Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Viên Giác tự, Chùa xưa còn đó mà Thầy đã quãy dép quy Tây

26/03/201618:30(Xem: 7122)
Viên Giác tự, Chùa xưa còn đó mà Thầy đã quãy dép quy Tây

HT Thich Khong Tru
Chua Vien Giac Lam Dong (15)



Viên Giác tự

Chùa xưa còn đó mà Thầy đã quãy dép quy Tây



Chùa Viên Giác tọa lạc trên một khu đất rộng trên đồi cao tại Cầu Đất, xã Xuân Trường, Tp Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, cách trung tâm thành phố ngàn hoa khoảng chừng 30 km về hướng Đông Nam, trên độ cao 1650 m.

Điểm nhấn của Cầu Đát có đồi chè với màu xanh ngắt ngút ngàn là một trong hai điểm đến mới nổi cực kỳ thu hút khách du lịch Đà Lạt tới tham quan. Trải dài trên diện tích 230 ha, đồi chè Cầu Đất dễ khiến những tín đồ của màu xanh lá phải bàng hoàng ngỡ ngàng trước cảnh sắc “đất xanh ngắt, trời xanh trong”. Thêm vào đó, không gian yên tĩnh, không khí mát lành cùng hương gió vấn vương vị chát chát đặc trưng của chè càng khiến Cầu Đất thêm phần hấp dẫn và lôi cuốn. Năm ở độ cao khoảng trên 1000m so với mực nước biển nên cảm nhận đầu tiên khi dừng chân tại chùa Viên Giác – Cầu Đát chính là nền nhiệt khác hẳn với quãng đường bạn đã băng qua trước đó. Vừa đến chân đồi việc đầu tiên cảm nhận được chính là sương mù. Đặc biệt vào những buổi sáng sớm hay chiều tối cả lối đi, không gian nơi đây đều được những lớp sương mơ hồ, hư ảo phủ kín khiến không gian trở nên ma mị, thơ mộng và đẹp huyền ảo.

Những ngày vừa qua, từ mung 8 đến 14 tháng 2 năm Bính Thân (16-24/3/2016) chùa Viên Giác đã thành kính trang nghiêm bái biệt cố HT.Thích Không Trú- vị trú  trì khả kính đã quảy dép quy Tây.

Phố núi sương mù Đà Lạt trong những ngày cuối Xuân nhưng tắt hẵn ánh nắng như để chia buồn cùng người, chư Tôn đức Lãnh đạo GHPGVN, chư Tôn đức Tăng Ni Ban Trị sự các tỉnh bạn, chư Tôn đức Tăng Ni Tông phong Hải Đức, chư Tôn đức Cựu sinh viên Khóa I trường Cao Câp Phật học Việt Nam, môn đồ pháp quyến và hàng ngàn phật tử của hàng trăm đạo tràng trong và ngoài tỉnh, đã đến  viếng, chia buồn,  cầu nguyện và cung tống kim quan cố Hòa thượng nhập huyền đồ,  cầu nguyện Giác linh Hòa thượng cao đăng Phật quốc.

Theo thư tịch, chùa Viên Giác do cố Đại lão HT. Thích Đức Thiệu khai sơn vào năm Đinh Hợi (1947) để đáp ứng nhu cầu tu học của phật tử vùng cao nguyên Lâm Đồng có nơi tu học. Tháng 10 năm Tân Mão (1951), Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã cùng với Tổ Khai sơn, HT. Thích Đức Thiệu và chi hội Phật học Cầu Đất mở hai lớp giáo lý Phật pháp  bình dân và phổ thông làm nền tảng cho các phật tử tu học . Đây chính là nhân tố đầu tiên hết sức quan trọng để gieo mần Phật pháp ngày càng nảy nở trên thành phố ngàn hoa, cao nguyên Lâm Đồng và cũng trong năm 1951, chi hội mở trường tiểu học Bồ Đề dạy cho con em công nhân phật tử địa phương . Vài năm sau, trường đã có bước phát triển khá mạnh, vì con em phật tử không có điều kiện lên Đà Lạt học nên trường mở thêm cấp II (Trung Học Đệ nhất cấp) .

Năm 1959, hòa thượng khai sơn khởi xướng di dời, tôn tạo chùa từ phía dưới lên đồi trên như vị trí hiện nay và kể từ ngày thành lập cho đến nay chùa Viên Giác  đã trãi qua 4 đời trú trì :

 Từ năm 1947 – 1961 : HT. Thích Đức Thiệu

Từ năm 1962 – 1964 : ĐĐ. Thích Hòa Diệu

Từ năm 1967 – 1987 : HT. Thích Bích Nguyên (Bổn sư HT.Thích Không Trú)

 Từ năm 1997 -2016 – trú trì đời thứ 4 là Hòa thượng thượng Không hạ Trú – đời thứ 41 dòng Lâm Tế Chánh Tông- phó ban kiêm Chánh thư ký BTS GHPGVN tỉnh Lâm Đồng, Phó Hiệu trưởng Trường TCPH Lâm Đồng, nguyên Đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Lâm Đồng khóa VII (nhiệm kỳ 2004-2011).

Sau 70 năm khai sơn kiến lập, dần theo năm tháng,  chùa đã xuống cấp trầm trọng, theo quy luật thành, trụ, hoại, không, cho nên ngày 24 tháng giêng năm Giáp Ngọ (tức 23/2/2014) TT. Thích Không Trú-trú trì đã phát nguyện trùng tu kiến tạo chùa Viên Giác. Quang lâm chứng minh tham dự, về phía Trung ương GHPGVN có: HT. Thích Tánh Hải, ủy viên HĐCM, HT. Thích Pháp Chiếu, Ủy viên HĐTS - Trưởng Ban Trị Sự PG tỉnh Lâm Đồng, HT. Thích Thiện Tấn, ủy viên HĐTS – Trưởng Ban Trị Sự PG tỉnh Quảng Trị, HT. Thích Toàn Đức, ủy viên HĐTS – Phó trưởng Ban thường trực BTSPG Lâm Đồng, TT. Thích Tâm Vị, Phó trưởng Ban Pháp Chế  , TT. Thích Chơn Quang, phó trưởng Ban Tài Chánh TƯ. GHPGVN Về phía chư tôn đức Phật giáo các  địa phương có : HT. Thích Chánh Kế- thành viên HĐCM GHPGVN, CM BTS GHPGVN tỉnh Lâm Đồng, TT. Thích Viên Thanh phó BTS,  TT. Thích Thanh Tân, phó BTS – phó trưởng Ban Tăng Sự PG Lâm Đồng, TT. Thích Viên Giác, Phó trưởng Ban Văn Hóa thành hội PG Tp HCM – Chủ tịch Hội cựu sinh viên Học viện Phật giáo Tp HCM – trú trì chùa Từ Tân quận Tân Bình Tp HCM; Chư Tôn đức Tăng Ni Tông phong Hải Đức; NT. Thích Nữ Huệ Phước, phó BTS – Trưởng phân Ban đặc trách Ni giới Lâm Đồng, cùng chư tôn thiền đức tăng, ni, hàng giáo phẩm chứng minh, ủy viên thường trực trong các Ban Trị Sự , trú trì các tự viện trực thuộc GHPGVN tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh bạn : Tp Hồ Chí Minh, Quảng Trị, Đắc Lăk , Bà Rịa Vũng Tàu …

Đến nay sau 2 năm khởi công xây dựng, công việc đại trùng tu chùa Viên Giác đã hoàn thành ngôi chánh điện, còn một số công trình chưa thực hiện, thì bất ngờ thay, một ngày cuối Xuân Bính Thân không chờ đã đến, chùa xưa còn đó, pháp lữ còn đây, thế mà theo luật vô thường, sau một giấc ngũ dài, Ngài đã an tường xả bỏ báo thân, quãy dép quy Tây vào sáng ngày mùng 8 tháng 2 năm Binh Thân (16.3.2016), Trụ thế 64 năm, trải qua 37 mùa hạ lạp.

Ra đi không để lụy phiền.

Hình qua núi vắng chuông thiền còn ngân.”

Thật đúng là:

“Rồng quyện đất  Xuân Trường cảnh gợi tình thơ chào Viên Giác

Mây bay trời Đà Lạt  tâm nhuần ý đạo viếng chùa xưa.”

 

Hởi ơi!

Dép cỏ lối về còn lưu dấu,

Hoa đàm tuy rụng vẫn ngát hương.

Một mai thân xác quy Tây,

Danh thơm vẫn ở thế gian muôn đời.

Pháp thân lồng lộng sáng ngời,

Chiếu soi pháp giới rang ngời chân như.

 

Trí Bửu – Tháng 3.2016

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/09/2012(Xem: 4394)
Sáng nay con về lại Vạn Hạnh, không phải đi học, không phải nộp bài thi, không phải đi đảnh lễ,... mà để đi tiễn Ôn về với Phật. Con hòa mình vào dòng người tấp nập trên giao lộ Nguyễn Kiệm trong buổi sớm bình minh. Một ngày như mọi ngày nhưng cảnh vật hôm nay không còn bình yên nữa. Cây cỏ úa màu, hoa buồn ủ rũ. Mọi người tất bật, nôn nao bước nhanh về cổng chùa Vạn Hạnh, như sợ chậm chân sẽ không còn chỗ cho mình cung tiễn Thầy đi.
08/09/2012(Xem: 7063)
Với Hòa thượng Minh Châu, một đại sư đã ra đi. Một đại sư cỡ ấy, thế hệ chúng ta chỉ có vài vị. Vài vị, nhưng là những ngọn đuốc soi sáng đường đi cho cả một nửa thế kỷ. Hôm nay, ngọn đuốc gần như là cuối cùng ấy đã tắt. Đã tắt, để nói với chúng ta, như Phật đã nói khi nhập diệt: Hãy tự thắp đuốc lên mà đi.
08/09/2012(Xem: 5118)
Tin Sư Ông ra-đi-về cõi bất sinh đã dệt nên những cơn bồi hồi, xúc động. Biết nói cái gì, và sẽ nói cái gì về một vầng ánh sáng chói lọi vừa lịm tắt? Càng cố nói về cái “rạng rỡ” thì càng trở nên vụng về! Nhưng vượt lên trên tất cả và vẫn còn hiện hữu nơi đây là tấm lòng tri ân sâu sắc đối với công trình dịch thuật Kinh tạng của Người. Lòng tri ân sâu thẳm đó vẫn âm ỉ trong tâm thức của những người từng có cơ duyên được học hỏi “triết lý giác ngộ”- một thứ triết lý nguyên thủyhàm chứa những kinh nghiệm chứng ngộ rất ngườicủa Đức Thế Tôn.
07/09/2012(Xem: 4653)
Các bạn thân mến, Tôi lớn lên trong cảnh bất công và quê hương nhuộm đầy máu lửa. Trái tim tôi đã dược nuôi dưỡng bằng tình yêu quê hương qua những tấm gương của các vị anh hùng yêu nuớc. Tôi yêu lí‎ tưởng Từ Bi của Đức Phật qua tinh thần bất bạo động, tôi không thích tham gia vào các tổ chức và các cuộc đấu tranh. Tôi đã đi dự những khóa tu của thầy Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai tổ chức trong một số chùa lớn của ba miền đất nuớc, trong thời gian Thầy về Việt Nam.
07/09/2012(Xem: 5269)
Trước tin Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu viên tịch, tôi xin thành kính có bài ghi lại kỷ niệm phước duyên được nghe ngài thuyết pháp. Đó là thời điểm những năm 1978, 1979… Vào lúc ấy, Tổng vụ Hoằng Pháp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất tổ chức thuyết pháp hàng tuần vào lúc 15h chiều chủ nhật tại trụ sở của Giáo hội là chùa Ấn Quang.
02/09/2012(Xem: 8390)
Hòa Thượng Thích Minh Châu sinh năm 1918 tại Quảng Nam. Xuất gia năm 1946 với Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết tại chùa Tường Vân, Huế...
29/08/2012(Xem: 4555)
Tôi muốn nói đến Sư Huynh Phổ Hòa, người anh lớn trong Gia Đình Phật Tử Việt Nam tức Huynh Trưởng HỒNG LIÊN Phan Cảnh Tuân khả kính của chúng ta.
23/08/2012(Xem: 6654)
Kính bạch Sắc tứ Thập Tháp Tổ đình, Tân tịch trụ trì Thích Kế Châu, Đại lão Hòa thượng giác linh, tác đại chứng minh. Hôm nay, chúng tôi là những Pháp huynh, Pháp đệ thuộc dòng pháp Chúc Thánh, Tổ đình thứ hai Quảng Nam, và dòng pháp Thiền Tôn, Tổ đình thứ ba – Huế, tại Bình Định, và cũng là con cháu tám, chín đời dòng pháp Thập Tháp – Tổ đình thứ nhất, thuộc dòng pháp Thiên đồng Trung quốc tại Việt nam. Giờ này, tất cả chúng tôi đã vân tập đông đủ trước linh đài trang nghiêm, đau buồn này để làm lễ tiễn đưa kim quan Cố Đại lão Hòa thượng vào “BẢO THÁP MẬT TÀNG”, nghìn thu an nghỉ. Kính bạch Tân tịch Đại lão Hòa thượng giác linh! Trước hết, tại nơi đây, tất cả chúng tôi: Chí thành đến trước linh tòa, Cung kính dâng lên pháp cúng Kinh diên tán tụng,
04/08/2012(Xem: 6406)
Hòa thượng Thích Duy Lực, pháp danh Duy Lực, pháp tự Giác Khai, nối pháp thiền phái Lâm Tế. Ngài thế danh La Dũ, sinh ngày 5 tháng 5 năm Quý Hợi 1923, nhằm Trung Hoa Dân quốc thứ 12, tại làng Long Yên, huyện Phong Thuận, phủ Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc; thân phụ là cụ ông La Xương, thân mẫu là cụ bà Lưu Thị. Ngài sinh trưởng trong một gia đình chuyên nghề nông trang, quy kính Tam bảo. Năm Mậu Dần 1938, Ngài được 16 tuổi, vừa học xong tiểu học thì phải lên đường theo cha sang Việt Nam sinh sống. Khi mới sang, gia đình Ngài dừng chân ở Cần Thơ lập nghiệp; trong những lúc rỗi rảnh Ngài thường tranh thủ tự học thên Hoa văn và quốc ngữ Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567