Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đời Sống Tinh Thần Của Phật Tử Việt Nam Tỵ Nạn Ở Hải Ngoại (PDF)

26/06/202119:41(Xem: 8146)
Đời Sống Tinh Thần Của Phật Tử Việt Nam Tỵ Nạn Ở Hải Ngoại (PDF)
Đời Sống Tinh Thần..._HT Thích Như Điển
Đời Sống Tinh Thần Của Phật Tử Việt Nam Tỵ Nạn Ở Hải Ngoại 
HT Thích Như Điển

LỜI ĐẦU SÁCH

Cứ mỗi năm từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy âm lịch là mùa An Cư Kiết Hạ của chư Tăng mà Đức Phật cũng như chư Tổ đã chế ra từ ngàn xưa nhằm sách tấn cho nhau trên bước đường tu học, cũng như thực hành giới pháp; nên đâu đâu chư Tăng cũng đều y giáo phụng hành.

 

Ngày nay ở Hải ngoại mặc dầu Phật sự quá đa đoan, nhưng chư Tăng cũng đã thực hành được lời di huấn đó. Riêng tại Tây Đức, chư Tăng Ni đã thực hiện lời dạy của Đức Thế Tôn liên tiếp trong 3 năm liền (1984, 1985 và 1986). Đó là thành quả mà chư Tăng đã tranh thủ với mọi khó khăn hiện có mới thực hiện được. Đây là một công đức đáng tán dương và đáng làm gương cho kẻ hậu học. Vì giới luật là mạng mạch của Phật pháp. Giới luật không được tuân giữ thì việc truyền thừa giáo pháp của Đức Như Lai không được phát triển theo chánh pháp nữa.

 

Cứ mỗi buổi sáng từ sớm tinh mơ lúc 4 giờ 30 phút, mọi người trong chùa đều thức dậy làm vệ sinh cá nhân. Sau đó tất cả đều vân tập nơi chánh điện để ngồi Thiền khoảng 30 phút. Sau giờ ngồi Thiền bắt đầu tụng thần chú Thủ Lăng Nghiêm và kinh hành nhiễu Phật trong vòng một tiếng đồng hồ.

Khoảng 6 giời 30 đến 7 giờ 30 là giờ chấp tác trên chánh điện hay trong hậu liêu hoặc ngoài vườn chùa.

Đúng 7 giờ 30 phút dùng điểm tâm nhẹ.

Từ 8 giờ 30 đến 10 giờ 30, chư Tăng Ni theo thời khóa của mình, kẻ trì luật; người trì kinh.

Riêng tôi được tự do ngồi viết sách mà không phải bận tâm đến ai sẽ quấy rầy mình; vì trước khi vào Hạ tôi đã xin phép với mọi người là sẽ không nghe điện thoại, không tiếp khách và không đi ra khỏi vườn chùa trong vòng 3 tháng, trừ những việc thật tối cần thiết. Nhờ thế mà tôi có thì giờ để hoàn thành bản thảo của quyển sách này trong vòng chỉ một tháng thôi. Thật chiếm kỷ lục; nhưng mong rằng nội dung không đến nỗi khó đọc, khó hiểu, khó xem – và mong rằng - nếu có chỗ nào sơ sót; kính mong các bậc cao minh chỉ giáo.

 

Sách viết xong chưa hẳn đã xong, phải gởi qua tận bên Úc để nhờ Thượng Tọa Thích Bảo Lạc -là bào huynh của tôi- hiệu đính và cho người đánh máy giùm. Mặt khác phải gởi bản chính đến Phật tử Nguyễn Ngọc Tuấn và Phật tử Nguyễn Thị Thu Cúc để dịch giùm ra tiếng Đức. Cuối cùng cả phần tiếng Việt lẫn tiếng Đức sau khi đánh máy xong sẽ giao qua cho Phật tử Thị Chơn Ngô Ngọc Diệp trang trí. Sau khi trang trí xong, tôi phải kiểm điểm lại lần cuối cùng, rồi Đạo hữu Thị Tâm Ngô Văn Phát và Phật tử Thiện Tấn Vũ Quang Tú mới chụp bản kẽm để in. Sau khi in lại nhờ khoảng 20 Đạo hữu và Phật tử khác đến sắp lại thành sách. Lúc bấy giờ mới cắt, đóng và dán -thế là hoàn thành một quyển sách. Tuy bản thảo giờ này đã xong, nhưng phải đợi đến cuối tháng 12 năm 1986 hoặc đầu tháng giêng năm 1987 mới hoàn thành. Quả là một việc làm không đơn giản.

 

Tôi muốn nhắc đến việc khó khăn ấy, vì chỉ có mùa An Cư Kiết Hạ mới thực hiện được. Ngoài ra 9 tháng khác trong năm tôi phải đi nhiều và bị hoàn cảnh bên ngoài chi phối, cũng như tâm không thanh tịnh để mà viết và nghiên cứu. Như vậy, những quyển sách cùng một tác giả có được từ xưa đến nay mà độc giả đọc được phần chính là nhờ sự yên tĩnh của tâm hồn tác thành, sau đó mới nhờ đến những trợ duyên khác.

 

Từ 11 giờ đến 12 giờ trưa là giờ quá đường -dùng cơm, kinh hành nhiễu Phật-, và tiếp đó là giờ chỉ tịnh cho đến 2 giờ chiều.

Từ 2 giờ cho đến 8 giờ tối là giờ tôi ngồi lại bàn để viết sách. Có được một ngày 2 khoảng thời gian khá nhiều gồm 6 tiếng đồng hồ để viết nên phải cố gắng viết cho xong trong một thời gian nhất định như thế để rồi những gì sẽ xảy ra tiếp tục làm sao tôi có thể tiên đoán được. Vì ý thức được rằng bản chất của cuộc đời là vô thường, không có gì chắc chắn cả, có nhiều người viết một tác phẩm cả hàng 5, 10 năm vẫn chưa xong. Nhưng khi viết xong rồi chưa chắc đã xuất bản được, vì có nhiều lý do phức tạp khác nhau. Ở đây tôi được cái phúc duyên là Bộ Nội Vụ Cộng Hòa Liên Bang Tây Đức đã tài trợ cho giấy mực để in quyển sách này. Do đó tôi xin cảm ơn những gì mà Bộ đã giúp cho Phật tử Việt Nam tại Tây Đức từ năm 1979 cho đến nay một cách chân thành nhất. Đây là những nỗ lực đầu tiên của chúng tôi trong lãnh vực bảo tồn, cũng như phát huy văn hóa Phật Giáo và văn hóa Dân Tộc tại quê hương này.

 

Khoảng 6 giờ 30 phút chiều, chư Tăng dùng cháo cho nhẹ nhàng để dễ ngồi Thiền vào buổi tối.

Từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ học của quý Chú và quý Cô. Học những điều cần phải học và ngay cả những điều đã học về Đạo, nhưng quý Chú phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần mới nhớ được. Tôi đảm trách hướng dẫn việc học kinh Tứ Thập Nhị Chương, nghi lễ và kinh A Di Đà bằng chữ Hán. Mỗi tuần học 5 buổi. Cuối tuần có những giờ dành riêng cho các Phật tử tại gia tu học phép Bát Quan Trai Giới. Họ phải ở lại chùa một ngày một đêm học hạnh của người xuất gia, từ 10 giờ sáng Thứ bảy đến 10 giờ sáng Chủ nhật. Thời khắc biểu của khóa tu cũng thực hành giống như chư Tăng Ni hàng ngày trong mùa An Cư Kiết Hạ. Ngoài ra họ còn được hướng dẫn phần giáo lý hoặc nghi lễ do chư Tăng Ni của khóa An Cư tại chùa Viên Giác đảm trách. Mỗi học viên còn phải học kinh hoặc đọc sách để sáng hôm sau trả bài. Thì giờ thật eo hẹp với những sinh hoạt như thế; nhưng ai nấy cũng đều vui vẻ chay tịnh và quên niềm tục lụy trong suốt thời gian 24 tiếng đồng hồ. 

 

Trong mùa An Cư Kiết Hạ, Phật lịch 2530 này (1986) chúng tôi đã tổ chức cho các Phật tử tại gia được 13 kỳ thọ bát như thế. Tôi đã hướng dẫn những Phật tử tại gia về ý nghĩa của Bồ Tát giới và giảng kinh Pháp Cú.

Ni Sư Diệu Tâm giảng cho họ những vấn đề Phật pháp căn bản cũng như nghi lễ.

Ni Cô Diệu Ân cũng trình bày những vấn đề cần thiết phải có của một người Phật tử tại gia.

 

Từ 26.7 cho đến 10.8.86 có 2 khóa giáo lý căn bản cho các Phật tử tại gia do quý Thầy, quý Cô tại Đức và Pháp hướng dẫn. Năm 1985 có khoảng 40 người tham dự. Năm nay có cả 2 khóa nên số tham dự viên nhiều hơn năm trước. Cũng vì lẽ phải soạn bài cho khóa II của năm này cho Phật tử tại gia, nên tôi phải cố gắng hoàn thành quyển sách sớm hơn dự định.

 

Mỗi ngày từ 10 giờ tối, tất cả chư Tăng Ni và Phật tử đều lên chánh điện để tọa Thiền cho đến 10 giờ 30 mới xả Thiền. Trong một ngày chỉ tọa Thiền có một tiếng đồng hồ, còn ngoài ra là giờ tụng kinh hoặc làm việc, đọc sách, viết lách v.v… nhưng lúc nào chúng tôi cũng cảm thấy thanh tịnh, vì ngoại cảnh không chi phối mà nội tâm của người tu hành cũng yên ổn thoải mái, nên mọi công việc dù nhiều đến đâu cũng có thể tuần tự giải quyết một cách gọn gàng. Nhờ việc giữ giới nên sanh Định và nhờ Thiền định mà phát sinh Trí tuệ - Giới, Định, Tuệ và Văn, Tư, Tu là những điều cần thiết căn bản của người Phật tử tại gia cũng như giới xuất gia.

 

Sau khi xả Thiền là giờ chỉ tịnh (ngủ nghỉ) cho đến 4 giờ rưỡi sáng. Một sinh hoạt an tịnh như thế kéo dài trong vòng 3 tháng nên tâm tư và thể xác người tu thanh thản lạ thường. Thế mới biết, trong cảnh động mà tạo nên được thanh tịnh không phải là chuyện dễ. Nhiều người ở trong cảnh tịnh mà tâm động mới nguy, chứ ở trong cảnh động mà tạo cho tâm được thanh tịnh mới là điều đáng quý.

 

Viết cuốn sách “Đời Sống Tinh Thần của Phật Tử Việt Nam tỵ nạn tại Hải ngoại” (Das geistige Leben der Buddhistischen Vietnam-Flüchtlinge im Ausland) không ngoài mục đích ghi lại những diễn biến về vấn đề tinh thần của người Phật tử tại nước Đức nói riêng, cũng như các Châu khác trên thế giới nói chung, để chúng ta có một cái nhìn tổng quát về vấn đề tinh thần sau hơn 10 năm sống tại nước ngoài về các thuận duyên cũng như những nghịch cảnh.

 

Với lòng cảm ta thâm ân Phật pháp, Thầy Tổ, ân sư huấn dục, phụ mẫu sanh thành và đàn na thí chủ nên tôi mạo muội cố gắng hoàn thành tác phẩm này để ghi sâu ân đức ấy. 

 

Riêng các độc giả đã có lần đọc những tác phẩm của tôi hay của bất cứ ai mong quý vị hoan hỷ khi xem xong rồi gấp sách lại và đừng vội chê dở hay khen hay mà hãy đọc một cách bình thản. Vì dù dở dầu hay tác phẩm cũng là tất cả những tinh ba của Tác giả đã gởi trọn tâm ý vào đó. Sách thuộc loại nghiên cứu – Không là tiểu thuyết - do đó hơi khó đọc với một số người; nhưng xin hãy cố gắng.

 

Nếu có được phần nào công đức nhân đọc sách này của quý độc giả xa gần, xin hồi hướng lên Tam Bảo chứng minh cho sự lưu tâm đặc biệt của quý vị đã dành cho tác phẩm.

 

Ngoài ra, tác giả cũng xin hồi hướng công đức này cho song thân được cao đăng Phật quốc. Nhất là thân phụ vừa mới quá vãng tại Việt Nam vào mùa Vu Lan (1986) này được vãng sanh Tịnh Độ.

 

Cuối cùng xin gởi đến những người đệ tử thân thương của tôi; cả hàng xuất gia lẫn tại gia một ít phước duyên, nếu có được từ quyển sách này, và nguyện cầu chư Phật gia hộ cho tất cả được vạn sự như ý.

 

Xin nguyện đem công đức viết sách này

Hồi hướng về khắp tất cả chúng sanh

Và nguyện cầu mọi người, mọi loài

sớm thành Phật Đạo.

 


Nam
Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát

Viên Giác Tự - Mùa An Cư năm Bính Dần -

Phật lịch 2530

Viết xong ngày 28.06.1986

Tác giả cẩn chí

Thích Như Điển



MỤC LỤC

                                                                                                                                                      Trang

 

LỜI ĐẦU SÁCH                                                                                                                                  1

CHƯƠNG I: VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN                                                                                             8

CHƯƠNG II: ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA PHẬT TỬ VIỆT NAM TỴ NẠN TẠI TÂY ĐỨC                   31

THÔNG BẠCH                                                                                                                                   55

CHƯƠNG TRÌNH LỄ AN VỊ PHẬT.                                                                                                    58

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH LỄ TRONG THÁNG 10, 11 VÀ THÁNG 12 NĂM 1978.                                 68

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN 2523 – 1979.                                                                          80

DIỄN VĂN KHAI MẠC ĐÊM VĂN NGHỆ ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN 2523 NĂM tại HANNOVER                    81

PHÓNG SỰ ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN 2523 – 1979 tại HANNOVER                                                           84

ĐÁM MA                                                                                                                                            95

ĐÁM CƯỚI.                                                                                                                                       99

ĐẠI LỄ VU LAN 2529 – 1985.                                                                                                         111

ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN 2530 – 1986.                                                                                                    128

VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI VĂN HÓA                                                                                156

Đây là địa chỉ của các Chùa, Niệm Phật Đường, Tịnh Thất hiện có tại Đức:                                 163

CHƯƠNG III: ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA PHẬT TỬ VIỆT NAM TỴ NẠN NGOÀI NƯỚC ĐỨC         165

A. Tại ÂU CHÂU                                                                                                                                165

B. Tại Á CHÂU                                                                                                                                   174

C. Tại ÚC CHÂU                                                                                                                                 179

D. Tại MỸ CHÂU                                                                                                                                182

TÀI LIỆU THAM KHẢO                                                                                                                      201




pdf-iconĐời Sống Tinh Thần Của Phật Tử Việt Nam Tỵ Nạn Ở Hải Ngoại



facebook-1

youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/02/2024(Xem: 2341)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
19/12/2023(Xem: 4768)
Cách đây chừng 30 năm, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc chúng tôi có nhận được bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyou) bằng Hán Văn gồm 100 tập do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan giới thiệu để được tặng. Bộ Đại Tạng Kinh giá trị này do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội xuất bản và gửi tặng đến các nơi có duyên. Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội dưới sự chứng minh và lãnh đạo tinh thần của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Không đã làm được không biết bao nhiêu công đức truyền tải giáo lý Phật Đà qua việc xuất bản kinh điển và sách vở về Phật Giáo, với hình thức ấn tống bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hoa Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ, Việt Ngữ. Nhờ đó tôi có cơ hội để tham cứu Kinh điển rất thuận tiện.
13/12/2023(Xem: 10865)
Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
13/12/2023(Xem: 10124)
Đức Phật của Chúng Ta (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
09/06/2023(Xem: 2153)
Bộ phim Phi Thuyền Serenity (2005) với thể loại khoa học viễn tưởng đã giới thiệu một hình ảnh tên là Miranda, nơi các vấn đề của nhân loại được giải quyết thông quan khoa học công nghệ. Tham lam, giận dữ, si mê (tam độc), phiền não bởi buồn bã, lo lắng và tuyệt vọng - rõ ràng là trùng lặp với một số kiết sử cổ điển của Phật giáo (Skt., Pali: samyojana)
19/05/2023(Xem: 3456)
Tôi đã rất ấn tượng bởi một số chủ đề trùng lặp mà tôi gặp phải từ một số tác giả rất khác nhau. Cụ thể tôi đã thưởng ngoạn tác phẩm “Sapiens: Lược Sử Loài Người” (קיצור תולדות האנושות‎, Ḳitsur toldot ha-enoshut) của Tác giả, Thiền giả, Giáo sư Khoa Lịch sử tại Đại học Hebrew Jerusalem, Cư sĩ Yuval Noah Harari, một tác phẩm nói bao quát về lịch sử tiến hóa của loài người từ thời cổ xưa trong thời kỳ đồ đá cho đến thế kỷ XXI, tập trung vào loài "Người tinh khôn" (Homo sapiens). Được ghi chép lại với khuôn khổ được cung cấp bởi các ngành khoa học tự nhiên, đặc biệt là sinh học tiến hóa.
03/05/2023(Xem: 7694)
Khi Phật giáo (PG) du nhập vào Trung Hoa (TH) lần đầu tiên từ Ấn-độ và Trung Á thì những TH theo PG có khuynh hướng coi tôn giáo này là một phần hay một phái của Đạo Giáo Hoàng Lão, một hình thức Đạo Giáo bắt nguồn từ kinh sách và pháp thực hành được coi là của Hoàng Đế và Lão Tử. Những người khác chấp nhận ít hơn tôn giáo “ngoại lai” xâm nhập từ các xứ Tây Phương “man rợ” này PG là xa lạ và là một sự thách thức nguy hiểm cho trật tự xã hội và đạo đức TH, Trong mấy thế kỷ, hai thái độ này tạo thành cái nôi mà ở trong đó sự hiểu biết PG của người TH thành kính, trong khi các nhà
21/04/2023(Xem: 8768)
Thượng Tọa Thích Trí Siêu từ Pháp Quốc sẽ giảng pháp tại Úc Châu vào tháng 4 năm 2023 -- Thượng Tọa Thích Trí Siêu sinh năm 1962 tại Sài Gòn. Theo cha mẹ tỵ nạn qua Pháp năm 1975. Năm 1985 nhập chúng tu học tại Tự Viện Linh-Sơn, tỉnh Joinville-le-Pont, Paris. Năm 1987 thọ cụ túc giới với Hòa Thượng Thích Huyền-Vi. Tuy xuất thân từ Đại Thừa, nhưng Thầy đã không ngần ngại du phương tham vấn và tu học với nhiều truyền thống khác như : Nguyên Thủy, Đại Thừa, Kim Cang Thừa Tây Tạng.
20/04/2023(Xem: 9835)
Học đạo quý vô tâm Làm, nghĩ, nói không lầm Sáng trong và lặng lẽ Giản dị mới uyên thâm
12/04/2023(Xem: 3726)
Tôi muốn chia sẻ về mối quan hệ tôn giáo và xã hội hiện đại. Vì bản tính tự nhiên, mỗi cá nhân đều có sự cảm nhận về tự ngã. Từ đó, mỗi cá nhân đều trải qua các hiện tượng mà họ nhận thức được bằng cảm giác thống khổ, cảm xúc vui sướng hay yên tĩnh. Đây là sự thật, không cần phải trình bày tỉ mỉ nữa. Động vật cũng thế. Vì bản tính tự nhiên, tất cả chúng ta đều muốn đạt được an lạc hạnh phúc, không muốn thống khổ và bất hạnh. Ta khỏi cần phải chứng minh điều này. Trên cơ sở này, chúng ta đàm luận về quyền của mọi người được hưởng cuộc sống an lạc hạnh phúc, quyền vượt qua mọi thống khổ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567