Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

38. Y phục tùy niệm (Đại nguyện thứ 38 của Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)

13/06/202004:36(Xem: 16410)
38. Y phục tùy niệm (Đại nguyện thứ 38 của Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)





Nam Mô A Di Đà Phật

 

Kính bạch Sư Phụ,

 

Nhờ bài giảng hôm qua của Sư Phụ về đại nguyện thứ 38 của Đức Phật A Di Đà “Y phục tùy niệm”,  giúp con được hiểu rõ về sắc y do từ thời Đức Phật còn tại thế.

 

Đức Phật nhân dịp nghe lời đề nghị của Vua Tần Ba Sa La ban hành 1 chiếc y khác với các tu sĩ Ba La Môn giáo, nên trong một lần đi khất thực về, ngài đứng trên đồi cao nhìn xuống cánh đồng từng thửa ruộng , Đức Thế Tôn đã nghĩ ra hình dáng của tấm y cho tăng đoàn và giao cho thị giả của mình, Tôn giả A Nan phụ trách thiết kế tấm y có hình thửa ruộng , và đồng thời với ý nghĩa là ruộng Phước điền cho người cúng dường gieo Phước.

 

Ngài A Nan đã tự tay thiết kế và may thành chiếc y theo như lời Đức Từ Phụ dạy và được hoàn thành rất đẹp, được lưu truyền đến hơn 25 thế kỷ sau.

 

Sư phụ tán dương công đức Ngài A Nan được xem là “sơ tổ của ngành may y áo, ngài là first fashion designer”.

 

Chiếc Y không làm nên Thầy Tu, nhưng Thầy Tu không thể thiếu chiếc Y, bởi vì theo lời dạy của Tổ Quy Sơn rằng “Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục, thiệu long thánh chủng, chấn nhiếp ma quân, dụng báo tứ ân, bạt tế tam hữu. ”, có nghĩa “ Người xuất gia là cất bước thì muốn vượt tới phương trời cao rộng, tâm tính và hình dung khác hẳn thế tục, tiếp nối một cách rạng rỡ dòng giống của Phật, làm cho quân đội của ma phải rúng động khuất phục, với mục đích báo đáp bốn ân, cứu vớt ba cõi…”. Quá hay.

 

Chiếc Y là Giới thân Huệ mạng của người tu sĩ PG. Người phật tử đứng trước vị Thầy với y áo nghiêm trang thanh tịnh , tự nhiên phát tâm cung kính , chấp tay đảnh lễ.

 

Kính bạch Sư Phụ, từ thời Đức Phật , sự dinh dưỡng đơn giản và chỉ một bữa ăn mỗi ngày , thời tiết nóng , và nhờ tâm thanh tịnh nên không cần nhiều thức ăn.

 

Ngày nay thì tuỳ nơi trú xứ  và có ý thức về sự dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ nên tự lo được.

 

Con nhớ  Cố Hoà Thượng Minh Tâm (khai sơn Chùa Khánh Anh, Paris, Pháp Quốc) từ nhiều năm tháng sau năm 75, Ngài sống rất đơn sơ cơ cực , thường chỉ ăn mì gói có bột ngọt , với thời gian , Ngài bị bệnh đau bao tử rất nặng.

 

Bạch Sư Phụ, con cảm ơn Sp đã giải thích về biểu trưng màu sắc áo tràng lam là hòa hợp, là vô thường, là từ bi…. Màu vàng của quý ngài là biểu tỏ cho trí tuệ giải thoát, quá hay và tuyệt vời.

 

Còn về dinh dưỡng, giúp con chọn lựa thức ăn trong chánh niệm để có lợi cho thân tâm và tâm qua 4 loại thức ăn:

1/ đoàn thực

2/ xúc thực

3/tư niệm thực

4/thức thực

 

Quá tuyệt vời, con xin cảm ơn Sư Phụ đã cho chúng con thức ăn tâm linh mỗi ngày trong mùa dịch Corona này.

 

Cung kính,

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm

(Montreal, Canada)


TT Thích Nguyên Tạng, Đại Nguyện Thứ 38, Y Thực Tùy Niệm

Tại cõi Cực Lạc .....
“ TƯỞNG THỰC THÌ THỰC LAI - TƯỞNG Y THÌ Y CHÍ “


Đại nguyện  thứ 38 : Y THỰC TUỲ NIỆM 
Hàng  thiên nhơn nước tôi muốn được y phục liền tùy nguyện hiện đến, y phục đẹp đúng pháp như Phật khen ngợi tự nhiên mặc trên thân, không cần phải may cắt nhuộm giặt. 


Kính dâng Thầy bài thơ về đại nguyện thứ 38 . Kính bạch Thầy, bài pháp thoại quá nhiều điều hay mà bài thơ nội dung không thể trình lại đủ, thật quá tiếc ! Kính đa tạ và tri ân Thầy, HH



Thời Đức Thế Tôn Vua Tần Bà Sa La đề nghị, 
Chọn màu y áo khác với  Bà La Môn 
Thế nên màu hoại sắc xám, nâu, đà, vàng 
Tượng trưng cho trang nghiêm,  thanh tịnh, tuệ trí ! 


Nhìn mẫu  ruộng đơn giản,  vắn tắt Phật gợi ý! 
Ngài A Nan "óc thẩm mỹ" thiết kế thông minh
Dùng đường viền cách khéo léo tài tình 
Tạo ngũ điều y, thất điều y, Tăng già Lê hay Bá nạp ! 


Đa tạ Giảng Sư giảng giải tận tình khi nào thích hạp 
- An Đà Hội Y ( ngũ điều y ) 
cho mới thọ giới Tỳ kheo , mặc bên trong.
- Uất đa la Tăng ( thất điều y)
 mặc giữa khi giảng pháp tụng niệm  người đông.
- Tăng Già Lê y ( Đại Y ) 
11, 21, 25 , 100 điều....mặc ngoài ....Ruộng Phước ! 


Đại nguyện 38 là phần thưởng... bao người ao ước 
Vì TƯỞNG Y THÌ Y CHÍ ...lại mang đủ bốn tư lương ****
" Tưởng thực thì thực  lai "mang đúng yếu nghĩa tương đưong 
Của 1/đoàn thực2/ xúc thực3/tư niệm thực4/thức thực! 


Câu kệ mà tu sĩ khi mặc y cần y thức !
Nếu ngũ  điều y phải tụng như sau : 
Lành thay áo giải thoát
Áo ruộng Phước tối thượng 
Nay con xin  tiếp mặc 
Đời đời không rời bỏ 
Án tất dà da, soá ha
Nếu mặc Thất điều y xin đọc kệ : 
Lành thay áo giải thoát 
Áo ruộng Phước tối thượng 
Nay con kính tiếp nhận 
Đời đời thường khoác mặc 
Án độ ba, độ ba, soá ha
Nếu mặc Tăng già Lê Y xin nhớ đọc : 
Lành thay áo giải thoát
Áo ruộng Phước tối thượng 
Phụng trì Như Lai mạng 
Rộng độ khắp quần sanh 
Án ma ha ca bà, soá ha 
Được vô lượng giác, khi nghe pháp thoại nhiều 
Rõ biết hiện tiền và luôn trong chánh niệm !
 Đại nguyện thứ ba tám hiểu rằng tuyệt diệu ! 


Nam Mô Đại Từ Đai Bi A Di Đà Phật,


Huệ Hương 
*** 4 tư lương là : 1- Phước Đức lương 2- Trí Đức lươngw 3- Tiên thế lưong 4- Hiện pháp lạc trú lương 




Kính mời bấm vào đây để nghe bài giảng:
Thich Nguyen Tanghttps://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/01/2017(Xem: 8961)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thường cũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
07/01/2017(Xem: 9680)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thường cũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
27/12/2016(Xem: 12711)
Lịch sử là bài học kinh nghiệm luôn luôn có giá trị đối với mọi tư duy, nhận thức và hành hoạt trong đời sống của con người. Không có lịch sử con người sẽ không bao giờ lớn khôn, vì sao? Vì không có lịch sử thì không có sự trải nghiệm. Không có sự trải nghiệm thì không có kinh nghiệm để lớn khôn.
25/12/2016(Xem: 5262)
Theo các nhà nghiên cứu Phật học thì Đức Phật Thích ca đã dùng tiếng Magadhi để thuyết Pháp. Tiếng Magadhi là ngôn ngữ thuộc xứ Magadha ở vùng trung lưu sông Ganges (Hằng hà). Rất nhiều sắc lệnh của Đại đế Asoka được khắc trên các tảng đá lớn và các cây cột lớn được tìm thấy có thể cho chúng ta biết một phần nào về ngôn ngữ mà Đức Phật đã nói như thế nào.
22/12/2016(Xem: 24343)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/12/2016(Xem: 13205)
Đức Phật xuất hiện ở đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp, độ sinh, ngài đã để lại cho chúng ta vô số pháp môn tu tập tùy theo căn cơ của mỗi người nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau, mang lại hạnh phúc an vui, giải thoát, niết bàn. Chỉ xét riêng thánh quả Dự Lưu (Tu Đà Hườn), trong kinh điển Nikaya (Pali) Thế Tôn và ngài Xá Lợi Phất chỉ ra hơn năm cách[i] khác nhau tùy theo hoàn cảnh và sở trường của hành giả xuất gia cũng như tại gia để chứng đắc thánh quả đầu tiên này trong bốn thánh quả. Trong những cách này, cách dễ nhất, căn bản nhất, phổ quát nhất và hợp với đại đa số chúng đệ tử nhất
16/07/2016(Xem: 10077)
Nếu trang phục truyền thống của một dân tộc hay quốc gia biểu đạt bản sắc văn hóa về y phục của dân tộc hay quốc gia đó, thì pháp phục Phật giáo thể hiện bản sắc đặc thù, khác hẳn với và vượt lên trên các quốc phục và thường phục của người đời, dù ở phạm vi dân tộc hay quốc gia. Lễ phục tôn giáo nói chung và pháp phục Phật giáo nói riêng thể hiện tình trạng tôn giáo và xã hội (social and religious status), được sử dụng trong hai hình thức, mặc trong sinh hoạt thường nhật và mặc trong các nghi lễ tôn giáo, nói chung các dịp đặc biệt.
24/04/2016(Xem: 31430)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
04/03/2016(Xem: 15003)
Trong thời gian làm việc tại Thư viện Thành hội Phật giáo đặt tại chùa Vĩnh Nghiêm, quận 3, tôi gặp được cuốn Tôn Giáo Học So Sánh của Pháp sư Thánh Nghiêm biên soạn. Do muốn tìm hiểu về các tôn giáo trên thế giới đã lâu mà vẫn chưa tìm ra tài liệu, nay gặp được cuốn sách này tôi rất toại ý.
04/03/2016(Xem: 11500)
Đọc sách là niềm vui của tôi từ thời còn đi học cho đến nay, chưa bao giờ ngơi nghỉ. Nếu sách hay, tôi chỉ cần đọc trong một hay hai ngày là xong một quyển sách 500 đến 600 trang. Nếu sách khó, cần phải nhiều thời gian hơn thì mỗi lần tôi đọc một ít. Còn thế nào là sách dở? xin trả lời ngắn gọn là: Sách ấy không hợp với năng khiếu của mình. Dĩ nhiên khi một người viết sách, họ phải đem cái hay nhất, cái đặc biệt nhất của mình để giới thiệu đến các độc giả khắp nơi, cho nên không thể nói là dở được. Cuối cùng thì dở hay hay tùy theo đối tượng cho cả người viết lẫn người đọc, là tác giả muốn gì và độc giả muốn học hỏi được gì nơi tác phẩm ấy. Tôi đọc Đại Tạng Kinh có ngày đến 200 trang nhưng vẫn không thấy chán, mặc dầu chỉ có chữ và chữ, chứ không có một hình ảnh nào phụ họa đi kèm theo cả. Nhiều khi nhìn thấy trời tối mà lo cho những trang Kinh còn lỡ dở chưa đọc xong, phải vội gấp Kinh lại, đúng là một điều đáng tiếc. Vì biết đâu ngày mai đọc tiếp sẽ không còn những đoạn văn hay tiếp
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567