Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 04: Giáo dục và Hòa bình Thế giới

13/09/201113:40(Xem: 3091)
Chương 04: Giáo dục và Hòa bình Thế giới

J. KRISHNAMURTI
GIÁO DỤC VÀ Ý NGHĨA CỦA SỐNG
Education and the Significance of Life
Lời dịch: Ông Không
– Tháng 8-2011

CHƯƠNG IV

GIÁO DỤC VÀ HÒA BÌNH THẾ GIỚI

M

uốn khám phá giáo dục có thể đảm trách vai trò gì trong sự khủng hoảng hiện nay của thế giới, chúng ta phải hiểu rõ làm thế nào sự khủng hoảng đó đã xảy ra. Chắc chắn nó là kết quả của những giá trị sai lầm trong sự liên hệ của chúng ta với con người, với tài sản và với những ý tưởng. Nếu sự liên hệ của chúng ta với những người khác được đặt nền tảng trên sự phóng đại của chính chúng ta, và sự liên hệ của chúng ta với tài sản là tham lợi, chắc chắn cấu trúc của xã hội là ganh đua và tự cô lập. Nếu trong sự liên hệ của chúng ta với những ý tưởng, chúng ta bênh vực một học thuyết đối nghịch với một học thuyết khác, ý muốn xấu xa và không tin cậy lẫn nhau là những kết quả không tránh khỏi.

Một nguyên nhân khác của sự hỗn loạn hiện nay là sự phụ thuộc vào uy quyền, vào những người lãnh đạo, dù trong sống hàng ngày, trong trường học nhỏ bé hay trong trường đại học rộng lớn. Những người lãnh đạo và uy quyền của họ là những nhân tố thoái hóa trong bất kỳ tôn giáo nào. Khi chúng ta theo sau một người khác, không có sự hiểu rõ nhưng chỉ có sự sợ hãi và tuân phục, cuối cùng dẫn đến sự tàn nhẫn của chính thể độc tài và những tín điều của tôn giáo có tổ chức.

Phụ thuộc vào những chính phủ, hướng về những tổ chức và những uy quyền cho hòa bình đó mà phải bắt đầu bằng sự hiểu rõ về chính chúng ta, là tạo ra xung đột nhiều thêm và vẫn còn nghiêm trọng hơn nữa; và không thể có hạnh phúc vĩnh cửu chừng nào chúng ta còn chấp nhận một trật tự xã hội trong đó có đấu tranh và đối lập vô tận giữa con người và con người. Nếu chúng ta muốn thay đổi những điều kiện đang tồn tại, trước hết chúng ta phải tự thay đổi chính chúng ta, mà có nghĩa chúng ta phải nhận biết được những hành động, những suy nghĩ và những cảm thấy trong sống hàng ngày của chúng ta.

Nhưng chúng ta thực sự không muốn hòa bình, chúng ta không muốn kết thúc sự trục lợi. Chúng ta sẽ không cho phép sự tham lam của chúng ta bị can thiệp, hay những nền tảng của cấu trúc xã hội hiện nay bị thay đổi; chúng ta muốn những sự việc tiếp tục như chúng là với chỉ những bổ sung trên bề mặt, và thế là chắc chắn những người quyền hành, những người ranh mãnh cai trị những sống của chúng ta.

Hòa bình không thành tựu qua bất kỳ học thuyết nào, nó không phụ thuộc vào lập pháp; nó hiện diện chỉ khi nào chúng ta, như những cá thể, bắt đầu hiểu rõ qui trình tâm lý riêng của chúng ta. Nếu chúng ta lẩn tránh trách nhiệm của hành động một cách cá thể và chờ đợi hệ thống mới nào đó để thiết lập hòa bình, chúng ta sẽ chỉ trở thành những nô lệ của hệ thống đó.

Khi những chính phủ, những người độc tài, những công ty lớn và những giáo sĩ quyền hành bắt đầu thấy rằng sự đối nghịch gia tăng này giữa con người chỉ dẫn đến sự phá hoại bừa bãi và vì vậy không còn gây lợi lộc nữa, họ có lẽ ép buộc chúng ta, qua lập pháp và những phương tiện khác của sự ép buộc, để kiềm chế những khao khát và những tham vọng cá nhân của chúng ta và để đồng hợp tác cho hạnh phúc của nhân loại. Giống như lúc này chúng ta được giáo dục và được khuyến khích để ganh đua và tàn nhẫn, vì vậy lúc đó chúng ta sẽ bị thúc ép để tôn trọng lẫn nhau và để làm việc cho thế giới như một tổng thể.

Và mặc dù tất cả chúng ta có lẽ được ăn mặc đầy đủ và có nơi trú ngụ ấm cúng, chúng ta sẽ không được tự do khỏi những xung đột và những đối nghịch của chúng ta, mà sẽ chỉ chuyển hướng đến một mức độ khác, nơi chúng sẽ vẫn còn quỉ quyệt và tàn ác hơn. Hành động chân thật và đạo đức duy nhất là tự nguyện, và sự hiểu rõ, một mình nó, có thể sáng tạo hòa bình và hạnh phúc cho con người.

Những niềm tin, những học thuyết và những tôn giáo có tổ chức đang xếp đặt chúng ta chống đối những người hàng xóm của chúng ta; có xung đột, không chỉ giữa những xã hội khác nhau, nhưng còn cả nơi những nhóm người trong cùng xã hội. Chúng ta phải nhận ra rằng chừng nào chúng ta còn đồng hóa chính chúng ta cùng một quốc gia, chừng nào chúng ta còn bám vào sự an toàn, chừng nào chúng ta còn bị quy định bởi những giáo điều, sẽ còn có đấu tranh và đau khổ cả trong chính chúng ta và trong thế giới.

Vậy thì, có toàn nghi vấn của ái quốc. Khi nào chúng ta cảm thấy thương yêu tổ quốc? Chắc chắn nó không là một cảm xúc hàng ngày. Nhưng chúng ta được kiên trì khuyến khích để thương yêu tổ quốc qua những quyển sách giáo khoa, qua báo chí và những phương tiện tuyên truyền khác, mà khích động cái tôi chủng tộc bằng cách ca tụng những anh hùng quốc gia và bảo cho chúng ta rằng quốc gia và cách sống riêng của chúng ta là tốt đẹp hơn những quốc gia khác. Tinh thần ái quốc này nuôi dưỡng sự kiêu ngạo của chúng ta từ niên thiếu đến tuổi già.

Sự khẳng định được lặp lại liên tục rằng chúng ta phụ thuộc vào một nhóm tôn giáo hay chính trị nào đó, rằng chúng ta thuộc quốc gia này hay quốc gia kia, nịnh nọt những cái tôi nhỏ xíu của chúng ta, thổi phồng chúng ra giống như những cánh buồm, cho đến khi chúng ta sẵn sàng giết chết hay bị giết chết vì quốc gia, chủng tộc hay học thuyết của chúng ta. Tất cả đều quá dốt nát và không tự nhiên. Chắc chắn, những con người còn quan trọng hơn những biên giới của quốc gia và học thuyết.

Tinh thần tách rời của chủ nghĩa quốc gia đang lan tràn giống như lửa khắp thế giới. Ái quốc được nuôi dưỡng và trục lợi đầy khôn ngoan bởi những người đang tìm kiếm sự bành trướng thêm nữa, những quyền hành to tát hơn, sự giàu có nhiều thêm; và mỗi người chúng ta tham gia vào qui trình này, bởi vì chúng ta cũng ham muốn những việc này. Chinh phục những đất đai khác và những con người khác cung cấp những thị trường mới cho hàng hóa cũng như cho những học thuyết tôn giáo và chính trị.

Người ta phải quan sát tất cả những diễn tả này của bạo lực và đối nghịch bằng một cái trí không thành kiến, đó là, bằng một cái trí không đồng hóa chính nó cùng bất kỳ quốc gia, chủng tộc hay học thuyết nào, nhưng cố gắng tìm ra điều gì là sự thật. Có sự hân hoan vô cùng khi thấy một vấn đề rõ ràng mà không đang bị ảnh hưởng bởi những nhận thức và những hướng dẫn của những người khác, dù họ là chính phủ, những người chuyên môn hay những người rất có học thức. Một lần chúng ta thực sự nhận ra rằng tinh thần ái quốc là một cản trở đối với hạnh phúc của con người, chúng ta không phải đấu tranh chống lại cảm xúc giả tạo này trong chính chúng ta, nó đã vĩnh viễn biến mất khỏi chúng ta.

Chủ nghĩa quốc gia, tinh thần ái quốc, ý thức giai cấp và chủng tộc, luôn luôn của cái tôi, và thế là gây tách rời. Rốt cuộc, một quốc gia là gì ngoại trừ một nhóm của những cá thể đang sống cùng nhau vì những lý do tự phòng vệ và kinh tế? Từ sự sợ hãi và tự phòng vệ tham lợi sinh ra ý tưởng của ‘quốc gia của tôi’, cùng những biên giới và hàng rào thuế quan của nó, đang khiến cho tình huynh đệ và sự thống nhất của con người không thể xảy ra được.

Sự ham muốn để kiếm được và giữ được, sự khao khát để được đồng hóa cùng cái gì đó to tát hơn chúng ta, tạo ra tinh thần của chủ nghĩa quốc gia; và chủ nghĩa quốc gia nuôi dưỡng chiến tranh. Trong mọi quốc gia, chính phủ, được khuyến khích bởi tôn giáo có tổ chức, đang ủng hộ chủ nghĩa quốc gia và tinh thần tách rời. Chủ nghĩa quốc gia là một căn bệnh và nó không bao giờ có thể tạo ra sự thống nhất của nhân loại. Chúng ta không thể có được sức khỏe nhờ vào bệnh tật, trước hết chúng ta phải giải thoát chúng ta khỏi bệnh tật.

Do bởi chúng ta là những người ái quốc, sẵn sàng bảo vệ những Chính thể cai trị của chúng ta, những niềm tin và những tham lợi của chúng ta, nên chúng ta mới phải liên tục trang bị vũ khí. Đối với chúng ta, tài sản và những ý tưởng đã trở thành quan trọng hơn sống của con người, thế là có bạo lực và đối nghịch liên tục giữa chúng ta và những người khác. Bằng cách duy trì chủ quyền của quốc gia chúng ta, chúng ta đang hủy diệt con cái của chúng ta; bằng cách tôn sùng Chính thể, mà không là gì cả ngoại trừ một chiếu rọi của chính chúng ta, chúng ta đang hy sinh con cái của chúng ta cho sự thỏa mãn riêng của chúng ta. Chủ nghĩa quốc gia và những chính phủ cầm quyền là những nguyên nhân và những dụng cụ của chiến tranh.

Những học viện xã hội hiện nay của chúng ta không thể phát triển thành một hợp nhất thế giới, bởi vì chính những nền tảng của nó là tách rời. Những nghị viện và những hệ thống giáo dục mà bảo vệ chủ quyền quốc gia và nhấn mạnh vào sự quan trọng của nhóm người sẽ không bao giờ kết thúc chiến tranh. Mỗi nhóm tách rời của con người, cùng những người cai trị của nó và những người bị cai trị của nó, là một nguồn của chiến tranh. Chừng nào tại cơ bản chúng ta còn không thay đổi sự liên hệ hiện nay giữa con người và con người, chắc chắn công nghiệp sẽ dẫn đến sự hỗn loạn và trở thành một dụng cụ của hủy diệt và đau khổ; chừng nào còn có bạo lực và chuyên chế, dối gạt và tuyên truyền, tình huynh đệ của con người không thể được thực hiện.

Chỉ giáo dục con người để là những kỹ sư xuất sắc, những người khoa học sáng chói, những người điều hành hiệu quả, những công nhân khéo léo, sẽ không bao giờ hợp nhất những người đàn áp và những người bị đàn áp lại cùng nhau; và chúng ta có thể thấy rằng hệ thống giáo dục hiện nay của chúng ta, mà duy trì nhiều nguyên nhân nuôi dưỡng đối nghịch và hận thù giữa những con người, đã không ngăn cản sự giết người tập thể nhân danh quốc gia của người ta hay nhân danh Thượng đế.

Những tôn giáo có tổ chức, cùng uy quyền tinh thần và thế tục của chúng, cũng không thể mang lại hòa bình cho con người, bởi vì chúng cũng là kết quả của sự dốt nát và sợ hãi của chúng ta, của sự ích kỷ và giả tạo của chúng ta.

Bởi vì khao khát sự an toàn ở đây hay trong đời sau, chúng ta tạo ra những học viện và những học thuyết mà bảo đảm sự an toàn đó; nhưng chúng ta càng đấu tranh cho sự an toàn nhiều bao nhiêu, chúng ta càng sẽ nhận được ít ỏi về chúng bấy nhiêu. Sự khao khát an toàn chỉ nuôi dưỡng phân chia và gia tăng đối nghịch. Nếu chúng ta cảm thấy sâu thẳm và hiểu rõ sự thật của điều này, không chỉ bằng từ ngữ hay trí năng, nhưng bằng toàn thân tâm của chúng ta, vậy thì chúng ta sẽ bắt đầu thay đổi một cách cơ bản sự liên hệ của chúng ta với những người bạn của chúng ta trong thế giới tức khắc quanh chúng ta; và chỉ lúc đó mới có một khả năng của thành tựu sự thống nhất và tình huynh đệ.

Hầu hết chúng ta đều bị nuốt trọn bởi tất cả mọi loại sợ hãi, và đều quan tâm đến sự an toàn riêng của chúng ta. Chúng ta hy vọng rằng, bởi điều kỳ diệu nào đó, những chiến tranh sẽ kết thúc, luôn luôn buộc tội những nhóm quốc gia khác là những nhóm khích động chiến tranh, khi luân phiên họ chỉ trích chúng ta về thảm họa đó. Mặc dù chiến tranh chắc chắn gây thiệt hại cho xã hội, chúng ta chuẩn bị cho chiến tranh và phát triển tinh thần quân đội trong những người trẻ.

Nhưng liệu sự đào tạo quân đội có bất kỳ vị trí nào trong giáo dục? Tất cả nó phụ thuộc chúng ta muốn con cái của chúng ta là loại người nào. Nếu chúng ta muốn chúng là những kẻ giết người hiệu quả, vậy thì sự đào tạo quân đội là cần thiết. Nếu chúng ta muốn kỷ luật chúng và định hình những cái trí của chúng, nếu mục đích của chúng ta là khiến cho chúng thành những người ái quốc và thế là vô trách nhiệm với xã hội như một tổng thể, vậy thì sự đào tạo quân đội là một cách hay ho để thực hiện nó. Nếu chúng ta thích chết chóc và hủy diệt, chắc chắn sự đào tạo quân đội là cần thiết. Chính chức năng của những vị tướng là phải lên kế hoạch và tiếp tục chiến tranh; và nếu ý định của chúng ta là có sự đấu tranh liên tục giữa chúng ta và những người láng giềng của chúng ta, vậy thì tất nhiên chắc chắn chúng ta hãy cho phép có thêm nhiều vị tướng.

Nếu chúng ta đang sống chỉ để có sự đấu tranh liên tục trong chúng ta và với những người khác, nếu sự ham muốn của chúng ta là tiếp tục đổ máu và đau khổ, vậy thì phải có nhiều lính tráng hơn, nhiều người chính trị hơn, nhiều kẻ thù hơn – mà thực sự là việc gì đang xảy ra. Văn minh hiện đại được đặt nền tảng trên bạo lực, và vì vậy đang chuốc lấy chết chóc. Chừng nào chúng ta còn tôn sùng uy quyền, bạo lực sẽ là phương cách sống của chúng ta. Nhưng nếu chúng ta muốn hòa bình, nếu chúng ta muốn sự liên hệ đúng đắn giữa những con người, dù là người Thiên chúa giáo hay người Ấn giáo, người Nga hay người Mỹ, nếu chúng ta muốn con cái của chúng ta là những con người tổng thể, vậy thì sự đào tạo quân đội là một cản trở tuyệt đối, đó là phương cách sai lầm khi tiến hành nó.

Một trong những nguyên nhân chính của hận thù và đấu tranh là niềm tin rằng một giai cấp hay chủng tộc đặc biệt là cao cấp hơn một giai cấp hay chủng tộc khác. Đứa trẻ không có ý thức giai cấp cũng như chủng tộc; do bởi môi trường sống ở nhà hay ở trường, hay cả hai, mới khiến cho em cảm thấy tách rời. Trong chính đứa trẻ, em không lưu tâm liệu người bạn chơi đùa của em là một người da đen hay một người Do thái, một người Ba la môn hay không Ba la môn; nhưng sự ảnh hưởng của toàn cấu trúc xã hội liên tục đang khắc sâu vào cái trí của em, đang ảnh hưởng và đang định hình nó.

Ở đây lại nữa, vấn đề không phải với đứa trẻ nhưng với những người lớn tuổi, mà đã tạo ra một môi trường sống vô nghĩa của chủ nghĩa tách rời và những giá trị giả tạo.

Liệu có nền tảng thực sự nào để chỉ rõ sự khác biệt giữa những con người? Những thân thể của chúng ta có lẽ khác biệt trong cấu trúc và màu sắc, những khuôn mặt của chúng ta có lẽ không giống nhau, nhưng phía bên trong làn da chúng ta đều giống hệt nhau: kiêu ngạo, tham vọng, ganh tị, bạo lực, tình dục, tìm kiếm quyền hành và vân vân. Lột bỏ cái nhãn hiệu và chúng ta rất trơ trụi; nhưng chúng ta không muốn đối diện sự trơ trụi của chúng ta, và thế là chúng ta cố chấp vào cái nhãn hiệu – mà thể hiện rằng chúng ta không chín chắn biết chừng nào, chúng ta thực sự ấu trĩ ra sao.

Muốn khiến cho đứa trẻ lớn lên được tự do khỏi thành kiến, trước hết người ta phải phá vỡ tất cả những thành kiến bên trong chính người ta, và kế tiếp trong môi trường sống của chúng ta – mà có nghĩa phá vỡ cấu trúc của xã hội vô nghĩa này mà chúng ta đã tạo ra. Ở nhà, chúng ta có lẽ dạy bảo đứa trẻ của chúng ta rằng, rất vô lý khi ý thức về giai cấp và chủng tộc của người ta, và em ấy có thể sẽ đồng ý với chúng ta; nhưng khi em ấy đi đến trường và chơi đùa cùng những đứa trẻ khác, em ấy bị vấy bẩn bởi tinh thần phân chia. Hoặc nó có lẽ là cách ngược lại: ở nhà có lẽ là truyền thống, chật hẹp, và sự ảnh hưởng của trường học có lẽ phóng khoáng hơn. Trong cả hai trường hợp đều có một đấu tranh liên tục giữa tổ ấm và trường học, và đứa trẻ bị kẹt cứng giữa hai nơi.

Muốn nuôi nấng đứa trẻ một cách thông minh, muốn giúp đỡ em ấy nhận biết để cho em ấy thấy những thành kiến xuẩn ngốc này, chúng ta phải liên hệ mật thiết cùng em. Chúng ta phải nói chuyện về những sự việc và cho phép em lắng nghe nói chuyện thông minh này; chúng ta phải khuyến khích tinh thần của tìm hiểu và bất mãn mà sẵn có trong em, nhờ vậy giúp đỡ em khám phá cho chính em điều gì là thực sự và điều gì là giả dối.

Chính là sự thâm nhập liên tục, sự bất mãn thực sự, mới mang lại sự thông minh sáng tạo; nhưng để duy trì sự thâm nhập và sự bất mãn luôn luôn thức giấc là điều gian nan vô cùng, và hầu hết mọi người đều không muốn con cái của họ có loại thông minh này, bởi vì quả là rất khó chịu khi sống cùng một người luôn luôn nghi ngờ những giá trị đã được chấp nhận.

Tất cả chúng ta đều bất mãn khi chúng ta còn trẻ, nhưng bất hạnh thay chẳng mấy chốc sự bất mãn của chúng ta tan dần đi, bị bóp nghẹt bởi những khuynh hướng bắt chước của chúng ta và sự tôn sùng uy quyền của chúng ta. Khi chúng ta lớn lên, chúng ta bắt đầu cố định, thỏa mãn và sợ hãi. Chúng ta trở thành những người điều hành, những giáo sĩ, những thư ký ngân hàng, những giám đốc nhà máy, những kỹ thuật viên, và dần dần cố định. Bởi vì chúng ta ham muốn duy trì những vị trí của chúng ta, chúng ta ủng hộ xã hội thoái hóa mà đã xếp đặt chúng ta ở đó và đã cho chúng ta tiêu chuẩn nào đó của sự an toàn.

Sự kiểm soát giáo dục của chính phủ là một tai họa. Không có hy vọng của hòa bình và trật tự trong thế giới chừng nào giáo dục còn là nô bộc của Chính thể hay của tôn giáo có tổ chức. Tuy nhiên càng ngày càng nhiều chính phủ đang đảm đương trẻ em và tương lai của chúng; và nếu nó không là chính phủ, vậy thì nó là những tổ chức tôn giáo mà tìm kiếm để kiểm soát sự giáo dục.

Tình trạng bị quy định này của cái trí đứa trẻ để phù hợp vào một học thuyết, dù là chính trị hay tôn giáo, nuôi dưỡng sự thù địch giữa con người và con người. Trong một xã hội ganh đua, chúng ta không thể có tình huynh đệ, và không sự đổi mới nào, không độc tài nào, không phương pháp giáo dục nào có thể tạo ra nó.

Chừng nào bạn vẫn còn là người New Zealand và tôi là một người Ấn độ, quả là vô lý khi nói về sự thống nhất của con người. Làm thế nào chúng ta có thể hòa hợp cùng nhau như những con người nếu bạn trong quốc gia của bạn, và tôi trong quốc gia của tôi, còn duy trì những thành kiến tôn giáo và những hệ thống kinh tế riêng biệt của chúng ta? Làm thế nào có thể có tình huynh đệ chừng nào chủ nghĩa ái quốc còn đang tách rời con người và con người, và hàng triệu người còn bị giới hạn bởi những điều kiện kinh tế giới hạn trong khi những người khác lại sung túc? Làm thế nào có thể có sự thống nhất của con người khi những niềm tin còn phân chia chúng ta, khi có sự thống trị của một nhóm người bởi một nhóm người khác, khi những người giàu có đầy quyền hành và những người nghèo khổ đang tìm kiếm cùng quyền hành đó, khi có sự phân phối sai lầm của đất đai, khi những người nào đó được nuôi ăn dư thừa và vô số người lại đang thiếu thốn?

Một trong những khó khăn của chúng ta là chúng ta thực sự không khẩn thiết về những vấn đề này, bởi vì chúng ta không muốn bị xáo trộn nhiều. Chúng ta ưa thích thay đổi những sự việc chỉ trong một cách gây lợi lộc cho chính chúng ta, và thế là chúng ta không quan tâm đến sự trống rỗng và độc ác riêng của chúng ta.

Liệu có khi nào chúng ta có thể đạt được hòa bình qua bạo lực? Liệu hòa bình sẽ đạt được dần dần, qua một qui trình từ từ của thời gian? Chắc chắn, tình yêu không là một vấn đề của sự đào tạo hay của thời gian. Hai cuộc chiến tranh vừa qua được chiến đấu vì dân chủ, tôi tin tưởng như thế; và lúc này, chúng ta đang chuẩn bị cho một chiến tranh còn to lớn hơn và hủy diệt hơn, và con người ít được tự do hơn. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta xóa sạch những cản trở rõ ràng như thế đối với sự hiểu rõ như uy quyền, niềm tin, chủ nghĩa quốc gia và toàn tinh thần của thứ bậc? Chúng ta sẽ là những con người không có uy quyền, những con người hiệp thông lẫn nhau – và vậy thì, có lẽ, sẽ có tình yêu và từ bi.

Điều gì cần thiết trong giáo dục, như trong mọi lãnh vực khác, là phải có những con người hiểu rõ và thương yêu, mà những quả tim của họ không chất đầy những cụm từ sáo rỗng, cùng những vấn đề của cái trí.

Nếu sống được giành cho sống hạnh phúc, cùng tế nhị, cùng ân cần, cùng tình yêu, vậy thì hiểu rõ về chính chúng ta là điều rất quan trọng; và nếu chúng ta ao ước sáng tạo một xã hội khai sáng thực sự, chúng ta phải có những người giáo dục mà hiểu rõ những phương cách của sự hợp nhất và thế là có thể chuyển tải sự hiểu rõ đó sang đứa trẻ.

Những người giáo dục như thế sẽ là một hiểm họa cho cấu trúc xã hội hiện nay. Nhưng chúng ta thực sự không muốn sáng tạo một xã hội khai sáng; và bất kỳ người giáo dục nào mà, bởi vì nhận biết được những hàm ý đầy đủ của hòa bình, bắt đầu vạch ra ý nghĩa thực sự của chủ nghĩa quốc gia và sự ngu xuẩn của chiến tranh, chẳng mấy chốc sẽ mất luôn chức vụ của họ. Vì biết rõ điều này, hầu hết những giáo viên đều đồng lõa, và thế là giúp đỡ duy trì hệ thống hiện nay của sự trục lợi và bạo lực.

Chắc chắn, muốn khám phá sự thật, phải có sự tự do khỏi đấu tranh, cả trong chúng ta và người láng giềng của chúng ta. Khi chúng ta không xung đột bên trong, chúng ta không xung đột bên ngoài. Do bởi sự đấu tranh bên trong mà, được chiếu rọi ra bên ngoài, trở thành xung đột của thế giới.

Chiến tranh là sự chiếu rọi đổ máu và qui mô của sống hàng ngày của chúng ta. Chúng ta tiếp tục chiến tranh từ những sống hàng ngày của chúng ta; và nếu không có một thay đổi trong chính chúng ta, chắc chắn phải có những hận thù thuộc chủng tộc và quốc gia, những cãi cọ ngô nghê về những học thuyết, gấp bội những lính tráng, chào mừng những lá cờ, và tất cả những tàn bạo mà sẽ tiến tới để tạo ra những giết chóc có tổ chức.

Sự giáo dục khắp thế giới đã thất bại, nó đã sản sinh sự hủy diệt và đau khổ chất chồng. Những chính phủ đang đào tạo những người trẻ để trở thành những lính tráng và những chuyên viên kỹ thuật hiệu quả mà họ cần; tổ chức thành đội ngũ và thành kiến đang được vun đắp và ép buộc. Bởi vì đang suy nghĩ về những sự kiện này, chúng ta phải thâm nhập ý nghĩa của sự tồn tại và sự quan trọng và mục đích của những sống của chúng ta. Chúng ta phải khám phá những phương cách từ bi của sáng tạo một môi trường sống mới mẻ; bởi vì môi trường sống có thể khiến cho đứa trẻ thành một người tàn ác, một người chuyên môn vô cảm, hay giúp đỡ em trở thành một người thông minh, nhạy cảm. Chúng ta phải sáng tạo một chính phủ thế giới mà khác hẳn tại cơ bản, mà không bị đặt nền tảng trên chủ nghĩa quốc gia, trên những học thuyết, trên vũ lực.

Tất cả điều này hàm ý sự hiểu rõ về trách nhiệm của chúng ta với lẫn nhau trong sự liên hệ; nhưng muốn hiểu rõ trách nhiệm của chúng ta, phải có tình yêu trong những quả tim của chúng ta, không chỉ học hành hay hiểu biết. Nhưng tất cả chúng ta là những bộ não và không có những quả tim; chúng ta vun quén mảnh trí năng và khinh miệt sự khiêm tốn. nếu chúng ta thực sự thương yêu con cái của chúng ta, chúng ta sẽ muốn cứu thoát và bảo vệ chúng, chúng ta sẽ không cho phép chúng bị hy sinh trong những chiến tranh.

Tôi nghĩ chúng ta thực sự đều muốn vũ khí; chúng ta thích sự biểu diễn của uy quyền quân đội, những bộ đồng phục, những nghi thức, nhậu nhẹt, náo động, bạo lực. Sống hàng ngày của chúng ta là một phản ảnh trong sự thu nhỏ lại của cùng bề mặt tàn ác này, và chúng ta đang hủy diệt lẫn nhau qua ganh tị và không chín chắn.

Chúng ta muốn giàu có; và chúng ta càng giàu có bao nhiêu, chúng ta càng trở nên tàn nhẫn bấy nhiêu, mặc dù chúng ta có lẽ đóng góp những số tiền to lớn cho từ thiện và giáo dục. Vì đã cướp bóc của nạn nhân, chúng ta đền bù cho người ấy một chút ít hàng ăn cướp, và điều này chúng ta gọi là công việc nhân đức. Tôi không nghĩ chúng ta nhận ra những thảm họa nào mà chúng ta đang chuẩn bị. Hầu hết chúng ta đều sống mỗi ngày càng vội vã và càng không suy nghĩ bao nhiêu càng tốt, và cho phép những chính phủ, những người chính trị ranh mãnh, xếp đặt phương hướng của những sống của chúng ta.

Tất cả những chính phủ cầm quyền phải chuẩn bị cho chiến tranh, và chính phủ riêng của người ta không là một ngoại lệ. Muốn khiến cho những công dân của nó có hiệu quả cho chiến tranh, muốn chuẩn bị họ thi hành những bổn phận có hiệu quả, chắc chắn chính phủ phải kiểm soát và điều phối họ. Họ phải được giáo dục và hành động như những cái máy, để có hiệu quả một cách tàn nhẫn. Nếu mục đích và cứu cánh của sống là hủy diệt và bị hủy diệt, vậy thì giáo dục phảikhuyến khích sự tàn ác; và tôi không chắc rằng đó không là điều gì mà chúng ta mong muốn phía bên trong, bởi vì sự tàn ác gắn liền cùng thành công.

Chính phủ cầm quyền không muốn những công dân của nó được tự do, được suy nghĩ cho riêng họ, và nó kiểm soát họ qua sự tuyên truyền, qua những diễn giải lịch sử biến dạng và vân vân. Đó là lý do tại sao giáo dục đang trở nên càng ngày càng trở thành một phương tiện của suy nghĩ cái gìchứ không phải suy nghĩ thế nào. Nếu chúng ta muốn suy nghĩ một cách độc lập khỏi hệ thống chính trị đang bành trướng, chúng ta sẽ là những người nguy hiểm; những học viện tự do có lẽ sản sinh những người hòa bình hay những người suy nghĩ trái ngược với chế độ đang tồn tại.

Chắc chắn, giáo dục đúng đắn là một hiểm họa cho những chính phủ cầm quyền – và thế là nó bị ngăn cản bởi những phương tiện tinh vi và độc ác. Giáo dục và lương thực trong bàn tay của một ít người đã trở thành phương tiện của kiểm soát con người; và những chính phủ, dù của phe tả hay phe hữu, không quan tâm chừng nào chúng ta còn là những cái máy hiệu quả dành cho sự sản xuất hàng hóa và những viên đạn.

Lúc này, sự kiện rằng việc này đang xảy ra khắp thế giới có nghĩa là chúng ta, những công dân và những người giáo dục, đang chịu trách nhiệm cho những chính phủ đang tồn tại, tại cơ bản không quan tâm liệu có tự do hay nô lệ, hòa bình hay chiến tranh, hạnh phúc hay đau khổ cho con người. Chúng ta muốn một chút xíu đổi mới đó đây, nhưng hầu hết chúng ta đều sợ hãi đập nát xã hội hiện tại và sáng tạo một cấu trúc hoàn toàn mới mẻ, bởi vì điều này sẽ đòi hỏi một thay đổi cơ bản của chính chúng ta.

Ngược lại, có những người mà tìm kiếm để tạo ra một cách mạng bạo lực. Bởi vì đã giúp đỡ xây dựng trật tự xã hội đang tồn tại cùng tất cả những xung đột, hỗn loạn và đau khổ của nó, bây giờ họ ham muốn tổ chức một xã hội hoàn hảo. Nhưng liệu bất kỳ người nào trong chúng ta có thể tổ chức một xã hội hoàn hảo khi chính chúng ta đã tạo ra xã hội hiện nay? Tin tưởng rằng hòa bình có thể đạt được qua sự bạo lực là hy sinh hiện tại cho một lý tưởng tương lai; và sự tìm kiếm của một kết thúc đúng đắn qua một phương tiện sai lầm này là một trong những nguyên nhân của sự thảm họa hiện nay.

Sự bành trướng và ưu thế của những giá trị thuộc giác quan tất yếu phải tạo ra thuốc độc của chủ nghĩa quốc gia, của những biên giới kinh tế, những chính phủ cầm quyền và tinh thần ái quốc, tất cả điều đó ngăn cản sự đồng hợp tác của con người với con người và gây thoái hóa sự liên hệ của con người, mà là xã hội. Xã hội là sự liên hệ giữa bạn và một người khác; và nếu không hiểu rõ sâu thẳm sự liên hệ này, không phải tại bất kỳ một mức độ nào, nhưng hợp nhất, như một tiến hành tổng thể, chắc chắn chúng ta lại tạo ra cùng loại của cấu trúc xã hội, dù được bổ sung trên bề mặt như thế nào.

Nếu chúng ta muốn thay đổi một cách cơ bản sự liên hệ hiện nay của con người chúng ta, mà đã tạo ra sự đau khổ không kể xiết của thế giới, nhiệm vụ duy nhất và tức khắc của chúng ta là tự thay đổi chính chúng ta qua sự hiểu rõ về chính mình. Vì vậy, chúng ta quay lại mấu chốt chính, mà là chính chúng ta; nhưng chúng ta lẩn tránh mấu chốt đó và đẩy trách nhiệm sang những chính phủ, những tôn giáo và những học thuyết. Những chính phủ là cái gì chúng ta là, những tôn giáo và những học thuyết không là gì cả ngoại trừ một chiếu rọi của chính chúng ta; và nếu chúng ta không thay đổi tại cơ bản, không thể có giáo dục đúng đắn và một thế giới hòa bình.

Sự an toàn bên ngoài cho tất cả chỉ có thể hiện diện khi có tình yêu và thông minh, và bởi vì chúng ta đã tạo ra một thế giới của xung đột và đau khổ mà trong đó sự an toàn bên ngoài mau chóng trở thành không thể xảy ra được cho bất kỳ người nào, liệu nó không thể hiện sự vô ích hoàn toàn của sự giáo dục quá khứ và hiện nay, hay sao? Như những phụ huynh và những giáo viên, chính là trách nhiệm trực tiếp của chúng ta phải phá vỡ sự suy nghĩ truyền thống, và không chỉ phụ thuộc vào những chuyên gia và những tìm ra của họ. Sự hiệu quả trong kỹ thuật đã trao tặng chúng ta một khả năng nào đó để kiếm tiền, và đó là lý do tại sao hầu hết chúng ta đều thỏa mãn với cấu trúc xã hội hiện nay; nhưng người giáo dục thực sự chỉ quan tâm đến đang sống đúng đắn, giáo dục đúng đắn, và phương tiện kiếm sống đúng đắn.

Chúng ta càng vô trách nhiệm trong những vấn đề này nhiều bao nhiêu, chính thể càng đảm đương tất cả trách nhiệm nhiều bấy nhiêu. Chúng ta phải đương đầu, không chỉ với một khủng hoảng kinh tế hay chính trị, nhưng còn với một khủng hoảng của sự thoái hóa con người mà không đảng phái chính trị hay hệ thống kinh tế nào có thể đảo ngược.

Một thảm họa khác và còn to tát hơn đang đến gần rất nguy hiểm, và hầu hết chúng ta đều không làm bất kỳ việc gì về nó. Chúng ta lê lết ngày này sang ngày khác chính xác như trước kia, chúng ta không muốn phủi bỏ tất cả những giá trị giả dối của chúng ta và bắt đầu mới mẻ lại. Chúng ta muốn thực hiện sự đổi mới chắp vá, mà chỉ dẫn đến những vấn đề của đổi mới thêm nữa. Nhưng ngôi nhà đang sụp đổ, những bức tường đang rạn nứt, và lửa đang hủy diệt nó. Chúng ta phải rời khỏi ngôi nhà này và bắt đầu mới mẻ lại, cùng những nền tảng khác hẳn, những giá trị khác hẳn.

Chúng ta không thể loại bỏ sự hiểu biết công nghệ, nhưng phía bên trong chúng ta có thể nhận biết được sự xấu xa của chúng ta, sự độc ác của chúng ta, những dối gạt và gian manh của chúng ta, sự thiếu vắng hoàn toàn của tình yêu. Chỉ bằng cách tự giải thoát chúng ta một cách thông minh khỏi tinh thần của chủ nghĩa quốc gia, khỏi sự ganh tị và sự ham muốn quyền hành, một trật tự xã hội mới mẻ mới có thể được thiết lập.

Hòa bình sẽ không đến được bởi sự đổi mới chắp vá, cũng không bởi sự tái sắp xếp của những ý tưởng và những mê tín cũ kỹ. Có thể có hòa bình chỉ khi nào chúng ta hiểu rõ điều gì ẩn sau những bề mặt, và thế là chặn đứng con sóng của hủy diệt này mà đã bị buông lỏng bởi sự hung hăng và những sợ hãi riêng của chúng ta; và chỉ lúc đó sẽ có hy vọng cho con cái của chúng ta và sự cứu rỗi cho thế giới.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/03/2020(Xem: 8857)
Những người Cơ đốc giáo thường đặt vấn đề: Thượng đế có phải là một con người hay không? Nếu Thượng đế không phải là một con người thì làm sao chúng ta có thể cầu nguyện? Đây là một vấn đề rất lớn trong Cơ đốc giáo. (God is a person or is not a person?)
23/03/2020(Xem: 9978)
Có một con sư tử mẹ đang đi kiếm ăn. Nó sắp làm mẹ. Buổi sáng đó nó chạy đuổi theo một chú nai. Chú nai con chạy thật nhanh dù sức yếu. Sư tử mẹ dầu mạnh, nhưng đang mang thai, nên khá chậm chạp. Sư tử mẹ chạy sau chú nai con rất lâu, khoảng 15 phút, mà vẫn chưa bắt kịp. Sau đó chúng tới một rãnh sâu. Chú nai lẹ làng nhảy qua rãnh, sang bờ bên kia. Sư tử mẹ rất bực tức vì không bắt kịp con mồi, và vì nó đang cần thức ăn cho cả nó và đứa con trong bụng. Vì thế, nó cố hết sức để nhảy qua cái rãnh sâu. Nhưng tai họa đã xảy ra, sư tử mẹ đã sẩy đứa con khi cố nhảy qua rãnh. Dầu qua được bờ bên kia, nhưng sư tử mẹ biết rằng mình đã đánh mất đứa con mà nó đã chờ đợi từ bao lâu, đã yêu thương hết lòng, chỉ vì một phút vô tâm của mình. Nó đã quên rằng nó đang mang một bào thai trong bụng, và nó cần phải hết sức cẩn trọng. Chỉ một phút lơ đễnh, nó đã không giữ được đứa con của mình.
29/02/2020(Xem: 4301)
Ngày nay, chúng ta sống ở trên thế gian này hoàn cảnh rất không tốt, rất không bình thường. Ngày qua tháng lại chúng ta điều trải qua ba bữa ăn đắng uống độc trong thịt, trong rau…có rất nhiều độc tố.
29/02/2020(Xem: 4191)
Trong xã hội văn minh, hiện đại ngày nay, con người đã đạt đến trình độ khoa học kỹ thuật cao, điều đó cho phép con người lý giải được nhiều hiện tượng tự nhiên mà trước đây chưa thể giải thích được. Điều đó cũng khiến cho con người cho rằng mình đã chế ngự được tự nhiên, bắt tự nhiên phải phục tùng và vì thế con người cũng làm nhiều việc trái với tự nhiên, khai thác, bóc lột tự nhiên một cách thái quá làm ảnh hưởng, tác động đến chính cuộc sống của mình.
06/01/2020(Xem: 10550)
Đức Tổng Giám mục Colombo, Đức Hồng Y Malcolm Ranjith người Sri Lanka,Chủ tịch Hội đồng Giám mục Sri Lanka, phục vụ Giáo hội Công giáo La Mã của Thánh Matthew ở Ekala, Sri Lanka, gần đây đã nói điều gì đó dọc theo dòng “Nhân quyền đã trở thành tôn giáo mới nhất ở phương Tây. . . Người dân Sri Lanka đã nghiêng về con người thông qua Phật giáo, truyền thống tôn giáo chính thống của họ đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử. . . Những người không thực hành tôn giáo là những người bị treo lên Nhân quyền”.
08/12/2019(Xem: 23324)
Kính lễ Phật Pháp Tăng là thể hiện niềm tin sâu xa của Tứ chúng đệ tử đức Phật mỗi ngày đối với Tam bảo. Đệ tử Phật dù tu tập chứng A-la-hán vẫn suốt đời nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng không hề xao lãng. Các vị Bồ tát từ khi phát Bồ đề tâm, tu tập trải qua các địa vị từ Tín, Trú, Hạnh, Hướng, Địa cho đến Đẳng giác không phải chỉ nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng một đời mà đời đời, kiếp kiếp đều nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng. Nhờ sự nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng như vậy, mà Bồ tát không rơi mất hay quên lãng tâm bồ đề, khiến nhập được vào cảnh giới Tịnh độ không thể nghĩ bàn của chư Phật, nhập vào thể tính bất sinh diệt cùng khắp của Pháp và nhập vào bản thể hòa hợp-thanh tịnh, sự lý dung thông vô ngại của Tăng.
08/12/2019(Xem: 22716)
Phật Giáo và Những Dòng Suy Tư (sách pdf)
22/11/2019(Xem: 22446)
Nam mô ADIĐÀ PHẬT , xin Thầy giải thích thắc mắc của con từ lâu : “ Nam mô Tam Châu Cảm Ứng Di Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát “: 1- Tại sao Tam Châu mà không là Tứ Châu ? 2- Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát có phải là Vị Bồ Tát đứng chung với Ngài Tiêu Diện BT ở bàn thờ trước hall mà khi chúng con mới vào chùa QDT dẫn đến và nói : cô chú khi mới vào chùa đến xá chào 2 Vị BT này ( check in ) trước khi ra về cũng đến xá chào ( check out).Xin Thầy nói về tiểu sử của 2 Vị BT ( 2 security officers) mà Phật đã bổ nhiệm xuống cho mỗi chùa .Xin mang ơn Thầy 🙏
08/11/2019(Xem: 13161)
Thanh Từ Thiền Sư, tuyên ngôn như thế, lời vàng đanh thép, lý tưởng cao siêu, muôn đời bất diệt. Phật Giáo Dân Tộc, đồng hành muôn thuở, tuy hai mà một, bền lòng sắc son, nẻo đạo thanh cao, đường đời rộng mở. Ông Dương Ngọc Dũng, mang danh tiến sĩ, học vị giáo sư, nói năng như khỉ, hành vị đáng khinh, giảng đường đại học, kỳ thị tôn giáo, nói xàm nói láo, xúc phạm Phật giáo, bôi nhọ Tăng Ni.
29/08/2019(Xem: 10402)
Trong thời Đức Bổn Sư Thích Ca còn tại thế, nhất là thời giới luật chưa được chế định, 12 năm đầu tiên sau khi Ngài thành đạo, có nhiều tỷ kheo hay cư sĩ đã liễu ngộ, giải thoát, niết bàn chỉ ngay sau một thời thuyết pháp hay một bài kệ của Tôn Sư. Tại sao họ đặt gánh nặng xuống một cách dễ dàng như vậy? Bởi vì họ đã thấu hiếu tận gốc rễ (liễu ngộ) chân đế, tự tại giải thoát, tịch lặng thường trụ, chẳng động, chẳng khởi, chẳng sanh, chẳng diệt, không đến cũng không đi mà thường sáng soi. Khi họ thấu hiểu được vậy. Kể từ lúc đó, họ tín thọ và sống theo sự hiểu biết chơn chánh này. Họ luôn tuệ tri tất cả các pháp đều huyễn hoặc, vô tự tánh cho nên, họ không chấp thủ một pháp nào và thong dong tự tại trong tất cả các pháp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567