Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Giáo Nền Tảng Của Khoa Học

31/12/201016:15(Xem: 12825)
Phật Giáo Nền Tảng Của Khoa Học

 

PHẬT GIÁO NỀN TẢNG CỦA KHOA HỌC
Hòa thượng Prayudh Payutto
Tỳ kheo Thích Tâm Quang dịch

phatgiaonentangcuakhoahoc_thichtamquang 

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

I. KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT
Một tiến bộ đáng ngờ
Sự rời bỏ khoa học và thiên nhiên
Hai loại kỹ thuật
Vị thế của đạo đức
Khoa học và kỹ thuật không thể rời nhau
Tiến đến mức giới hạn, không tìm đuợc câu trả lời
Gía trị và động cơ
Đàng sau sự thịnh vượng...
II. TÔN GIÁO VÀ KHOA HỌC

Từ cùng lúc chung khởi đến lúc chia rẽ
Nhiều tôn giáo, một khoa học
Tuy minh bạch nhưng vẫn bối rối
Khi niềm tin vào khoa học bị lung lay, sự sùng bái tôn giáo thăng hoa
Chẳng hơn gì những sai lầm ngớ ngẩn
Khi khoa học và tôn giáo hợp nhất, nhân loại sẽ nhận thức đuợc điều thiện tối thượng.
III. KHOA HỌC VÀ TÔN GIÁO: CUỘC GẶP GỠ HAY PHÂN LY?

Giống tôn giáo, nhưng ...
Tôn giáo thiên nhiên: hiểu biết thiên nhiên bằng trí tuệ
Thiện và ác
Nghiệp Luật - Luân lý khoa học
Vấn đề tự do ý chí
IV. NIỀM TIN TRONG KHOA HỌC VÀ ĐẠO PHẬT

Vai trò của niềm tin
Sự khác biệt giữa niềm tin trong Phật Giáo và khoa học
Con người hay cái tôi là trung tâm
Khoa Học chỉ tìm hiểu sự thật của các vấn đề bên ngoài con người.
Tương đồng trong phương pháp nhưng khác biệt trong việc đặt tầm quan trọng.
Những khác biệt trong phương pháp
V. TIẾN VÀO RANH GIỚI CỦA TÂM

Giới hạn của kiến thức khoa học
Thế giới vật chất: Việc làm không hoàn tất của khoa học
Đạo đức: Một chân lý chờ đợi sự xác minh
'Cái gì chân lý', 'Cái gì phải ra sao'
Chân lý thật sẽ là nền tảng của khoa học
Chấp nhận giác quan thứ sáu
VI. MỘT VÀI ĐỀ NGHỊ ĐỂ CẢI TIẾN

Quá ít
Quá trễ
Vấn đề phát triển chỉ có thể đề cập tới khi thực sự hiểu được các giá trị
Khuyến khích kỹ thuật xây dựng
TÀI LIỆU THAM KHẢO

LỜI NÓI ĐẦU

Bài thuyết trình trong Ngày Khoa Học Quốc Gia tại Đại Học Chiang Mai, Bắc Thái Lan, ngày 16 Tháng 8 Năm 1991 với nhan đề: "Phật Giáo, Nền Tảng của Khoa Học"

Hôm nay, Phân Khoa Khoa Học của Đại Học Chiang Mai, có nhã ý cho tôi vinh dự đến đây thuyết trình với quý vị trong dịp quan trọng này. Tôi được biết đa số quý vị rất ngạc nhiên thấy một tu sĩ Phật Giáo lại được mời đến để nói chuyện về khoa học. Sự việc có vẻ hình như bất thường, tôi cảm thấy phản ứng này không có lý do xác đáng. Chúng ta hãy cùng nhau đả thông tư tưỏng trước khi vào phần thuyết trình, hầu tâm trí chúng ta được vô tư.

Quan niệm một nhà sư là chuyên gia tôn giáo nói chuyện về vấn đề khoa học có thể do kết quả của khuynh hướng hiện đại. Thời đại của chúng ta là một thời đại của các chuyên gia. Chúng ta có khuynh hướng sắp xếp các chuyên viên nào là nhà tôn giáo, khoa học gia, kinh tế gia, chính trị gia vân vân.., sắp mỗi người vào riêng lãnh vực chuyên môn riêng của mình. Nhưng chúng tôi cảm thấy chúng tôi không phải là một chuyên gia tôn giáo, và chúng tôi không muốn người ta gọi chúng tôi như vậy. Đơn giản, chúng tôi chỉ là nhà sư.

Những nhà sư và những chuyên viên tôn giáo không phải là một. Muốn trở thành một nhà sư Phật Giáo là muốn sống một cuộc sống tu hành. Nói cho hợp với xu hướng ngày nay, chúng ta có thể nói đó là cách sống "chuyên biệt". Mặt khác, tôn giáo là một ngành chuyên về kiến thức. Một người có một lối sống đặc biệt, có một vai trò xác định bởi những kỷ luật của lối sống ấy, một lối sống, trong trường hợp này, được hoạch định để người đó sống hết khả năng, về cả hai mặt cá nhân và xã hội. Các chuyên khoa ra đời là do việc phân chia kiến thức thành các loại. Trong việc phân chia này, không có sự lưu tâm đến lối sống, mà chỉ có mối quan tâm học thật đơn thuần. Duới ánh sáng ấy, coi nhà sư là một chuyên gia tôn giáo là không đúng.

Cho nên việc tổ chức thuyết trình này, "Phật Giáo, Nền Tảng của Khoa Học", không thể được coi như cuộc gặp gỡ của hai môn học thuật, nếu không, quý vị sẽ có cảm tưởng sắp sửa mục kích một cuộc đối chất kỳ dị khác thuờng.

Hãy dọn tâm trí vô tư để nhìn thấy khoa học, khoa học là đề tài thảo luận của chúng ta. Khoa học là nơi gặp gỡ của chúng ta. Các khoa học gia là những chuyên viên của ngành kiến thức này, những người liên quan mật thiết nhất đến khoa học, và bây giờ các khoa học gia sẽ cho người ngoài cơ hội nhìn vào khoa học, nhận xét về khoa học. Hiểu như vậy, chúng tôi nghĩ rằng quý vị sẽ dễ dàng theo dõi bài thuyết trình của chúng tôi.

Với tư tưởng trên, quí vị sẽ thấy, không nhất thiết diễn giả, một người không liên quan đến khoa học, phải có kiến thức rộng sâu về đề tài khoa học. Thuyết trình viên có thể biết một số vấn đề, có thể ngu dốt với một số vấn đề, có thể nói đúng hay sai, nhưng dầu sao cũng có một điều gì đạt được trong bài thuyết trình, dù chỉ là ý kiến của người bên ngoài nhìn các khoa học gia như thế nào.

Bây giờ ta thử xem, được lợi ích gì từ sự hiểu biết này? Thực tình mà nói, chúng ta không thể sống hay hành động đơn phương một mình được. Chúng ta chịu ảnh hưởng lẫn nhau về lối suy nghĩ và những biến cố chung quanh. Chúng ta có thể làm việc chặt chẽ với người khác và các ngành khác của kiến thức khác. Nếu tác động qua lại này thành công, chất lượng công việc sẽ gia tăng. Nếu tác động hỗ tương không thành công, hoạt động cũng như lãnh vực kiến thức của chúng ta sẽ không kết quả vì bị ảnh hưởng. Vì thế, mời một người ngoài nhìn vào và nhận xét về khoa học là rất hữu ích, giúp cho quý vị có tầm nhìn xa trông rộng, tác động qua lại với thế giới bên ngoài và các ngành học thuyết khác, giúp lợi ích thêm cho công việc của quý bạn. Kết quả sẽ là quan điểm khoáng đạt, linh hoạt hơn.

Cho nên chúng ta đều đồng ý nên có bài thuyết trình về khoa học dưới con mắt của một người bên ngoài, một nhà sư Phật giáo trong trường hợp này. Nhà sư Phật Giáo này có nhãn quan về khoa học như thế nào, vấn đề sẽ được trình bày sáng tỏ trong phần tới.

Một điểm phụ, chúng tôi muốn bầy tỏ cho rõ ràng trước khi vào phần chính của bài nói, có liên quan đến đầu đề bài thuyết trình mà thuyết trình viên thạm chí còn tuyên bố ngay: Phật Giáo là nền tảng của khoa học! Tôi không nêu lý do tại sao lại đặt đầu đề này ngay bây giờ, nhưng sẽ nói đầu đề này được lấy cảm hứng từ lời tuyên bố của một khoa học gia, một nhà khoa học vĩ đại. ông không nói đúng hẳn những lời như trên, nhưng tôi không nghĩ là đã xuyên tạc lời ông. Dù sao đi nữa tôi cũng không đặt quá nhiều tầm quan trọng vào vấn đề này vì lát nữa tôi sẽ trình bày sau. Tôi không nghĩ rằng quý vị lại tự mình thắc mắc về Phật Giáo có phải là nền tảng của khoa học hay không, hoặc có lợi gì sau buổi tọa đàm hôm nay, đó là chuyện mà quí vị tự do quyết định theo ý của mình.

Thêm vào, tôi muốn làm sáng tỏ ý nghĩa của hai chữ mà tôi sử dụng trong suốt bài thuyết trình, đó là ' Phật Giáo' và 'Khoa Học'.

Phật Giáo trong phạm vi này không có nghĩa chỉ là hình thức thể chế của Phật Giáo, mà là giáo lý chủ yếu, một đặc tính có tính cách trừu tượng.

Về khoa học, có thể chúng ta có vấn đề khó khăn. Một số các khoa học gia có thể cảm thấy trong phạm vi này, chỉ có Khoa Học Thuần Túy mới được cứu xét, không phải Khoa Học Ứng Dụng hay kỹ thuật.Nhưng với một người bình thuờng, khi nghĩ tới chữ 'khoa học'', thường nghĩ đến ý nghĩa tổng quát chứ không nghĩ đến nghĩa hẹp của nó. Chính tôi cũng là một con người bình thuờng, một chúng sanh, không khác biệt gì những người khác, một người bên ngoài. Cho nên, chúng tôi nói đến khoa học theo lối thông thường, không phân biệt Khoa Học Ứng Dụng hoặc Thuần Túy. Lúc nào phân biệt tôi sẽ nêu rõ khi đề cập đến.

... Về cơ bản, khoa học với thiên nhiên là một, nhưng ngày nay đa số mọi người cảm thấy cái mà ta gọi là khoa học không phải là thiên nhiên...

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/10/2011(Xem: 2948)
Khái niệm Ông Trời đã có từ lâu trong kho tàng văn chương dân gian Việt, nhưng hình ảnh Ông Trời không hề mang ý nghĩa một đấng sáng tạo vũ trụ, mà chỉ là một chúng sinh, một người rất người trên cõi trời.
02/09/2011(Xem: 5942)
Khoa học là sự hiểu biết về thế giới hiệntượng bên ngoài và các ứng dụng của sự hiểu biết ấy. Đấy là cách định nghĩa củakhoa học ngày nay. Thế nhưng cũng có một lãnh vực hiểu biết khác, thiết lập trênnguyên tắc tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu khác, đặc biệt liên hệ đên cáchiện tượng bên trong (tức nội tâm), và được ứng dụng vàocác hiện tượng như tri thức hay tâm thức chẳng hạn... Để có thể ý thức được sự kiện tất cả các hiện tượng ảo giác đều không khác nhau trên phương diện tánh không, thì nhất thiết phải tập trung sự suy tư thẳng vào tánh không.
11/08/2011(Xem: 2992)
Vô minh là một danh từ phát xuất từ Phật giáo. Dân gian ai đi chùa thì ít ra cũng quen thuộc với khái niệm “tham, sân, si”. Si mê hay vô minh nói lên một tâm trạng thiếu sáng suốt đưa đến những hành động tội lỗi trái luân lý. Khi học đạo, người ta nghĩ rằng vô minh chỉ là một khái niệm có lẽ nghiêng về luân lý (ethics) nhiều hơn là khoa học. Gần đây, khi khoa học và tâm lý học phát triển, người ta mới bắt đầu hiểu rằng vô minh có cơ sở khoa học.
25/07/2011(Xem: 6427)
Thực tập chánh niệm có thể ảnh hưởng tích cực đến nhiều hoạt động của hạch hạnh nhân, khu vực có kích thước bằng hạt đậu nằm ở trung tâm não bộ...
30/05/2011(Xem: 18536)
Phật Và Thánh Chúng The Buddha and His Sacred Disciples Chương 1: Đức Phật—The Buddha Chương 2: Đạo Phật—Buddhism Chương 3: Nhân Sinh Quan và Vũ Trụ Quan Phật Giáo Buddhist Points of view on Human Life and Buddhist Cosmology Chương 4: Chuyển Pháp Luân và Năm Đệ Tử Đầu Tiên Turning The Wheel of Dharma and The First Five Disciples Chương 5: Kết Tập Kinh Điển—Buddhist Councils Chương 6: Tam Bảo và Tam Tạng Kinh Điển Triple Jewels and Three Buddhist Canon Baskets Chương 7: Kinh và Những Kinh Quan Trọng—Luật—Luận Sutras and Important Sutras-Rules-Commentaries Chương 8: Đạo và Trung Đạo—Path and Middle Path Chương 9: Vi Diệu Pháp—Abhidharma Chương 10: Tam Thời Pháp—Three Periods of The Buddha’s Teachings Chương 11: Thân Quyến—The Buddha’s Relatives Chương 12: Thập Đại Đệ Tử—Ten Great Disciples Chương 13: Những Đệ Tử Nổi Tiếng Khác—Other Famous Disciples Chương 14: Giáo Đoàn Tăng và Giáo Đoàn Ni—Monk and Nun Orders Chương 15: Tứ Động Tâm—Four Buddhis
28/05/2011(Xem: 5486)
Mức gia tăng dân số dự báo 3 tỷ người, mức tiêu thụ thịt toàn cầu tăng gấp đôi trong vòng 40 năm tới đang dẫn chúng ta đến cuộc khủng hoảng dinh dưỡng nghiêm trọng.
19/03/2011(Xem: 4275)
Nhiều người ngày nay đã hỏi, “Có phải sự tích tập nghiệp báo là nguyên nhân của những vấn đề như động đất, thí dụ trận động đất vừa tàn phá Haiti”? Nếu trả lời điều ấy, dần dần nó được giải thích rằng tích lũy nghiệp báo của tất cả những chúng sinh trên hành tinh này chịu trách nhiệm cho những đặc trưng phổ biến của hành tinh này và những yếu tố làm nên nó. Với những nhân tố hiện diện, những định luật khách quan của vật lý đã vận hành. Thí dụ, sức nóng tăng lên và những chuyển động đa dạng làm nên kết quả, thí như những mãng của trái đất trượt lên nhau, và v.v… Một biểu hiện của chuyển động ấy là động đất. Từ quan điểm này, động đất là những kết quả không tránh khỏi của hành tinh chúng ta sinh khởi như thế ấy; và nó đã từng sinh khởi như nó là kết quả của nghiệp báo tích lũy vô cùng rộng lớn của tất cả chúng sinh những kẻ đã từng sinh sống tự bao giờ trên hành tinh này. Ông có bình luận gì về điều này?
18/03/2011(Xem: 4464)
Vì kinh Thủ Lăng Nghiêm có đề cập đến nhiều tôn giáo hoạt động vào thời Đức Phật Thích Ca còn tại thế nên chúng tôi nhân đây giới thiệu đến quý Phật tử cái nhìn đơn giản về những tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay. Trong mục này vì phải đưa ra một số dữ kiện lịch sử cho nên mặc dầu luôn cố gắng giữ mình trên cương vị khách quan, trong tinh thần xây dựng, nhưng dầu sao ít nhiều chúng tôi cũng không tránh khỏi sự sai lầm để cho cái bản ngã đáng ghét, chủ quan hẹp hòi thiển cận của mình xuất hiện. Nếu có đoạn nào không hài lòng, xin quý độc giả rộng tình bỏ qua. Chân thành cảm tạ.
13/03/2011(Xem: 13155)
Các phần lý thuyết và thực hành chứa đựng trong sách này có tác dụng dẫn dắt tâm chúng ta đến chỗ thấu hiểu sâu xa hơn về sự sống và chết, về vô thường và khổ đau.
22/02/2011(Xem: 4404)
Tôi không hề quan tâm đến chữ ism(...isme) [tức là chữ ...giáotrong từ tôn giáo]. Khi Đức Phật thuyết giảng Dharma[Đạo Pháp], Ngài không hề nói đến chữ ismmà chỉ thuyết giảng về một cái gì đó mà mọi tầng lớp con người đều có thể hấp thụ được : đấy là một nghệ thuật sống...[...]. Phải làm thế nào để trở thành một con người tốt – đấy mới chính là điều quan trọng. Thiền sư S. N. Goenka
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567