Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tưởng Niệm Hòa thượng Thích Trí Thủ

10/03/201204:11(Xem: 6312)
Tưởng Niệm Hòa thượng Thích Trí Thủ

HT_Tri_Thu_3


TƯỞNG NIỆM
Hòa thượng Thích Trí Thủ
(I)

Thời gian trôi nhanh như bóng câu qua cửa sổ! Mới hôm nào mà Hòathượng Thích Trí Thủ đã tiễn chân tôi ra sân bay đi Hà Nội để giảng cho trường Cao cấp Phật học tại chùa QuánSứ, mà bây giờ đã gần đến ngày giỗ đầu của Hòa Thượng.

Nhữngba năm, mỗi trang lịch sử dần dần đi vào dĩ vãng, nhưnglại vướng đọng trong lòng tôi nỗi ngậm ngùi, tiếc thương;tiếc thương về một bóng hình, một bóng hình in đậm vàotâm hồn tôi và chắc chắn cũng khắc sâu vào tâm hồn củaTăng Ni và Phật Tử; cho dù trước giờ phúc giã biệt thântứ đại trở về cõi an nhiên tự tại, Hòa thượng đã khôngđể lại một lời.

Tôinhớ rõ và thật sự súc động cái sáng sớm mồng 3 tháng3 năm Giáp Tý ấy, lúc tôi đang ở tại chùa Quán Sứ, bỗngnhận được tin Hòa thượng đã vĩnh viễn ra đi và xa tấtcả chúng ta.

Từđó đến giờ vẫn trong hình ảnh "Nhạn quá trường gian,ảnh trầm hàn thủy, nhạn vô lưu tích chí ý, thủy vô lưuảnh chi tâm". Nhưng thật ra, bóng nhạn vẫn chập chờn vớidòng sông và dòng sông đang gợn sóng theo bóng nhạn. Cảnhsắc sắc không không hàng ngày vẫn vơi đầy nhớ kẻ trồngcây.

Tuầnqua, tôi lại nhận được thư của anh em ở các Phật họcviện và Pháp tử của Hòa thượng ngỏ ý cùng nhau ghi lạimột số tâm tình về Hòa thượng và đề nghị tôi viếtcho lời Mở đầu để gọi là chút truy niệm ngày giỗ đầucủa người đã khuất.

Thấytinh thần của anh em, tôi hết sức mừng. Đây là điều đángduy trì và phát huy. Tục ngữ ta có câu "Ăn trái nhớ kẻ trồngcây" hay "Uống nước nhớ nguồn". Nhớ ơn và đền đáp côngơn đó cũng là quy luật đạo đức và đó cũng là hạnh nguyệnlớn của hành giả trên bước đường tu đạo.

Tuynhiên, đây vẫn chỉ là một trong muôn ngàn cách biểu lộlòng biết ơn đối với những vị dày công đóng góp cho Đạopháp, cho Dân tộc và ngay cả cho mỗi chúng ta. Ta thường nghe"Ngôn ngữ đạo đoạn". Lời sẽ hạn chế đạo, hình thứclắm khi cũng làm giảm thiểu ý nghĩa. Cảm quan ta, ngôn từta, sẽ lúng túng, vụng về trước tác phẩm của vạn vật,trước những công đức "hành vô hành hành". Nhưng có điềutôi cũng đồng ý với anh em "bất ngôn, thùy tri kỳ chi". Vìthế, càng viết càng thấm, càng thấm càng cảm, càng cảmcàng thương, mối giao cảm sẽ tỏa ngời ánh sáng, tươngquan liên hệ mật thiết như nước với nguồn, nguồn vớinước, kẻ ăn trái người trồng cây có thể tiếp cận nhau,gặp gỡ nhau trông không gian đích thực của dòng sinh diệt,diệt sinh vẫn chung về một nẻo.

Cóđiều đáng làm tôi lo lắng, lễ giỗ đầu của Hòa thượngcũng đã gần kề, liệu chúng ta có thực hiện được nhưý nguyện? Dù sao những cánh chim nơi mọi phương trời vẫnnhớ về tổ ấm, ta đã, đang và sẽ mãi mãi không quên mộtbóng hình đáng kính, đáng thương. Nhớ và tưởng niệm Hòathượng trong niềm chân thành, với nén hương, với bình hoađơn giản của nhà Thiền dâng cúng Hòa thượng. Ta mong ướcnhư Hòa thượng từng ước mong "Sinh sinh dự Phật vi quyếnthuộc, xứ xứ Bồ-đề kết thiện duyên".

Ngànxưa và ngàn sau trăng vẫn sáng, có đâu "Trăng lặng về nonkhông trở lại", đường về xứ Phật vẫn tỏa ngát mùisen. Xuất phát từ ý thức này nơi cõi Lạc Bang, Hòa thượngcũng nở nụ cười hoan hỷ chúng minh lòng thành của tấtcả chúng ta.

Huế,rằm tháng Giêng, Đinh Mão
Pháplữ: Hòa thượng Thích Thiện Siêu.
Cẩnniệm

(II)

Giờđây, trước Giác Linh trang nghiêm của Cố Đại lão Hòa thượng,tất cả Tăng Ni Phật tử chúng ta đang còn mang nặng trongtâm tư nỗi niềm bùi ngùi xúc động, thương tiếc và tưởngnhớ một vị Cao Tăng, một bậc Thầy đạo hạnh cao thâm,chí nguyện kiên trì, trọn đời hiến mình cho Đạo pháp vàDân tộc. Với cố Giác linh Hòa thượng, chúng ta tất cảnhững người đã gần gũi, những người đã thọ ân Pháphóa, không ai không khắc cốt ghi tâm những nụ cười hoanhỷ, những dáng điệu vui tươi, những cái nhìn từ mẫn,những câu nói hiền hòa đậm đà đạo lý. Nên một khi ngheHòa thượng viên tịch, tất cả Tăng, Ni và Phật tử nơinơi không ai cầm được giọt lệ, như thấy mình đã mấtmột bóng cây đại thọ che mát, như thấy mình thiếu khátnhững giọt nước cam lồ, như thầy mình không còn nơi nươngtựa. Sự xúc động, sự nghẹn ngào đã dâng trào khắp tấtcả mọi hàng Tăng Ni, Phật tử.

Ởtrong chùa, ở giữa đường, ở ngoài chợ, sau khi Hòa thượngviên tịch, tất cả đều nghĩ đến công hạnh lớn lao, chínguyện cao cả của Hòa thượng đã ban bố cho hàng Tăng Ni,Phật tử. Nên đối trước công hạnh lớn lao đó, dầu cónói mấy cũng không cùng, dầu có tả mấy cũng không hết,nên chúng ta lắng lòng suy tư, lắng lòng nhớ tưởng, chúngta mới thấy rõ được những nét cao siêu, những nét thâmhuyền, những nét đạo hạnh nơi Hòa thượng. Hòa thượngluôn luôn phát nguyện rằng:

"Mộtlòng kính lạy Phật-đà
Đờiđời con nguyện ở nhà Như Lai,
Conhằng mặc áo Như Lai,
Conngồi pháp toạ Như Lai muôn đời".

Đólà một lời nguyện thâm sâu phát xuất từ kinh Pháp Hoa, vớiý nghĩa nhà Như Lai là tâm Đại từ bi. Áo Như Lai là Nhấtthiết pháp không. Đại từ bi là đại bi, nhu hòa nhẫn nhụclà đại hùng, nhất thiết pháp không là đại trí. Hòa thượngđã lấy câu trong kinh Pháp Hoa làm chí nguyện cao cả củamình, suốt đời tuân theo, suốt đời hành đạo. Nhờ đómà trải qua bao nhiêu việc làm của Hòa thượng đều mangmột sắc thái đậm đà đạo lý, mang một sắc thái tự lợilợi tha, ích đời lợi đạo.

Dùtuổi đời đã bảy mươi sáu, nhưng Hòa thượng vẫn mỗibuổi sáng dậy thật sớm: hai giờ rưỡi, uống nước, tắmrửa rồi đi vào chùa lễ Phật 108 lạy trên một giờ đồnghồ, rồi lại tiếp tục trì chú thêm một giờ đồng hồnữa. Sự tu niệm chuyên cần đó không phải chỉ một ngày,hai ngày, mà luôn luôn hàng cả hai ba chục năm, không phảiở chùa mình mà bất cứ ở chùa nào, sáng nào cũng làm ynhư thế, không phải ở trong nước mà trong khi đi ra nướcngoài dự Đại hội, làm những việc Phật sự, Hòa thượngvẫn giữ công hạnh đó. Qua các công hạnh đó để thấyrõ rằng chí nguyện Hòa thượng sâu xa biết chừng nào. Nếungược lại, một chí nguyện mỏng manh hời hợt, thì làmsao thực hiện được một đạo hạnh thâm sâu lâu dài nhưthế. Một điều ấy cũng đủ cho tất cả hàng Tăng Ni, Phậttử chúng ta đời đời ghi nhớ, tất cả hàng Tăng Ni, Phậttử chúng ta đời đời noi gương Hòa thượng và kính lạybao nhiêu lạy cũng không vừa. Huống chi Hòa thượng khôngphải chỉ nghĩ riêng việc lợi mình giải thoát, còn nghĩtới việc hoằng đạo lợi sinh, dìu dắt Tăng Ni trên đườngChánh pháp. Hòa thượng từng tổ chức bao nhiêu Phật họcđường: Linh Quang, Báo Quốc (Huế), Phổ Đà (Đà Nẵng), HảiĐức (Nha Trang), Già Lam (Sài Gòn), đào tạo những lớp TăngNi nhỏ, đào tạo những lớp Tăng Ni lớn. Hòa thượng đãđeo đuổi công hạnh đào tạo Tăng Ni của mình suốt bao chụcnăm trường không biết mỏi mệt.

Nhờđức tính từ hòa, hoan hỷ, bao dung, ngồi với Hòa thượngthì Hòa thượng trở thành Hòa thượng, đối với thanh niênthì Hòa thượng trở thành thanh niên, đối với Tăng trẻHòa thượng trở thành người trẻ, đối với em bé Hòa thượngcũng nói chuyện vui vẻ như một em bé. Do vậy mà bao nhiêunăm Hòa thượng sống với Chúng Tăng không phải toàn là nhữngngười tu đạo lâu ngày, mà những người mới nhập đạocó, những người đi sâu trên con đường tu niệm có, nhữngngười mới phát tâm có, tính tình mỗi người mỗi nết,đức hạnh mỗi người mỗi cách, thế mà Hòa thượng baodung được tất cả dưới sự nâng niu giáo dục của mình,không từ bỏ một ai. Người có khả năng, Hòa thượng nângđỡ theo khả năng; người khả năng kém, Hòa thượng nângđỡ theo khả năng kém, không để cho ai trở thành ngườivô dụng. Đó là một công đức lớn lao, một chí nguyệncao cả, một tấm gương sáng để hàng Tăng Ni, Phật tử chúngta soi sáng noi theo muôn đời không hết.

Trongkhi tổ chức giáo dục Tăng Ni, Hòa thựong đã có những cáinhìn xa thấy rộng, không phải chỉ gò bó trong một cách cổxưa, mà nâng đỡ Tăng Ni, giáo dục Tăng Ni có những kiếnthức, những đức hạnh thích hợp với hoàn cảnh, với thờithế để phụng đạo lợi đời. Hòa thượng đã từng khaimở đường lối đưa Tăng Ni đi thi để có những Văn bằngTiểu học, Trung học, rồi bằng Đại học, đủ phương tiệnđể tuyên dương Chánh pháp. Không phải chỉ lo mặt tinh thần,Hòa thượng còn lo mặt vật chất cho Tăng Ni, đi đâu cũngmở những cơ sở kinh tế tự túc để cho Tăng Ni vừa làmvừa học, vừa nuôi sống thể chất, vừa nuôi sống tinh thần,để cho một người vừa có đủ cả hạnh, cả bi, cả thể,không thiếu mặt nào.

Hòathượng cũng đã góp chung với tất cả đồng bào, thươngyêu Tổ quốc, làm những điều mình có thể làm được, trảiqua bao thời đại, cho nên khi nghe tin Hòa thượng viên tịch,không những chỉ những hàng Tăng Ni, mà Phật tử trong đạocũng bùi ngùi xúc động. Cố lắng lòng ôn lại những ánhmắt từ hòa, những cử chỉ êm đềm và những tâm tư rộngrãi, quảng đại, chúng ta mới nhớ hết được những côngđức cao dày, những công hạnh sâu xa của Hòa thượng, vàcố noi theo công hạnh của Hòa thượng để thực hành bướclên con đường sáng suốt lợi mình, lợi đạo, lợi đời,chúng ta mới có thể báo đáp được công đức của Hòa thượngmột phần nào.

Hômnay trước linh đài trang nghiêm, hàng Tăng Ni, Phật tử chúngta vô cùng thành kính để tưởng niệm công đức Hòa thượng,làm lễ ngày chung nhất, chúng ta cầu mong Hòa thượng Cao đăngPhật quốc, hồi nhập Ta Bà, để dìu dắt chúng ta bướcthêm những bước dài trên con đường đạo.

Lờicảm niệm của Hòa thượng Thích Thiện Siêu
tronglễ chung thất Hòa thượng Thích Trí Thủ
20-4năm Giáp Tý (25-5-1984).

(III)

Hômnay, vừa đúng hai năm sau ngày Hòa thượng an nhiên quy tịch.Hai năm hàng Tăng Ni, Phật tử chúng tôi phải trải qua nhữngngày tháng trống vắng một bậc Cao Tăng, một vị thầy đạohạnh tôn kính, có dáng mạo đoan nghiêm, đạo phong thanh thoát,thái độ ân cần thân mật, hoan hỷ, bao dung, có nụ cườiấm mát tươi vui, biết quý người có học, có đức nhưngkhông khinh chê người kém cõi, sẵn lòng giúp đỡ mọi người,không phân biệt việc lớn việc nhỏ, miễn thấy có lợicho đạo cho người, ứng hợp với lòng từ bi thì không hềtừ chối. Không ưa sống cuộc sống riêng lẻ cô tịch màưa sống hòa mình vào đời sống của đại chúng để dìudắt họ, sống giữa Chúng Tăng đông đảo, cùng ăn với họ,thậm chí có khi đi tắm biển, đánh ping-pong với họ, nhưngkhông vì vậy mà làm mất vẻ uy nghi, phai mờ đạo hạnh,bỏ lơi thời khóa biểu tu trì, vun bồi đạo nghiệp.

Đãsẵn mang hoài bão thừa Như Lai sứ, nên hễ gặp Phật sựgì đòi hỏi, Hòa thượng đều sẵn sàng vui vẻ gánh vác,không luận chức vụ gì. Khi làm Trú trì, khi Giáo sư, Giảngsư, Thư ký, Hội trưởng. Khi Viện trưởng [1], khi Chủ tịch[2], nhưng không hề có sự mâu thuẫn giữa chức vụ này vớichức vụ kia, vì trước sau trong tâm tư Hòa thượng cũng chỉđeo đuổi một mục đích chí nguyện hoằng dương Chánh pháp,lợi lạc quần sinh, thương yêu Tổ quốc đồng bào với tinhthần vô ngã vị tha, với hạnh Phổ Hiền, thượng cầu hạhóa, với đức tính tịnh mà không trầm, động mà không loạn,ở trên người mà không thấy nặng, ở dưới người mà khôngthể khinh, Hòa thượng đã hiến trọn đời mình cho Đạopháp, cho Dân tộc, cho nhân loại, cả trong nước lẫn nướcngoài theo lời thệ nguyện mà Hòa thượng đã nêu cao từtrước:

"Đốtnén tâm hương trước Phật đài,
PhổHiền hạnh cả nguyện đừng sai.
Biếnthân cát bụi thần thông hiện,
Chữabệnh trầm kha khắp mọi loài."
Kínhbạch Giác linh Hòa thượng,

Hômnay, trước Bảo tháp uy nghi, Giác linh tịch mặc, chúng tôiđồng tâm kính thành tưởng niệm, ngưỡng mong Giác linh Hòathượng thùy từ chứng giám.

Lờicảm niệm trong ngày Đại tường 1-3-1986.

Chúthích:

[1]Viện trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN trước năm 1975.
[2]Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN sau năm 1980.

(IV)

Hòathượng họ Nguyễn húy Văn Kính, Pháp danh Tâm Như, tự ĐạoGiám, hiệu Thích Trí Thủ, sinh ngày 19 tháng 09 năm Kỷ Dậu(1909) tại Trung Kiên, Quảng Trị. Mười bảy tuổi xuất gia,hai mươi tuổi thọ Cụ túc giới, tự pháp đời thứ 43 pháithiền Lâm Tế.

Vớichí nguyện thượng cầu hạ hóa, Hòa thượng là một trongnhững vị đi đầu trong các cuộc chấn hưng Phật giáo nướcnhà. Mở nhiều Phật học viện, trùng tu nhiều Phạm vũ, khaisơn Quảng Hương Già Lam. Mở nhiều Đại giới đàn và phiêndịch giảng giải kinh, luật luận. Hòa thượng không ngừngtiếp dẫn hậu lai cho Tăng tín đồ được nhờ ơn Pháp vũ,xuất thế tinh chuyên đã vậy. Nào quên nhập thế độ sanh,dẫu tuổi già chẳng ngại dấn thân, hạnh Phổ Hiền lợiđời lợi đạo, biết sự thế lắm phen khe khắt. Tâm hồnluôn hoan hỷ bao dung, mãn cơ duyên chuyển thân tứ đại trảvề đây. Song thọ Ta-la chúng sinh đồng truy niệm.

Nhưthị chân như thị huyễn.
Nhưthị công đức trang nghiêm.

(Hòathượng viên tịch ngày mồng 2 tháng 3 năm Giáp Tý (1984). Thápbia hoàn thành ngày 19- 9 năm Ất Sửu -1985).

Thất chúng đệ tử phụng lập
Kính ghi: Hòa thượng THÍCH THIỆN SIÊU.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/06/2011(Xem: 6018)
Trong sáu thập niên qua, TIME đã không ngừng ghi chép lại những vinh quang cùng khổ nhọc của Á châu. Trong số đặc biệt kỷ niệm thường niên hôm nay, chúng tôi muốn bày tỏ lòng kính trọng của mình đến những nhân vật nổi bật đã góp phần vào việc hình thành nên thời đại chúng ta. Những thập niên xáo động nhất của một lục địa đông dân nhất trên trái đất này đã sản sinh ra hàng loạt những nhân vật kiệt xuất. Trong sáu mươi năm qua, kể từ khi TIME bắt đầu cho xuất bản ấn bản Á Châu, chúng tôi đã có cái đặc ân là được gặp gỡ đa số những nhân vật ngoại hạng này –theo dấu cuộc vận động hay trên chiến trường, trong phòng hội hay trong phòng thí nghiệm, tại cơ sở sản xuất hay tại phim trường.
16/06/2011(Xem: 3632)
Tôi có duyên lành gặp được ngài một lần khi ngài đến thăm Hòa thượng chùa Đông Hưng, bổn sư của tôi, cũng là y chỉ sư của Hòa thượng Quảng Thạc, một để tử xuất gia của ngài khi còn ở đất Bắc. Cung cách khiêm cung, ngài cùng Hòa thượng tôi đàm đạo về quá trình tu tập cũng như Phật học, hai ngài đã rất tâm đắc về chí nguyện giải thoát và cùng nhau kết luận một câu nói để đời : “Mục đích tu hành không phải để làm chính trị”. Cũng câu nói này, khi chia tay chư tăng miền Nam, ngài đã phát biểu với hàng pháp lữ Tăng ni đưa tiễn. Khi sưu tập tư liệu về cuộc đời của ngài, tôi may mắn gặp được các bậc tri thức cao đồ của ngài kể lại. Nay, nhân có cuộc hội thảo về phong trào chấn hưng Phật giáo miền Bắc và công hạnh của ngài, tôi xin được góp thêm đôi điều.
14/06/2011(Xem: 5080)
Thiền sư PHÁP THUẬN (Bính Tý 918): Thiền sư đời Tiền Lê, thuộc dòng thiền Tỳ-Ni-Đa-Lưu Chi, không rõ gốc gác quê quán và tên thật, chỉ biết rằng Sư họ Đỗ, xuất gia từ thuở nhỏ ở chùa Cổ Sơn (Thanh Hóa), sau theo học đạo Thiền sư Phù Trì ở chùa Long Thọ, nổi tiếng là uyên thâm đức độ. Tương truyền rằng chính Sư đã dùng nghệ thuật phù sấm, làm cố vấn giúp vua Lê Đại Hành nắm quyền bính, dẹp yên được hỗn loạn trong triều cuối đời nhà Đinh, được vua Lê vô cùng trọng vọng. Năm 990 niên hiệu Hưng Thống thứ 2, Sư không bệnh mà viên tịch, thọ 76 tuổi, để lại cho đời các tác phẩm: “Bồ Tát sám hối văn”, “Thơ tiếp Lý Giác”, và một bài kệ.
14/06/2011(Xem: 5185)
• Thiền sư Chân Không(Bính Tuất -1046): Sư họVương, thế danh Hải Thiềm, quê quán ở làng Phù Đổng (nay là Tiên Sơn-Bắc Ninh), xuất thân trong một gia đình quý tộc. Lúc thân mẫu của ông mang thai, cha ông nằm mộng thấy một vị tăng Ấn Độ trao cho cây tích trượng, sau đó thì ông ra đời. Mồ côi cha mẹ từ thuở niên thiếu, ông siêng chăm đọc sách không màng đến những chuyện vui chơi. Năm 20 tuổi ông xuất gia, rồi đi ngao du khắp nơi để tìm nơi tu học Phật Pháp. Nhân duyên đưa đẩy cho Sư đến chùa Tĩnh Lự ở núi Đông Cứu (Gia Lương-Hà Bắc), nghe Thiền sư Thảo Nhất giảng kinh Pháp Hoa mà ngộ đạo, được nhận làm đệ tử, sớm tối tham cứu thiền học, và được sư thầy truyền tâm ấn, thuộc dòng thiền Tì-ni-đa Lưu -chi, thế hệ thứ 16. Sau, Sư lên núi Phả Lại, trại Phù Lan (nay thuộc huyện Mỹ Văn-Hưng Yên) làm trụ trì chùa Chúc Thánh, ở suốt 20 năm không xuống núi để chuyên trì giới luật, tiếng thơm đồn xa đến cả tai vua.
13/06/2011(Xem: 12751)
Ôi, trong giáo pháp Phật đà của ta, việc trọng đại nhất là gì ? Con người sinh ra không từ cửa tử mà đến, chết không vào cửa tử mà đi. Thế nên người nằm non ở tổ, bỏ ngủ quên ăn, chẳng tiếc thân mạng, đều vì việc lớn sinh tử. Ở thời giáo suy pháp mạt này mà có người vì việc lớn sinh tử như Hòa thượng Liễu Quán, thật là hy hữu.
05/06/2011(Xem: 11411)
Ngôi chùa nhỏ nằm khiêm tốn trong khoảng đất rộng đầy cây trái. Buổi tối, mùi nhang tỏa ra từ chánh điện hòa với mùi thơm trái chín đâu đó trong vườn.
01/06/2011(Xem: 5416)
Cuộc đời và sự nghiệp của Khương Tăng Hội, ta hiểu biết qua hai bản tiểu sử xưa nhất, một của Tăng Hựu (446 - 511) trong Xuất tam tạng ký tập 13 ĐTK 2145 tờ 96a29-97a 17 và một của Huệ Hạo trong Cao Tăng truyện 1 ĐTK 2059 tờ 325a13-326b13. Bản của Huệ Hạo thực ra là một sao bản của bản Tăng Hựu với hai thêm thắt. Đó là việc nhét tiểu sử của Chi Khiêm ở đoạn đầu và việc ghi ảnh hưởng của Khương Tăng Hội đối với Tô Tuấn và Tôn Xước ở đoạn sau, cùng lời bình về sai sót của một số tư liệu. Việc nhét thêm tiểu sử của Chi Khiêm xuất phát từ yêu cầu phải ghi lại cuộc đời đóng góp to lớn của Khiên đối với lịch sử truyền bá Phật giáo của Trung Quốc, nhưng vì Khiêm là một cư sĩ và Cao Tăng truyện vốn chỉ ghi chép về các Cao Tăng, nên không thể dành riêng ra một mục, như Tăng Hựu đã làm trong Xuất tam tạng ký tập 13 ĐTK 2145 tờ 97b13-c18, cho Khiêm.
31/05/2011(Xem: 13711)
Quy ẩn, thế thôi ! (Viết để thương một vị Thầy, mỗi lần gặp nhau thường nói “mình có bạn rồi” dù chỉtrong một thời gian rất ngắn. Khi Thầy và tôi cách biệt, thỉnh thoảng còn gọi điệnthoại thăm nhau) Hôm nay Thầy đã đi rồi Sắc không hai nẻo xa xôi muôn ngàn Ai đem lay ánh trăng vàng Để cho bóng nguyệt nhẹ nhàng lung linh Vô thường khép mở tử sinh Rong chơi phù thế bóng hình bụi bay Bảo rằng, bản thể xưa nay Chơn như hằng viễn tỏ bày mà chi
27/05/2011(Xem: 7485)
Vào năm 247, một vài năm sau khi Chi Khiêm rời khỏi kinh đô Kiến Nghiệp, Khương Tăng Hội, một vị cao tăng gốc miền Trung Á, đã đến đây. Ngài đến từ Giao Chỉ, thủ phủ của Giao Châu ở miền cực Nam của đế quốc Trung Hoa (gần Hà nội ngày nay). Gia đình của Ngài đã sinh sống ở Ấn độ trải qua nhiều thế hệ; thân phụ của Ngài, một thương gia, đến định cư ở thành phố thương mại quan trọng này.
25/05/2011(Xem: 4125)
Đại lão Hòa Thượng Thích Đồng Huy HT. Thích Đồng Huy - Thành viên HĐCM, Ủy viên HĐTSTW GHPGVN, Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Trưởng ban Quản trị Đại Tòng Lâm, Viện chủ Tu viện Vạn Hạnh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567