Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

9. Môi Trường mới của Thân Trung Ấm

24/10/201406:00(Xem: 5353)
9. Môi Trường mới của Thân Trung Ấm

Vén Bức Màn Bên Kia Cõi Chết
Tác giả: Đức Hạnh Lê Bảo Kỳ

Xuất bản tại Hoa Kỳ 2005

 

---o0o---

MÔI TRƯỜNG MỚI CỦA NHỮNG THÂN TRUNG ẤM ĐẾN THỌ THÂN

 

Thức A-Lại-Da có mặt trong tất cả các chủng loại chúng sinh hữu hình và vô hình trong tam giới, lục đạo.

Về các chủng loại chúng sinh hữu hình như các chủng tộc loài người, các loài súc sinh lớn, nhỏ và li ti, có cánh, không cánh, hai chân, nhiều chân, không chân, đều ở chung không gian với loài người trên mặt đất, dưới biển, sông ngòi, ao hồ, rạch mương, thân cây, ghềnh đá, v.v... Tất cả đều có thức A-Lai-Da ẩn tàng trong bản thân làm chủ chỉ đạo cho thân nói ra lời (người), tru (chó), gầm gừ (cọp, sư tử), hót (chim), ngao ngao (mèo), v.v... và hành động mưu sinh... Không có thức A-Lai-Da trong bản thân, thì bản thân chỉ là một cục thịt. Cho nên bản thân bằng thịt có máu đỏ, máu trắng chỉ là cái vỏ, cái áo, không phải người thật, súc sinh thật; mà người thật, súc sinh thật, đó là thức A-Lại-Da, còn gọi là tâm ý. Đức Phật đã thấy được thức A-Lại-Da (Như lai tạng bị vô minh bao phủ) có trong bốn loài chúng sinh: thai sinh, noãn sinh, thấp sinh và hóa sinh. Cho nên Đức Phật đã dạy con người (con vật tối linh) đừng nên sanh tâm sát hại các loài súc sinh, vì chúng biết đau khổ, đói khát, nhớ thương, buồn vui, tình nghĩa... Tức là tất cả chúng sinh đều có Phật tánh (Như lai tạng), nhưng vì bị vô minh bao phủ nên có sinh tử luân hồi, thì thức A-Lại-Da là cái tên biểu thị cho Như lai tạng bị vô minh bao phủ như đã được thuyết minh ở phần trước về đề tài “Thức A-Lại-Da có phải là linh hồn?”

Như đã nói, vai trò của thức A-Lai-Da là mang theo toàn bộ tổng thể nghiệp thiện, ác, sau khi ra khỏi xác chết, rồi tự kiến tạo thân Trung ấm là thân đợi chờ đến môi trường mới để thọ thân chúng sinh theo lực của định nghiệp là cái nhân quyết định. Vì do lực của định nghiệp, mà sự ra đi đến môi trường mới của các thân Trung ấm không có thời gian hạn định quả quyết phải là đúng 49 ngày, rất là vô chừng. Cho nên có những thân Trung ấm, qua một tuần, hai tuần mới ra đi v.v... Có những thân Trung ấm không đi đâu hết, chấp nhận thực tại làm môi trường sống. Thì, đây cũng chính là do định nghiệp của họ, bởi vì trước khi xả bỏ xác thân trần thế, tâm tư họ có khởi lên hoài bão, ước muốn nhắm đến một mục tiêu nào đó, chứ không phải định nghiệp trọng tội. Sau đó thân Trung ấm bị giải thể, chuyển qua cái thân ma vô hình với thời gian vô định để thực hiện mục tiêu ước muốn. Chẳng hạn câu chuyện Viên Án Triệu Thố được chứng minh rõ thực, trong đó Triệu Thố đã làm kiếp ma với thời gian hằng trăm năm để thực hiện mục tiêu báo thù Viên Án. Và những câu chuyện: Chị của giáo sư Định làm kiếp ma 30 năm, các vong linh hiện về khiếu nại với quan chức chính quyền vì bị chết oan, xử oan, v.v... như đã nói ở trước.

Bất cứ thân Trung ấm nào cũng đều chứa đựng vô minh, vọng thức nhiều hoặc ít, là lá chắn ngăn che (ấm – uẩn) Phật tánh, cho nên phải đi đến môi trường mới để thọ thân. Trước khi ra đi, thân Trung ấm của họ bị chết ngất từ một lần cho đến bảy lần, sau đó thân tướng bị giải thể, chỉ còn lại chủng tử nghiệp (ấm, uẩn) trong thức A-Lại-Da, tức là thức A-Lại-Da trở về lại nguyên hình một khối nghiệp quả di động do có biết (thức).

Môi trường mới, mà thức A-Lại-Da đến tiếp nhận để thọ thân hữu hình và vô hình là tại sáu cõi trong tam giới. Hữu hình là thân được kiến tạo bởi bốn thứ lớn: đất, nước, gió, lửa và những vật chất khác ngay tại trái đất này làm cho mắt con người thấy rõ.

Chúng sinh hữu hình tại trái đất này, đó là loài người và súc sinh muôn loài lớn, nhỏ, cực nhỏ, li ti.

Môi trường mà thức A-Lại-Da đến thọ thân chúng sinh hữu hình là tử cung của mẹ (con cái), đó là thai sinh. Trong lòng trứng, đó là noãn sinh. Nơi ẩm thấp, đó là thấp sinh. Nơi ẩm ướt, đó là hóa sinh. Bốn nơi trên, ở đó có tế bào sống âm dương là thức A-Lai-Da liền hòa nhập vào mà thọ sinh mệnh. Tức là một sinh mệnh chúng sinh hữu hình được thành thân phải hội đủ ba thứ: tế bào sống âm dương (tinh trùng + noãn châu) và thức A-Lại-Da. Nếu một trong ba yếu tố đó bị thiếu, thì không thể thành sinh mệnh. Cho dù môi trường không phải là tử cung bụng mẹ, mà là cái ống nghiệm, trong đó có tinh trùng và noãn châu, thức A-Lai-Da vẫn nhập vào một cách thông suốt.

Nói rõ hơn, bất cứ nơi nào, như trong đống rơm, rác rến, mặt đất ẩm ướt, thân cây, bờ nước ẩm, trong nồi niêu có chất ôi thối, v.v... Một khi ở những nơi đó có tế bào sống âm dương hiện hữu, tức thì A-Lại-Da mang quả báo nghiệp súc sinh hòa nhập vào mà thọ thân. Âm dương được nói tại những nơi trên là khí nóng ban ngày, khí lạnh ban đêm, chứ không phải cha mẹ, đực cái, trống mái như loài thai sinh, noãn sinh.

Qua những câu chuyện: con rận trong bâu áo cà sa, con sâu trong đốt mía, các hài nhi con người được ra đời khỏe mạnh và lớn lên từ ống nghiệm, cũng như những con đom đóm được sinh ra từ đống rơm, lá ủ mục nát. Những côn trùng nhỏ có cánh được sinh ra từ những trái cây ôi thối, trong nồi có thức ăn lên men, những con mọt trong thùng gạo, v.v... là những dữ kiện chứng minh về môi trường mới của những thức A-Lai-Da đến thọ thân chúng sinh hữu hình.

 

Như đã nói, thức A-Lại-Da cũng chính là một kho tàng chủng tử, hoạt động của nó rất thâm hậu, mắt phàm không thể thấy được trọng lượng, dung chứa, nơi chốn nhất định nào của nó, nhưng nó có khả năng đến bất cứ nơi nào gần nhất, xa nhất, hằng trăm năm ánh sáng ngoài không gian vô tận và nơi nào có lớp vỏ bao bọc kín đáo nhất, nhỏ nhất như vi trần, nó vẫn vào thọ thân chúng sinh. Cho nên nói thức A-Lai-Da tức chủng tử (hạt giống) nhỏ, thì nó nhỏ hơn hạt bụi. Nói lớn, nó lớn bao trùm khắp tam thiên đại thiên thế giới. Dù nó nhỏ hơn hạt bụi như vậy, nhưng nó có khả năng sẽ trở thành một con voi lớn, một đế vương trị vì thiên hạ ở cõi trần, một thiên vương ở cõi trời, một thánh nhân, một vị Phật... Và dù rộng lớn như tam thiên đại thiên thế giới như vậy, nhưng nó sẽ trở thành thân chúng sinh nhỏ như con vi trùng, con phù du, con mọt, con kiến... bởi bảy quan năng rung động, hằng chuyển bất diệt của nó.

Do từ sự rung động của bảy quan năng cảm nhận, mà có những thức A-Lại-Da tự tạo cho mình một môi trường mới, đó là thực tại. Thực tại bên kia cõi chết là một thứ không gian có vô số chiều, chứ không phải 3 chiều như không gian của cõi trần. Sau khi thức A-Lại-Da tự thác sinh thân vô hình là Thánh, Thần, Tiên, Diêm Vương, quỷ vương, quỷ đói, quỷ dữ, yêu tinh, ma trơi, ma xó, âm hồn, cô hồn... liền sống trong một chiều không gian trong vô số chiều không gian.

Trong vô số chiều không gian của các loài chúng sinh vô hình đó, có những chiều không gian hực lửa nóng bức, lạnh tái tê, âm u lờ mờ, đen tối, sâu thẳm, đỏ rực, bén nhọn, v.v... Đó là những loại địa ngục do từ nghiệp quả ác trong thức A-Lại-Da biến hiện ra để tự sát phạt. Và có những chiều không gian thanh tao, trang nhã, đó là cảnh giới của các loài A-Tu-La (Thánh, Thần, Tiên) do từ thức A-Lại-Da rung động mà có.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/08/2010(Xem: 4486)
Trăm năm ngó xuống đời hư ảo - Phút chốc nhìn lên ngộ lẽ trời.
08/08/2010(Xem: 9251)
Đức Phật đã nói rằng trong tất cả những mùa khác nhau để cày cấy, mùa thu là mùa tốt nhất, trong tất cả những loại nhiên liệu để đốt, thì phân bò là tốt nhất, và trong tất cả những loại tỉnh giác khác nhau, sự tỉnh giác về sự vô thường và cái chết thì hữu hiệu nhất. Cái chết là điều nhất định, nhưng khi nào nó giáng xuống thì bất định. Nếu chúng ta thực sự đương đầu với sự việc, chúng ta không biết được cái gì sẽ tới trước – ngày mai hay cái chết. Chúng ta không thể hoàn toàn quả quyết rằng người già sẽ chết trước và người trẻ còn ở lại phía sau.
04/08/2010(Xem: 3766)
Vào ngày 23 tháng 02 năm 2008, Hòa Thượng Thánh Nghiêm có cuộc nói chuyện với đức cha thiên chúa giáo Đơn Quốc Tỉ về quan điểm sinh tử. Hôm nay, Hòa thượng đã xã báo an tường, thu thần thị tịch, để tỏ lòng tưởng niệm đến cố giác linh Ngài, Biên tập viên Minh Bửu đã biên dịch lại cuộc đối thọai này.
04/08/2010(Xem: 4431)
Chết là chủ đề, hầu hết mọi người không muốn nghe, không muốn bàn đến hoặc nghĩ đến. Tại sao như vậy? Và cho dù, chúng ta thích hoặc không thích, thì mỗi chúng sẽ phải chết trong một ngày nào đó. Thậm chí trước khi đối mặt với cái chết của bản thân, chúng ta sẽ đối mặt với những cái chết của người khác ( người trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…) Chết là điều sẽ xảy ra, là phần của cuộc sống, vì vậy tốt nhất là chúng ta nên đón nhận nó với quan điểm tích cực hơn là sợ hãi và phủ nhận nó. Cuốn sách “ Chuẩn bị cho cái chết và giúp đỡ người chết ” được dịch từ nguyên tác của Sangye Khadro, sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về cái chết./.
04/08/2010(Xem: 7256)
Đối với đa số, cái chết thường được quan niệm như một vách ngăn giữa hai thế giới: người mất–kẻ còn, hay cõi âm và dương thế. Trong cái nhìn của đạo Phật, cái chết được xem là một phần tự nhiên của cuộc sống. Trước sự ra đi của người thân, nhiều người thường rất đau buồn, đôi khi quên đi những sự chăm sóc và giúp đở cho người đã khuất một cách thiết thực và ý nghĩa. Nhân mùa Vu Lan–Báo hiếu PL.2546-2002, NSGN giới thiệu cùng bạn đọc về lời của một người ở thế giới bên kia, nguyên giáo sư Đại Học Y Khoa Geneve (Thụy Sĩ) với các con của ông, và vài gợi ý về phương pháp chăm sóc, giúp đở người thân trong tình trạng đặc biệt: ốm đau nặng hoặc lâm chung...
04/08/2010(Xem: 3946)
Phật giáo trả lời khẳng định. Phật giáo cho rằng tất cả chúng sinh, trừ các bậc đã giải thoát khỏi sinh tử (các vị A La Hán của tiểu thừa giáo) hay là các bậc đã tự chủ đối với sinh tử (các bậc thánh Bồ Tát của đại thừa), còn thì tất cả đều ở trong vòng sinh tử luân hồi.
04/08/2010(Xem: 5230)
Là con người, chúng ta có khuynh hướng bám víu vào đời sống của chính mình. Nhà Phật gọi đó là chấp thủ. Do đó, chúng ta thường tránh né nghĩ về- quá trình đi đến- cái chết của chúng ta. Sogyal Rinpoche nói rằng, chúng ta hoặc trốn chạy cái chết, hoặc chúng ta thờ ơ không nghĩ về nó và cho đó là lẽ tự nhiên. Tuy nhiên, Rinpoche nói, sự chết đối với chúng ta lại là giây phút quan trọng nhất trong đời sống của mình. Rinpoche (tiếng Tây tạng có nghĩa là:“vật báu” ) là tác giả của cuốn sách “Tạng thư sống chết”. Cuốn sách này đã được bán 1 triệu 500 bản ngay lần xuất bản đầu tiên và gần đây đã được tái bản lần thứ 10.
04/08/2010(Xem: 6361)
"Đời sống mong manh, chết là điều chắc chắn" Đó là câu châm ngôn nổi tiếng trong Phật Giáo. Biết rõ Chết mong manh và là một hiện tượng tự nhiên mà mọi người phải đương đầu, chúng ta không nên sợ cái chết. Nhưng tất cả chúng ta đều sợ chết vì không nghĩ về điều không tránh được. Chúng ta thích bám víu vào đời sống, vào xác thân và phát triển quá nhiều tham dục và luyến ái.
04/08/2010(Xem: 7337)
Trong những lần trước, chúng ta đã tìm hiểu về đời sống bên kia cửa tử qua lời kể của những người đã chết rồi hồi sinh (Near death experience). Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu về những áp lực vật chất đối với những người vừa từ trần. Theo kinh Địa Tạng, những người tạo ác nghiệp khi chết sẽ trở thành ngạ quỷ hay súc sanh. Ngạ quỷ là quỷ đói, bụng to bằng cấi trống nhưng cái họng chỉ bé bằng cái kim nên ăn uống mãi mà cũng không no. Có l điều này ám chỉ những vong linh còn nhiều dục vọng, vẫn thèm khát cái thú vui vật chất nhưng vì không còn thể xác để thỏa mãn nên bị dục vọng hành hạ biến thành một loài quỷ đói. Theo các sách vở viết về thế giới bên kia thì đay là một cõi được cấu tạo bằng những chất liệu rất thanh và nhẹ so với nguyên tử cõi trần nên muốn sống một cách thảnh thơi, các vong linh khi qua đay phải biết loại bỏ đi những phần tử nặng trược tích tụ trong kiếp sống ở cõi trần như dục vọng, sự quyến luyến, lòng ham ăn uống hay đòi hỏi xác thịt.
05/05/2010(Xem: 11781)
Đại lễ Kỳ Siêu ngày 18 tháng hai năm Giáp Ngọ tại chùa Phật Ân
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567