Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15. Tôn Giáo Hiện Đại

01/01/201108:52(Xem: 5648)
15. Tôn Giáo Hiện Đại

TÔN GIÁO HIỆN ÐẠI

Phật giáo là tôn giáo đủ mạnh để đương đầu với bất kỳnhững quan điểm hiện đại nào đưa ra sự thách đố đối với tôn giáo.

Những ý tưởng của đạo Phật đã đóng góp to lớn trong việc làm phong phú nền tư tưởng cổ đại cũng như hiện đại. Giáo lý nhân quả và thuyết tương đối, học thuyết dữ liệu của giác quan, tính thực nghiệm, sự đề cao mặt luân lý, thái độ phủ nhận một linh hồn thường hằng, không quan tâm đến những thế lực quyền năng siêu nhiên bên ngoài, việc không thừa nhận những lễ nghi và hình thức tôn giáo không cần thiết, sự thu hút đối với tinh thần lý trí và kinh nghiệm và sự tương xứng với những phát minh của khoa học hiện đại, tất cả những yếu tố này hướng đến sự hình thành sự vượt trội của tôn giáo này so với cái hiện đại.

Ðạo Phật có thể đáp ứng tất cả những yêu cầu của một tôn giáo lý trí thích ứng với những nhu cầu của một thế giới tương lai. Tôn giáo này quá khoa học, tiến bộ và lý trí đến mức độ con người trong thế giới hiện đại sẽ tự hào gọi chính mình là một người Phật tử. Trên thực tế, Phật giáo khoa học hơn khoa học hiện đại xét về mục đích; nó mang tính xã hội hơn là khoa học xã hội hiện đại.

Trong tất cả những bậc thầy sáng lập vĩ đại của các tôn giáo, chính Ðức Phật là người duy nhất khích lệ tinh thần khám phá và khảo sát nơi chư đệ tử của Ngài và là người khuyên chư vị không nên chấp nhận ngay cả giáo lý của Ngài bằng một niềm tin mù quáng. Do đó, không phải là một sự quá cường điệu để gọi rằng Phật giáo là một tôn giáo hiện đại.

Phật giáo là một hệ thống kế hoạch được vạch ra tỉ mỉ để làm thế nào để sống trong hiện tại và một hệ thống được suy tính kỹ về sự tu tập cho chính tự thân. Nhưng còn hơn thế nữa, đó là một phương pháp giáo dục mang tính khoa học. Tôn giáo này có thể áp dụng tốt nhất trong bất kỳ tình cảnh khủng hoảng nhằm khôi phục sự an định của tâm và giúp chúng ta bình tĩnh đối diện với bất cứ sự đổi thay có thể xảy ra trong tương lai. 

Nếu không có những thú vui dục lạc thì cuộc đời có thể kham nhẫn được chăng? Nếu không có sự tin tưởng vào sự bất tử thì liệu con người có thể sống luân lý? Nếu không viện đến thần thánh, thì liệu con người có thể phát triển hướng đến cái chân? Vâng, có thể là câu trả lời của Phật giáo. Những mục đích này có thể dùng tri thức và sự thanh tịnh hoá của tâm để đạt được. Tri thức là chìa khoá đưa đến đưa đến con đường phát triển đến mức độ cao hơn. Sự thanh tịnh hoá là yếu tố có thể mang lại sự an lạc và bình thản cho cuộc đời và khiến cho con người vô tư và không chấp vào sự chuyển biến của thế giới hiện tượng.

Phật giáo là một tôn giáo thực sự thích hợp với thế giới khoa học hiện đại. Aùnh sáng toả chiếu từ thiên nhiên, từ khoa học, lịch sử và từ kinh nghiệm nhân loại, từ mọi điểm trong vũ trụ, đều rạng rỡ cùng với những lời dạy thánh thiện của Ðức Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/03/2012(Xem: 4013)
Với trí tuệ của bậc toàn giác, Đức Phật đã chỉ ra chân lí của sự sống, rằng mọi loài sống trên trái đất này đều có quan hệ hữu cơ, gắn bó khăng khít với nhau...
15/03/2012(Xem: 4843)
Đầu năm mới năm nay, chúng ta có thể bắt đầu tụ hội ở Âu Châu này cùng giảng nói Phật pháp với mọi người, tôi cảm thấy rất là hoan hỉ, nhân duyên thực là tốt đẹp không gì bằng. Lần giảng này, chúng ta chọn lấy đề tài là “Nhận Thức Phật Giáo”. Từ những năm trước, Miếu Thiên Hậu ở Cựu Kim Sơn từ Đài Loan tách nhánh đến nước Mỹ có mời tôi diễn giảng, tôi liền nghĩ ngay đến đề tài này, đồng thời cũng viết ra một đại cương như vậy.
04/03/2012(Xem: 45945)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
02/03/2012(Xem: 3658)
Phật giáo đã tìm thấy ở các nước phương Tây một không gian mới mẻ để phát triển, tuy nhiên, quá trình phát triển một nền Phật giáo phương Tây không phải là không có chướng ngại và ngộ nhận.
02/03/2012(Xem: 3574)
Nếu định nghĩa tôn giáo, tức đạo, là con đường dẫn tới chân lý và giác ngộ và giải thoát, thì đạo Phật một đạo giác ngộ và giải thoát đúng là một tôn giáo. Vì bản thân Phật pháp đã từng được đức Phật ví như cái bè dùng để qua sông, hay ngón tay chỉ mặt trăng, nghĩa là như một phương tiện, chứ không phải là một cứu cánh, thì đạo Phật đúng là một tôn giáo như vậy. Khác với giáo chủ của các tôn giáo khác, Đức Phật không bao giờ tự gán cho mình quy chế Thượng đế, con Thượng đế, hay là phái viên của Thượng đế. Phật tự xem mình là “vị thầy chỉ bày con đường” (Margadata),tức là con đường Bát chánh đạo đã dẫn tới giác ngộ và giải thoát, con đường đoạn trừ mọi khổ đau.
28/02/2012(Xem: 6388)
Phật pháp vô lượng Giáo lý vô biên Ta bước lên thuyền Mong qua khỏi bến Niết bàn sẽ đến Chú trọng tinh thần Suy lý tìm chân Ấy là thức ngộ Hành là tự độ Rồi mới độ tha Vượt biển ta bà Về nơi an lạc
26/02/2012(Xem: 8321)
Trong đời của mỗi một con người chúng ta, việc đáng quan tâm nhất, hẳn là chính mình; mà trong vấn đề chính mình, quan trọng hơn cả chính là vận mệnh, số phận hay số kiếp. Về cách nhìn vận mệnh, có người cảm thấy rằng bất cứ việc gì của mình cũng không bằng người ta, vận mệnh lận đận éo le, liền giận trời trách người; có người thì tin rằng tất cả họa phước giàu nghèo đều là do sự sắp đặt của số phận, vì vậy khi gặp phải những khó khăn thì chỉ biết cam chịu số phận; có người thì lại bằnglòng với số phận, vì thế họ không còn lo sợ gì cả, đối với những khó khăn khốn đốn trong cuộc sống, thì lại an bần thủ tiết.
21/02/2012(Xem: 4931)
Trong suốt dòng lịch sử tư tưởng của nhân loại, cách riêng, của Tây phương, chưa có tư tưởng gia nào gây ra nhiều tranh luận, mâu thuẫn, ngờ vực và nhất là ngộ nhận như Friedrich Nietzsche (1844-1900).
20/02/2012(Xem: 6928)
Nếu bạn dự định đăng tải gì đó, bạn phải luôn tự hỏi: Nó có đúng không? Nó có cần thiết không? Nó có phù hợp không?
17/02/2012(Xem: 3452)
Hôn nhân là một quy ước xã hội, một thể chế được tạo nên bởi con người vì sự thiết thực và hạnh phúc của con người, để phân biệt xã hội loài người từ đời sống động vật và duy trì trật tự và hòa hợp trong quá trình sinh sản. Mặc dù các kinh điển Phật giáo không nói gì đến chủ đề của chế độ một vợ một chồng hoặc chế độ đa thê, các Phật tử được khuyên nên giới hạn bản thân để chỉ có một vợ. Đức Phật không đặt quy tắc về cuộc sống hôn nhân nhưng đã đưa ra lời khuyên cần thiết về việc làm thế nào để sống một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567