Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

26. Từ quyển Sổ tay của Krishnamurti, 31 tháng chín 1961

12/07/201100:50(Xem: 3488)
26. Từ quyển Sổ tay của Krishnamurti, 31 tháng chín 1961

KRISHNAMURTI
BÀN VỀ XUNG ĐỘT [ON CONFLICT]
Lời dịch: ÔNG KHÔNG – 2009

Từ quyển Sổ tay của Krishnamurti,
31 tháng chín 1961

Mặt trời đang lặn trong những đám mây lớn đầy màu sắc phía sau những quả đồi Roman; chúng sáng rực, tung tóe qua bầu trời và toàn quả đất được biến thành tráng lệ, ngay cả những cột điện thoại và những dãy nhà cao ốc vô tận. Chẳng mấy chốc nữa sẽ tối và xe hơi đang chạy nhanh. Những quả đồi nhạt dần, và vùng quê trở nên bằng phẳng. Nhìn có tư tưởng và nhìn không có tư tưởng là hai sự việc khác biệt. Nhìn những cái cây đó cạnh lề đường và những khu nhà bên kia những cánh đồng khô có tư tưởng làm cho bộ não bị trói chặt vào những giới hạn riêng thuộc thời gian, trải nghiệm, ký ức của nó; bộ máy của tư tưởng đang làm việc liên tục, không ngừng nghỉ, không mới mẻ; bộ não bị làm cho cùn lụt, mất nhạy cảm, không còn khả năng hồi phục. Muôn đời nó đang đáp trả đến những thách thức và đáp trả của nó không đầy đủ cũng không trong sáng. Nhìn có tư tưởng giữ bộ não trong khe rãnh của thói quen và công nhận; nó trở nên mệt mỏi và lờ đờ; nó sống trong những giới hạn chật hẹp thuộc tạo tác riêng của nó. Nó không bao giờ được tự do. Tự do này xảy ra khi tư tưởng không đang nhìn; nhìn không có tư tưởng không có nghĩa là một quan sát ráo hoảnh, không hồn trong đãng trí.

Khi tư tưởng không nhìn, vậy thì chỉ có quan sát, không còn tiến trình máy móc của công nhận và so sánh, biện hộ và chỉ trích; nhìn này không làm lao lực bộ não vì tất cả tiến trình máy móc của thời gian đã kết thúc. Nhờ sự nghỉ ngơi hoàn toàn bộ não được lọc sạch tinh khiết, để đáp trả không còn phản ứng, để sống không còn băng hoại, để chết không còn bị hành hạ bởi những vấn đề. Nhìn không có tư tưởng là thấy không còn sự ngăn trở của thời gian, hiểu biết và xung đột. Tự do để thấy này không là một phản ứng; tất cả những phản ứng đều có những nguyên nhân; nhìn không phản ứng không là dửng dưng, xa cách, một rút lui lạnh lùng. Thấy không có bộ máy của tư tưởng là thấy tổng thể, không có cá thể và phân chia, mà không có nghĩa rằng đồng nhất và không riêng biệt. Cái cây không trở thành một ngôi nhà hoặc một ngôi nhà không trở thành cái cây. Thấy không có tư tưởng không dẫn dắt bộ não vào trạng thái hôn trầm, mê muội; trái lại, nó hoàn toàn tỉnh thức, chú ý, mà không có xung đột và đau khổ. Chú ý không có những giới hạn của thời gian là nở hoa của thiền định.

(In: 24-4-2009)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/02/2011(Xem: 30049)
Danh từ Ðạo Phật (Buddhism) xuất phát từ chữ "Budhi" nghĩa là "tỉnh thức" và như vậy Ðạo Phật là triết học của sự tỉnh thức. Nền triết học này khởi nguyên từ một kinh nghiệm thực chứng...
10/02/2011(Xem: 16226)
Được thân người và gặp được Phật Pháp mà để cho thời gian luống qua vô ích thì quả là uổng cho một kiếp người. Xin hãy lắng nghe và phụng hành theo những lời khuyên dạy của Đức Từ Phụ...
06/02/2011(Xem: 12595)
Đạo Phật được đưa vào nước ta vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai do những vị tăng sĩ và những thương gia Ấn Độ và Trung Á tới Việt Nam bằng đường biển Ấn Độ Dương.
25/01/2011(Xem: 10817)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
23/01/2011(Xem: 3003)
Trước đây người Việt đã có mặt trên khắp thế giới – đặc biệt tại Mỹ, Pháp, Đức, Úc, Nga, Đông Âu v.v… là do các chương trình du học hoặc làm việc trong các tòa đại sứ hoặc đi lính cho Pháp từ thời Thế Chiến I, nhưng con số không nhiều. Chỉ từ sau năm 1975 con số bỗng vọt lên tới trên 3 triệu do các đợt “di tản”, “thuyền nhân” (Boat People), “đoàn tụ gia đình” và “hợp tác lao động”.
18/01/2011(Xem: 4601)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
12/01/2011(Xem: 15877)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
10/01/2011(Xem: 5834)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
05/01/2011(Xem: 2899)
Nền giáo dục của Đức Phật đứng trên lập trường nhân bản, nêu cao tinh thần tự giác của con người, đó là vấn đề chủ yếu giúp con người đánh thức trí tuệ của mình, biết điều hành được cuộc sống tâm lý và vật lý của chính mình để đạt đến giải thoát và giác ngộ, biết hướng con người thích ứng với môi trường sống trong xã hội tiến bộ, biết sáng suốt nhìn và biết sống như thế nào để đem lại hạnh phúc cho chính mình và cộng đồng xã hội…
05/01/2011(Xem: 8424)
Hiện đại hoá đạo Phật không có nghĩa là thế tục hóa đạo Phật. Đạo Phật đi vào cuộc đời nhưng không bị cuộc đời làm giảm mất đi những đặc tính siêu việt của nó.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567