Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

38. Y phục tùy niệm (Đại nguyện thứ 38 của Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)

13/06/202004:36(Xem: 16485)
38. Y phục tùy niệm (Đại nguyện thứ 38 của Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)





Nam Mô A Di Đà Phật

 

Kính bạch Sư Phụ,

 

Nhờ bài giảng hôm qua của Sư Phụ về đại nguyện thứ 38 của Đức Phật A Di Đà “Y phục tùy niệm”,  giúp con được hiểu rõ về sắc y do từ thời Đức Phật còn tại thế.

 

Đức Phật nhân dịp nghe lời đề nghị của Vua Tần Ba Sa La ban hành 1 chiếc y khác với các tu sĩ Ba La Môn giáo, nên trong một lần đi khất thực về, ngài đứng trên đồi cao nhìn xuống cánh đồng từng thửa ruộng , Đức Thế Tôn đã nghĩ ra hình dáng của tấm y cho tăng đoàn và giao cho thị giả của mình, Tôn giả A Nan phụ trách thiết kế tấm y có hình thửa ruộng , và đồng thời với ý nghĩa là ruộng Phước điền cho người cúng dường gieo Phước.

 

Ngài A Nan đã tự tay thiết kế và may thành chiếc y theo như lời Đức Từ Phụ dạy và được hoàn thành rất đẹp, được lưu truyền đến hơn 25 thế kỷ sau.

 

Sư phụ tán dương công đức Ngài A Nan được xem là “sơ tổ của ngành may y áo, ngài là first fashion designer”.

 

Chiếc Y không làm nên Thầy Tu, nhưng Thầy Tu không thể thiếu chiếc Y, bởi vì theo lời dạy của Tổ Quy Sơn rằng “Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục, thiệu long thánh chủng, chấn nhiếp ma quân, dụng báo tứ ân, bạt tế tam hữu. ”, có nghĩa “ Người xuất gia là cất bước thì muốn vượt tới phương trời cao rộng, tâm tính và hình dung khác hẳn thế tục, tiếp nối một cách rạng rỡ dòng giống của Phật, làm cho quân đội của ma phải rúng động khuất phục, với mục đích báo đáp bốn ân, cứu vớt ba cõi…”. Quá hay.

 

Chiếc Y là Giới thân Huệ mạng của người tu sĩ PG. Người phật tử đứng trước vị Thầy với y áo nghiêm trang thanh tịnh , tự nhiên phát tâm cung kính , chấp tay đảnh lễ.

 

Kính bạch Sư Phụ, từ thời Đức Phật , sự dinh dưỡng đơn giản và chỉ một bữa ăn mỗi ngày , thời tiết nóng , và nhờ tâm thanh tịnh nên không cần nhiều thức ăn.

 

Ngày nay thì tuỳ nơi trú xứ  và có ý thức về sự dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ nên tự lo được.

 

Con nhớ  Cố Hoà Thượng Minh Tâm (khai sơn Chùa Khánh Anh, Paris, Pháp Quốc) từ nhiều năm tháng sau năm 75, Ngài sống rất đơn sơ cơ cực , thường chỉ ăn mì gói có bột ngọt , với thời gian , Ngài bị bệnh đau bao tử rất nặng.

 

Bạch Sư Phụ, con cảm ơn Sp đã giải thích về biểu trưng màu sắc áo tràng lam là hòa hợp, là vô thường, là từ bi…. Màu vàng của quý ngài là biểu tỏ cho trí tuệ giải thoát, quá hay và tuyệt vời.

 

Còn về dinh dưỡng, giúp con chọn lựa thức ăn trong chánh niệm để có lợi cho thân tâm và tâm qua 4 loại thức ăn:

1/ đoàn thực

2/ xúc thực

3/tư niệm thực

4/thức thực

 

Quá tuyệt vời, con xin cảm ơn Sư Phụ đã cho chúng con thức ăn tâm linh mỗi ngày trong mùa dịch Corona này.

 

Cung kính,

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm

(Montreal, Canada)


TT Thích Nguyên Tạng, Đại Nguyện Thứ 38, Y Thực Tùy Niệm

Tại cõi Cực Lạc .....
“ TƯỞNG THỰC THÌ THỰC LAI - TƯỞNG Y THÌ Y CHÍ “


Đại nguyện  thứ 38 : Y THỰC TUỲ NIỆM 
Hàng  thiên nhơn nước tôi muốn được y phục liền tùy nguyện hiện đến, y phục đẹp đúng pháp như Phật khen ngợi tự nhiên mặc trên thân, không cần phải may cắt nhuộm giặt. 


Kính dâng Thầy bài thơ về đại nguyện thứ 38 . Kính bạch Thầy, bài pháp thoại quá nhiều điều hay mà bài thơ nội dung không thể trình lại đủ, thật quá tiếc ! Kính đa tạ và tri ân Thầy, HH



Thời Đức Thế Tôn Vua Tần Bà Sa La đề nghị, 
Chọn màu y áo khác với  Bà La Môn 
Thế nên màu hoại sắc xám, nâu, đà, vàng 
Tượng trưng cho trang nghiêm,  thanh tịnh, tuệ trí ! 


Nhìn mẫu  ruộng đơn giản,  vắn tắt Phật gợi ý! 
Ngài A Nan "óc thẩm mỹ" thiết kế thông minh
Dùng đường viền cách khéo léo tài tình 
Tạo ngũ điều y, thất điều y, Tăng già Lê hay Bá nạp ! 


Đa tạ Giảng Sư giảng giải tận tình khi nào thích hạp 
- An Đà Hội Y ( ngũ điều y ) 
cho mới thọ giới Tỳ kheo , mặc bên trong.
- Uất đa la Tăng ( thất điều y)
 mặc giữa khi giảng pháp tụng niệm  người đông.
- Tăng Già Lê y ( Đại Y ) 
11, 21, 25 , 100 điều....mặc ngoài ....Ruộng Phước ! 


Đại nguyện 38 là phần thưởng... bao người ao ước 
Vì TƯỞNG Y THÌ Y CHÍ ...lại mang đủ bốn tư lương ****
" Tưởng thực thì thực  lai "mang đúng yếu nghĩa tương đưong 
Của 1/đoàn thực2/ xúc thực3/tư niệm thực4/thức thực! 


Câu kệ mà tu sĩ khi mặc y cần y thức !
Nếu ngũ  điều y phải tụng như sau : 
Lành thay áo giải thoát
Áo ruộng Phước tối thượng 
Nay con xin  tiếp mặc 
Đời đời không rời bỏ 
Án tất dà da, soá ha
Nếu mặc Thất điều y xin đọc kệ : 
Lành thay áo giải thoát 
Áo ruộng Phước tối thượng 
Nay con kính tiếp nhận 
Đời đời thường khoác mặc 
Án độ ba, độ ba, soá ha
Nếu mặc Tăng già Lê Y xin nhớ đọc : 
Lành thay áo giải thoát
Áo ruộng Phước tối thượng 
Phụng trì Như Lai mạng 
Rộng độ khắp quần sanh 
Án ma ha ca bà, soá ha 
Được vô lượng giác, khi nghe pháp thoại nhiều 
Rõ biết hiện tiền và luôn trong chánh niệm !
 Đại nguyện thứ ba tám hiểu rằng tuyệt diệu ! 


Nam Mô Đại Từ Đai Bi A Di Đà Phật,


Huệ Hương 
*** 4 tư lương là : 1- Phước Đức lương 2- Trí Đức lươngw 3- Tiên thế lưong 4- Hiện pháp lạc trú lương 




Kính mời bấm vào đây để nghe bài giảng:
Thich Nguyen Tanghttps://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2018(Xem: 10408)
Sau bài giới thiệu “Đọc Trúc Lâm Thiền Phái tại Huế của Thích Tín Nghĩa” phổ biến tới bạn đọc ngày 7/12/2017, Hòa Thượng Thích Tín Nghĩa lại gửi biếu tôi thêm hai cuốn sách : - Trúc Lâm Thiền Phái Thi Tập tái bản lần thứ nhất 2013. - Đạt Ma và Huyền Trang tái bản lần thứ ba 1998.
21/12/2017(Xem: 7587)
Hôm nay là ngày 9/10/Đinh Dậu, tức ngày 26/11/2017, tại chùa Quang Sơn, xã An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, thay mặt chư Tôn Đức Tăng hiện tiền, cũng như chư Tôn Đức Tăng Ni Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, các Phật tử của Âu Châu hảo tâm, các nhà mạnh thường quân tại Âu Châu, phái đoàn chúng tôi xin gửi lời thăm hỏi chân tình nhất đến bà con hiện diện hôm nay.
18/12/2017(Xem: 8697)
Thuyết Nhân Duyên_Tuệ Thiền Nguyễn Tối Thiện-2017, Để diễn tả sự liên hệ giữa hai sự vật trong vũ trụ, triết học Trung hoa đưa ra nguyên lý Ngũ Hành bao gồm 5 yếu tố tượng trưng cho năm cơ quan tạng phủ hay năm năng lực khí hóa : Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. Nguyên lý Ngũ Hành có thể được phát biểu như sau : « phàm cái gì hiện hữu đều có cái sinh ra nó, cái khắc nó, cái nó sinh ra và cái nó khắc, tạo thành một toàn thể 5 yếu tố liên hệ chặc chẻ. » Nguyên lý này áp dụng cho các phần tử (éléments) vật chất hoặc các năng lực khí hóa nhưng nó bị giới hạn trong một đơn vị thời gian nào đó tùy theo sự vận hành của yếu tố vật chất nầy.
15/12/2017(Xem: 76747)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 120938)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
08/12/2017(Xem: 15616)
Những pháp thoại trong tác phẩm này là những lời dạy tiêu biểu truyền cảm hứng phi thường mà Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche đã thuyết giảng tại nhiểu thời điểm. Các pháp thoại này là những gì truyền cảm hứng cho nhiều học trò của họ, như tôi, để buông xả những gì chúng ta đang làm và hiến dâng trọn đời mình đi theo các vị Lama[1]. Khi Rinpoche nói “mỗi người chúng ta cần nghỉ như vậy: tất cả chúng sanh đều vô cùng tử tế với tôi trong quá khứ, họ tử tế với tôi trong hiện tại, và họ sẽ tiếp tục tử tế với tôi trong tương lai. Họ là cánh đồng mà trong đó tôi nhận được tất cả hạnh phúc của mình—quá khứ, hiện tại và tương lai; tất cả các tài đức hoàn hảo của tôi đều xuất phát từ những chúng sanh khác. Do vậy, tôi phải chứng đạt giác ngộ. Chỉ tìm kiếm hạnh phúc miên viễn cho riêng tôi, không mang lại hạnh phúc cho những chúng sanh khác, từ bỏ những chúng sanh khác,không quan tâm đến hạnh phúc của họ, là rất ích kỉ. Do đó, tôi phải chứng đạt giác ngộ, hạnh phúc cao cả nhất, để
01/11/2017(Xem: 8807)
Long Thọ hay Long Thụ (Nāgārjuna) không phải chỉ là tổ của tông Trung Quán (Madhyamika),[1] trong lịch sử phát triển Phật giáo ngài được coi là vị Phật thứ hai sau Đức Thế Tôn[2] nên trong các hình tượng bồ tát chỉ có tượng của ngài duy nhất được tạc vẽ với nhục kế (uṣṇīṣa), vốn tượng trưng cho trí tuệ viên mãn như hình tượng Đức Phật chúng ta thường thấy. Truyền thống Phật giáo xuy tôn ngài là người thành lập Phật giáo Đại thừa không phải vì theo truyền thuyết nói rằng ngài đã mang kinh điển Đại thừa từ Long Cung về phổ biến mà vì ảnh hưởng thật sự tư tưởng của ngài trong các tông môn. Cho đến ngày nay, tám tông môn Phật giáo lớn từ Thiền đến Mật của Trung Hoa Triều Tiên Nhật Bản Tây Tạng Mông Cổ nhận ngài là tổ đều truyền bá đến Việt Nam từ lâu. Ở nhiều nước như Tây Tạng, Nepan, Mông Cổ chùa viện tư gia còn đắp tượng vẽ hình thờ phượng ngài như Đức Phật. Ngay tại Ấn Độ, đất nước đã tiêu diệt Phật giáo, người ta vẫn còn tiếp tục hãnh diện phổ biến các nghiên cứu về ngài và tôn kính ng
25/08/2017(Xem: 21255)
Bản Giác (sách pdf) tác giả: Tiến sĩ Lâm Như Tạng
19/08/2017(Xem: 5803)
GẶP GỞ VỚI KHOA HỌC Nguyên bản: Encounter with Science (the Universe in a Single Atom) Tác giả: Đức Đat Lai Lạt Ma Chuyển ngữ: Tuệ Uyển Tôi được sinh ra trong một gia đình nông dân giản dị, những người dùng trâu bò kéo cày, và khi lúa mạch được thu hoạch, họ lại dùng trâu bò đạp và xay lúa. Có lẻ những đối tượng duy nhất có thể được diễn tả như kỷ thuật trên thế giới trong thời thơ ấu của tôi là các cây súng trường của những người lính du mục địa phương, chắc chắn là đã mua từ Ấn Độ, Nga, hay Trung Hoa.
25/04/2017(Xem: 8635)
Đức Phật đôi khi có đề cập tới tính chất và các thành phần của vũ trụ. Theo Ngài, có nhiều hình thức đời sống hiện hữu ở các nơi khác trong vũ trụ. Với đà tiến bộ nhanh chóng của khoa học ngày nay, có lẽ không bao lâu nữa chúng ta sẽ khám phá ra các loài sinh vật khác đang sống ở các hành tinh xa nhất trong dãi thiên hà của chúng ta. Có thể các chúng sanh nầy sống trong những điều kiện và qui luật vật chất khác, hay giống như chúng ta. Họ có thể hoàn toàn khác chúng ta về hình thể, thành phần và cấu tạo hoá học
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567