưng đối với ngài, đấy là một công việc bình thường, cho dù lịch trình Phật sự có bận rộn như thế nào. Khi được hỏi tại sao Hòa thượng phải viết tay như thế, ngài tâm sự rằng, các luận án phải được thông qua trước khi được cho đánh máy. 

Chính vì vậy, ngài rất hoan hỷ chép tay, và nhân tiện chép luôn bản dịch tiếng Việt do chính ngài dịch. Điều đáng nói ở đây là khi chiêm ngưỡng chữ viết tay của ngài, người chiêm ngưỡng nhận thấy nơi những nét chữ khiêm tốn và bình dị đó phảng phất đâu đấy một sự định tĩnh, nhất tâm, rất đẹp và rất vững chãi. Đó chính là cái ấn tượng ban đầu mà hầu như ở thời điểm đó (trước khi luận án được phát hành), các bậc cao tăng cũng như các giáo sư học giả nổi tiếng đương thời ai cũng khen ngợi và tán dương sự cần mẫn của ngài thông qua những nét chữ tuyệt vời.

Xiển dương tính nhất quán trong tư tưởng Phật học...

Trong những tác phẩm, dịch phẩm và những công trình nghiên cứu của Hòa thượng, đặc biệt là cuốn “Phật học khái luận”, đây một quyển sách giáo khoa Phật học quan trọng đã được liên tục tái bản trong suốt hơn 30 năm qua. Trong Lời giới thiệu quyển sách, cố Đại lão Hoà thượng Thích Thiện Siêu đã đánh giá như sau:

“Căn cứ trên các kinh Nikàya và A-hàm với một phần ý nghĩa rút ra từ kinh điển Bắc truyền, Thượng tọa đã trình bày Phật học một cách mạch lạc, rõ ràng, nhằm giới thiệu được nội dung cơ bản của Phật-học, đồng thời cũng gợi lên những đường hướng tư duy sâu sắc và đúng đắn để có thể phù hợp với nhiều đối tượng độc giả... Tôi nghĩ rằng cuốn Phật học khái luận này phản ảnh một quá trình tu học nghiêm túc, một niềm tin tưởng sâu đậm đối với Phật giáo và một tấm lòng tha thiết khuyến tu đối với hết thảy mọi người...”.

Đọc hết các chương về tư tưởng Phật giáo từ khởi nguyên đến phát triển, bạn đọc sẽ thấy rõ tâm huyết của ngài. Đấy chính là những nỗ lực vượt qua mọi dị biệt, xiển dương tính nhất quán trong tư tưởng kinh điển và mối liên hệ triết học giữa Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Phát triển. Khái niệm “Tiểu thừa” và “Đại thừa”, trong quan điểm của ngài chỉ là một cách diễn đạt về lịch sử phát triển mang tính cách lý thuyết. 

Bạn đọc có thể nhận thấy điều này qua những giải thích, chứng minh của ngài về sự “nhất quán” giữa giáo lý “Năm uẩn là Vô ngã” của Phật giáo Nguyên thủy với giáo thuyết về “Tánh Không” của Đại thừa. Nhưng trên hết, đằng sau những phân tích và giải thuyết của ngài, bạn đọc có thể cảm nhận được ngay niềm khát vọng thống thiết nhất của con người, đấy chính là sự tìm cầu chân lý và hạnh phúc! Chính vì vậy, là một nhà Phật học tinh thông, trong quan điểm của ngài, dù ngôn ngữ hay cách tiếp cận có khác biệt nhưng nhu cầu về chân lý, về sự chứng ngộ chân lý, thì không hề khác biệt. Vấn đề là, tùy vào hoàn cảnh khác nhau mà Phật giáo cần phải có những uyển chuyển, thích ứng phù hợp.

thay khaithien1.jpg
Thủ bút của HT.Thích Chơn Thiện 
(ảnh do Quảng Điền chụp lại, di cảo do ĐĐ.Thích Hương Yên cung cấp)


Bậc Thầy tinh thông cả Nam tạng và Bắc tạng...

Những ai đã một lần tham dự các thời pháp hay các buổi thuyết giảng của Hòa thượng sẽ ít nhiều cảm nhận được tấm lòng nhiệt huyết và từ tâm bao la của ngài. Khi trình bày một vấn đề, ngài thường đi rất sâu và đi sâu hơn những gì mong đợi của hàng thính giả. Sự trình bày của ngài, ngoài sự uyên bác, quảng học đa văn, các luận cứ luôn được dẫn chứng theo các nguyên tác, kinh điển. Nhờ vậy mà niềm tin của thính chúng được tăng trưởng. Có thể nói rằng, dù không phải là người trực tiếp phiên dịch, nhưng Hòa thượng là một trong những bậc cao tăng uyên thâm cả hai hệ thống Nam tạng và Bắc tạng. 

Đọc các tác phẩm của ngài, người đọc thường có cơ duyên để lĩnh hội sự giao thoa tư tưởng của cả hai hệ thống kinh văn Phật giáo (Nam truyền và Bắc truyền) được trích dẫn và giới thiệu một cách rất đầy đủ. Đối với các thế hệ Tăng Ni sinh hậu học, tác phẩm của Hòa thượng là một nguồn cảm hứng thiêng liêng, là động lực mãnh liệt, khuyến tấn hàng hậu học mạnh dạn đi sâu hơn vào kho tàng tư tưởng Phật giáo, đặc biệt là tư tưởng Phật giáo Nguyên thủy. 

Và ở đó, chính trong kho tàng Nguyên thủy, hành giả sẽ có thể nghe được tiếng nói diệu âm của Đại thừa, cho dù thời đại có cách nhau 500 năm hay một ngàn năm. Đây quả thật là một nét đặc trưng hiếm có trong các tác phẩm nghiên cứu triết học Phật giáo trong thời đại của chúng ta.


Bây giờ bỗng dưng...

Sau bao năm tháng tận tụy làm Phật sự, ở tuổi 75, với ngài, thật sự không quá già, nhưng Hòa thượng đã trở về cõi vô tung bất diệt. Hàng hậu học ở lại, bồi hồi, ngậm ngùi kính nhớ Hòa thượng; nhớ lại những năm tháng trước đây, nhớ lại những lời dạy chân thành và giáo huấn cao thượng, nhớ lại những ánh sáng nội tại lóe lên từ mặt đất tinh khôi... Và bây giờ, bỗng dưng ngài đã trở về cảnh giới chân nguyên, nơi “sông vẫn là sông, núi vẫn là núi”.

Cúi đầu đảnh lễ Giác linh cố Trưởng lão Hòa thượng.

Kính mong ngài sớm trở lại cõi Ta-bà để hoằng hóa độ sinh.


Khải Thiên

(Tu viện Cát Trắng, Florida, Hoa Kỳ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/06/2023(Xem: 2972)
Chùa Sắc Tứ Kim Sơn Nha Trang tổ chức Lễ Hiệp Kỵ lần 56 Chư Tôn Đức & Quý Phật tử hy sinh vì lý tưởng phụng sự xã hội ngày 10/6/2023
09/06/2023(Xem: 2009)
Người anh tôi đang thưa chuyện tên là Lê Hùng Anh một thời ở chùa Viên Giác, Hội An. Hai anh em chúng tôi ăn chung, ngủ chung. Phòng ăn là hai chiếc bàn học dài nối nhau nhìn ra giếng nước sau chùa. Ngồi theo thứ tự tuổi tác nên tôi luôn ngồi phía bên trái anh mỗi bữa ăn. Anh em ngủ chung trong căn phòng nhỏ dành cho các học sinh ở phía cuối nhà đông. Anh lớn hơn tôi vài tuổi và mạnh khỏe nên gánh nước tưới rau. Tôi nhỏ hơn anh và ốm yếu nên quét lá, đánh chuông, lau bàn ghế.
01/06/2023(Xem: 3715)
Ôn Tuệ Sỹ là một bậc cao Tăng thạc đức của Phật Giáo Việt Nam đã và đang cống hiến trọn đời mình cho công cuộc hoằng Pháp lợi sinh. Từ đầu những năm 70 thế kỷ trước, là một trí giả Phật giáo uyên thâm, Ngài được đặc cách bổ nhiệm là Giáo sư thực thụ Viện Đại học Vạn Hạnh và là Chủ bút của tạp chí Tư Tưởng do Viện Đại học Vạn Hạnh phát hành. Ngài là tác giả, dịch giả nhiều bộ sách biên khảo quan trọng đặc sắc về Phật giáo, Văn học, Triết học, Thơ ca như Thiền Luận Suzuki, Tinh Hoa Triết Học Phật Giáo; nhất là các bản dịch giá trị để lại cho đời như: A-tỳ-đạt-ma Câu-xá Luận (trọn bộ 5 tập), Các Tông Phái Phật giáo, Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết, Luận Thành Duy Thức, các bộ Kinh Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tạp A-hàm và Tăng Nhất A-hàm, v.v...
31/05/2023(Xem: 2210)
Cố Hương tiễn bước thong Dong, Tịch nhiên xã báo, sắc không trở về. Chơn tâm nối gót Bồ đề, Dung nghi tướng Phật, nguyện thề Vân Du.
25/05/2023(Xem: 3602)
Hạnh Đoan một dạ hướng an thiền Tu tập tinh cần kết thiện duyên Nhập thất trì kinh nuôi ước nguyện Bế môn lễ Phật dưỡng tâm nguyền Âm thầm chuyển ngữ truyện nhân quả Lặng lẽ ghi lời sách hoá duyên Viên Chiếu một thời lưu dấu ấn Ngày về cảnh Phật ngát hương liên..!
23/05/2023(Xem: 1388)
32- Tiểu Sử Thượng Toạ Thích Minh Phát 1956-1996
07/05/2023(Xem: 1092)
Hòa thượng Giác Quang – thế danh là Đàm Hữu Phước, sinh ngày 30/4/1947 (nhằm ngày 10/3 âm lịch, năm Đinh Hợi) tại ấp Mỹ Thạnh, xã Hòa Định, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Hòa thượng sinh ra trong một gia đình đạo đức gia phong, thân phụ là cụ ông Đàm Hữu Lượng – một y sĩ đức độ nhân từ, thân mẫu là cụ bà Võ Thư Tư – một nhà giáo lương hiền phúc hậu, được dân làng trân trọng và kính quý.
04/05/2023(Xem: 2642)
Cáo Bạch Tang Lễ Sư Cô Thích Nữ Giác Trí (1948-2023) tại Tự Viện Pháp Bảo, Sydney, Úc Châu
03/05/2023(Xem: 2708)
Trường Sức khỏe Cộng đồng T.H. Chan thuộc Đại học Harvard hôm 26/4 vừa thành lập Trung tâm Chánh niệm Thích Nhất Hạnh với một hội nghị chuyên đề có sự tham gia của các thiền sư và học giả trên khắp thế giới, trong đó có các đại đệ tử của cố Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Sứ mạng của trung tâm này là ‘giúp cho con người trên khắp thế giới sống có mục đích, sống thanh thản, sống yêu đời thông qua thực hành chánh niệm’; thực hiện các phương cách thực chứng để cải thiện sức khỏe và sự an lạc thông qua chánh niệm và giáo dục công chúng về chánh niệm, thông cáo báo chí của Đại học Harvard cho biết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567