Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. New Delhi, 6 tháng mười một 1963

09/07/201100:31(Xem: 3241)
4. New Delhi, 6 tháng mười một 1963

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ SỐNG VÀ CHẾT (ON LIVING and DYING)
Lời dịch: Ông Không 2009

Từ quyển Bình phẩm về sống
Tập 3: Sống, chết, và Tồn tại

New Delhi, 6 tháng mười một 1963

Muốn tìm hiểu toàn vấn đề của chết, không phải lý thuyết nhưng thực tế, bạn cần sự khiêm tốn. Tôi đang sử dụng từ ngữ khiêm tốn đó không phải như một đức hạnh được vun đắp bởi sự tự đắc, bởi sự kiêu ngạo, nhưng như trạng thái tự nhiên đó của cái trí mà xảy ra khi bạn thực sự đang tự tìm hiểu và đang muốn tìm ra cho chính bạn. Bởi vì đạo đức không sinh sôi trong những biên giới của thời gian. Nó là một bông hoa hiện diện một cách tự nguyện. Người ta không phải tìm kiếm đạo đức hay vun đắp đạo đức. Nếu bạn làm như vậy, nó không còn là đạo đức. Muốn thấy sự thật rằng vun đắp đạo đức không là đạo đức cần đến một cái trí trong một trạng thái của khiêm tốn, bởi vì nếu không có khiêm tốn bạn không thể học hỏi. Tôi đang sử dụng từ ngữ học hỏi không trong ý nghĩa của tích lũy, mà là hiểu biết. Chúng ta đang sử dụng từ ngữ học hỏi đó trong ý nghĩa của một cái trí không đang tìm kiếm cái gì đó, không đang mưu cầu một kết thúc bởi một động cơ, nhưng trong ý nghĩa của một cái trí mềm dẻo, nhạy bén, có thể thấy điều gì là sự thật ngay tức khắc. Và muốn thực hiện việc đó bạn cần một khiêm tốn lạ thường mà trong nó có chất lượng đặc trưng của mộc mạc khi quan sát. Mộc mạc, như chúng ta biết nó, là khắc khổ, thô thiển; nó trở thành hẹp hòi, cố chấp, mù quáng, giáo điều – nhưng đó không là mộc mạc. Chúng ta đang sử dụng từ ngữ mộc mạc trong ý nghĩa của một cái trí mà đã quan sát, đã thấy điều gì là sự thật, và từ chính quan sát đó, nó ở trong một trạng thái tự do từ đó hiện diện kỷ luật mà là mộc mạc.

Phải có mộc mạc cùng khiêm tốn đó, và ở mức độ đó chúng ta sẽ hiệp thông cùng nhau. Bạn sẽ không học hỏi bất kỳ điều gì từ người nói. Nếu bạn làm như thế, người nói trở thành một uy quyền. Thế là, bạn thực sự không còn là một người quan sát – một người đang khẩn thiết tìm kiếm điều gì là sự thật và gạt đi điều gì là giả dối; bạn sẽ chỉ trở thành một người theo sau, và một người theo sau không bao giờ có thể tìm được điều gì là sự thật. Sự thật phải được khám phá từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, và bạn phải khám phá nó – không chỉ tuân theo những diễn tả bằng từ ngữ. Bạn phải tìm ra nó bằng toàn thân tâm của bạn, và muốn tìm ra nó, bạn cần khiêm tốn.

Một trong những việc mà người ta thấy trong thế giới và trong chính mình là trạng thái kỳ lạ của cái trí mà liên tục đang suy sụp, đang thoái hóa. Tôi không biết liệu bạn đã tự quan sát cái trí riêng của bạn, không phải lý thuyết, không phải phụ thuộc một công thức hoặc phụ thuộc thành công hay không-thành công, nhưng bằng chất lượng của một cái trí mà có thể duy trì sự hiệu quả, sự rõ ràng, khả năng quan sát điều gì là sự thật, mà không có một ý kiến, không có một tư tưởng. Khi người ta quan sát không chỉ những cái trí của những người khác mà còn cả cái trí riêng của người ta, người ta phát hiện rằng có một thoái hóa từ từ, không phải rằng người ta đã từng đạt đến một mức độ để từ đó người ta thoái hóa; người ta phát hiện rằng người ta không có nhạy bén, rõ ràng, năng lượng, chính xác được yêu cầu cho sự quan sát, cho một quan sát có lý luận mà không chen vào bất kỳ cảm tính nào. Hầu hết chúng ta đều xơ cứng, được cố định trong một niềm tin an ủi, với một công việc, một vị trí, một gia đình để duy trì, và chúng ta sống trong trạng thái tối tăm của an toàn. Khi người ta bắt đầu tự quan sát cho chính người ta cái trí riêng của người ta, người ta chắc đã thấy được làm thế nào cái trí, khi nó lớn lên, khi các cơ quan vật chất trưởng thành, từ từ bắt đầu thoái hóa. Chúng ta chấp nhận sự suy sụp này, sự thoái hóa này, và chúng ta không ý thức nó. Và khi chúng ta trở nên ý thức được nó, nó trở thành một xung đột khủng khiếp – làm thế nào để bảo dưỡng cái trí đang suy sụp, đang thoái hóa? Có thể chúng ta chưa bao giờ tự đặt câu hỏi liệu cái trí có cần thoái hóa hay không. Có thể chúng ta chưa bao giờ tự tìm ra cho chính chúng ta bằng cách đặt câu hỏi liệu có thể chặn đứng sự thoái hóa, sự suy sụp hay không.

Rốt cuộc, sự thoái hóa của cái trí, sự giảm sút của nhạy cảm, sự thiếu rõ ràng của tất cả quan sát của chúng ta – đó đúng thực là chết, phải không? Vì vậy, chúng ta phải tự tìm ra cho chính chúng ta liệu luôn luôn có thể duy trì một chất lượng của cái trí không biết đến thoái hóa? Khi tôi sử dụng từ ngữ cái trí, tôi bao gồm trong đó bộ não – tổng thể – không phải là năng lực thâu lượm một kỹ thuật đặc biệt và vận hành theo kỹ thuật đó suốt đời rồi sau đó chết. Tôi đang sử dụng từ ngữ cái trí trong ý nghĩa cả cái trí tầng ý thức bên ngoài lẫn bên trong, trong đó có bao gồm bộ não – bộ não cùng tất cả những phản ứng của nó, bộ não mà suy nghĩ, hành động, bị kích thích, đáp trả lại tất cả những căng thẳng thần kinh. Chúng ta thấy, khi chúng ta lớn lên, rằng cái trí này bắt đầu suy sụp. Quan sát những người già; quan sát tất cả những người chính trị lớn tuổi; quan sát bằng cách nào ngay cả những người trẻ cũng muốn rơi vào khe rãnh của một tư tưởng đặc biệt và sống theo khe rãnh đó.

Vì vậy dường như đối với chúng ta, rất quan trọng phải tự tìm ra cho chính mình liệu có thể duy trì sự rõ ràng của quan sát đó, thực sự, không lý thuyết – thực sự trong ý nghĩa của hiện tại đang sống, trong hiện tại năng động. Tôi sử dụng từ ngữ hiện tại đó không phải trong ý nghĩa của thời gian như ngày mai, hôm qua hay bây giờ. Hiện tại năng động luôn luôn là hiện tại; nó không có ngày mai hay hôm qua. Bạn không nên có ý tưởng rằng bạn sẽ có năng lượng năng động, thuộc sức sống này vào ngày mai; bạn phải ý thức được hiện tại năng động này bằng tất cả năng lượng của bạn, không chỉ năng lượng thuộc công nghệ mà còn bằng tất cả những năng lượng thuộc thẩm mỹ của bạn, bằng những tình cảm của bạn, bằng những phiền muộn của bạn, bằng những đau khổ của bạn, những thất vọng, những tham vọng, những thất bại, và sự khổ não của vô vọng. Liệu có thể tỉnh thức được tất cả điều đó và duy trì sự rõ ràng của quan sát lẫn sự hồn nhiên của tìm hiểu hay không? Nếu điều này không thể được, bất kỳ hành động nào chúng ta thực hiện đều không có ý nghĩa thuộc sức sống. Nó trở thành máy móc.

Làm ơn hãy quan sát những cái trí riêng của các bạn. Bạn không đang lắng nghe người nói. Đừng bị trói buộc trong những từ ngữ của người nói. Ông ta chỉ đang diễn tả, và điều gì được diễn tả không là sự kiện. Từ ngữ không là sự kiện; từ ngữ cái cây không là sự kiện, mà là cái cây. Nếu bạn muốn quan sát cái cây, từ ngữ chẳng quan trọng bao nhiêu.

Chúng ta đang đặt ra một câu hỏi cơ bản, và bạn phải tìm ra lẫn khám phá sự thật của nó. Câu hỏi của chúng ta là: Liệu cái trí có thể luôn luôn không mất sự rõ ràng của nó, khả năng lý luận của nó – không lệ thuộc thành kiến nào, không lệ thuộc một tưởng tượng hay quan điểm hay hiểu biết nào – và tự duy trì trong một trạng thái lành mạnh không có bất kỳ những ngõ ngách nào bị mục nát, chưa khai phá, tối tăm? Liệu có thể được? Muốn tìm ra điều đó, người ta phải ý thức được những nguyên nhân của sự thoái hóa này. Lúc này, chúng ta đang sử dụng từ ngữ nguyên nhân chỉ để thể hiện cái nguồn mà từ đó cái trí bị làm cho tối tăm. Bạn có thể khám phá nguyên nhân căn bệnh của bạn, nhưng bạn phải làm cái gì đó cho nó, bạn phải đi khám bác sĩ, bạn có lẽ phải giải phẫu; bạn phải hành động. Nhưng hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng bằng cách chỉ khám phá nguyên nhân, chúng ta đã giải quyết toàn sự việc. Và thế là sự lặp lại tiếp tục. Sự lặp lại là một trong những nhân tố của thoái hóa – qui trình lặp lại, sự hình thành của những thói quen và sống trong những thói quen đó. Vì vậy sự khám phá nguyên nhân sẽ không làm tự do cái trí khỏi nhân tố của thoái hóa.

Một trong những nhân tố chính của thoái hóa là sự lặp lại, sự lặp lại thuộc tâm lý – không phải mặc một cái áo sơ mi hay một cái áo khoác, hay đi làm việc, hay học một kỹ thuật đặc biệt, mà bạn lặp lại; điều đó quá thô thiển. Sự lặp lại tôi muốn nói là hệ thống máy móc để hình thành thói quen của cái trí, mà, trong trạng thái tâm lý, vận hành trong những niềm tin, trong những giáo điều, trong những quan điểm.

Nếu bạn quan sát, bạn sẽ thấy cái trí của bạn vận hành trong thói quen như thế nào. Nó vận hành trong thói quen bởi vì từ cốt lõi nó sợ hãi không được an toàn. Vì vậy một trong những nhân tố chính của thoái hóa là sợ hãi, sợ hãi thuộc tâm lý, không phải sợ hãi bình thường và tự nhiên khi đang bị cắn bởi một con rắn và đang tự bảo vệ mình – đó là một vấn đề khác.

Bạn biết, một trong những khó khăn của chúng ta là chúng ta luôn luôn thỏa mãn với những câu trả lời rõ ràng, và chúng ta luôn luôn đặt ra những câu hỏi rõ ràng. Ví dụ câu hỏi về đơn giản “sống đơn giản.” Trả lời lập tức của chúng ta, mà khá rõ ràng, tầm thường, và vô vị, là: bạn chỉ có hai bộ quần áo để thay đổi và chỉ có một bữa cơm. Làm như vậy, bạn được xem như là rất, rất đơn giản. Điều đó không là đơn giản gì cả – nó nghiêng về sự phô trương và sự chấp nhận thuộc truyền thống của đơn giản là gì. Nhưng đơn giản là điều gì đó hoàn toàn khác hẳn. Sống đơn giản nghĩa là có một cái trí minh bạch, không mâu thuẫn, không tham vọng, thực sự không bị hư hỏng bởi những ham muốn riêng của nó. Nhưng chúng ta lại quá dễ dàng thỏa mãn bởi những việc rõ ràng. Chúng ta nói rằng một con người là một vị thánh bởi vì anh ấy sống một cuộc sống rất đơn giản, ăn một ngày một bữa và có hai bộ quần áo; và chúng ta nghĩ chúng ta đã giải đáp câu hỏi về đơn giản. Anh ấy có lẽ đang trải qua đau khổ bên trong. Một người sống trong mâu thuẫn, dù anh ấy thánh thiện như thế nào, không là một người đơn giản, và cũng không là một người tôn giáo.

Trong cố gắng tìm ra những nhân tố của thoái hóa là gì, người ta phải không được phép thỏa mãn bởi những câu hỏi rõ ràng và những câu trả lời rõ ràng. Người ta phải gạt đi những rõ ràng đó và tiến sâu vào, xé nát để tìm được sự thật của vấn đề, và điều đó cần đến năng lượng. Và năng lượng đó chỉ có thể hiện diện khi bạn thực sự không quan tâm đến điều gì sắp sửa xảy ra cho sống riêng của bạn khi bạn đơn giản. Muốn tìm được những nhân tố của thoái hóa, bạn phải tìm hiểu; bạn phải đặt ra câu hỏi cơ bản là liệu một cái trí có thể sống mà không có thói quen, không tuân phục. Điều này có nghĩa sự tìm hiểu toàn bộ vào uy quyền, không những uy quyền bị áp đặt mà còn cả uy quyền của những tầm nhìn, hiểu biết, những trải nghiệm riêng của người ta, và mọi chuyện như thế. Vậy là người ta bắt đầu thấy rằng có thoái hóa khi nào còn có xung đột thuộc bất kỳ loại nào, tại bất kỳ mức độ nào, có ý thức hay không ý thức. Và hầu hết sống của chúng ta là một xung đột ghê tởm, mà không có bất kỳ giải pháp, mà không có bất kỳ lối thoát – xung đột không ngừng nghỉ.

Vì vậy câu hỏi là liệu thói quen, xung đột, và bắt chước có thể kết thúc, không phải cuối cùng, không phải khi bạn chết, nhưng ngay lúc này, trong hiện tại năng động. Qua từ ngữ bắt chước tôi có ý không phải sự bắt chước bên ngoài nhưng sự bắt chước đã bám rễ chặt, thuộc tâm lý mà được gọi là một phương pháp, đang tuân phục vào một kỷ luật, vào một khuôn mẫu – khuôn mẫu Ấn độ giáo, khuôn mẫu người Mỹ, khuôn mẫu người Nga, hay khuôn mẫu Thiên chúa giáo, và vân vân. Bắt chước đó chỉ hiện diện khi có sự thôi thúc, sự tìm kiếm thanh thản trong an toàn – an toàn thuộc tâm lý. Chúng ta tìm kiếm an toàn tâm lý phía bên trong, và thế là không có an toàn bên ngoài cho bất kỳ ai trong chúng ta. Nếu bạn suy nghĩ điều đó kỹ càng, bạn sẽ thấy sự thật của vấn đề.

Sự ham muốn được an toàn nuôi dưỡng sợ hãi, sợ hãi khi sống và sợ hãi khi chết. Sợ hãi không là một sự việc trừu tượng. Nó thực sự ở đó giống như cái bóng của bạn. Từng giây phút của ngày nó ở đó – sợ hãi người chủ của bạn, sợ hãi người vợ của bạn, sợ hãi người chồng của bạn, sợ hãi mất mát. Và cùng sợ hãi đó chúng ta cố gắng sống. Vậy là chúng ta không biết sống là gì. Làm thế nào một cái trí sợ hãi có thể sống? Nó có thể thiết lập một nơi ẩn náu; nó có thể tự làm ấm áp; nó có thể tự cô lập; nó có thể tuân phục một khuôn mẫu, một ảo tưởng tôn giáo, một tưởng tượng; nó có thể sống trong tất cả điều đó, nhưng nó không đang sống. Và sợ hãi này biến chết thành cái gì đó xa thật xa. Chúng ta đuổi sợ hãi ra thật xa nhiều năm đằng trước chúng ta, một khoảng cách to tát giữa sự kiện đó và ảo tưởng mà sợ hãi đã tạo tác và ảo tưởng mà chúng ta gọi là sống. Vậy là sống của chúng ta không bao giờ phong phú và trọn vẹn – tôi không có ý nói sự phong phú của hiểu biết, học thức trong sách, hay đọc những quyển sách mới nhất rồi nói về nó vô tận. Tôi có ý “sống phong phú,” trong ý nghĩa này: nó hiểu rõ, nó minh bạch, nhạy bén, tỉnh thức, sinh động, đầy năng lượng, và hiệu quả trong sự quan sát lẫn kỷ luật riêng của nó; vì vậy nó có thể nhìn ngắm một cái cây và thưởng thức cái cây, nhìn ngắm những vì sao, nhìn ngắm con người mà không ganh ghét. Thế là một sống như thế không là một sống của tham vọng, tham lam, và tôn sùng sự thành công.

Làm ơn, thưa các bạn, người nói có ý chính xác như điều gì ông ta đang nói. Đây không chỉ là những từ ngữ mà bạn lắng nghe, rồi sau đó bạn quay lại sống cũ kỹ của bạn. Chúng ta đang nói về điều gì đó rất, rất nghiêm túc. Phải có một thế hệ mới mẻ, con người mới mẻ, những cái trí mới mẻ, không phải những cái trí cũ kỹ chết rồi cùng những sợ hãi của chúng, cùng hư hỏng của chúng, cùng những quốc tịch của chúng, cùng những chính phủ nhỏ nhen, tầm thường của chúng. Một con người mới mẻ phải được hiện diện để giải quyết vấn đề to tát của sống này, và không một ai sẽ sáng tạo con người đó ngoại trừ bạn và tôi. Và bạn phải thực hiện nó – không phải trong thế hệ tương lai nào đó nhưng tức khắc, mà có nghĩa người ta phải thấy sự khẩn cấp của sự việc. Bạn biết, khi bạn thấy sự khẩn cấp của cái gì đó mà cần được thực hiện tức khắc, tất cả những khả năng của bạn, tất cả năng lượng của bạn, tất cả hiệu quả của bạn, đều hiện diện. Bạn không phải vun quén chúng; chúng ở đó khi bạn thấy sự khẩn cấp của cái gì đó – giống như sự khẩn cấp của bị đói – và vậy là bạn hành động.

Chúng ta không biết sống là gì, chúng ta cũng không biết chết là gì. Sự việc mà bạn gọi là “sống” là một hành hạ với thỉnh thoảng những vui thú, mà là một cảm giác – được nuôi dưỡng tốt, có một bữa ăn ngon, ái ân, lái một chiếc xe đẹp, hay muốn lái một chiếc xe đẹp, hay ganh tị một người đang lái một chiếc xe đẹp, và vân vân. Đó là sống của chúng ta. Làm ơn hãy tự quan sát, và bạn sẽ thấy cái sự việc thô tục, xấu xa mà sống đã trở thành, không có tình yêu, không có vẻ đẹp, không có ân cần. Đó là sống của chúng ta, và chúng ta thỏa mãn nó. Chúng ta bao dung nó. Chúng ta không nói, “Tôi sẽ phá vỡ và tìm ra.” Chúng ta sáng chế mọi loại lý do giả dối và sai lầm.

Muốn sống trọn vẹn, tổng thể, bạn không thể có một lý tưởng đằng đó, và bạn sống ở đây. Những lý tưởng không có ý nghĩa gì cả; nó là một tưởng tượng. Cái gì là một sự kiện là lao dịch hàng ngày, những sợ hãi, những hy vọng, những phiền muộn hàng ngày của bạn. Đó là thực tế, và chúng ta trở nên quen thuộc với nó; bằng ký ức của những hành hạ, những hy vọng, những sợ hãi, những tham vọng của chúng ta, chúng ta chuyển tới chết, mà ở xa thật xa. Vậy là điều gì xảy ra? Chúng ta sợ hãi chết, và chúng ta sợ hãi sống.

Muốn tìm ra chết là gì cần đến một cái trí không sợ hãi. Tôi không hiểu liệu bạn đã từng quan sát những người phi công – những người lái những chiếc máy bay kỳ diệu mà bay hơn một tiếng đồng hồ trên một ngàn dặm – phương pháp họ được huấn luyện còn nhiều hơn tất cả những người tập yoga hợp thành. Họ phải đối diện chết, và vì vậy phản ứng của họ phải tức khắc, không ý thức. Họ được huấn luyện suốt nhiều năm để đối diện chết – muốn sống sót họ phải phản ứng tức khắc đến những dụng cụ, đến tất cả những mệnh lệnh. Đó là một cách để không còn sợ hãi chết – có nghĩa là, rèn luyện bạn thật hoàn hảo, thật vô tình đến độ bạn chết vì những chỉ thị của một người khác cho quốc gia của bạn và tất cả những chuyện vô lý đó. Tiếp theo có chết bằng tự tử: có nghĩa là, bạn đối diện sống, và sống không có ý nghĩa; bạn đã đến sự kết thúc của mọi sự việc, bạn nhảy khỏi một chiếc cầu, hay bạn uống thuốc. Tiếp theo có cách khác, cách tạm gọi là tôn giáo: bạn có những tin tưởng kỳ lạ trong đầu thai, trong sanh lại, và bạn giải thích chết theo tín ngưỡng của bạn, bởi vì bạn sẽ sống cùng loại sống ghê tởm trong đời sau – cùng hành hạ, khốn khổ, tuyệt vọng, cùng dối gạt, cùng đạo đức giả; và bạn thỏa mãn với những niềm tin này bởi vì tạm thời chúng trao tặng bạn sự an ủi; chúng che giấu sợ hãi của bạn.

Bây giờ tất cả những cách chết đó đều rất tầm thường, giả dối, và không đáng tin cậy. Chúng ta đang nói về chết thuộc một loại khắc hẳn, đó là sống cùng chết. Bạn hiểu chứ? Sống cùng chết, không phải có khoảng cách thời gian này giữa bạn và kết thúc cuối cùng. Kết thúc cuối cùng có lẽ năm mươi hay một trăm năm sau, hay những vị bác sĩ hoặc những người khoa học có lẽ thêm vào nó năm mươi năm nữa, nhưng kết thúc cuối cùng luôn luôn ở đó. Chúng ta đang nói về một sống tự nguyện cùng chết. Tôi sẽ trình bày điều đó bởi vì nó là cách duy nhất để giải đáp toàn nghi vấn của chết, không qua những niềm tin, không qua những lý tưởng, không qua cấu trúc của sợ hãi và mọi chuyện linh tinh như thế.

Với bạn, muốn tìm ra chết là gì, phải không còn khoảng cách giữa chết và bạn mà đang sống cùng những phiền muộn của bạn; bạn phải hiểu rõ ý nghĩa của chết và sống cùng nó trong khi bạn hoàn toàn tỉnh táo, không hoàn toàn chết, vẫn chưa chết. Cái sự việc được gọi là chết đó là sự kết thúc của mọi thứ mà bạn biết. Thân thể của bạn, cái trí của bạn, công việc của bạn, những tham vọng của bạn, những sự việc bạn đã xây dựng, những sự việc bạn muốn thực hiện, những sự việc bạn chưa làm xong, những sự việc bạn đang cố gắng hoàn tất – có một kết thúc của tất cả những sự việc này khi chết đến. Đó là sự kiện – kết thúc. Điều gì xảy ra sau đó là một vấn đề hoàn toàn khác hẳn. Việc đó không quan trọng, bởi vì bạn sẽ không tìm hiểu điều gì xảy ra sau đó nếu không có sợ hãi. Vậy là chết trở thành cái gì đó lạ thường – không phải tàn bạo, không phải kinh dị, không phải bệnh hoạn – bởi vì lúc đó chết là cái gì đó không biết được, và có vẻ đẹp vô cùng trong cái không biết được đó.

Đây không chỉ là những từ ngữ.

Vậy là muốn tìm được toàn ý nghĩa của chết, nó có nghĩa gì, thấy sự vô hạn của nó – không phải là những hình ảnh tượng trưng, ngu xuẩn về chết – sợ hãi sống và sợ hãi chết này phải kết thúc hoàn toàn, không chỉ tầng ý thức bên ngoài mà còn sâu thẳm bên trong. Hầu hết chúng ta đều muốn chết, ao ước chết, bởi vì sống của chúng ta quá nông cạn, quá trống rỗng. Và bởi vì sống của chúng ta quá trống rỗng, chúng ta cố gắng trao sự quan trọng, ý nghĩa cho sống. Chúng ta hỏi, “Mục đích của sống là gì?” Bởi vì sống riêng của chúng ta quá trống rỗng, nông cạn, vô giá trị, chúng ta nghĩ chúng ta phải có một lý tưởng để sống dựa vào nó. Điều đó hoàn toàn vô lý. Sợ hãi là nguồn gốc của sự tách rời giữa sự kiện chúng ta gọi là chết và sự kiện chúng ta gọi là sống. Điều đó có nghĩa gì, thực sự, không phải lý thuyết? Chúng ta không đang thảo luận theo lý thuyết; chúng ta không đang lập công thức một ý tưởng, một khái niệm. Chúng ta không làm vậy; chúng ta đang bàn về những sự kiện; và nếu bạn chuyển một sự kiện thành một lý thuyết thuần túy, nó là bất hạnh riêng của bạn. Bạn sẽ sống cùng cái bóng sợ hãi riêng của bạn, và sống của bạn sẽ kết thúc trong đau khổ, giống như nó đã khởi đầu trong đau khổ.

Vậy là bạn phải tìm ra làm thế nào để sống cùng chết – không phải một phương pháp. Bạn không thể có một phương pháp để sống cùng cái gì đó bạn không biết. Bạn không thể có một ý tưởng và nói, “Ông chỉ cho tôi phương pháp, và tôi sẽ luyện tập nó, và tôi sẽ sống cùng chết” – điều đó không có ý nghĩa gì cả. Bạn phải tìm ra nó có nghĩa gì khi sống cùng cái gì đó mà phải là một sự việc lạ thường; thực sự thấy nó, thực sự cảm giác nó; ý thức được sự việc được gọi là chết này mà bạn quá kinh hãi. Sống cùng cái gì đó mà bạn không biết có nghĩa gì? Tôi không hiểu liệu bạn đã từng suy nghĩ về nó trong cách đó. Có thể bạn chưa. Bởi vì sợ hãi nó, tất cả mọi việc bạn đã làm là cố gắng lẩn tránh nó bằng cách không quan sát nó hay bằng cách nhảy tới lý tưởng gây hy vọng nào đó. Nhưng bạn thực sự phải hỏi câu hỏi cơ bản, đó là tìm ra chết có nghĩa gì và tìm ra liệu bạn có thể sống cùng nó như bạn muốn sống cùng người vợ của bạn, cùng con cái của bạn, cùng công việc của bạn, cùng lo âu của bạn. Bạn sống cùng tất cả những điều này, đúng chứ? Bạn sống cùng nhàm chán của bạn, cùng những sợ hãi của bạn. Liệu bạn có thể sống giống như vậy cùng cái gì đó mà bạn không biết?

Muốn tìm ra nó có nghĩa gì khi sống không những cùng sự việc được gọi là sống nhưng còn cả cùng chết, mà là cái không biết được, muốn tìm hiểu nó rất sâu thẳm, chúng ta phải chết đi mọi thứ mà chúng ta biết. Tôi đang nói về hiểu biết tâm lý, không phải những vật dụng như ngôi nhà của bạn, văn phòng của bạn; nếu bạn không có chúng, bạn sẽ không nhận được tiền ngày mai, hay bạn mất công việc của bạn, hay bạn không có lương thực. Chúng ta đang nói về chết đi mọi thứ mà bạn bám vào. Bạn biết, chúng ta muốn chết đi những thứ mà gây đau khổ cho chúng ta; chúng ta muốn chết đi những sỉ nhục, nhưng chúng ta bấu víu những nịnh nọt. Chúng ta muốn chết đi đau khổ, nhưng chúng quyết tâm khắn khít với vui thú. Làm ơn hãy quan sát cái trí riêng của bạn. Liệu bạn có thể chết đi vui thú đó, không phải cuối cùng nhưng ngay lúc này? Bởi vì bạn không lý luận với chết, bạn không thể có một tranh cãi kéo dài với chết. Bạn phải tự nguyện chết đi vui thú của bạn, mà không có nghĩa bạn trở nên khắc khổ, cục súc, xấu xa, giống như một trong những vị thánh này. Trái lại, bạn trở nên nhạy cảm cực độ, bạn ân cần vô hạn.

Liệu có thể chết đi mọi thứ, nhờ đó bạn biết về chính bạn? Chết đi – tôi đưa ra một ví dụ rất đơn giản – một thói quen, buông bỏ một thói quen nhậu nhẹt hay hút thuốc, dùng một loại thức ăn đặc biệt, hay thói quen ái ân; hoàn toàn buông bỏ nó không một nỗ lực, không một đấu tranh, không một xung đột, không nói, “Tôi phải từ bỏ nó.” Lúc đó bạn sẽ thấy rằng bạn đã quẳng lại đằng sau hiểu biết, trải nghiệm, những kỷ niệm của tất cả những sự việc bạn đã biết và học hỏi và sống dựa vào. Và thế là bạn không còn sợ hãi, và cái trí của bạn rõ ràng kinh ngạc để nhìn ngắm cái gì là hiện tượng lạ thường này mà con người đã kinh hãi qua hàng thiên niên kỷ, nhìn ngắm cái gì đó mà bạn phải đối diện, mà không thuộc thời gian, mà là cái không biết được trong tổng thể của nó. Chỉ duy nhất cái trí đó có thể nhìn ngắm như thế, mà không sợ hãi và vì vậy được tự do khỏi cái đã được biết – cái đã được biết của tức giận của bạn, của những tham vọng của bạn, của những tham lam của bạn, của những theo đuổi nhỏ nhen tầm thường của bạn. Tất cả những điều này là cái đã được biết. Bạn phải chết đi chúng, tự nguyện thả rơi chúng, buông bỏ chúng dễ dàng, mà không có mọi xung đột. Và nó có thể được – đây không là một lý thuyết. Vậy là cái trí được trẻ trung lại, tươi mát, hồn nhiên, trong sáng, và thế là nó có thể sống cùng cái sự việc được gọi là chết đó.

Vậy là bạn sẽ thấy rằng sống có một chất lượng hoàn toàn khắc hẳn. Vậy là sống và chết không bị tách lìa; chúng là một, bởi vì bạn đang chết đi từng giây phút trong ngày với mục đích để sống. Và bạn phải chết mỗi ngày để sống; nếu không, bạn chỉ tiếp tục sự lặp lại giống như một cái máy ghi lại, đang lặp lại, đang lặp lại, đang lặp lại.

Vậy là khi bạn thực sự có hương thơm của cái này – không phải trong mũi của ai đó nhưng trong mũi của bạn, trong hơi thở của bạn, trong thân tâm của bạn, không phải vào những dịp hiếm hoi nào đó nhưng hàng ngày, cả thức lẫn ngủ – vậy là bạn sẽ tự thấy được, mà không cần người nào đó nói cho bạn, sống là một sự việc lạ thường bằng thực tế, không phải bằng những từ ngữ hay những biểu tượng, sống cùng chết và vậy là sống từng giây phút trong một thế giới không có cái đã được biết, nhưng luôn luôn có sự tự do khỏi cái đã được biết. Chỉ một cái trí như thế mới có thể thấy cái gì là sự thật, cái gì là vẻ đẹp, và cái từ vĩnh hằng sang vĩnh hằng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/07/2011(Xem: 3762)
Cổ thi nói: "Ta thấy người khác chết. Trong lòng nóng xót xa! Chẳng phải xót kẻ mất. Vì sẽ đến phiên ta!" Giữa đời, việc buồn thảm lớn lao không chi hơn tử biệt. Nhưng sự chết, người đời lại chẳng ai tránh khỏi. Cho nên những kẻ có lòng muốn lợi mình lợi người, không thể không sớm dự bị lo toan. Thật ra, chữ chết nguyên là giả danh, vì đó chẳng qua là sự kết liễu của một thời quả báo, do nghiệp cảm liên chuyền giữa mỗi đời, khi xả thân này, lại thọ thân khác mà thôi. Kẻ không biết Phật pháp vẫn đành để cho tùy nghiệp xoay vần. Người đã nghe pháp môn Tịnh Độ của Như Lai, phải tín nguyện niệm Phật dự bị tư lương, để khi lâm chung được vãng sanh an thuận.
13/07/2011(Xem: 4722)
Người tu Tịnh Độ, khi bịnh chưa nặng cũng nên uống thuốc, nhưng vẫn tinh tấn niệm Phật, chớ tưởng nghĩ rằng: uống thuốc rồi sẽ lành bịnh. Lúc bịnh đã nặng, có thể không cần dùng thuốc. Hoằng Nhứt đại sư khi đau nặng, có kẻ thưa để xin rước thầy hốt thuốc. Ngài liền từ tạ và nói kệ rằng...
13/07/2011(Xem: 3347)
Tục ngữ Việt Nam chúng ta có câu “ sanh ký tử quy, nghĩa là ; Sống gởi trần gian, chết lại về”. Vậy khi chết chúng ta đi về đâu? Đây là câu hỏi rất khó trả lời, chỉ có bậc Đại giác ngộ mới thấy rõ con đường đi này và chỉ dạy cho chúng ta biết mà thôi. Đó là sáu con đường mà chúng sanh qua lại mãi: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, cõi Trời, Người, A-tu-la, còn gọi là sáu nẻo luân hồi. Khi con người còn sống, gây tạo nhân gì thì kết quả sẽ theo họ như thế ấy. Kết quả đó là động cơ thúc đẩy con người sau khi chết, đi vào các cảnh giới tương ưng trong sáu đường .
13/07/2011(Xem: 3994)
“Trợ giúp thành tựu cho một chúng sanh được vãng sanh, tức là thành tựu cho một chúng sanh tương lai thành Phật. Công đức này thật không thể nghĩ bàn”. Hộ niệm là trợ giúp cho một người được vãng sanh. Người hộ niệm cần phải biết rõ phương pháp cũng như đạo lý về vãng sanh thì mới đem lại lợi ích cho người được hộ niệm. Người không tu hành, không hiểu Phật pháp, không được hướng dẫn vãng sanh, không có hộ niệm, giờ lâm chung đa phần thần thức của họ thường bị dìm trong ác mộng, bị rơi vào những cạm bẫy dữ ác, rơi vào những cảnh hung hiểm. Bị lôi vào đó rồi thì rất khó thoát thân, thần thức sẽ theo nghiệp đi thọ báo.
09/07/2011(Xem: 6390)
Lúc này tôi nghĩ có ba vấn đề chúng ta phải thấu triệt nếu chúng ta muốn hiểu rõ toàn chuyển động của sống. Chúng là thời gian, đau khổ và chết.
01/07/2011(Xem: 8610)
Số đông quần chúng cần một thời gian dài mới quen thuộc với ý niệm về tái sinh. Tôi cũng đã trải qua nhiều giai đoạn trong tiến trình đưa đến sự xác tín vào tái sinh.
24/06/2011(Xem: 4418)
Đó là câu hỏi của một hãng Thông tấn ở phương Tây đưa ra trong một cuộc thăm dò ý kiến với đông đảo người dân ở nước Anh. Câu hỏi với tình huống giả định là một thiên thạch sắp đâm vào trái đất và bạn chỉ còn 60 phút nữa sống trên cõi đời, bạn sẽ làm gì trong 60 phút ngắn ngủi ấy…
19/06/2011(Xem: 8196)
Luật nhân quả không phải là luật riêng có tính cách tôn giáo. Trong vũ trụ, thiên nhiên, mọi sự vật đều chịu luật nhân quả, đó là luật chung của tự nhiên.
11/06/2011(Xem: 4229)
Chúng ta chết là chết như thế nào? Và sau khi chết, chúng ta đi về đâu? Đấy là những câu hỏi, những thắc mắc, những hoài nghi đeo bám tâm thức nhân loại từ xưa đến nay và dường như chúng vẫn đang còn treo lơ lửng ở đấy với những vấn nạn siêu hình nhức nhối và đầy bí ẩn. Đức Phật là bậc thầy của chư thiên và loài người (Thiên Nhân Sư), là bậc thông suốt thế gian, thông suốt tam giới (Thế Gian Giải), là bậc đã thấy biết toàn diện và chơn chánh (Chánh Biến Tri)... đã giảng giải cho những người học Phật và tu Phật như thế nào về “hiện tượng chết và tái sanh”? Bây giờ muốn đi vào nội dung ấy, chúng ta sẽ phải lần lượt nghiên cứu qua những tương quan liên hệ sau đây:
06/05/2011(Xem: 9015)
Khi truyền bá rộng rãi sang châu Á, Phật giáo thành công khi vượt qua một số vấn đề nổi bật từ những giới hạn về ngôn ngữ trong một số trường hợp phải phiên chuyển thành một ngôn ngữ rất khác với ngôn ngữ nói của Ấn Độ. Giáo lý đạo Phật được truyền đạt bằng lời nói qua vô số ngôn ngữ và tiếng nói địa phương. Còn Kinh tạng, khi đã được viết ra, lại được phiên dịch thành hàng tá ngôn ngữ ngay cả trước thời kỳ hiện đại. Do vì nguồn gốc lịch sử không cho phép các học giả dùng ngôn ngữ nói trong việc giảng dạy, bài viết này sẽ tập trung vào những ý tưởng được viết ra, nhằm khảo sát việc truyền dạy qua lời nói chỉ trong thời kỳ Phật giáo Ấn Độ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567