Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiểu sử HT Thích Thuyền Ấn

16/04/201318:56(Xem: 9026)
Tiểu sử HT Thích Thuyền Ấn
ht_thich_thuyen_an_final


Tiểu Sử và Công Hạnh
Đại Lão Hòa Thượng Thích Thuyền Ấn

Đại Lão Hòa Thượng Thích Thuyền Ấn, thế danh Hoàng Không Uẩn, sinh năm 1927, tại tỉnh Quảng Bình, Việt Nam.

Do túc duyên nhiều đời với Phật Pháp, năm lên 3 tuổi ngài được song thân cho vào chùa và xuất gia với Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Hồng Tuyên, khai sơn và trú trì Chùa Phổ Minh, Quảng Bình. Ngài được Hòa Thượng Bổn Sư cho Pháp Danh là Nhật Liên, Pháp Tự là Thiện Giải và Pháp Hiệu là Thuyền Ấn.

Đại Lão Hòa Thượng Thích Thuyền Ấn thuộc Thiền Phái Lâm Tế đời thứ 41. Ngài cũng là Pháp Đệ của Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang.

Đại Lão Hòa Thượng Thích Thuyền Ấn là một trong những Tăng Sĩ ra gánh vác Phật sự từ trước khi GHPGVNTN ra đời. Vào cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960, Đại Lão Hòa Thượng Thích Thuyền Ấn đã được công cử làm Hội Trưởng Hội Phật Giáo Thừa Thiên-Huế. Ngài cũng đã giảng dạy tại Phật Học Đường Nha Trang và Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang, và là giảng sư của Tỉnh Hội Phật Giáo Buôn Mê Thuộc.

Đại Lão Hòa Thượng Thích Thuyền Ấn đã du học tại Đại Học Wisconsin, Hoa Kỳ và tốt nghiệp văn bằng Cao Học. Về nước, trú tại Chùa Ấn Quang, Trụ Sở của Viện Hóa Đạo GHPGVNTN vào đầu thập niên 1970, Hòa Thượng dạy tại Đại Học Vạn Hạnh. Các sinh viên tại Vạn Hạnh và Phật tử tại Chùa Ấn Quang đều biết Hòa Thượng là người tâm đắc cuốn “Siddhartha” của văn hào Đức Hermann Hesse bởi vì trong các thời giảng Ngài đều đề cập đến tác phẩm này.

Trong Đại Hội Khoáng Đại Kỳ 7 của GHPGVNTN tổ chức tại Chùa Ấn Quang vào tháng 1 năm 1977, Hòa Thượng Thích Thuyền Ấn đã được suy cử làm Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp.

Tháng 6 năm 1977, Đại Lão Hòa Thượng Thích Thuyền Ấn đã bị CSVN bắt bỏ tù cùng với quý Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Hòa Thượng Thích Thông Bửu, Thượng Tọa Thích Thông Huệ, Thượng Tọa Thích Thanh Thế, v.v... Đến tháng 9 năm 1978 CSVN mới mở phiên tòa kết án chư tôn Giáo Phẩm Viện Hóa Đạo, vì thời gian ở tù đúng với bản án nên quý ngài đã được thả ra.

Sau khi ngồi tù về, trong tình hình GHPGVNTN bị chính quyền CSVN hạn chế, kiểm soát, gây khó khăn mọi mặt, nhưng Ngài vẫn giữ vững lập trường trung trinh với Giáo Hội cùng với chư tôn giáo phẩm tiếp tục phục vụ GHPGVNTN.

Đầu thập niên 1990, Hòa Thượng Thích Thuyền Ấn được Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Mãn Giác bảo lãnh sang Mỹ và trú tại Chùa Việt Nam, Los Angeles, California, Hoa Kỳ.

Từ đó, Đại Lão Hòa Thượng Thích Thuyền Ấn tiếp tục cùng với chư tôn đức Tăng, Ni và Phật tử hậu thuẫn đường lối của GHPGVNTN tại hải ngoại.

Mặc dù Phật sự đa đoan và tuổi cao sức yếu, Hòa Thượng Thích Thuyền Ấn vẫn nỗ lực phi thường để theo học và hoàn tất học vị Tiến Sĩ tại Đại Học Hawaii, Honolulu, Hoa Kỳ.

Tháng 5 năm 1999, trong Đại Hội Khoáng Đại Kỳ 8 của GHPGVNTN được tổ chức tại Phật Học Viện Quốc Tế, Thành Phố North Hills, California, Hoa Kỳ, Ngài đã được cung thỉnh vào Hội Đồng Chứng Minh của GHPGVNTNHNHK/VPII/VHĐ.

Tháng 10 năm 2003, tại Đại Hội Bất Thường của 4 Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Úc Châu, Âu Châu, Hoa Kỳ và Canada, tại Tu Viện Quảng Đức, Úc Châu, Ngài đã được cung thỉnh vào chức vụ thành viên Hội Đồng Trưởng Lão Viện Tăng Thống GHPGVNTN.

Tháng 9 năm 2008, trong Đại Hội Khoáng Đại Thành Lập GHPGVNTNHK được tổ chức tại Chùa Bát Nhã, thành phố Santa Ana, California, Hoa Kỳ, Ngài được cung thỉnh vào chức vụ Chứng Minh cho GHPGVNTNHK.

Thuở sinh tiền, Hòa Thượng Thích Thuyền Ấn đã phiên dịch và sáng tác nhiều tác phẩm, trong đó có bản dịch Việt Ngữ bộ Duy Thức Tam Thập Tụng của Bồ Tát Thế Thân, và nhiều bài khảo luận cũng như hàng trăm bài thơ khác. Xin trích bài thơ Thu Đông do Hòa Thượng đã sáng tác để tưởng niệm đến Ngài.

THU ĐÔNG

Thu về gom hết lá vàng,

Đông sang đốt sáng ngồi đàn dưới trăng.

Biển khơi ngắm ngọn hải đăng,

Cho thuyền lướt sóng phăng phăng đi về.

Vượt biển khổ qua sông mê,

Đốt tan phiền não u mê kiếp người.

Mặt trời thức dậy tươi cười,

Đại dương rực rỡ sáng ngời mông mênh.

Hư không vời vợi bình minh,

Thọ trì Bát Nhã Tâm Kinh tuyệt vời.

Chân như vượt thoát ý, lời,

Thời gian ngưng đọng xa khơi diệu huyền.

Chân tâm tĩnh lặng vô biên,

Tiêu tan muôn kiếp tội khiên luân hồi.

Bản lai diện mục đâu rồi,

Đem ra phơi nắng trên đồi không mây.

Mặt trời sắp lặn đồi tây,

Trăng lên thơ mộng đó đây sáng ngời.

Nai vàng ngơ ngác ven đồi,

Bâng khuâng mây trắng ngang trời trôi đi.

Nước hồ thu tợ lưu ly,

Chim bay qua đó mấy khi lưu hình.

Rừng xanh non nước hữu tình,

Bao la tinh tú lung linh muôn đời.”

(Nguồn www.buddhahome.net , Văn Học Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại Sưu Khảo)

Cách nay hơn một năm, Đại Lão Hòa Thượng Thích Thuyền Ấn đã lâm trọng bịnh. Từ đó đến nay, Ngài đã được nhân viên bệnh viện, viện dưỡng lão và chư Tăng Ni Chùa Bát Nhã tận tình chăm sóc. Nhưng, vì tuổi già sức yếu, tấm thân tứ đại hao mòn, Ngài đã thuận theo lẽ tự nhiên của thuyết vô thường xả bỏ báo thân vào lúc 12:15 phút sáng ngày 31 tháng 10 năm 2010, tại Thành Phố Garden Grove, California, Hoa Kỳ, đúng vào ngày Chùa Bát Nhã cung tiễn Phật Ngọc Hòa Bình Thế Giới, sau hơn một tuần cung nghinh chiêm bái.

Ngài ra đi, Giáo Hội mất đi một vị giáo phẩm trung kiên, tăng già Phật Giáo Việt Nam mất đi một cây đại thọ che bóng, Tăng, Ni và quần chúng Phật tử mất đi một vị đạo sư khả kính.

Hôm nay, trước Giác Linh Đài của Ngài, Tăng tín đồ Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ nói riêng và hải ngoại nói chung thành tâm cúi đầu đảnh lễ, cung tiễn Giác Linh Đại Lão Hòa Thượng Tân viên tịch vào Niết Bàn tịch tịnh, và ngưỡng nguyện Ngài sớm trở lại Ta Bà để tiếp tục hạnh nguyện hoằng pháp lợi sinh.

Nam Mô Từ Lâm Tế Chánh Tôn Tứ Thập Nhất Thế Húy thượng Nhật hạ Liên, Tự Thiện Giải, Hiệu Thuyền Ấn Đại Lão Hòa Thượng Giác Linh Liên Tọa Chứng Giám.

(Môn đồ pháp quyến tại Hoa Kỳ phụng soạn)

----o0o---
Vi tính: Huỳnh Tấn Lê - Tâm Huy

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/11/2022(Xem: 13770)
Bấy giờ, tôi khoảng chín tuổi, một hôm đi xem đưa đám tang ông Võ Hờ trong xóm, thấy mọi người đi sau đám tang đều khóc nức nở và tức tối. Thấy họ khóc, tôi cũng khóc, nhưng bấy giờ tôi không biết tại sao tôi lại khóc như vậy.
31/10/2022(Xem: 12229)
SOTAPATTI, quả vị Dự lưu, là cấp bậc đầu tiên trong bốn cấp bậc giác ngộ được đề cập trong Phật giáo Sơ kỳ. Tên gọi của quả vị nầy là từ ý nghĩa của một hành giả nhập vào dòng chảy không thối chuyển (sotāpanna, thánh Dự lưu) đưa đến giải thoát hoàn toàn. Dòng chảy nầy chính là đường thánh tám chi (Bát chi Thánh đạo, SN 55:5, kinh Sāriputta), là dòng sông hướng đến Niết-bàn cũng giống như sông Hằng chảy ra biển cả (SN 45:91, kinh Phương đông). Thời gian cần thiết để dòng sông nầy tiến đến mục tiêu tối hậu là tối đa bảy kiếp sống, không kiếp nào tái sinh trong cõi giới thấp hơn cõi người (SN 55:8, kinh Giảng đường bằng gạch).
29/10/2022(Xem: 6371)
Nhận tin nhắn trễ trên Viber sau khi đã ra khỏi nhà, và mãi đến trưa con mới trở về nên con chỉ nghe lại bài phỏng vấn này do TT Thích Nguyên Tạng có nhã ý cho chúng đệ tử học hỏi thêm giáo lý Phật Pháp trước khi Ngài trở về trú xứ Hoa Kỳ sau 3 tuần tham dự Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư và Lễ Mừng 32 năm Khai Sơn Tu Viện Quảng Đức, vào trước giờ có pháp thoại của Tổng Vụ Hoằng Pháp và Giáo Dục của Giáo Hội Úc Châu cùng ngày. Tuy nhiên với sự ngưỡng mộ của con đối với bậc cao tăng trí tuệ viên minh, diệu huyền thông đạt như Ngài, mà những lời Ngài trình bày qua những kinh nghiệm tu chứng hành trì, hạnh giải tương ưng thu thập được trong suốt hơn 46 năm qua đã khiến con phấn chấn tu tập hơn, hầu đạt được mục đích tối cao mà Đức Phật đã truyền trao nên con đã nghe lại đôi lần vào hôm nay để có thể uống được cam lồ qua những lời đáp trao đổi Phật Pháp. Thành kính tri ân TT Thích Nguyên Tạng và HT Thích Đồng Trí và kính xin phép cho con chia sẻ lại những gì con đã học được.
13/07/2022(Xem: 8585)
Phải nói là khi nhận được tin TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng sẽ có bài pháp thoại giảng tại Thiền Lâm Pháp Bảo hôm nay (12/7/2022) lại vừa nghe tin tức mưa lớn và lụt tràn về Sydney mấy ngày qua, thế mà khi nhìn vào màn ảnh livestream lại thấy khuôn viên thiền môn trang nghiêm thanh tịnh quá, dường như thời tiết khí hậu chẳng hề lay động đến nơi chốn này, nơi đang tập trung những người con cầu tiến muốn hướng về một mục đích mà Đức Phật hằng mong chúng ta đạt đến : Vô Sanh để thoát khỏi vòng sinh tử .
15/06/2022(Xem: 7649)
Tôi thật chưa tìm ra cuốn nào như cuốn này, tác giả viết từ những năm 50s, hữu duyên được dịch ra tiếng Việt vào những năm 80s… Tìm lại được bản thảo sau khoảng 33 năm (2021). Tốn thêm một năm hiệu đính trên đường ta bà, gọt dũa lại.
17/11/2021(Xem: 20008)
Nghiệp, phổ thông được hiểu là quy luật nhân quả. Nhân quả cũng chỉ là mối quan hệ về tồn tại và tác dụng của các hiện tượng tâm và vật trong phạm vi thường nghiệm. Lý tính của tất cả mọi tồn tại được Phật chỉ điểm là lý tính duyên khởi.266F[1] Lý tính duyên khởi được nhận thức trên hai trình độ khác nhau. Trong trình độ thông tục của nhận thức thường nghiệm, quan hệ duyên khởi là quan hệ nhân quả. Chân lý của thực tại trong trình độ này được gọi là tục đế, nó có tính quy ước, lệ thuộc mô hình cấu trúc của các căn hay quan năng nhận thức. Nhận thức về sự vật và môi trường chung quanh chắc chắn loài người không giống loài vật. Trong loài người, bối cảnh thiên nhiên và xã hội tạo thành những truyền thống tư duy khác nhau, rồi những dị biệt này dẫn đến chiến tranh tôn giáo.
14/11/2021(Xem: 16479)
Một thuở nọ, Đức Thế Tôn ngự tại xứ Sāvatthi, gần đến ngày an cư nhập hạ suốt ba tháng trong mùa mưa, chư Tỳ khưu từ mọi nơi đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, xin Ngài truyền dạy đề mục thiền định, đối tượng thiền tuệ thích hợp với bản tánh của mỗi Tỳ khưu. Khi ấy, có nhóm năm trăm (500) Tỳ khưu, sau khi thọ giáo đề mục thiền định xong, dẫn nhau đến khu rừng núi thuộc dãy núi Himavantu, nơi ấy có cây cối xanh tươi, có nguồn nước trong lành, không gần cũng không xa xóm làng, chư Tỳ khưu ấy nghỉ đêm tại đó. Sáng hôm sau, chư Tỳ khưu ấy dẫn nhau vào xóm làng để khất thực, dân chúng vùng này khoảng một ngàn (1.000) gia đình, khi nhìn thấy đông đảo chư Tỳ khưu, họ vô cùng hoan hỉ, bởi vì những gia đình sống nơi vùng hẻo lánh này khó thấy, khó gặp được chư Tỳ khưu. Họ hoan hỉ làm phước, dâng cúng vật thực đến chư Tỳ khưu xong, bèn bạch rằng: – Kính bạch chư Đại Đức Tăng, tất cả chúng con kính thỉnh quý Ngài an cư nhập hạ suốt ba tháng mùa mưa tại nơi vùng này, để cho tất cả chúng con có
08/11/2021(Xem: 11522)
Đây chỉ là chiếc thuyền nan, chưa tới bờ bên kia, vẫn còn đầy ảo tưởng chèo ra biển cả. Thân con kiến, chưa gột sạch đất cát, bò dưới chân Hy Mã Lạp Sơn, nghe tiếng vỗ của một bàn tay trên đỉnh cao. Chúng sinh mù, nếm nước biển, ngỡ bát canh riêu cá, Thế gian cháy, mải vui chơi, quên cảnh trí đại viên. Nắm vạt áo vàng tưởng như nắm lấy diệu quang, bay lên muôn cõi, theo tiếng nhạc Càn Thát Bà réo gọi về Tịnh Độ, ngửi mùi trầm Hương Tích, an thần phóng thoát. Con bướm mơ trăng Cực Lạc, con cá ngụp lặn dưới nước đuôi vàng như áo cà sa quẫy trong bể khổ, chờ thiên thủ thiên nhãn nghe tiếng sóng trầm luân vớt lên cõi Thanh văn Duyên giác. Những trang sách còn sở tri chướng của kẻ sĩ loanh quanh thềm chùa Tiêu Sơn tìm bóng Vạn Hạnh, mơ tiên Long Giáng lào xào bàn tay chú tiểu Lan trên đồi sắn.
07/11/2021(Xem: 11971)
Kinh Vô Lượng Nghĩa nói “vô lượng pháp từ một pháp mà sinh ra”. Ma Ha Chỉ Quán của Thiên Thai Trí Giả (538-597), quyển 5, nói: “Phật bảo các Tỳ-kheo, một pháp thâu nhiếp tất cả pháp, chính là Tâm”. Phổ môn là vô lượng giáo pháp. Vô lượng giáo pháp này cũng từ một giáo pháp mà sinh ra. Một giáo pháp phổ cập tất cả gọi là phổ môn. Chư Phật thuyết giáo thuận theo Tâm của chúng sinh. Giáo là những ngôn từ được thuyết ra cho những chúng sinh chưa thấu suốt. Pháp là những phương thức với nhiều tướng trạng giống nhau hoặc khác nhau. Tâm ý chúng sinh có bao nhiêu ngõ ngách thì giáo pháp có chừng ấy quanh co. Chư Phật dùng muôn vàn phương tiện khế cơ mang lại lợi ích cho chúng sinh. Ngài Xá Lợi Phất từng nói: “Phật dùng nhiều thứ nhân duyên và thí dụ, phương tiện ngôn thuyết như biển rộng khiến tâm người trong pháp hội được yên ổn, con nghe pháp ấy khiến lưới nghi dứt” là nghĩa trên vậy.
05/09/2021(Xem: 14897)
Bắt đầu gặp nhau trong nhà Đạo, người quy-y và người hướng-dẫn biết hỏi và biết tặng món quà pháp-vị gì cho hợp? Thực vậy, kinh sách man-mác, giáo-lý cao-siêu, danh-từ khúc-mắc, nghi-thức tụng-niệm quá nhiều – nghiêng nặng về cầu-siêu, cầu-an – không biết xem gì, tụng gì và nhất là nhiều người không có hoàn-cảnh, thỉnh đủ. Giải-đáp thực-trạng phân-vân trên, giúp người Phật-tử hiểu qua những điểm chính trong giáo-lý, biết qua sự nghiệp người xưa, công việc hiện nay và biết đặt mình vào sự rèn-luyện thân-tâm trong khuôn-khổ giác-ngộ và xử-thế, tôi biên-soạn cuốn sách nhỏ này. Cuốn sách nhỏ này không có kỳ-vọng cao xa, nó chỉ ứng theo nhu-cầu cần-thiết, mong giúp một số vốn tối-thiểu cho người mới vào Đạo muốn tiến trên đường tu-học thực-sự. Viết tại Sài-thành mùa Đông năm Mậu-tuất (1958) Thích-Tâm-Châu
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567