Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Hạng Vong Linh không hiện về

23/10/201416:41(Xem: 6195)
3. Hạng Vong Linh không hiện về

 

Vén Bức Màn Bên Kia Cõi Chết
Tác giả: Đức Hạnh Lê Bảo Kỳ

Xuất bản tại Hoa Kỳ 2005

 

---o0o---

 

 

HẠNG VONG LINH KHÔNG HIỆN VỀ

 

Hạng vong linh không hiện về được chia làm hai hạng

1.- Hạng thứ nhất. Hạng này là lúc còn sống trên đời, tâm họ buông xả tất cả, không bị dính mắc vào phiền não, thị phi thế gian, không sinh tâm luyến ái chấp thủ việc này việc nọ từ trong gia đình ra ngoài xã hội, tất cả đều bỏ ngoài hành lang trí óc, chỉ chuyên tâm vào định, không còn mảy may vọng niệm nào lưu giữ trong nội thức. Cho nên sau khi xả bỏ báo thân ngũ uẩn, thức A-Lại-Da của họ vừa ra khỏi xác, liền được thác sinh vào các thế giới chư Phật, các cõi Trời theo mức độ thanh tịnh tâm, mặc dù trong giờ phút lâm chung, họ thấy, biết hết trạng thái và tư tưởng của mọi người còn sống từ trong gia đình, ngoài xã hội ở gần, ở xa hàng ngàn cây số, ai thương, ai ghét, chê trách, giận hờn, ai còn vu khống, hoài nghi, ai phản bội ân nghĩa, bất hiếu, bất trung, đạp đổ đạo lý phụng thờ, v.v... Họ vẫn an nhiên, tự tại ra đi, không sinh ý niệm nhìn lại. cho nên thức A-Lại-Da của họ bên kia cõi chết được gọi là Chơn linh, Giác linh.

 

2.- Hạng thứ hai. Hạng vong linh thứ hai không thể hiện lên, hiện về được, mặc dù quan năng thứ sáu trong thân trung ấm của họ rất muốn hiện về bên của cải để giữ lấy không muốn cho kẻ khác dùng, bên người tình dang dở để ân ái, bên người tình phản bội để trừng phạt, bên người mắc nợ để đòi nợ, bên người mượn nợ để trả nợ, bên người gây oán để trả thù, bên người vu oan để nguyền rủa, bên con cháu có hiếu đễ nói lời cưng, bên con cháu phản bội không phụng thờ để trừng phạt, v.v... Nhưng không thể thực hiện  theo ý muốn bởi vì thức A-Lại-Da của họ sau khi ra khỏi xác chết chừng vài giờ, một ngày, hai ngày gọi là thân tử ấm, là thời gian mơ màng như giấc ngủ say. Đến khi tỉnh lại biết mình chết, là lúc chuyển đổi qua thân trung ấm (thân ước vọng). Tức khắc bị thác sinh vào ba đường ác do nhìn thấy lại một chuỗi dài tội ác liên tục hiện ra làm cho họ hãi hùng là năng lực chìm xuống ba đường ác, cho nên tâm là biểu hiện cho thiên đàng, cực lạc, địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh.

Trong chuỗi dài tội ác cũ mà họ nhìn thấy lại được tựu trung như: sự nghi ngờ, sự vu oan, vu khống kẻ khác việc này việc kia khi người đó không có hành động. Say mê lục dục, thất tình, phá hoại gia cang người khác. Tà dâm  (ăn nằm) với người nam, kẻ nữ không phải là chồng, vợ mình. Dùng lời xuyên tạc, láo lường, ác khẩu chửi bới kẻ khác hay hành động thù hận người khác một cách vu vơ do nghe lời đồn đãi của kẻ phá hoại. Ngôn ngữ và hành động tà bậy gây chia rẽ tập thể (tôn giáo, cộng đồng), lường gạt của cải, đâm chém giết người, v.v...

Chuỗi dài tội ác đó là đầu cân nặng trĩu chìm xuống. Còn đầu cân bị hỏng lên cao,mặc dù nó có chứa phước đức cũ, như mua chùa, đúc chuông, đúc tượng, in kinh sách, bố thí kẻ nghèo, nhưng tâm tư vốn ngã mạn, ỷ có tiền sinh lòng khinh khi kẻ khác ít tiền bạc, tự mãn về đường tu của mình là có tụng kinh Pháp Hoa, kính trọng tăng bảo hơn người, nên sinh tâm nghi ngờ oán thù người khác một cách vu vơ khi chưa thấy rõ sự thật... Do vậy mà không đủ năng lực siêu thoát, hiện lên, hiện về, chỉ có đi xuống 3 đường ác trước đã, gọi là tội trọng phước khinh, tức là cái nào nặng (phước và tội) thức A-Lại-Da theo đó.

Sau khi trả hết nghiệp ở ba đường ác họ sẽ được thác sinh về lại kiếp người do tích lũy nghiệp thiện cũ. Khi được trỡ lại kiếp người, chừng đó họ được người mắc nợ tiền, tình, trả nợ tiền tình. Ngược lại phải trả nợ tiền tình cho kẻ khác. Sự được trả nợ và đòi nợ này giống như người được ra khỏi nhà tù làm ăn khá đem tiền trả nợ hay đi đòi nợ vì lúc ra tù còn túng bấn. Do vậy ta đừng lấy làm ngạc nhiên, tại sao có những đứa con có hiếu với cha mẹ, có những cặp vợ chồng đang sắc se hạnh phúc, bỗng nhiên xa lìa nhau mà không lời oán hận. Tại sao người này bị người kia sát hại, v.v...

Cho nên nhân quả báo ứng là một định luật công bằng không thiên vị cho một ai theo quy luật của Hoa Nghiêm “Cái này có, cái kia có. Cái này không, cái kia không”. Tức là tâm Chơn đi lên, tâm Vọng đi xuống. Chẳng hạn, như vị Chân Sư

kia suốt đời tu hành chơn chánh, nhưng trong giờ phút lâm chung, thức A-Lại-Da của ngài bị thác sinh làm con sâu trong đốt mía, chỉ vì một tâm vọng rất nhỏ là luyến tiếc không được ăn cây mía sau vườn chùa đang lên ra lóng ngon ngọt do công lao đã vun trồng tưới tắm.

Và vị Thánh Tăng trong thời Phật còn tại thế bị thác sinh làm con rận trong bâu áo cà sa, chỉ vì sinh tâm luyến tiếc chiếc áo cà sa mới, chưa được mặc nhiều ngày trong giờ phút sắp lâm chung.

Chỉ có vọng tâm luyến tiếc về mình thôi, mà đã bị thác sinh làm thân súc sinh bé nhỏ. Huống là sinh khởi vọng tâm hướng về người khác, nhất hạng nghi ngờ gán ghép người kia, kẻ nọ đã làm việc nọ, việc kia một khi chưa hội đủ dữ kiện, chỉ do nghe người khác nói, là đồng lõa với kẻ phá hoại tập thể là một tội rất lớn. Đó là tội Nghi, vì đem phiền não đến cho kẻ khác, đúng Nghi là một trong sáu căn bản phiền não, mà người trong Đạo Phật trên bước đường tu tập không nên sinh lòng nghi người khác, theo lời Phật dạy như vậy.

Bởi vì người tu tập Phật pháp ai cũng muốn tránh né phiền não, hết lòng gạt bỏ phiền não ra khỏi tâm mình để được an lạc. Nhưng tại sao lại ưa đem phiền não đến cho kẻ khác? Chẳng những nghi bằng ngôn ngữ ra giấy tờ với lời khẳng định, mà lại còn có hành động hận thù ra mặt giữa chốn thiền môn là nơi đất tịnh (Tịnh Độ).

Tâm nghi là một dòng tâm rung động bất diệt, nó đang hiện hữu ở trong tâm người nghi và người bị nghi. Cho nên đừng nghĩ rằng sẽ được đi lên do tụng Pháp Hoa và mua chùa cho Tăng Bảo, đúc nhiều chuông, v.v... Đó chỉ là phước báo hữu lậu thôi. Cái chân tâm, không còn vọng niệm, hoài nghi, đố kỵ, biên kiến... mới đích là con đường giải thoát cho những ai đang mong muốn. Và đừng nghĩ rằng “Tôi sinh lòng nghi, vu oan... xong rồi là tôi hết”. Hết, không có nghĩa là người nghi được hết, mà là hết là người bị nghi được hết. Hết là hết sự buồn phiền bực tức sau khi được giải tỏa. Vì vậy mà tâm người bị nghi còn buồn phiền bực tức, tâm của người sinh lòng nghi vẫn còn tội ác. Cho nên Đức Phật đã dạy rất  kỹ cho các hành giả trên bước đường tu tập Phật pháp để được giải thoát sinh tử là đừng nghi ngờ ai cả.

Những tư tưởng và hành động bất tịnh như đã được thống kê vừa rồi, chính là những cặp kính màu của loài A-Tu-La (màu lục mờ), Súc Sinh (xanh mờ), Ngạ Quỷ (đỏ mờ), Địa Ngục (lam mờ).

Con người trong các tôn giáo nói chung hiện đang sống trên đời này ai cũng mong ước sẽ được siêu thăng lên thượng giới để gặp đấng chí tôn của mình, rồi được sống đời đời bên ngài,, nhưng với điều kiện là phải đeo cặp kính pha lê trong suốt ngay từ kiếp này. Nếu không đeo được cặp kính pha lê do không đủ năng lực, thì ít ra cũng phải đeo cặp kính trắng mờ của cõi Thiên (Trời) hoặc tệ lắm cũng phải đeo cặp kính màu vàng mờ nhạt của cõi người. Chứ đừng tiếp tục đeo những cặp kính màu ô nhiễm của các đường ác. Ngược lại cứ tiếp tục đeo những cặp kính màu ô nhiễm ấy đang còn sống trên đời này, thì sau khi xả bỏ báo thân, qua bên kia cõi chết, chỉ đi vào những giai tầng mờ đục, u tối.

Vì thế cho nên, con đường giải thoát trong Đạo Phật là tâm có trí tuệ thanh tịnh trong sáng ngay trong thực tại của kiếp này, là năng lực cảm nhận ra hình ảnh chư Phật, chư Bồ Tát từ nơi các thế giới chư Phật, tức thì được thác sinh vào thế giới chư Phật sau khi vừa mới tắt thở. Sự cảm nhận ra liền hình ảnh chư Phật, Bồ Tát rất nhanh (một sát na) của thân tử ấm hay trung ấm được ví như người đứng bên này tấm kính trong suốt thấy người đứng bên kia tấm kính trong suốt, hai bên ai cũng thấy nhau, đúng như lời kinh: “Phật, chúng sinh, tâm thường rỗng lặng, cảm ứng đạo giao nan tư nghì... “.

Đạo cảm ứng được với chư Phật, Bồ Tát, đó là chơn tâm (thanh tịnh, vô ngã, rỗng lặng), không còn tâm nào khác hơn.

 

HIỆN TƯỢNG QUỶ NHẬP TRÀNG

 

            Nhập tràng hay nhập xác đều cùng một nghĩa là nhập vào thân người sống. Người sống bị ma quỷ nhập vào, không hạn định là người hiền kẻ dữ, nam hay nữ. Cho nên danh từ Ma, Quỷ chỉ là tên gọi để phân biệt người hiền, người dữ khi còn sống trên đời. Người dữ thường bị thế gian gán cho cụm từ “Dữ như yêu tinh, dữ như quỷ sứ.” Còn người hiền chưa nghe người đời tặng cho cụm từ “Hiền như ma.”

            Ma hay quỷ đều là những vong linh, vong hồn của người chết bên kia cõi chết không được siêu thoát, do lúc còn sống có cái tâm còn luyến ái, oan ức, luyến tiếc vật chất... Sau khi chết, mang theo tâm vọng thức đó, để rồi bị sống vất vưỡng đó đây trong bầu ánh sáng mờ đục, chứa đầy khổ đau, đói lạnh, cho nên những vong linh, vong hồn đầy vọng thức đó cứ tìm cách hiện về bằng cách nhập vào bản thân người sống để nói lên lời đòi hỏi việc gì, khuyến cáo ai, trình bày nỗi oan ức, nhắn nhủ người thân, van xin, báo tin khổ lụy... Cho nên nhập vào thân người, ngoài ngôn ngữ đã nói trên và hành động quậy phá hay ngồi yên, còn là mục tiêu nương tựa vào thân người sống để được ấm, no và kể cả vấn đề làm tình nữa.

            Người sống bị ma nhập làm tình, được gọi là bệnh điên tà hay còn gọi là bệnh mắc đàng dưới (sẽ được giảng nói ở đề mục Người bịnh điên tà).

            Con người bị ma, quỷ nhập được có hai hạng người hiền và dữ, chứ không nhất định hiền hay dữ. Người dữ bị vong linh người hiền nhập, thì trạng thái ngồi im, hay đi lững thững với lời nói lảm nhảm. Còn người hiền bị vong linh người dữ nhập, trạng thái họ nhảy múa, quậy phá, rượt đuổi người chung quanh, cùng với tiếng la hét. Hành động và ngôn ngữ quậy phá như vậy được gọi là “Quỷ nhập tràng”. Nói một cách khác, nhập tràng là hành động hung hăng, quậy phá, tàn bạo... và lời nói độc ác, bất hảo, vô đạo đức... từ khi còn sống, cho đến khi qua bên kia cõi chết vẫn tiếp tục hành động và ngôn ngữ nhập tràng ấy.

            Con người bị các vong linh nhập vào, thường là những người có tâm hồn yếu đuối, gọi là yếu bóng vía. Người tâm hồn yếu đuối, chính là tâm không có định lực, tâm không vững, không làm chủ được tâm, dù cho có lời nói và hành động hung hăng, nhưng lại bị si mê, nên ưa tin vào các tà thuyết. Con người có hành động và ngôn ngữ hung hăng mà tâm bị yếu đuối như vậy gọi là “miệng hùm gan sứa”. Ma thường chọn người có tâm yếu đuối nhập vào gọi là “ma bắt coi mặt người ta”. Còn người có tâm vững chắc, có định lực, dù hiền hay dữ, không thể bị ma nhập, trái lại còn thấy ma, đối chất với ma nữa.

            Những vong linh bên kia cõi chết nhập vào thân người sống, không nhất thiết là vừa mới chết hay chết lâu rồi. Họ cần nhập là nhập, một khi bên kia cõi chết họ còn sống vất vưỡng, lang thang đó đây chưa siêu thoát, do vì tâm họ còn lưu luyến, thắc mắc chuyện cũ, người xưa. Để chứng minh cho thấy những hiện tượng nhập xác người sống từ những vong linh người chết lâu, người vừa mới chết qua một số câu chuyện có thật sau đây:

 

1.- Người chị đã chết hơn ba mươi năm, hiện lên nhập vào thân em trai.

            Mùa xuân năm 1967, tại trường Trung Học Bồ Đề Pleiku (Gia Lai) vào lúc 10 giờ 8 phút; giờ nghỉ (rest-time) theo thời khóa biểu của toàn thể giáo sư và học sinh các lớp đã được dạy và học hai giờ đầu (từ 8 giờ đến 10 giờ) sẽ tiếp tục dạy và học hai giờ sau (từ 10:15 giờ đến 12 giờ). Thông thường trong giờ nghỉ, tại các nơi, như văn phòng, phòng thầy hiệu trưởng, quán bà cai trường đều có một, hai giáo sư ngồi ở những nơi đó để uống trà, cà phê, hay nói chuyện với nhau. Một hôm, không nhớ rõ thứ mấy, chỉ nhớ là tháng ba mùa xuân tại quán bà cai trường, giáo sư Lê Xuân Định đang ngồi cùng với giáo sư khác (có lẽ gs Thuyên) tại nơi cái bàn vuông, nhỏ, thấp lè tè, vừa uống trà vừa bàn chuyện đời, trong đó gs Định nói về chuyện sắp cưới vợ. Sau khi để tách trà còn dang dở xuống bàn, gs Định nói tiếp cho gs Thuyên nghe về người vợ sẽ cưới là cô gái nghèo làm nghề buôn bán rau cải chứ không dám trèo cao ở các giai cấp khác, nhất là các nữ giáo sư lại càng tránh xa, bởi vì tự ti mặc cảm với cái chân đi hơi cà thọt và đôi mắt đeo kính cận thị dày cộm của mình. Đang trong giây phút ngưng nói như để suy tư về cuộc đời hẩm hiu của mình, bỗng nhiên gs Định ngả người qua phía phải, cùng lúc toàn thân ra khỏi cái ghế đẩu nhỏ và thấp, rồi nằm sải ra trên sàn nhà trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê.

            Thấy vậy, ba học sinh nam lớp chín từ cái bàn gần đó liền đến, cùng với gs Thuyên, xúm nhau đưa gs Định nằm tạm trên cái giường tre ọp ẹp của ông cai trường nơi góc nhà. Ba học sinh nam đứng trực đó, còn thầy Thuyên chạy vào văn phòng, vừa báo tin gs Định bị trúng gió, vừa hỏi ai đó có dầu gió, cho xin để cấp cứu gs Định. Nghe thầy Định bị trúng gió, thầy Thích Huệ Minh vội vàng đi ra quán bà cai, thầy Gia văn phòng trưởng chạy đi tìm dầu ở các cô giáo dạy lớp bốn, lớp năm. Sau đó mọi người xúm xít bên thầy Định, người thì xoa dầu lên trán, kẻ thì bóp chân.

            Mọi người đang trong hành động cấp cứu, bỗng nhiên từ miệng gs Định phát ra một giọng đàn bà người Huế trạc tuổi bốn mươi, nói lè nhè rằng: “Em Định ơi, em đừng lấy vợ. Lấy vợ khổ lắm, em nên theo các thầy mà tu hành thì đời em sẽ được thảnh thơi. Còn bằng không em sẽ bị thống khổ ở tinh thần. Em có chịu nghe theo lời chị nói không?”

            Để không cho lời tà ma nói nữa, thầy Huệ Minh bảo một em nam học sinh ra sau hàng rào bẻ cho thầy một cây roi dâu. Trong lúc chờ roi dâu vào, thầy Huệ Minh nói ra giữa cho mọi người: “Anh Định bị tà nhập. Con tà này là tà cái, nó biết anh Định sắp cưới vợ, nên nó nhập vào để ghen tuông và phá rối.”

            Roi dâu vào, thầy Huệ Minh liền quất cho một roi vào mông thầy Định. Đến roi thứ hai, roi chưa xuống mông, thầy Định liền ngồi dậy, quỳ lên, cúi đầu nói:

            - Thưa thầy, thầy đừng đánh con. Con là chị ruột của Định, con chết khi con lên năm, lúc bấy giờ em con được một tuổi. Con rất thương em con, vì nó tàn tật và ốm yếu, cho nên con đã theo sát bên em con suốt ba mươi năm qua để bảo vệ em con. Do đó con không muốn em con lấy vợ, nó lấy vợ nó sẽ bị khổ theo vợ. Kính xin thầy khuyên dùm em Định con đừng lấy vợ.

            Thầy Huệ Minh tiếp lời:

            - Ba mươi năm theo hộ vệ anh Định, cô ở đâu, trong nhà hay ngoài ngõ?

            - Thưa thầy, con không ở trong nhà, con chỉ ở ngoài nơi cây cao bóng mát. Trừ khi nào em con gặp trở ngại điều gì, con mới vào hộ giúp.

            - Thực tại hiện nay cô đang ở đâu, nói nghe?

            - Thưa thầy, con ở nơi cây vông trước trường.

            - Được rồi, thôi đừng nhập nữa, hãy xuất ra để anh Định còn lo việc dạy học. Nghe rõ chưa?

            - Dạ thưa, con nghe.

            Sau lời cuối cùng “dạ thưa, con nghe”, gs Định nằm xuống, cong người như con tôm. Qua vài giây gs Định duỗi chân ra, rồi ngồi dậy, lấy cặp kính ra khỏi mắt, đưa bàn tay phải xoa mắt, vuốt mắt mấy cái, đeo kính lại, nhìn thầy Huệ Minh hỏi:

            - Kẻng đánh vào lớp chưa, thưa thầy?

            - Đánh lâu rồi! Sao còn ngồi đây, trông anh như có vẻ bị cảm cúm, phải không?

            - Thưa thầy, không! Hôm nay sao tự nhiên con cảm thấy buồn ngủ nên nằm đây ngủ một giấc ngon lành, quên nghe kẻng đánh!

            - Học sinh vào lớp mớI được nửa tiếng, vẫn còn nhiều giờ để giảng bài. Vậy anh hãy vào đi, lớp đang chờ anh.

 

* * *

            Thông lệ sau hồi kẻng báo hiệu giờ tan học trưa và chiều, chỉ trong giây lát hằng trăm học sinh tiểu và trung học ra về như đàn bướm vỡ tổ đua sắc thắm muôn màu. Màu xanh, đỏ, vàng, tím là những con bướm con tiểu học. Hai màu xanh, trắng là những con bướm lớn trung học. Cả hai đàn bướm lớn, nhỏ tràn ngập trên đường Sư Vạn Hạnh vào buổi trưa cũng như buổi chiều, làm cho các loại xe hai bánh, bốn bánh phải chạy chậm. Nhưng trưa hôm ấy, riêng số học sinh trung học ra về một cách lưa thưa, vì đa số không hẹn mà lại gặp nhau từng tụm năm, tụm bảy trong sân chùa, trước văn phòng và ngay cả trước phòng thầy Định đang dạy bù thêm vài phút. Những nơi nam, nữ học sinh tụm nhau như vậy đều bàn luận về chuyện thầy Định bị ma nhập cấm lấy vợ. Rồi cả đám cười ồ lên, trong đó một vài nam sinh nhìn qua các nữ sinh đứng gần đó, nói lời trêu: “Này các O, theo bọn tớ thì khỏi bị ma nhập, chứ theo thầy Định thì bị ma nhập đấy nhé.”

            Đám nữ sinh nghe vậy, O nào cũng nghiêng mặt nguýt dài như sao xẹt và dự trù đưa lờI trả đũa, nhưng không kịp, vì thấy thầy hiệu trưởng Thích Hải Thanh từ phòng bước ra, tất cả đều quay mặt bước đi trong im lặng. Vậy mà vẫn bị thầy hiệu trưởng nói vói theo: “Bãi học lâu rồi, răng còn đứng đó chưa chịu về. Muốn quỳ hương hay sao đấy!”

            Số học sinh đang đứng trước phòng thầy Định ở phía sau, nghe tiếng thầy hiệu trưởng nói vọng ra, cả đám đều bỏ chạy ra hướng ngỏ quán bà cai. Thầy hiệu trưởng nghe tiếng chân chạy, thầy liền đi ra phòng thầy Định. Cùng lúc ấy, thầy Huệ Minh cũng vừa tới. Cả hai thầy đứng trước phòng thầy Định, thầy Huệ Minh gọi thầy Định ra nói nhỏ:

- Anh cho học sinh về, rồi xuống trai đường. Trưa nay chúng tôi mời anh ở lại ăn cơm để hỏi thăm anh một vài việc.

- Dạ được, xin cảm ơn hai thầy. Hôm nay cũng là ngày lục trai của con.

Tại trai đường, trong thời gian chờ đem lên một món ăn đặc biệt của nhà chùa, đó là món chao kho, thầy Huệ Minh hỏi gs Định:

- Anh Định là con thứ mấy trong gia đình?

- Thưa thầy, con là thứ nhì

- Ai là trưởng? Thầy Huệ Minh hỏi.

- Chị con là trưởng nữ.

- Hiện giờ chị ấy đang ở mô?

- Thưa thầy, khi con vừa một tuổi, chị con đã chết lúc lên năm, cách đây ba mươi năm. Con nghe mẹ con nói như vậy, chứ con đâu có biết mô tê gì!

Sau khi chén chao kho được chú thị giả đặt ngay giữa bàn ăn, thầy hiệu trưởng nhịp chuông, mọi người đều ngưng động, chắp tay lên ngực, rồi tiếp theo ba tiếng chuông ngân dài, đi nhẹ vào tâm tư quán niệm của mọi người trước khi ăn.

Qua hơn nửa giờ ăn trong im lặng, thầy hiệu trưởng thấy mọi người đã uống nước xong, thầy lại nhịp chuông và đánh ba tiếng, là tiếng chuông báo hiệu được tự do. Sau khi xá ba xá vào bàn ăn, thầy Huệ Minh liền tường thuật lại cho gs Định nghe hết mọi chi tiết về chuyện bà chị gs nhập vào từ lời nói đến hành động được phát ra từ bản thân của gs Định.

Nghe xong lời tường thuật của thầy Huệ Minh, gs Định nói:

- Thưa thầy, con không nghe, biết lời nói và hành động của chị con qua bản thân con lúc sáng. Nhưng con đã được biết rõ tâm tư chị con rất thương con và hành động chăm sóc con khi con được một tuổi lại bị tật ở chân, do mẹ con kể lại cho con nghe như vậy.

Thầy hiệu trưởng chen lời:

- Nói về Thân Trung Ấm, sau 49 ngày sẽ được thác sinh một sinh mệnh mới ở môi trường mới theo quả báo nghiệp của quá khứ. Thì, sinh mệnh mới của bà chị anh là kiếp ma do sự hoạt động của tâm thức mang nặng nhiều luyến ái và ước vọng một khi các quan năng không tri giác đang tiếp nối khởI lên sau khi chết và hiện đang còn khởi lên, do vậy bà nhập vào anh là đúng thân ma hay thân trung ấm là thân ước vọng.

Giáo sư Định thưa và xin thỉnh ý:

- Thưa các thầy, như lời thầy hiệu trưởng vừa nói, chị con chưa siêu, đang làm kiếp ma. Kính xin các thầy giúp cho con cách nào để cho vong linh chị con bên kia cõi chết hết làm kiếp ma?

Thầy Huệ Minh tiếp lời:

- Chỉ có cách là dùng giáo pháp Phật khai mở để không còn tâm luyến ái, vọng thức nữa là năng lực siêu thoát, hết làm kiếp ma một khi được nghe lời pháp, được thấy hình ảnh Tam bảo qua những nghi lễ cầu siêu, mà khởi lên ý niệm quay về cung kính lễ bái Tam bảo. Nếu anh muốn, các thầy sẽ giúp trên phương diện tổ chức và cung thỉnh thêm một số chư tăng tại thị xã này, cùng với chư tăng cơ hữu ở đây sẽ cử hành lễ cầu siêu một ngày, hai ngày, ba ngày. Anh muốn bao nhiêu ngày?

- Thưa thầy, xin thầy giúp cho con ba ngày. Và, thưa thầy con thắc mắc một điều.

- Điều chi, anh cứ hỏi, các thầy sẽ giải đáp cho. Lời thầy Huệ Minh.

- Thưa thầy, chị con chết lúc năm tuổi, là tuổi còn con nít, quá nhỏ! Như thế bên kia cõi chết, làm sao có lý trí để nghe được lời pháp chư tăng tụng niệm, cũng như làm sao có sự hiểu biết, mà ý thức quay về hình ảnh Tam bảo cho việc cung kính, lễ bái?

Lời thắc mắc của gs Định làm cho căn phòng đang rộn ràng, sinh động bỗng nhiên trở nên yên lặng qua từng giây. Không để cho căn phòng tiếp tục chìm trong yên lặng, thầy hiệu trưởng quay qua phải nhìn tôi (tác giả), thầy làm một cử chỉ thật dễ thương theo thói quen, đó là nụ cười trước đã, sau mới nói điều gì, việc gì với ai. Thầy nói:

- Thầy Bảo Kỳ, một nhà siêu hình đang nghiên cứu con người bên kia cõi chết vẫn còn sống, xin thầy giảng luận cho anh Định nghe. Thầy nhìn tôi cười thêm cái nữa.

Lời thầy hiệu trưởng lúc bấy giờ như là một mệnh lệnh xuống chiếu ra giữa bá quan văn võ, làm cho tôi khó có thể từ chối, vì đã lỡ trên bước đường nghiên cứu siêu hình. Do vậy, ý thức tôi vừa bay bổng trong im lặng, vừa đi gom góp lại những mảnh siêu hình mà mình đã đọc qua từ sách vở một cách rất nhanh, cho đến nỗi tôi quên cả thực tại!

Chỉ trong vài tích tắc, tâm thức tôi trở về thực tại, tôi biết bồn phận của tôi phải giảng luận tư tưởng thắc mắc của gs Định. Tôi nhìn nhẹ qua thầy hiệu trưởng, cười đáp lễ và cũng là đồng ý thi hành mệnh lệnh. Tôi nói:

- Lời thắc mắc của gs Định vừa rồi thuộc về siêu hình. Vấn đề siêu hình, ngườI nghiên cứu qua sách vở, người học qua thầy đều cảm thấy khó hiểu trong lần đầu, huống là người nghe, dù hai ba lần được nghe người đã học qua dùng ngôn ngữ để diễn tả, cũng không thể hiểu nỗi. Nhất hạng là trạng thái sinh hoạt của các vong linh bên kia cõi chết lại càng khó dùng lời để nói cho người nghe được hiểu. Do vậy, tôi chỉ nói lướt qua phần cơ bản về thân trung ấm sau đây:

- Ngoại trừ những bậc chân tu, còn tất cả những hàng phàm phu từ thượng tầng đến hạ cấp có thân tướng cao, lùn, xấu, đẹp đầy đủ sáu căn hay bị tật nguyền, mù lòa, câm điếc, dù cho trăm tuổi hay mới một tháng ra đời, hai, ba... tuổi, sau khi chết đều có thân trung ấm đồng cỡ với nhau bằng đứa bé lên 15, 16 (lời giảng của vị đạo sư về bốn thân con người), thân sau khi chết do vọng thức mà có. Vì do vọng tâm mà có sinh, có tử, có luân hồi. Và cũng vì do vọng tâm mà những thân trung ấm bên kia cõi chết không siêu thoát bị đi vào ba đường ác hay không bị đi vào ba đường ác, cứ ở mãi trong bầu ánh sáng mờ đục của nó đều có cấp độ khôn lớn về tư tưởng cao, thấp theo thời gian bên này của dương thế. Thời gian một ngày của dương thế bằng một năm của cõi âm (cõi chết). Cho nên một đứa bé trai hay gái lên năm tuổi, mười tuổi đang sống tại cõi trần hôm nay, nó chưa đủ khả năng tiếp nhận lời giáo huấn của bậc cha mẹ, hay lời phật pháp từ các chư tăng thuyết giáo. Nhưng bên kia cõi chết, nó có thể tiếp nhận được tất cả mọi lý lẽ đời hay đạo do tư tưởng lớn lên và phát triển, bởi vì thân trung ấm của nó có đủ bảy quan năng, nhưng chỉ cảm nhận, không cảm xúc, cảm tác. Từ chỗ này ta thấy rằng chị của anh Định chết lúc năm tuổI mà nay hiện lên, nhập vào thân anh Định, rồi nói ra những lời lẽ có chứa đựng tư tưởng hiểu biết đời là bể khổ, nên tu hơn là lấy vợ... Và lời nói có âm điệu rõ ràng của một phụ nữ người Huế ở lứa tuổi bốn mươi, là điều rõ thực; tư tưởng của các vong linh trẻ thơ bên kia cõi chết, dù năm tuổi hay một tuổi hay mới sinh ra đời một giờ, một ngày... vẫn được lớn lên và phát triển trong nỗi niềm khổ đau, bức xúc, thương nhớ đến người thân ruột thịt của nó. Chứ không phải chỉ riêng cho các vong linh của hạng người lớn tuổi mới lớn lên trong niềm khổ đau thương nhớ. Tôi xin nói thêm rằng:

- Tư tưởng của các vong linh được lớn lên và phát triển là một quy luật: “Cái này có, cái kia có”. Trường hợp này là do tâm vọng khởi lên mà có, cho nên thân ma vong linh là thân ảo giác, vọng thức. Thân ma vong linh cũng chính là thân trung ấm chưa đi thác sinh, đang bị tồn tại với thời gian không hạn định. Tất cả hàng phàm phu, nếu chưa có tâm thanh tịnh, không có tấm lòng cao thượng, sau khi chết đều phải trải qua làm thân trung ấm với thời gian lâu hay mau. Thân trung ấm là thân trung gian trước khi thác sinh. Khi thác sinh vào cõi mới, chẳng hạn cõi người, thân trung ấm không còn. Đến khi chết, thân trung ấm xuất hiện. Thời gian tồn tại của thân trung ấm ngắn hay dài, là do tư tưởng của nó phát triển qua nhận thức trước những hình thức lễ nghi cầu siêu, âm thanh giáo pháp, cũng như thái độ của người sống (cha, mẹ, anh, em, quyến thuộc, thầy, bạn) quan tâm chăm sóc tâm linh cho họ bằng nhiều cách, trong đó tâm cầu nguyện là điều tiên quyết. Thứ đến là lễ nghi tôn giáo, là năng lực làm cho các vong linh đang bị thọ mệnh kiếp ma sẽ được cảm thấy nhẹ nhàng an lạc vươn lên (siêu thoát) ra khỏi kiếp ma do có khởi sinh ý niệm quay về, ăn năn, sám hối sau khi nghe được lời pháp khai mở tâm từ chư phật Bồ Tát qua hình ảnh Tam Bảo hiện tiền. Bởi vì mỗi vong linh kiếp ma đều có đủ bảy quan năng cảm nhận.

            Bảy quan năng là thực chất nguyên lý bốn uẩn trong thân trung ấm (thân ước vọng, vọng thức) do thức a-lại-da biến thể sau khi ra khỏi xác chết. Nếu được đi lên, đã đi. Nếu bị đi xuống ba đường ác lớn, đã đi, sau 49 ngày, hay trước 49 ngày. Trường hợp không đi lên, không đi xuống, tức là ở mãi tại chỗ trong bầu ánh sáng mờ đục với thời gian không hạn định, gọi là tự thác sinh tại chỗ làm kiếp ma. Loại ma này được ở chung không gian với loài người nơi cây cao bóng mát, hang động, bờ biển, nhà hoang, nghĩa địa... Loại ma này được có cơ hội siêu thoát đi lên cõi người, cõi trời, với điều kiện họ bắt gặp được giáo pháp cầu siêu do thân nhân hết lòng quan tâm đến họ mà cung thỉnh chư tăng hành lễ cầu siêu. Đừng nghĩ rằng, trẻ con từ sơ sinh đến một vài tuổi sau khi bị chết không làm kiếp ma! Tất cả đều có thể bị làm kiếp ma, như chị của gs Định là trường hợp điển hình rõ nét. Từ chỗ này ta thấy rằng về tâm vọng, tâm vong linh trẻ con có nhiều vọng hơn các vong linh cao niên, bởi vì khi chúng đầu thai vào bụng mẹ là mục đích gặp gỡ lại những người trong gia đình như cha, mẹ, anh, chị, em để đền ơn đáp nghĩa hay đòi nợ cũ từ quá khứ kiếp trước, nhưng thình lình bị chết bởi bệnh tật, thiên tai hay tai nạn... là một trong ba cách chết (1. bệnh, thiên tai, tai nạn; 2. mất phước; 3. hết nghiệp) đúng như trong Kinh Niết Bàn đã nói. Với trẻ con, đa số bị chết ở trường hợp thứ nhất hơn là hai trường hợp kia. Vì thế thân trung ấm của chúng khởi lên nhiều ý niệm lưu luyến cha mẹ, anh, chị, em trong gia đình. Và hơn nữa, nguyên lý của thân trung ấm là thân ước vọng do có đủ bảy quan năng cảm nhận từ thức a-lại-da tự biến thành thân có tầm vóc một đứa trẻ lên 15-16. Chứ không phải như xác phàm lúc mới sinh hay một vài tuổi. Thứ nữa, một ngày bên kia cõi chết bằng một năm cõi trần. Do vậy, riêng về trẻ sơ sinh bị chết đúng ba mươi ngày, bên kia cõi chết, nó được 30 tuổi, là cái tuổi trưởng thành. Với một thanh niên nam, nữ đang sống trên đời ở lứa tuổi 30 có nhận thức về tình yêu và sự nghiệp cho đời sống, đúng như lời người xưa đã nói: “Tam thập nhi lập.”

            Cũng như vậy, bên kia cõi chết, thân trung ấm ở vào ngày thứ 31 của cõi trần, là thời gian nó biết nhiều về tự thân của nó là không còn làm thân người nữa khi nó tiếp xúc vớI mọi người thân chung quanh nó, mà không ai trả lời cho nên nó bị chết ngất do tư tưởng khôn lớn. Chết ngất bảy lần như vậy. Sau bảy lần chết ngất, bảy lần tỉnh lại, cho nó nhiều kinh nghiệm về bản thân vô hình của nó. Rồi bôn ba đi tìm con đường thác sinh qua nhận thức. Do vậy có thân trung ấm được đi lên, bị đi xuống và bị làm kiếp ma tại chỗ theo ánh sáng nghiệp lực của nó. Sau 49 ngày, tức là bảy lần chết ngất, bảy lần tỉnh lại. Lần thứ bảy sau cùng là lần có kinh nghiệm cao hơn. Cho nên, con số bảy là con số tối linh theo người Ấn Độ và Tây Tạng quan niệm như vậy để chỉ cho cái tâm của thân trung ấm bên kia cõi chết có tinh khôn hiểu biết và tinh khôn ngu muội. Do đó mà có thân trung ấm đi theo ánh sáng của cõi Phật, ánh sáng cõi Trời, cõi người. Lại có thân trung ấm chạy theo ánh sáng của ba đường ác (địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh). Và có thân trung ấm ngồi lì trong ánh sáng mờ đục, ôm mộng hướng về thân nhân ở cõi trần, đó là vong linh làm kiếp ma.

            Tâm tư con người đang sống trên trần gian này không cùng một chí hướng. Có số người đi hướng khôn, có số người đi hướng dại, đúng như thi sĩ Tản Đà đã nói: “Khôn nghề cờ bạc là khôn dại. Dại chốn văn chương ấy dại khôn.” Cho nên, con người qua bên kia cõi chết, có số người đi lên, có số người đi xuống y như lúc sống trên đời, sống sao chết vậy là một quy luật.

            Vong linh làm kiếp ma, là loài chúng sinh ở chung không gian với con người, có cơ duyên được giải thoát do bắt gặp được giáo pháp cầu siêu như đã nói ở trước. Vì vậy, việc cầu siêu cho chị anh Định là việc đáng làm, đáng giúp. Xin các thầy hoan hỉ giúp tổ chức cho gs Định.

 

            Sau ba ngày cầu siêu đầy đủ các nghi lễ: khai kinh, cúng ngọ, tiến linh, tụng kinh bộ Địa Tạng, rồi hoàn kinh, thí thực cô hồn. Thì, một buổi tối nọ, gs Định đang đi vào giấc ngủ chập chờn, thấy bà chị mở cửa phòng bước vào, đứng nhìn, rồi nở nụ cười cùng tiếng nói: “Chị báo cho em biết là chị được siêu thoát về cõi cực lạc.” Chỉ nói một lời như vậy rồi biến đi mất.

 

2.- Bà Thiên Y Thánh Mẫu Tháp Bà Nha Trang Cho Biết Sẽ Có Bão Lớn

            Ngoài những vong linh tinh khôn nhập vào người sống, còn có những bậc thánh cũng nhập vào người sống để cứu khổ, cứu nạn cho nhân thế. Chẳng hạn bà Thiên Y Thánh Mẫu ở Tháp Bà - Nha Trang đã nhập vào thân một sĩ quan cấp tá QLVNCH để nhờ báo tin cho dân chài Nha Trang đừng đi ra biển ngày 23 tháng 2 năm Canh Tuất (1970) vì sẽ có bão lớn trong ngày đó, qua lời kể của cố đại tá Chu Văn Sáng trong thời gian ở chung trại cải tạo với tác giả tại trại Thanh Phong. Lời kể lại như sau:

            Trong buổi sáng, lúc 9 giờ, ngày 18 tháng 2 âm lịch, năm Canh Tuất (1970), sau mấy ngày công tác về phần vụ An Ninh Quân Đội tại Nha Trang, đại tá Chu Văn Sáng về lại Quân Đoàn II Pleiku bằng xe Jeep. Xe vừa qua khỏi Tháp Bà chừng cây số ở đoạn đường gần trường Hạ Sĩ Quan Đồng Đế, bỗng nhiên ở ghế sau, vị trung tá ngã người qua vị thiếu tá trong trạng thái nhắm mắt. Vị thiếu tá liền nói vọng ra ghế trưởng xa: “Đại tá, đại tá, trung tá bị trúng gió.”

            Đại tá Sáng liền ra lệnh cho trung sĩ tài xế ngừng xe lại vào lề đường. Xe vừa ngừng lại, đại tá Sáng quay mặt ra ghế sau, chưa kịp hỏi han sự tình ra sao, thì từ miệng trung tá phát ra một giọng nữ rất trong. Lời nói rằng: “Ta là Thiên Y Thánh Mẫu đây. Ta nhờ các ngươi báo cho toàn thể dân chài Nha Trang đừng đi ra biển vào ngày 23 tháng 2 này vì ngày đó sẽ có bão lớn ngoài biển”.

            Sau khi nghe xong lời truyền cứu nạn dân chài của Thiên Y Thánh Mẫu, đại tá Sáng bảo tài xế quay xe lui, rồi ngừng lại bên cạnh xóm Bóng, xóm của người dân làm nghề đánh cá. Trước khi tự thân hành đi vào xóm để báo tin cho toàn thể người dân làm nghề biển được biết sẽ có bão lớn, đại tá Sáng quay ra sau nói với thiếu tá T:

            - “Toi” ngồi đây với trung tá X để chờ xem bà Thiên Y Thánh Mẫu có dặn dò gì thêm không. Một mình “moi” đi vào xóm cỡ chừng mươi phút sẽ ra ngay.

            Đại tá Sáng đi từ đầu xóm đến cuối xóm, gặp người già, người trẻ, đại tá đều nói rõ: “Bà Thiên Y Thánh Mẫu ở đây, nhờ chúng tôi thông báo đến toàn thể người dân làm nghề biển nói chung tại Nha Trang từ xóm Bóng xuống đến Cầu Đá phải được biết rõ ngày 23 tháng 2 này sẽ có cơn bão lớn, đừng đi ra biển. Hôm nay là ngày 18 tháng 2, còn sáu ngày nữa là cơn bão sẽ đến. Để cho chắc ăn, quý vị nên thông báo cho nhau, sáng và chiều ngày 22, thuyền, tàu từ biển vào, thì đừng đi ra biển nữa, vì khuya ngày 22, rạng ngày 23 là bão đang tới, sẽ không kịp vào bờ”.

            Chưa tới 20 phút, ĐT Sáng trở lại xe với niềm hỷ lạc được thể hiện trên gương mặt có nước da quần quân qua nụ cười núp dưới lằn râu mép đen sì, trông như vị tiên nhân tại thế đang thay quyền Thiên Y Thánh Mẫu đi trao truyền hạnh nguyện cứu đời.

            Trước khi tài xế cho xe nổ máy, tại ghế trưởng xa, ĐT Sáng quay lui hỏi trung tá X:

            - “Toi” biết lý do vì sao trên đường về, mà xe ta lại dừng ở đây?

            - “Moi” biết hết rồi! Trung tá X trả lời.

            - Biết hết rồi, “moi” thôi kể lại. Nhưng mà, “moi” nói điều này cho “toi” biết, là “toi” có phước lớn nên mới được bà Thiên Y Thánh Mẫu nhập vào, mượn thân nói ra lời cứu nạn cho chúng sinh.

            Về đến Quân Đoàn II - Pleiku, dù đang bận rộn công vụ an ninh cho toàn quân, dân trong vùng hai, đt Sáng vẫn không quên ngày 23, cho nên mới đến ngày 21, 22, đt Sáng đã gọi điện thoại về Nha Trang, nhờ một số sĩ quan đồng nghiệp đi xuống Cầu Đá, qua xóm Bóng gần cầu Hà Ra để nhắc lại cho dân chài ở hai nơi đó đừng đi ra biển ngày 23 tháng 2, là ngày có bão lớn.

 

***

            Thiên Y Thánh Mẫu cứu dân Xóm Bóng Nha Trang, ngoài việc nhập vào thân người nói có bão lớn, còn tự đích thân đã một thời đỡ bom không cho rớt xuống Xóm Bóng vào năm 1945 khi máy bay của không quân Nhật thả xuống.

            Vấn đề Thiên Y Thánh Mẫu đỡ bom, được đa số người dân Nha Trang ở tuổi 70-85-90 hiện còn sống đều cùng nhìn thấy rõ mỗi lần những trái bom từ máy bay Nhật rơi xuống ngay trên không phận Xóm Bóng, Cầu Hà Ra, tất cả đều quay đầu ra hướng biển, hướng sông, rồi rơi và nổ ở mé nước bờ biển và giữa dòng sông.

            Sở dĩ người dân Nha Trang nói chung, Xóm Bóng nói riêng được biết Thiên Y Thánh Mẫu đỡ bom, là vì thấy rõ bom chỉ rơi xuống biển, xuống sông và sau đó người ta vào Tháp Bà để làm lễ tạ ơn bà, thì nhìn thấy rõ cốt tượng của bà trên bàn, ở phía vai bên phải bị nghiêng hẳn xuống là do bà đưa vai đỡ bom. Trước hình ảnh vai phải của bà bị trệ xuống như vậy, các bô lão Xóm Bóng đều lo lắng, không biết cách nào để sửa lại cho hết. Nhưng sau đó không lâu, các bô lão Xóm Bóng đều cùng thấy rõ vai bà đã trở lại bình thường.

            Sự linh thiêng của Thiên Y Thánh Mẫu có nhiều câu chuyện. Chẳng hạn bà thấy người trong làng ăn cắp chiếu, bà liền báo cho vị Hương Kiểm của làng được biết mà lấy lại, vì chiếu là tài sản của Miếu làng do dân đóng góp. Câu chuyện bà Thiên Y Thánh Mẫu thấy người ăn cắp chiếu này do ông cụ tôi (tác giả) kể lại như sau:

            Làng tôi, tên cũ là Bình Thủy trước 75, thuộc xã Phan Rí Thành, Quận Hòa Đa (cũ). Sau 30.4.75, Cộng Sản đã đổi tên Bình Thủy thành Liêm Bình, Hòa Đa thành Bắc Bình, Bình Thuận. Ông cụ tôi kể rằng, khi ông làm chức Hương Kiểm vào năm 1940, là chức vụ trông coi mọi sinh hoạt của dân làng trong đó có quản lý tài sản của Miếu bà Thiên Y Thánh Mẫu và Miếu ông Quan Thánh, cũng như tổ chức các lễ tế Thu, tế Xuân hằng năm. Do vậy, một đêm nọ ông cụ tôi đang trong giấc ngủ, thấy bà Thiên Y Thánh Mẫu đứng trước mặt nói: “Ta đã thấy rõ người đàn ông trong làng tên là (xin dấu tên) đã ăn cắp một chiếc chiếu bông. Vậy ông Hương Kiểm hãy bảo người ấy trả lại”. Sáng ra, ông cụ tôi đến ngay nhà người đàn ông đó và nói: “Bà đã báo cho tôi biết là anh đã lấy một chiếc chiếu bông, phải không?”

            Sau lời ông cụ tôi hỏi, ông ấy liền vào trong nhà lấy chiếc chiếu giao nộp cho ông cụ tôi với trạng thái run sợ, không nói lời nào.

            Ông cụ tôi, ngoài tên Lự ra, còn được dân trong làng và Chợ Lầu Phan Lý Chàm, Hoà Đa đặt cho cái tên “ÔNG RÂU” vì ông cụ tôi có hàm râu trắng giống như các ông Tây.

 

3.- Hai Vong Linh Người Thượng Nhập Xác Người Sống Xin Lễ Cầu Hồn

           

            Câu chuyện kể rằng, vào giữa tháng 9-75, lúc chiều xuống, một em thiếu niên tuổi trên 18, ở gần nhà thờ thị xã Bảo Lộc, đang ngồi trước thềm nhà bỗng ngã lăn ra đất trong trạng thái mắt nhắm, thở hổn hển và ủ rũ. Người nhà thấy vậy, lo đưa em vào nhà, để lên giường rồi xoa dầu vào ngực, vào trán em vì tưởng em bị trúng gió. Mới qua vài giây xoa dầu, bỗng nhiên em lăn người qua rồi cất tiếng nói với âm thanh người thượng nói tiếng Việt lơ lớ rằng: “Tôi tên là Hà Kờ Chông cấp bậc thượng sĩ trong quân đội Pháp ở Hà Nội đi công tác vào Sài Gòn bằng máy bay Dakota DC 3, ngang qua Bảo Lộc thì bị ngộ nạn vào tháng bảy năm 1952. Từ đó đến nay tôi còn ở đây. Kính xin cha bên nhà thờ làm lễ cầu hồn cho tôi”.

            Nói xong, em thiếu niên nằm im chừng một phút, em đổi qua thế nằm ngửa, rồi nói tiếp với giọng nói lơ lớ của người thượng nói tiếng Việt, nhưng lời nói của người thứ hai có âm thanh thấp hơn người trước. Nội dung lời nói của người thứ hai giống như người trước, chỉ khác tên họ và cấp bậc. Vong linh người thứ hai nói rằng: “Tôi tên là Rờ Mơ Choi, là nhân viên hành chánh đặc trách thượng vụ cấp trung trong chánh phủ Pháp tại Hà Nội, đi công tác vào Sài Gòn bằng máy bay Dakota DC3, ngang qua Bảo Lộc thì bị ngộ nạn vào tháng bảy năm 1952. Tôi vẫn còn ở đây từ đó cho đến nay. Kính xin cha bên nhà thờ làm lễ cầu hồn cho tôi”.

            Sau lời nói của vong linh người thượng thứ hai chấm dứt chừng một phút, em thiếu niên tỉnh lại, mở mắt nhìn mọi người trong trạng thái ngơ ngác, rồi tự động ngồi lên như người mới ngủ dậy.

            Hiện tượng siêu hình ấy có liên quan đến tôn giáo, cho nên mọi người trong nhà ai cũng sinh lòng lo lắng vì sợ chính quyền cộng sản nghe đến, ắt sẽ bị kết án cho cái tội mê tín, một khi họ không được trực tiếp chứng kiến nghe, thấy đến lời nói của hai vong linh người thượng khi nhập xác vào cậu thiếu niên mà nói ra lời lẽ...

            Sợ như vậy mà cũng không khỏi, vì sau một tuần tin em thiếu niên bị hồn ma hai người thượng nhập xác rồi xin cha nhà thờ làm lễ cầu hồn đã lọt vào tai những người trong chính quyền cộng sản. Cho nên, họ đến tận nhà em thiếu niên đó để điều tra sự việc. Sau đó họ bắt mẹ em thiếu niên làm tờ tường trình sự việc xảy ra.

            Tin về chuyện hai vong linh người thượng nhập xác vào em thiếu niên rồi nói ra lời cầu xin cha nhà thờ làm lễ cầu hồn cho họ, được truyền ra y hệt như vậy, thì không có vần đề gì phải bắt mẹ em thiếu niên làm tờ tường trình. Nhưng thiên hạ bên ngoài lại nói khác rằng: “Hồn ma của hai người thượng bên kia cõi âm, vì quá sợ cộng sản nên hiện lên nhập vào xác người sống mà xin cha nhà thờ làm lễ cầu hồn để mau thoát khỏi địa ngục cộng sản mà về nước Chúa! Hồn ma mà còn sợ cộng sản nên lo tìm đường cao bay xa chạy cho rồi, huống hồ là người sống lại càng chạy hơn! Do vậy mà mẹ em thiếu niên mới bị cộng sản đến nhà điều tra và bắt làm tờ tường trình sự việc.

 

(Câu chuyện trên có thật tại Bảo Lộc sau 30-4-75. Nếu ai không tin, xin tìm hiểu lại, vì người viết hơn một lần được nghe các bạn ở Bảo Lộc kể rõ ràng như vậy)

 

4.- Lời Khẳng Định

            Chư Phật, Bồ Tát không bao giờ nhập vào thân người sống. Chỉ có ứng hiện ra hình ảnh và hóa thân (ứng thân) làm nhiều loại thân chúng sinh để dễ dàng hóa độ. Từ xưa đến nay, ta có nghe người khác nói: “Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào người sống, rồi nói lời hướng dẫn cho người này làm việc này, người kia làm việc kia, v.v… Tất cả đều là lời phịa ra, bịa đặt ra để chiêu dụ hạng người có tâm mê tín đến để thu góp lợi nhuận về vật chất.”

            Chỉ có những hạng vong linh chưa siêu thoát, còn ở trong hai giai tầng thượng, trung có ánh sáng mờ ảo và các hàng thần, thánh phàm phu thì mới nhập vào thân người sống. Dù nhập vào để nói ra lời hướng dẫn cho người sống tránh né tai ương, vẫn là hạng thánh, thần phàm phu, không phải Bồ Tát, như câu chuyện Thiên Y Thánh Mẫu nhập vào thân ông trung tá nói có bão lớn đừng ra biển vào ngày 23  tháng 2 năm Canh Tuất (1970). Đó là bậc thánh phàm phu.

            Theo khế lý về loài ATuLa, mà Phật nói trong Kinh, thì Thiên Y Thánh Mẫu là loại ATuLa nữ, một loại trong thập loại chúng sinh. Bởi vì loài ATuLa có thần lực biết trước những việc sắp xảy ra. Chất liệu tạo nên thần lực là do kiếp trước làm người, họ có tu tập Phật pháp và làm các việc bố thí cúng dường, gọi là phước huệ song tu. Nhưng tu không đúng pháp, nên tâm còn đọng lại ba thứ Sân si, Ngã mạn. Hoài nghi. Ba thứ tạp khí ô nhiễm này làm cho tính tình thường nóng nảy, cau có và thích tin theo tà giáo.

            Nói rõ hơn, do có tâm tu huệ, tu phước nên thường làm việc nghĩa. Và do tâm còn Sân, Ngã, Nghi nên thường vội tin những chuyện đồn đãi sai sự thật, cho là thật một cách thẳng thừng không bao giờ xét lại, để rồi sanh lòng ghét bỏ, thù hằn muôn năm đối với kẻ dưới người trên, đồng nghiệp, bạn đạo... bởi lòng nghi sâu như hố thẳm. Vì vậy mà những ông vua, ông quan, tướng lãnh ngày xưa và nay thường chém đầu, cách chức, đầy ải quân lính, người dân, các quan, tướng trong triều do lòng nghi, tin theo lời đồn đãi sai sự thật từ những kẻ xu nịnh, phá hoại, ganh tỵ. Tạo những cái nhân như vậy, kết quả sau khi chết bị thác sinh vào các hàng Thánh, Thần, Thổ Địa, Thần Hoàng, Thánh Mẫu, Thánh Ông, tức là các loài ATuLa (theo danh từ Phật học). Cho nên, tính tình các Thánh Thần vừa hiền vừa dữ, cang trực cũng lắm mà độc ác cũng không ít. Sẵn sàng cứu giúp con người và sẵn sàng trừng phạt từ nặng là vật cho chết, đến nhẹ là làm cho đau bụng để cảnh cáo, nếu con người sinh tâm cố tình phá hoại nơi cư trú của họ là miếu thờ, hay có hành động vô lễ trước mặt họ.

            Để chứng minh cho thấy con người phá hoại lăng miếu hay vô lễ với Thánh, Thần đều bị Thánh, Thần trừng phạt từ nặng đến nhẹ qua hai câu chuyện có thật mà tôi (tác giả) đã thấy và nghe sau đây:

            1.- Làng tôi là làng Bình Thủy (nay tên Liêm Bình thuộc xã Phan Rí Thành, Hòa Đa-Bình Thuận), có hai cái miếu thờ Quan Công gọi là Miếu Ông và cái miếu thờ bà Thiên Y Thánh Mẫu gọi là Miếu Bà. Hai miếu này bị những cán bộ Việt Minh (tiền thân của CSVN) đốt cháy sạch vào mùa xuân (giữa tháng ba) năm 1948 theo kế hoạch tiêu thổ kháng chiến chống Pháp, vì sợ rằng quân đội thực dân Pháp sử dụng các miếu làm đồn bót; đó là lời của tỉnh ủy từ mật khu truyền ra cho dân làng được biết trước, nhưng không biết thời gian bao giờ. Thì một chiều tối nọ giữa tháng ba năm 1948, một đoàn có đến gần năm mươi người, nam và nữ đủ hạng thành phần. Một số người cầm trên tay chai dầu lửa. Một số khác đội trên đầu những bó rơm khô. Một số khác nữa khiêng những nhánh cây khô và ba người chỉ mang trên vai túi vải, đó là ba cán bộ của tỉnh chỉ huy đốt miếu.

            Họ đến miếu Quan Thánh trước, đồng thời cũng có một số bô lão trong làng có mặt ở đó. Ba người cán bộ Việt Minh yêu cầu các bô lão mở cửa miếu. Các bô lão đồng trả lời một cách quyết liệt là không mở, trong đó ông cụ tôi nói lớn: “Tụi bây đốt, tụi bây mở cửa, sao lại bảo chúng tao mở cửa?”

            Sau đó ba cán bộ Việt Minh đốt cây đuốc bằng loại ống lồ ô, rồi tiến vào, đạp cửa, quay lui phất tay ra hiệu cho đoàn người đem chất đốt vào miếu. Nhưng vừa mới bước chân qua cửa, thì một tiếng gầm lớn được phát ra từ bàn thờ Quan Thánh, làm cho cả đoàn người đều chạy thối lui. Nhưng họ chả tha, họ tiến vô lại. Họ khiêng bàn thờ các nơi, chất đống ở giữa miếu. Trong lúc đó các bô lão vào xin họ để đưa tượng Quan Thánh, Quan Bình và Châu Xương ra, nhưng họ không cho. Các bô lão phải rơi lệ mà ra ngoài sân đứng nhìn lửa cháy bừng bừng.

            Lửa miếu ông đang cháy, ba người cán bộ Việt Minh và đoàn người của họ đi qua miếu bà Thiên Y cách Miếu Ông nửa cây số ở về hướng tây nam để tiếp tục đốt miếu. Tại Miếu Bà, các bô lão ai cũng khóc lớn cùng với lời năn nỉ họ đừng đốt luôn tượng cốt của bà, xin họ cho đem tượng cốt bà ra cửa Tam Quan. Sau đó ba cán bộ Việt Minh đồng ý. Tức khắc các bô lão, các thanh niên nam nữ trong làng, kẻ đem cốt tượng bà và hai tượng Cô, tượng Cậu, người thì khiêng bàn, ghế, mang lư, đèn, chiếu, lọng… ra cửa Tam Quan.

            Khi ngọn lửa đang bốc cháy lên cao, tại cửa Tam Quan, ba luồng ánh sáng một lớn, hai nhỏ cất cao lên từ đỉnh Tam Quan, rồi bay về hướng đông, tức là bay về Tháp Bà Nha Trang. Trước hiện tượng này, các bô lão và một số dân làng Bình Thủy đều vui mừng chấp tay cung kính Thánh Mẫu Thiên Y, còn ba cán bộ Việt Minh thì hoảng sợ nên vội vàng chạy trước, đoàn người của họ thấy vậy cũng chạy theo luôn.

            Trên đường về lại chiến khu, ba cán bộ Việt Minh tuần tự bị hộc máu ra chết ở dọc đường. Ba xác chết của ba cán bộ Việt Minh được số người trong đoàn họ khiêng về chôn tại chiến khu. Sở dĩ dân trong làng biết rõ ba cán bộ Việt Minh bị hộc máu ra chết, vì trong ba cán bộ đầu não đó, có một người thanh niên của làng làm cán bộ dân vận của tỉnh.

 

2.- Trong Đạo Phật có bài Thần Chú Phổ Am. Công dụng của bài thần chú này là sau khi xây dựng xong một ngôi chùa, trong lúc làm lễ khánh thành và tôn tượng Chư Phật, Bồ Tát là có tụng bài Thần Chú Phổ Am, tức là trước khi Chư Phật và Bồ Tát đến an trú tại chùa mới thì phải mời các vị Thánh, Thần đứng dậy và ra ở chỗ khác, nhường chỗ cho Chư Phật và Bồ Tát. Tức là lời của bài Thần Chú Phổ Am là lời mời Thánh, Thần đứng dậy và đi chỗ khác.

            Lời Thần Chú Phổ Am không những chỉ riêng Chư Tăng tụng mới làm cho Thần, Thánh đứng dậy. Bất cứ ai, nếu chỉ thuộc một câu ngắn, dài mà đọc lên ở đâu đó, nếu có các vị Thánh, Thần ở đó là họ đứng dậy và đi chỗ khác. Do vậy mà một thanh niên trong làng tôi, đó là anh Tư Ích. Anh Ích học lóm lời Thần Chú Phổ Am chỉ có một câu ngắn. Một trưa nọ, anh Ích ngồi chơi dưới gốc cây đa trước miếu Quan Thánh sau khi miếu bị đốt, nhưng cây đa vẫn còn. Anh Ích đọc lên câu Thần Chú Phổ Am mà anh đã thuộc. Đọc chơi trong lúc ngồi trông coi mấy con bò ăn cỏ. Sau khi về đến nhà, anh Ích bị đau bụng kinh khủng. Người nhà cho anh uống dầu Nhị Thiên Đường, xoa dầu Cù là vào lỗ rún, nhưng vẫn không bớt. Bụng anh tiếp tục đau, thân anh bị lả mồ hôi, làm cho người hàng xóm phải ra sức tiếp cứu đủ cách, mà cơn đau vẫn không hết. Người nhà thấy vậy bèn đi mời một vị tăng trong làng. Thầy đó có nhiều khoa chữa bệnh, trong đó có khoa bấm độn mà biết được nguyên nhân của các thứ bệnh. Vị thầy đến nhà, nhìn sắc mặt anh Ích, thầy hỏi: “Hôm qua vào trưa tròn bóng có đứng ở đâu, ngồi ở đâu không?” Anh Ích trả lời: “Thưa thầy, con ngồi dưới cây đa trước miếu cũ.”

            Thầy hỏi thêm: “Ngồi không, hay có nói gì, ném gạch, ném đất lên cây?”

            Anh Ích trả lời: “Thưa thầy, con chỉ ngồi và có đọc câu chú phổ am rất ngắn mà con đã học lóm nơi các thầy.”

            Vị thầy liền phán: “Đúng rồi, đọc chú phổ am, dù một chữ, cũng làm cho các vị Thần, Thánh đứng dậy, huống là một câu ngắn. Các ông Thần, ông Thánh chẳng những đứng dậy mà còn phải đi chỗ khác. Như vậy, anh vô tình đã mời các ông Thần trên cây đa đi chỗ khác. Cho nên sau đó, mấy ổng trừng phạt anh bằng cách làm cho anh bị đau bụng. Vậy để thầy vái các vị thần ở cây đa tha cho anh. Và ngày mai anh ra cây đa mà nói lời sám hối với mấy vị thần, là từ nay con xin chừa bỏ hành động vô lễ đó.”

            Quả nhiên, sau khi vị thầy nói lời van vái đến các vị thần cây đa, anh Ích hết đau bụng.

            Giai cấp của các Thánh, Thần (ATula) là trên các loài ma, quỷ, nhưng ở dưới các loài Trời, loài người. Thật sự các Thánh, Thần cũng đều thuộc dòng họ với ma, nhưng ma cao cấp, cho nên giai tầng cư trú của họ là ở tầng một của sáu tầng riêng biệt của Thức a-lại-da sau khi ra khỏi xác chết, rồi tự cấu tạo thành Thân Trung Ấm. Thân Trung Ấm nào không siêu thoát lên các cõi Niết Bàn, Cực lạc và các Cõi trời, hay không bị đi vào ba đường ác, đều ở lững lờ nơi các tầng thượng và trung, đó là các loài ma. Loài ma có tinh khôn chính là loài ATula. Loài ATula như đã nói; tức là các vị Thánh, Thần vốn xuất phát từ con người có tu huệ, tu phước, nhưng tập khí sân, ngã và nghi chưa dứt, cho nên họ từ thượng giới ưa xuống ở chung không gian với con người. Vì vậy mà mới gọi họ là ATula Nhơn. Các loài ATula Nhơn thường lân la bên loài người và hình tướng của họ hiện ra hao hao giống như con người, nhưng mờ mờ.

 

5.- Vong Linh Không Chịu Cho Nhập Liệm Vì Thiếu Một Ông Chân

            Miền Nam Việt Nam vào những năm 1970-1975, là thời điểm nhiều bom đạn hơn hết. Nhất hạng ở những nơi bìa rừng, nương dâu, ven sông, trên đê, bờ ruộng, đường mòn quanh co trong xã ấp đều có mìn bẫy, do hai thế lực quân sự bắc, nam gài để sát hại nhau. Do vậy, bên nào cũng có những người lính bị chết, bị thương mất chân, mất tay, hư mắt... riêng ở lãnh vực mìn bẫy.

            Về phía người lính miền bắc khi bị thương, bị chết do mìn, được đồng đội đưa vào rừng núi, nên chi không ai được thấy, biết đến việc họ chôn cất, băng bó như thế nào. Chứ về phía miền nam (QLVNCH), một khi người lính bị thương được toán quân y đưa về quân y viện gần nhất để cấp cứu. Và khi bị chết, được ban chung sự quân đoàn đưa xác về tận gia đình. Tại đó, có ban chung sự tỉnh, quận trực thuộc quân khu đến, cùng với bà con quyến thuộc của người lính quá cố, lo liệu việc tẩm liệm, tang lễ tiễn đưa. Vì vậy mà việc gì, hiện tượng gì xảy ra khi tẩm liệm, tang lễ, đều được mọi người nghe thấy thật rõ ràng.

            Cho nên câu chuyện “vong linh không chịu cho nhập liệm vì thiếu một ống chân”, là câu chuyện có thật tại thị xã Quảng Ngãi do một người thân của tác giả đang có mặt tại đó kể lại rằng: “Cố thiếu tá Mai Văn H., người con của xứ Huế, được xuất thân từ trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt, khóa 18, đậu thủ khoa. Sau khi ra trường, về Sư Đoàn 2 Bộ Binh, giữ chức vụ đại đội trưởng đại đội trinh sát của tiểu đoàn 3, rồi tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3 của trung đoàn 4, SĐ 2 BB. Trước khi rời khỏi bộ chỉ huy tiểu đoàn, theo sự vụ lệnh thuyên chuyển của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn, ông H. đi thăm hết tất cả các chiến hữu tại các đại đội hành quân và các toán trinh sát đang đóng chốt tại một vài nơi trong địa bàn quận Nghĩa Hành. Để có người đồng hành cho vui, ông H. bèn rủ trung úy Thất, sĩ quan hậu cần (ban tư) tiểu đoàn. Ông Thất nhận lời. Sau đó hai người cùng đi bằng xe gắn máy Honda C50. Ông Thất cầm tay lái, ông H. ngồi sau. Đang trên đường đi đến các toán đóng chốt thì bị mìn nổ. Hai ông chết tại chỗ. Thi thể ông Thất còn nguyên vẹn, thi thể ông H. bị mất một ống chân từ đầu gối trở xuống.

            Vì thế khi hai vị cao niên trong tộc họ đến phụ trách tẩm liệm đã bị vong linh ông H. ngăn cản qua hiện tượng đồng cảm thấy đôi chân bị khựng lại, hai cánh tay bị kéo giựt lui khi bước tới cách thi thể ông H. hai mét, đến mấy lần như vậy, dù hai vị cao niên cố bước tới nhưng vẫn không được. Cuối cùng hai cụ quay lui, đến ngồi ở bàn. Cụ này hỏi cụ kia:

            - Anh có cảm thấy gì không?

            - Chân bị khựng, tay bị giựt lui. Còn anh?

            - Cũng giống như anh vậy, chắc là còn tiếc nuối gì đây.

            Hai cụ cao niên ngồi im, đưa mắt nhìn thi thể ông H. đang nằm trên bộ ván gõ màu gụ, bên quan tài đang mở nắp. Sau mấy giây im lặng, một cụ đề nghị:

            - Hay là mình đến lần nữa, xem thử ra sao?

            Cả hai cụ cùng đứng dậy, đi đến nhưng hiện tượng ngăn cản vẫn diễn ra nơi bản thân hai cụ. Hai cụ bèn đi ra ngoài sân, nơi có cái rạp bằng vải dù rằn ri, được ban chung sự quận dựng lên sau khi thi thể của ông H. được đem về. Ở đó mọi người trong bà con quyến thuộc làng xã đang ngồi uống trà, hút thuốc trong tư thế đợi chờ chư tăng đến làm lễ nhập liệm. Do vậy một cụ ông trong quyến thuộc thấy hai cụ phụ trách tẩm liệm từ nhà trong đi ra, liền hỏi:

            - Hai anh tẩm liệm cho thằng H. xong chưa? Vì đúng 10 giờ sáng nay là chư tăng hành lễ nhập liệm, sau đó là lễ truy điệu do bộ chỉ huy quân sự chi khu quận và tỉnh đến phụ trách.

            - Thằng H. nó đâu có cho tụi tui tẩm liệm!

            Sau lời của một cụ ông lo việc tẩm liệm trả lời, một thanh niên liền nhìn đồng hồ trên tay và nói:

            - Còn 10 phút nữa là đúng 10 giờ rồi đấy, các thầy đang trên đường tới, thưa bác.

            Lời người thanh niên chấm dứt cỡ vài giây, thì một chiếc xe Jeep lùn A2 từ ngoài tiến vào sân nhỏ bên phải cái rạp. Xe ngừng hẳn, sau hai tiếng rú máy xe theo thông lệ trước khi tắt máy, người hạ sĩ tài xế đi qua phía cửa trưởng xa, mở cửa. Thầy trụ trì, thầy chánh đại diện chùa tỉnh hội PGVNTN-Quảng Ngãi lần lượt xuống xe.

            Thấy chư tăng đến, một bác phật tử phụ trách tang lễ từ trong vội vàng ra đón. Sau trạng thái cúi lưng, chấp tay xá xá chào, ông ấy quay qua phía thầy trụ trì cất lời:

            - Thưa thầy, đúng 10 giờ là lễ nhập liệm mà xác thiếu tá H. chưa được tẩm liệm, làm sao đây thưa thầy?

            - Lý do tại sao? Lời thầy trụ trì hỏi lại.

            Giữa bước chân đang tiến vào, bác phật tử đi sau hai thầy liền trình bày:

            - Có lẽ do thiếu một ống chân, nên thiếu tá H. không cho tẩm liệm.

            - Hiện tượng không cho tẩm liệm như thế nào?

            - Thưa thầy, hai người lo việc tẩm liệm, chân họ bị khựng lại không bước tới được, còn cánh tay phải của họ bị kéo giựt lui hai lần như vậy.

            Sau khi nghe lời trình bày của bác phật tử lo việc tang lễ, thầy trụ trì nói ngay:

            - Đa số những bậc nhân tài, có chí khí anh hùng, bất khuất, sau khi chết họ linh lắm.

            Để tiết kiệm thì giờ, hai thầy không ngồi vào bàn có bình nước, tách trà, bàn dành riêng cho chư tăng. Hai thầy đi thẳng vào chỗ xác ông H. đang nằm. Tháp tùng theo là hai bác lo việc tẩm liệm và bác lo việc tang lễ. Mọi người đứng nhìn trong im lặng. Sau mấy giây nhìn xác ông H., thầy trụ trì nói:

            - Giờ hành lễ cầu siêu và nhập liệm, giờ nào cũng tốt, đừng lo. Và như thế này, các bác phải cho người đi vào chỗ mìn nổ mà tìm cái ống chân đem về, sau đó lễ cầu siêu và nhập liệm mới được cử hành. Khó tìm lắm đấy, nếu còn nguyên thì dễ, chứ tan thành từng mảnh, e rằng khó góp nhặt cho hết được. Các bác nên cử hai người đi, trước hết có bạn cùng đi chung cho vui, sau nữa việc tìm kiếm của hai người cũng mau hơn một người.

Lời thầy trụ trì bên trong vừa dứt, bên ngoài rạp, một người đàn ông trạc tuổi gần bốn mươi, là người lính địa phương quân, cũng là bà con phía bên vợ ông H., đang ngồi nơi bàn bỗng nhiên ngã quị xuống đất, mắt nhắm lại, miệng nói lớn: “Chân tôi còn nguyên, đang nằm cách chỗ tôi bị mìn nổ là năm mét, sát bên một bụi cây, nơi cái trủng thấp, ở hướng đông bắc.”

            Lời chỉ dẫn vị trí và phương hướng ống chân đang nằm được xuất phát từ miệng người đàn ông vừa rồi, chính là lời của vong linh thiếu tá H. nhập vào để hướng dẫn cho người đi tìm được dễ dàng tìm ra.

            Thấy người đàn ông tỉnh lại, ngồi dậy và đưa tay vuốt mắt, trông dáng điệu ngỡ ngàng, không biết lý do tại sao mình ngồi trên đất với cơ thể hơi mệt, thầy chánh đại diện đến nắm tay đỡ lên, thầy hỏi với lời trắc nghiệm:

            - Sao không ngồi trên ghế, mà ngồi dưới đất làm chi vậy?

            - Thưa thầy, hình như con bị trúng gió và té xuống, phải không thầy?

            Thầy chánh đại diện cười, nói khẽ:

            - Anh không có trúng gió đâu, anh được thiếu tá H. nhập vào mượn lời anh mà chỉ chỗ cho người đi tìm ống chân của ổng.

            - Thật hả thầy, mà lời hướng dẫn của con như thế nào, xin thầy nói sơ qua cho con nghe được không?

            - Được rồi, sẽ nói khi nào ống chân được đem về đã!

            Quả thật, hơn hai tiếng đồng hồ, chiếc xe Jeep A2 được biệt phái chở chư tăng đến đám tang, lại được thầy trụ trì biệt phái chở hai người đi tìm đang tiến vào sân, làm cho mọi người thấy hồi hộp, nên có vài người chạy ra tận xe.

            Phía bên ghế trưởng xa, mọi người đều nhìn thấy cánh cửa xe vừa mở, một thanh niên có thân hình vạm vỡ bước xuống, rồi lại quay mặt vào trong. Khi quay ra hai tay anh ấy ẩm ống chân của thiếu tá H. trước ngực từ người bên trong ở ghế sau đưa ra, mà cái bàn chân năm ngón được thấy rõ qua màu trắng xám khi chỉa lên và lắc lư bên nách người thanh niên đang ẩm đi từng bước vào nhà.

            Trước hình ảnh đau thương ấy, hơn nửa số người đang có mặt hôm ấy, ai cũng rơi nước mắt. Sau đó, việc tẩm liệm không còn bị trắc trở và nghi lễ cầu siêu và nhập liệm được cử hành vào lúc 2 giờ kém 15 phút. Lễ cầu siêu nhập liệm xong, thầy chánh đại diện nói cho mọi người được nghe một bài pháp về Thân Trung Ấm được có hai hạng tinh khôn và ngu si ở bên kia cõi chết.

 

6.- Vong Linh Làm Tín Hiệu Cho Thân Nhân Trong Lúc Đi Tìm Xác Được Biết

            Sau mùa Xuân Mậu Thân, cuộc chiến huynh đệ Bắc Nam tại Huế tạm yên. Người ta đi tìm xác thân nhân.

            Những gia đình thấy được mặt mũi xác thân nhân mình liền ngất xỉu, ngả gục lên xác chết, cùng với tiếng khóc sướt mướt, gào thét thê thảm, bi ai. Rồi gói ghém đem xác về trong bước đi khập khễnh. Còn những gia đình không thấy được xác thân nhân mình, quay đi tiếp tục tiếng khóc trên mọi nẻo đường đi tìm hết chỗ này qua chỗ khác, ngày này qua ngày khác, từ sáng đến tối thật vất vả, khổ đau tràn lên khóe mắt trong nỗi niềm ê chề, thất vọng.

            Đang giữa lúc nỗi thất vọng và đôi chân mệt mỏi, rã rời trong từng bước đi la lết dưới bầu trời xuân của xứ Huế đầy mưa phùn và gió lạnh ấy, bỗng nhiên một số gia đình được vong linh người thân bên kia cõi chết ra dấu báo hiệu họ đang hiện hữu khi thấy thân nhân của họ đang đi ngang qua. Những tín hiệu ra dấu khác nhau, như tiếng “bụp” không lớn lắm, giống như tiếng nổ của chiếc bong bóng cỡ trung bình được vang vọng ra từ vùng cỏ rậm rạp ở phía trong gần đường đi. Và cũng từ tiếng nổ bụp ấy, nhưng lại có bụi đất vung lên khi đôi chân của đoàn người đi gần đến. Hoặc là đôi chân của một người trong đoàn người đi tìm bị khựng lại với cảm giác như có bàn tay ai níu chân, rồi tự nói lên: “gần đây rồi, gần đây rồi”.

            Một trong những gia đình được vong linh ruột thịt bị chôn sống, ở bên kia cõi chết ra tín hiệu “bụp” từ trong vùng cỏ rậm vọng ra. Đó là gia đình bà Viên ở phường Đúc - Huế đi tìm xác con trai tên là Nguyễn Văn Thất. Sau khi nghe thấy tiếng bụp, bà Viên liền nói: “Thằng Thất nó đang nằm phía trong kia kìa, hãy vào đi”. Sau lời xác định, bà Viên liền hỏi con dâu của bà là vợ anh Thất: “Này con, con có nhớ chồng con, nó mang theo những gì ở bản thân nó không?”

- Thưa mẹ có! Ảnh mang theo chiếc nhẫn vàng và cái đồng hồ Seiko mặt đen, số trắng và chiếc áo len tay dài, màu xám.

            Quả nhiên, đoàn người của gia đình bà Viên đi về hướng có tiếng nổ bụp, liền thấy có một lằn đất mới chạy dài chừng hơn mười mét (hình thể như giao thông hào) chiều ngang năm tấc hơn, mà mặt của nó ủ ê vì mưa, lạnh với đất cục lởm chởm lẫn lộn với cỏ chỉ, cỏ tranh đang héo hon nằm rạp. Đó là dấu vết có chôn người đích thực. Cho nên, ba người thanh niên bà con của bà Viên mới cuốc vài cuốc đã thấy xác người. Sau đó không cuốc nữa vì sợ làm đau thân xác người chết, nên chi họ chỉ dùng xẻng móc nhẹ đất lên. Sau khi móc hết đất lên, toàn thể người trong gia đình bà Viên đều thấy rõ số người bị chôn sống cả thảy là mười một người. Xác của họ, nơi cườm tay phải của người này bị cột chặt nối tiếp với cườm tay phải của người kia bằng loại dây điện truyền tin quân đội. Do vậy, tất cả xác chết đều nằm nghiêng phía tay trái, lòi tay phải lên trên, mặt gục nghiêng xuống, đầu người này gối lên mình người kia. Xác anh Thất nằm ở giữa được vợ ảnh nhìn thấy rõ qua chiếc áo len màu xám dù bị đất bám vào. Cho nên, chị ấy nói lớn: “Anh ơi, em thấy anh rồi” giữa tiếng khóc. Rồi vừa chỉ tay vào xác chồng cho bà Viên thấy, vừa khóc lớn hơn lần trước trong trạng thái ngồi trệt xuống bên cạnh miệng hố, đập hai bàn tay xuống đất cùng với cái đầu tóc bù xù ngẫng lên, ngẫng xuống.

            Gần một tiếng đồng hồ móc đất, cắt dây, mở dây mới xong. Tất cả mười một xác được đưa lên nằm trên mặt đất. Những người trong gia đình bà Viên, ai cũng quan tâm đến những thân xác ấy. Người thì phủi áo, phủi mặt cho sạch đất. Người thì nắn tay, chân cho thẳng lại. Người thì chạy đi nơi khác để báo tin cho các thân nhân của họ đến để nhận diện.

            Trong lúc phủi đất và nắn tay chân cho thẳng, những người trong gia đình bà Viên đã thấy trên mỗi xác thân như vậy, có vết máu khô. Có người, vết máu ở đầu. Có người, vết máu ở vai. Có người, vết máu ở hông. Chỗ của vết máu không phải do đạn của súng bắn vào, mà là do bị đâm bằng lưỡi lê ở đầu súng AK 47 sau khi họ bị xô xuống hố. Riêng xác anh Thất, được vợ ảnh ngồi bên, đưa tay vuốt tới vuốt lui từ ngực xuống chân trong tiếng khóc tỉ tê. Bỗng nhiên, chị la lớn: “Úi chao ôi, chiếc nhẫn và đồng hồ đây rồi!” Rồi chị vén tay áo len của anh Thất lên, cởi đồng hồ và lấy chiếc nhẫn ra, đưa cho bà Viên. Bà Viên cầm hai kỷ vật ấy trong lòng hai bàn tay như ôm ấp đứa con trai mình với đôi mắt nhìn xuống trong im lặng, nghẹn ngào, không tiếng khóc, không dòng lệ như con suối cạn của mùa xuân xứ Huế, con suối không có nước, chỉ ẩm ướt bởi lạnh và mưa phùn.

 

7.- Vong Linh Về Từ Con Mương Cạn

            Trước 1975, tất cả những người lính trong quân đội, cảnh sát và nhân viên hành chánh các cấp từ ấp, xã trở lên quận, tỉnh và trung ương của chính phủ VNCH, đều là đối tượng bị phía bên cộng sản nhắm đến, theo dõi để sát hại bằng nhiều cách một khi không quan tâm, cảnh giác, xem thường đối phương, ỷ y có tường cao kín cửa, coi nhẹ việc bảo vệ an ninh cá nhân, cơ sở. Do vậy mà một vài cơ sở bị cộng sản đặt bom, các cá nhân bị cộng sản đến tận nhà vào ban đêm bắt đi rồi giết chết ngay sau đó trên đường về lại mật khu. Chẳng hạn ông Trọng, người làng Trúc Lâm, xã Hương Long, quận Hương Trà, Thừa Thiên, là nhân viên xã đã bị cộng sản đến tận nhà bắt đi vào ban đêm.

            Sau khi ông Trọng bị cộng sản bắt đi, cha, mẹ, vợ, con, quyến thuộc của ông, ai cũng ăn không ngon, ngủ không yên, lo đứng, lo ngồi, buồn rầu cho tính mệnh của ông. Một hôm vào buổi xế chiều, tại sân nhà, mọi người đang ngồi bàn luận với nhau về chuyện người quốc gia bị cộng sản bắt đi, chỉ có chết chứ không ai được thả về. Thì, bỗng nhiên một cụ ông trong số người đang bàn luận, ngồi gục đầu xuống, rồi ngã nghiêng ra đất, mắt nhắm, miệng nói: “Tôi là Trọng đây. Tôi bị cộng sản giết chết, chôn ở dưới mương cạn cách đầu làng hai cây số. Hãy ra đem tôi về. Tôi bị lạnh và đói lắm!”

            Tiếng nói của ông Trọng vừa chấm dứt nơi miệng của ông cụ, một vài người ở nhà để lo đỡ ông cụ ngồi dậy và chăm sóc, còn lại đều đem cuốc, xẻng theo, cùng nhau ra đầu làng, rồi chia nhiều cánh đi tìm xác ông Trọng. Quả nhiên, y như lời ông Trọng đã nói, toán người ở hướng tây nam đã phát hiện thấy một khoảng đất mới dài ba mét ngay giữa lòng con mương cạn. Một người trong toán nói lớn: “Chắc chắn là đây rồi, không sai”. Miệng vừa nói, chân bước xuống, tay cầm cuốc móc đất, thấy ngay liền thân ông Trọng lòi ra, vì bị cộng sản chôn quá ư sơ xài. Sau đó, hai toán ở nơi khác nghe tiếng gọi của toán tìm được, liền đến, cùng nhau phân chia, người về lấy võng, kẻ kiếm đòn khiêng. Sau hơn hai tiếng đồng hồ làm việc, xác ông Trọng được bà con khiêng về nhà vào lúc gần 4 giờ chiều cùng ngày.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/08/2010(Xem: 4405)
Trăm năm ngó xuống đời hư ảo - Phút chốc nhìn lên ngộ lẽ trời.
08/08/2010(Xem: 9179)
Đức Phật đã nói rằng trong tất cả những mùa khác nhau để cày cấy, mùa thu là mùa tốt nhất, trong tất cả những loại nhiên liệu để đốt, thì phân bò là tốt nhất, và trong tất cả những loại tỉnh giác khác nhau, sự tỉnh giác về sự vô thường và cái chết thì hữu hiệu nhất. Cái chết là điều nhất định, nhưng khi nào nó giáng xuống thì bất định. Nếu chúng ta thực sự đương đầu với sự việc, chúng ta không biết được cái gì sẽ tới trước – ngày mai hay cái chết. Chúng ta không thể hoàn toàn quả quyết rằng người già sẽ chết trước và người trẻ còn ở lại phía sau.
04/08/2010(Xem: 3716)
Vào ngày 23 tháng 02 năm 2008, Hòa Thượng Thánh Nghiêm có cuộc nói chuyện với đức cha thiên chúa giáo Đơn Quốc Tỉ về quan điểm sinh tử. Hôm nay, Hòa thượng đã xã báo an tường, thu thần thị tịch, để tỏ lòng tưởng niệm đến cố giác linh Ngài, Biên tập viên Minh Bửu đã biên dịch lại cuộc đối thọai này.
04/08/2010(Xem: 4391)
Chết là chủ đề, hầu hết mọi người không muốn nghe, không muốn bàn đến hoặc nghĩ đến. Tại sao như vậy? Và cho dù, chúng ta thích hoặc không thích, thì mỗi chúng sẽ phải chết trong một ngày nào đó. Thậm chí trước khi đối mặt với cái chết của bản thân, chúng ta sẽ đối mặt với những cái chết của người khác ( người trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…) Chết là điều sẽ xảy ra, là phần của cuộc sống, vì vậy tốt nhất là chúng ta nên đón nhận nó với quan điểm tích cực hơn là sợ hãi và phủ nhận nó. Cuốn sách “ Chuẩn bị cho cái chết và giúp đỡ người chết ” được dịch từ nguyên tác của Sangye Khadro, sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về cái chết./.
04/08/2010(Xem: 7145)
Đối với đa số, cái chết thường được quan niệm như một vách ngăn giữa hai thế giới: người mất–kẻ còn, hay cõi âm và dương thế. Trong cái nhìn của đạo Phật, cái chết được xem là một phần tự nhiên của cuộc sống. Trước sự ra đi của người thân, nhiều người thường rất đau buồn, đôi khi quên đi những sự chăm sóc và giúp đở cho người đã khuất một cách thiết thực và ý nghĩa. Nhân mùa Vu Lan–Báo hiếu PL.2546-2002, NSGN giới thiệu cùng bạn đọc về lời của một người ở thế giới bên kia, nguyên giáo sư Đại Học Y Khoa Geneve (Thụy Sĩ) với các con của ông, và vài gợi ý về phương pháp chăm sóc, giúp đở người thân trong tình trạng đặc biệt: ốm đau nặng hoặc lâm chung...
04/08/2010(Xem: 3886)
Phật giáo trả lời khẳng định. Phật giáo cho rằng tất cả chúng sinh, trừ các bậc đã giải thoát khỏi sinh tử (các vị A La Hán của tiểu thừa giáo) hay là các bậc đã tự chủ đối với sinh tử (các bậc thánh Bồ Tát của đại thừa), còn thì tất cả đều ở trong vòng sinh tử luân hồi.
04/08/2010(Xem: 5189)
Là con người, chúng ta có khuynh hướng bám víu vào đời sống của chính mình. Nhà Phật gọi đó là chấp thủ. Do đó, chúng ta thường tránh né nghĩ về- quá trình đi đến- cái chết của chúng ta. Sogyal Rinpoche nói rằng, chúng ta hoặc trốn chạy cái chết, hoặc chúng ta thờ ơ không nghĩ về nó và cho đó là lẽ tự nhiên. Tuy nhiên, Rinpoche nói, sự chết đối với chúng ta lại là giây phút quan trọng nhất trong đời sống của mình. Rinpoche (tiếng Tây tạng có nghĩa là:“vật báu” ) là tác giả của cuốn sách “Tạng thư sống chết”. Cuốn sách này đã được bán 1 triệu 500 bản ngay lần xuất bản đầu tiên và gần đây đã được tái bản lần thứ 10.
04/08/2010(Xem: 6293)
"Đời sống mong manh, chết là điều chắc chắn" Đó là câu châm ngôn nổi tiếng trong Phật Giáo. Biết rõ Chết mong manh và là một hiện tượng tự nhiên mà mọi người phải đương đầu, chúng ta không nên sợ cái chết. Nhưng tất cả chúng ta đều sợ chết vì không nghĩ về điều không tránh được. Chúng ta thích bám víu vào đời sống, vào xác thân và phát triển quá nhiều tham dục và luyến ái.
04/08/2010(Xem: 7289)
Trong những lần trước, chúng ta đã tìm hiểu về đời sống bên kia cửa tử qua lời kể của những người đã chết rồi hồi sinh (Near death experience). Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu về những áp lực vật chất đối với những người vừa từ trần. Theo kinh Địa Tạng, những người tạo ác nghiệp khi chết sẽ trở thành ngạ quỷ hay súc sanh. Ngạ quỷ là quỷ đói, bụng to bằng cấi trống nhưng cái họng chỉ bé bằng cái kim nên ăn uống mãi mà cũng không no. Có l điều này ám chỉ những vong linh còn nhiều dục vọng, vẫn thèm khát cái thú vui vật chất nhưng vì không còn thể xác để thỏa mãn nên bị dục vọng hành hạ biến thành một loài quỷ đói. Theo các sách vở viết về thế giới bên kia thì đay là một cõi được cấu tạo bằng những chất liệu rất thanh và nhẹ so với nguyên tử cõi trần nên muốn sống một cách thảnh thơi, các vong linh khi qua đay phải biết loại bỏ đi những phần tử nặng trược tích tụ trong kiếp sống ở cõi trần như dục vọng, sự quyến luyến, lòng ham ăn uống hay đòi hỏi xác thịt.
05/05/2010(Xem: 11672)
Đại lễ Kỳ Siêu ngày 18 tháng hai năm Giáp Ngọ tại chùa Phật Ân
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567