Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

[23] Đức Phật và vấn đề Thần Linh Tạo Hóa

24/05/201317:25(Xem: 5104)
[23] Đức Phật và vấn đề Thần Linh Tạo Hóa



Đức Phật và Phật Pháp
(The Buddha and His Teachings)
Hòa thượng Narada, 1980
Phạm Kim Khánh dịch Việt, 1998

---o0o---

Đức Phật và vấn đề Thần Linh Tạo Hóa

"Ta liệt Brahma vào hạng bất công đã tạo nên

một thế gian hư hỏng."-- Túc Sanh Truyện.

---o0o---

Phạn ngữ (Pali) tương đương với danh từ "Tạo Hóa" trong các tôn giáo khác là Issara (Sanskrit, Bắc Phạn, là Isvara), hay Brahma.

Trong toàn bộ Tam Tạng, tuyệt đối không có đoạn nào đề cập đến sự hiện hữu của một Tạo Hóa. Nhiều lần Đức Phật phủ nhận một linh hồn trường cửu (atta). Ngài tuyệt nhiên không chấp nhận có một đấng Tạo Hóa, bất luận dưới một hình thức, một năng lực hay một chúng sanh.

Mặc dầu Đức Phật không hề đặt một Thần Linh siêu nhân nào lên trên con người, có vài học giả cũng quả quyết rằng Ngài đặc biệt không đề cập đến vấn đề tranh luận quan trọng ấy. Những đoạn kinh trích ra sau đâysẽ rọi sáng quan điểm của Đức Phật về Thần Linh Tạo Hóa.

Trong bộ Anguttara Nikaya (Tăng Nhứt A Hàm), Đức Phật có nêu ba quan điểm khác nhau đang thịnh hành trong thời bấy giờ. Một trong ba quan điểm ấy là "tất cả những thọ cảm của con người, dầu hạnh phúc, đau khổ hay vô ký, đều do một đấng Tối Cao tạo nên (Issaranim- manahetu). [1]"

Theo quan điểm trên, chúng ta như thế nào là do đấng Tạo Hóa muốn cho ta như thế ấy. Số phận của ta hoàn toàn mằm trong tay Tạo Hóa. Tất cả đều do Tạo Hóa định đoạt. Đức tánh giả định gọi là "ý trí tự do" mà người ta gán cho con người, tạo vật của đấng Tạo Hóa, tức nhiên trở thành vô nghĩa.

Đề cập đến vấn đề định mệnh, Đức Phật dạy:

"Như vậy, chính do ý muốn và sự tác tạo của đấng Tối Cao mà con người trở thành sát nhân, trộm cắp, tà dâm, giả dối, phỉ báng, thô lỗ, nhảm nhí, thèm thuồng, khát khao, hiểm độc, tinh quái, và hiểu biết sai lầm. Do đó, nếu chủ trương rằng có một Thần Linh là nguồn gốc của tất cả những điều ấy, thì con người sẽ không còn ý muốn, hoặc cố gắng, cũng không thấy có sự cần thiết để làm, hoặc tránh không làm hành động ấy. [2]"

Trong kinh Devadaha sutta [3], khi giảng về lối tu khổ hạnh của các đạo sĩ lõa thể, Đức Phật lưu ý các đệ tử như sau:

"Nầy hỡi càc Tỳ khưu, nếu quả thật chúng sanh gánh chịu đau khổ hay thọ hưởng hạnh phúc vì đó là ý muốn của Thần Linh Tạo Hóa (Issaranim manahetu) thì vị Thần Linh đã tạo nên những vị tu sĩ khổ hạnh lõa thể kia chắc chắn là một nhân vật độc ác, vì các người ấy chịu đau khổ khủng khiếp."

Kinh Kevaddha sutta có tường thuật cuộc đối thoại giữa một vị tỳ khưu tọc mạch muốn tìm hiểu và một vị Brahma (Phạm Thiên) tự xưng là đấng Tạo Hóa.

Thầy tỳ khưu muốn biết đến đâu Tứ Đại (đất, nước, lửa, gió) phải tiêu diệt, lại gần vị Maha Brahma (Đại Phạm Thiên) và hỏi: "Xin Ngài hoan hỷ giảng giải đến đâu bốn nguyên tố 'đất, lửa, nước, gió', chấm dứt, không để lại dấu vết?"

"Nầy đạo hữu, vị Maha Brahma (Đại Phạm Thiên) trả lời, ta là đấng Brahma (Phạm Thiên), đấng Maha Brahma, đấng Tối Thượng, đấng Vô Song, là Chúa Tể, bậc Toàn Thắng, là Người Toàn Quyền Cai Trị, là Cha của những chúng sanh đã, đang, và sẽ ra đời."

Vị tỳ khưu lặp lại lời cầu khẩn và được trả lời y như trước.

Khi thầy hỏi lần thứ ba, Đức Brahma nắm tay thầy dắt ra ngoài và thú thật như sau:

"Nầy hởi đạo hữu, các vị trong đám hầu cận ta tin tưởng rằng Đức Brahma (Phạm Thiên) thấy, hiểu biết và thấu triệt mọi việc. Vì lẽ ấy, trước mặt họ ta không thể trả lời với đạo hữu rằng ta không biết đến bốn yếu tố 'đất, nước, lửa, gió' phải chấm dứt, không để lại dấu vết. Đạo hữu bỏ Đức Thế Tôn để đi tìm hiểu những vấn đề tương tợ ở nơi khác thì rõ thật lỗi lầm và trái đạo. Hởi đạo hữu, đạo hữu hãy trở về, đến hầu Đức Phật, và xin Ngài giải thích. Ngài giảng thế nào thầy hãy tin theo lời."

Trong kinh Patika Sutta [4], Đức Phật nhắc lại nguồn gốc của Maha Brahma, người được gọi là đấng Tạo Hóa và dạy rằng:

"Về điểm nầy, hỡi các đệ tử, vì được sanh ra đầu tiên (trong châu kỳ mới của thế gian nầy) nên nghĩ rằng: -- 'Ta là đấng Phạm Thiên, đấng Đại Phạm Thiên, là bậc Toàn Thắng, Toàn Tri, Toàn Quyền Định Đoạt, là Giáo Chủ , là Tạo Hóa, là Chúa Tể, là Người Chỉ Định, là Chủ Nhân Của Chính Ta, Cha của những chúng sanh đã, đang, và sẽ ra đời. Chính ta đã tạo tất cả chúng sanh ấy. Tại sao vậy? Một khoảnh khắc trước đây ta nghĩ, 'Phải chi có những chúng sanh khác được ra đời!' Đó là lời chú nguyện trong tâm ta. Và tức khắc, có những chúng sanh chào đời.'

"Và những người mới được sanh ra sau nầy nghĩ: -- 'Vị Ứng cúng kia chắc là đấng Phạm Thiên, đấng Đại Phạm Thiên, bậc Toàn Thắng, Toàn Tri, người Cầm Quyền Định Đoạt, là Giáo Chủ, là người Sáng Tạo, là Tạo Hóa, là Chúa Tể, là Chủ Nhân của Chính Ngài, là Cha của những chúng sanh đã, đang, và sẽ được ra đời'.

"Về điểm nầy, hỡi các đệ tử, chính vị được sanh ra đầu tiên ấy có nhiều tuổi thọ hơn, đẹp đẽ hơn, có nhiều quyền lực hơn. Còn những vị sanh ra sau thì tuổi thọ ngắn hơn, kém đẹp đẽ và ít quyền lực hơn. Và rất có thể như thế nầy, hởi các đệ tử, một vài vị, đã ở trong cùng trạng thái với vị trước, đã chết, và từ cảnh giới ấy, tái sanh vào trạng thái nầy (làm người trên quả địa cầu). Đến như vậy, người ấy có thể từ bỏ đời sống gia đình để xuất gia làm tu sĩ không nhà cửa. Bỏ nhà ra đi, người nầy cố gắng, kiên trì tu tập, tăng trưởng đạo tâm, càng tinh tấn, càng bền trí trau giồi trí tuệ, và một ngày kia thành đạt tâm phỉ lạc, an trụ và nhờ đó có thể nhớ lại tiền kiếp và chỉ nhớ đến mức đó thôi, không xa hơn nữa. Vì trí nhớ giới hạn như thế người kia nghĩ: -- 'Vị Phạm Thiên , bậc Ứng Cúng kia, bậc Toàn Thắng, Toàn Tri, người Cầm Quyền Định Đoạt, Giáo Chủ, Người Sáng Tạo, Tạo Hóa, Chúa Tể, người Cầm Quyền Chỉ Định, Bậc Chủ Nhân Của Chính Mình, Cha của những chúng sanh đã, đang, và sẽ ra đời, người đã tạo nên ta. Vị nầy quả thật là trường tồn, vĩnh cửu, vững bền, không biến đổi, Ngài sẽ tồn tại như thế ấy mãi mãi. Nhưng chúng ta đã được vị ấy tạo nên, chúng ta do đấy mà ra, vậy chúng ta là vô thường, phải biến đổi, không bền vững bền, tuổi thọ ngắn, phải chết.'

"Đó là khởi điểm, bước đầu của tất cả. Đúng vậy, đó là giáo lý cổ truyền. Và câu truyện ấy được tạo dựng do Brahma, vị Phạm Thiên."

Trong Túc Sanh Truyện Bhuridatta Jakata, số 543, Bồ Tát hỏi vị tạo hóa giả định, người mà thời bấy giờ được tin là cầm cán cân công lý của vũ trụ, như sau:

"Người có mắt ắt thấy cảnh đau thương của đời sống.
Tại sao Phạm Thiên không tạo một vũ trụ tốt đẹp
Nếu oai lực của Ngài là vô hạn?
Tại sao ít khi Ngài nâng tay lên để ban phước lành?
Tại sao tạo vật mà do chính Ngài tạo ra
Lại phải bị đọa đầy trong cảnh khổ?
Tại sao Ngài không ban hạnh phúc cho tất cả?
Tại sao đời sống lại dẩy đầy
Giả dối, lừa đảo, mê muội?
Tại sao gian tham lại thắng
Còn chân thật và công lý lại thất bại nặng nề?
Ta liệt Brahma (Phạm Thiên) vào hạng bất công
Đã tạo một thế gian hư hỏng. [5]"

Trong Túc Sanh Truyện Maha Bodhi Jakata, Đại Bồ Đề, Bồ Tát phê bình giáo lý chủ trương rằng mọi việc đều do đấng Tối Cao tạo nên như sau:

"Nếu có một Thần Linh toàn quyền ban phước
Mà lại gieo họa cho tạo vật chính Ngài tạo ra.
Và cho chúng nó những hành động tốt hay xấu.
Vị Thần Linh ấy quả thật đầy tội lỗi.
Vì con người chỉ thừa hành ý muốn của Ngài. [6]"



Chú thích:

[1] Anguttara Nikaya, Tăng Nhứt A Hàm, phần i, trang 174; "Gradual Sayings", i, trang 158.

[2] Majjhima Nikaya, Trung A Hàm, ii, trang 222, bài kinh số 101.

[3] Digha Nikaya, Trường A Hàm, phần i, trang 221, bài kinh số 11.

[4] Digha Nikaya, Trường A Hàm, số 24, phần iii, trang 29. "Dialogues of the Buddha", iii, trang 16-27

[5] Jataka Translation, tập vi, trang 110.

[6] Jataka Translation, tập vi, trang 122.


--- o0o ---

| Thư Mục Tác Giả |

--- o0o ---

Chân thành cám ơn anh Hứa Dân Cường và các thiện hữu đã phát tâm giúp tổ chức đánh máy vi tính; đạo hữu Bình Anson đã gửi tặng phiên bản điện tử bộ sách này.
( Trang nhà Quảng Đức, 02/2002)

Trình bày : Nguyên Hân Ngọc Hạnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/03/2020(Xem: 11693)
Kinh Viên Giác là kinh đại thừa đốn giáo được Phật cho đó là “Con mắt của 12 bộ kinh”. “Con mắt” ở đây theo thiển ý có nghĩa là Viên Giác soi sáng nghĩa lý, là điểm tựa, là ngọn hải đăng cho các bộ kinh để đi đúng “chánh pháp nhãn tạng”, không lạc vào đường tà và tu thành Phật. Khi nghe kinh này, đại chúng kể cả chư Phật và chư Bồ Tát đều phải vào chánh định/tam muội, không bình thường như những pháp hội khác.
06/01/2020(Xem: 10690)
Đức Tổng Giám mục Colombo, Đức Hồng Y Malcolm Ranjith người Sri Lanka,Chủ tịch Hội đồng Giám mục Sri Lanka, phục vụ Giáo hội Công giáo La Mã của Thánh Matthew ở Ekala, Sri Lanka, gần đây đã nói điều gì đó dọc theo dòng “Nhân quyền đã trở thành tôn giáo mới nhất ở phương Tây. . . Người dân Sri Lanka đã nghiêng về con người thông qua Phật giáo, truyền thống tôn giáo chính thống của họ đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử. . . Những người không thực hành tôn giáo là những người bị treo lên Nhân quyền”.
04/01/2020(Xem: 7098)
Bài viết nhan đề “Góp Ý Với Sư Cô Thích Nữ Thanh Tâm” của Cư sĩ Thiện Quả Đào Văn Bình trên mạng Thư Viện Hoa Sen hiển nhiên là nhiều thiện ý, đã đưa ra các nhận định mang tính xây dựng. Từ đó, tất nhiên có phản ứng, và những ý kiến trái nghịch được đưa ra. Trong mọi trường hợp, tất cả những dị kiến nên xem như chuyện bình thường.
08/12/2019(Xem: 23668)
Kính lễ Phật Pháp Tăng là thể hiện niềm tin sâu xa của Tứ chúng đệ tử đức Phật mỗi ngày đối với Tam bảo. Đệ tử Phật dù tu tập chứng A-la-hán vẫn suốt đời nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng không hề xao lãng. Các vị Bồ tát từ khi phát Bồ đề tâm, tu tập trải qua các địa vị từ Tín, Trú, Hạnh, Hướng, Địa cho đến Đẳng giác không phải chỉ nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng một đời mà đời đời, kiếp kiếp đều nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng. Nhờ sự nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng như vậy, mà Bồ tát không rơi mất hay quên lãng tâm bồ đề, khiến nhập được vào cảnh giới Tịnh độ không thể nghĩ bàn của chư Phật, nhập vào thể tính bất sinh diệt cùng khắp của Pháp và nhập vào bản thể hòa hợp-thanh tịnh, sự lý dung thông vô ngại của Tăng.
08/12/2019(Xem: 23321)
Phật Giáo và Những Dòng Suy Tư (sách pdf)
22/11/2019(Xem: 22794)
Nam mô ADIĐÀ PHẬT , xin Thầy giải thích thắc mắc của con từ lâu : “ Nam mô Tam Châu Cảm Ứng Di Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát “: 1- Tại sao Tam Châu mà không là Tứ Châu ? 2- Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát có phải là Vị Bồ Tát đứng chung với Ngài Tiêu Diện BT ở bàn thờ trước hall mà khi chúng con mới vào chùa QDT dẫn đến và nói : cô chú khi mới vào chùa đến xá chào 2 Vị BT này ( check in ) trước khi ra về cũng đến xá chào ( check out).Xin Thầy nói về tiểu sử của 2 Vị BT ( 2 security officers) mà Phật đã bổ nhiệm xuống cho mỗi chùa .Xin mang ơn Thầy 🙏
08/11/2019(Xem: 13293)
Thanh Từ Thiền Sư, tuyên ngôn như thế, lời vàng đanh thép, lý tưởng cao siêu, muôn đời bất diệt. Phật Giáo Dân Tộc, đồng hành muôn thuở, tuy hai mà một, bền lòng sắc son, nẻo đạo thanh cao, đường đời rộng mở. Ông Dương Ngọc Dũng, mang danh tiến sĩ, học vị giáo sư, nói năng như khỉ, hành vị đáng khinh, giảng đường đại học, kỳ thị tôn giáo, nói xàm nói láo, xúc phạm Phật giáo, bôi nhọ Tăng Ni.
03/09/2019(Xem: 8523)
Hiện tình quốc tế và đất nước đang diễn biến dồn dập hơn bao giờ hết. Khi chính quyền các quốc gia và định chế quốc tế tỏ ra không đủ khả năng để ứng phó trước nguy cơ chiến tranh có thể bộc phát, thì một chủ đề đạo đức tôn giáo cần được thảo luận: Phật giáo có biện minh nào cho chính nghĩa trong cuộc chiến tương lai không?
29/08/2019(Xem: 10545)
Trong thời Đức Bổn Sư Thích Ca còn tại thế, nhất là thời giới luật chưa được chế định, 12 năm đầu tiên sau khi Ngài thành đạo, có nhiều tỷ kheo hay cư sĩ đã liễu ngộ, giải thoát, niết bàn chỉ ngay sau một thời thuyết pháp hay một bài kệ của Tôn Sư. Tại sao họ đặt gánh nặng xuống một cách dễ dàng như vậy? Bởi vì họ đã thấu hiếu tận gốc rễ (liễu ngộ) chân đế, tự tại giải thoát, tịch lặng thường trụ, chẳng động, chẳng khởi, chẳng sanh, chẳng diệt, không đến cũng không đi mà thường sáng soi. Khi họ thấu hiểu được vậy. Kể từ lúc đó, họ tín thọ và sống theo sự hiểu biết chơn chánh này. Họ luôn tuệ tri tất cả các pháp đều huyễn hoặc, vô tự tánh cho nên, họ không chấp thủ một pháp nào và thong dong tự tại trong tất cả các pháp.
22/08/2019(Xem: 10787)
Phát Bồ đề Tâm là một pháp môn tu, nếu không hơn thì bằng chứ không kém một pháp môn nào trong tam tạng, bởi nó nói lên được cứu cánh của việc tu hành. Trong kinh Đại Phương Tiện, Phật dạy A Nan: “Phát Bồ Đề Tâm là pháp môn thù thắng giúp hành giả rút ngắn tiến trình tu tập của mình”. Trong kinh Hoa Nghiêm Phật lại ân cần nhắc nhở: “Kẻ chỉ quên việc phát Bồ Đề Tâm thì việc làm Phật sự là đang làm ma sự” huống hồ là kẻ tâm không phát, nguyện không lập.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567