Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Madras, 9 tháng mười hai 1959

09/07/201100:31(Xem: 3399)
6. Madras, 9 tháng mười hai 1959

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ SỐNG VÀ CHẾT (ON LIVING and DYING)
Lời dịch: Ông Không 2009

Từ quyển Đường bay của Đại bàng: Sự phân chia

Madras, 9 tháng mười hai 1959

Liệu có thể sống cùng một ý thức của hòa hợp, vẻ đẹp, cùng một ý thức của mãn nguyện không bao giờ kết thúc – hay đúng hơn, tôi sẽ không nói mãn nguyện bởi vì mãn nguyện mang lại thất vọng – nhưng liệu có một trạng thái không bao giờ kết thúc của hành động mà trong nó không có đau khổ, không có hối hận, không có nguyên nhân để hối tiếc hay không? Nếu có một trạng thái như thế, vậy thì làm thế nào người ta đến được nó? Rõ ràng người ta không thể vun quén nó. Người ta không thể nói, “Tôi sẽ sống hòa hợp”; nó chẳng có ý nghĩa gì cả. Thừa nhận rằng người ta phải điều chỉnh chính mình với mục đích được hòa hợp là một cách suy nghĩ thiếu chín chắn. Trạng thái của hòa hợp trọn vẹn, của hành động nhất thể, chỉ có thể đến khi người ta không đang tìm kiếm nó, khi cái trí không đang cưỡng bách chính nó vào một lối sống khuôn mẫu.

Hầu hết chúng ta đã không suy nghĩ nhiều lắm về tất cả điều này. Trong những hoạt động hàng ngày của chúng ta, chúng ta chỉ quan tâm đến thời gian, bởi vì thời gian giúp đỡ chúng ta quên lãng; thời gian chữa trị những vết thương của chúng ta, dù tạm thời như thế nào chăng nữa; thời gian làm tan biến những tuyệt vọng của chúng ta, những thất vọng của chúng ta. Bị trói buộc trong qui trình thời gian, làm thế nào người ta sẽ bất chợt bắt gặp trạng thái lạ thường này mà trong đó không có mâu thuẫn, mà trong đó chính chuyển động của sống là hành động hòa hợp, và sống hàng ngày là thực tế? Nếu mỗi người chúng ta nghiêm túc tự đặt câu hỏi này cho chính mình, vậy thì tôi nghĩ chúng ta có thể hiệp thông cùng nhau trong tháo gỡ vấn đề; nhưng nếu bạn chỉ đang lắng nghe những từ ngữ, vậy thì bạn và tôi không hiệp thông. Chúng ta hiệp thông cùng nhau chỉ khi nào đây là một vấn đề cho cả hai. Lúc đó nó không chỉ là vấn đề của tôi, mà tôi đang áp đặt vào bạn hay bạn đang cố gắng diễn giải tùy theo những niềm tin và cá tánh của bạn. Đây là một vấn đề con người, một vấn đề thế giới, và nếu nó rất rõ ràng cho mỗi người chúng ta, vậy thì điều gì tôi đang nói, điều gì tôi đang suy nghĩ và đang cảm thấy, sẽ mang lại một trạng thái hiệp thông giữa chúng ta, và cùng nhau chúng ta có thể thâm nhập những chiều sâu vô hạn.

Vì vậy vấn đề là gì? Vấn đề là rằng chắc chắn phải có một thay đổi cơ bản, không chỉ tại một mức độ hời hợt, trong những hoạt động bên ngoài của người ta, nhưng phía bên trong, thăm thẳm; phải có một cách mạng bên trong mà sẽ thay đổi cách suy nghĩ của người ta và tạo ra một lối sống mà trong chính nó là hành động tổng thể. Và tại sao một cách mạng như thế không xảy ra được? Đó là vấn đề khi người ta thấy nó. Vì vậy chúng ta hãy tự thâm nhập thật sâu vào chính chúng ta và khám phá gốc rễ của vấn đề này.

Gốc rễ của vấn đề này là sợ hãi, phải không? Làm ơn hãy tự tìm hiểu nó và đừng coi tôi như một diễn giả đang thuyết giảng trước một số khán giả. Tôi muốn tìm hiểu vấn đề này cùng bạn bởi vì, nếu bạn và tôi cùng nhau tìm hiểu nó, và cả hai chúng ta đều hiểu rõ cái gì đó mà đúng thực, vậy thì từ hiểu rõ đó sẽ có một hành động mà cũng không là hành động của tôi hay hành động của bạn, và những quan điểm mà chúng ta đã tiên tục cãi cọ sẽ chấm dứt.

Tôi cảm thấy có một sợ hãi cơ bản mà người ta phải khám phá – một sợ hãi sâu xa hơn sợ hãi mất công việc của người ta, hay sợ hãi đi sai đường, hay sợ hãi không an toàn bên ngoài hoặc bên trong. Nhưng muốn tìm hiểu nó rất kỹ càng, người ta phải bắt đầu với những sợ hãi mà chúng ta biết, những sợ hãi mà tất cả chúng ta đều ý thức được. Tôi không cần nói cho bạn chúng là gì, bởi vì bạn có thể quan sát chúng trong chính bạn: sợ hãi quan điểm quần chúng, sợ hãi mất người con của người ta, người vợ của người ta, hay người chồng của người ta qua những trải nghiệm bi đát được gọi là chết, sợ hãi bệnh tật, sợ hãi cô độc, sợ hãi không thành công, không thành đạt, sợ hãi không đạt được một hiểu biết về sự thật, Thượng đế, thiên đàng, hay điều gì bạn muốn. Những người nguyên thủy có một vài sợ hãi rất đơn giản, nhưng chúng ta có vô vàn sợ hãi mà sự phức tạp của chúng gia tăng khi chúng ta trở nên mỗi lúc một “văn minh.”

Bây giờ sợ hãi là gì? Bạn có khi nào đã thực sự trải nghiệm sợ hãi? Bạn có lẽ mất việc làm của bạn, bạn có lẽ không là một người thành công, người hàng xóm của bạn có lẽ nói điều này điều kia về bạn, và chết luôn luôn đang chờ bạn quanh góc đường. Tất cả việc này nuôi dưỡng sợ hãi trong bạn, và bạn chạy trốn nó qua yoga, qua đọc sách báo, qua tin tưởng Thượng đế, qua vô vàn hình thức vui chơi, và mọi chuyện như thế. Vì vậy tôi đang hỏi: Bạn có khi nào đã thực sự trải nghiệm sợ hãi, hay cái trí luôn luôn chạy trốn nó?

Ví dụ như sợ hãi chết. Vì sợ hãi chết, bạn lý luận cho mất đi sợ hãi của bạn bằng cách nói rằng chết là điều không tránh khỏi, rằng mọi thứ đều phải chết. Tiến trình lý luận chỉ là một tẩu thoát khỏi sự kiện. Hay bạn tin tưởng vào sự đầu thai, mà gây thỏa mãn, gây an ủi bạn, nhưng sợ hãi vẫn còn đó. Hay bạn cố gắng sống trọn vẹn trong hiện tại, để quên lãng tất cả quá khứ và tương lai, và chỉ quan tâm đến lúc này, nhưng sợ hãi tiếp tục.

Tôi đang hỏi bạn liệu bạn có khi nào đã biết sợ hãi thực sự – không phải sợ hãi lý thuyết mà cái trí chỉ tưởng tượng. Có lẽ tôi không đang giải thích nó rõ ràng lắm. Bạn biết hương vị của muối. Bạn đã trải nghiệm đau khổ, thèm khát, ganh tị, và bạn tự biết những từ ngữ này có nghĩa gì. Trong cùng cách đó, bạn biết sợ hãi chứ? Hay bạn chỉ có một ý tưởng của sợ hãi là gì mà đã không thực sự trải nghiệm sợ hãi? Tôi đang giải thích rõ ràng chứ?

Bạn sợ hãi chết, và sợ hãi đó là gì? Bạn thấy chết là không tránh khỏi, và bởi vì bạn không muốn chết, bạn sợ hãi nó. Nhưng bạn chưa bao giờ biết chết là gì; bạn chỉ chiếu rọi một quan điểm, một ý tưởng về nó. Vậy là bạn sợ hãi một ý tưởng về chết. Điều này khá đơn giản, và tôi hoàn toàn không hiểu sự khó khăn của chúng ta.

Muốn thực sự trải nghiệm sợ hãi, bạn phải trọn vẹn cùng nó; bạn phải hoàn toàn trong nó và không lẩn tránh nó; bạn không thể có những niềm tin, những quan điểm về nó. Nhưng tôi không nghĩ nhiều người chúng ta đã từng trải nghiệm sợ hãi trong cách này bởi vì chúng ta luôn luôn đang lẩn tránh, đang chạy trốn sợ hãi. Chúng ta không bao giờ ở lại cùng nó, nhìn ngắm nó, tìm ra, nó là cái gì.

Liệu cái trí có thể sống cùng sợ hãi, là một bộ phận của nó? Liệu cái trí có thể thâm nhập cảm giác đó thay vì lẩn tránh nó hay cố gắng tẩu thoát nó? Tôi nghĩ phần lớn do bởi chúng ta luôn luôn đang chạy trốn sợ hãi nên chúng ta phải sống những cuộc sống mâu thuẫn như thế.

Thưa các bạn, người ta ý thức được, đặc biệt khi người ta già nua, rằng chết luôn luôn đang chờ đợi.Và bạn sợ hãi chết, phải không? Bây giờ, làm thế nào bạn sẽ hiểu rõ sợ hãi đó? Làm thế nào bạn sẽ được tự do khỏi sợ hãi chết? Chết là gì? Thực sự nó là sự kết thúc của mọi thứ bạn đã biết. Đó là sự kiện thực tế. Liệu bạn có tồn tại hay không không đặt thành vấn đề. Tồn tại sau khi chết chỉ là một ý tưởng. Bạn không biết, nhưng bạn tin tưởng, bởi vì tin tưởng cho bạn sự an ủi. Bạn không bao giờ tìm hiểu chính nghi vấn của chết, bởi vì chính ý tưởng đến một kết thúc, đi vào cái hoàn toàn không biết được là một kinh hoàng đối với bạn nên nó mới đánh thức sợ hãi. Vì sợ hãi, bạn nương dựa những hình thức khác nhau của niềm tin như một phương tiện của tẩu thoát.

Chắc chắn, muốn được tự do khỏi sợ hãi, bạn phải biết chết là gì trong khi bạn còn tràn đầy sinh lực cả thân thể lẫn tinh thần, đi làm việc, tham dự mọi thứ. Bạn phải biết bản chất của chết trong khi đang sống. Niềm tin sẽ không xóa sạch sợ hãi. Bạn có lẽ đọc vô số sách về đời sau, nhưng việc đó sẽ không làm tự do cái trí khỏi sợ hãi, bởi vì cái trí chỉ quen thuộc một việc, đó là sự tiếp tục qua ký ức, và thế là chính ý tưởng của đến một kết thúc là một kinh hoàng. Sự hồi tưởng liên tục về những sự việc bạn đã trải nghiệm và thụ hưởng, mọi thứ bạn đã sở hữu, nhân cách bạn đã xây dựng, những lý tưởng của bạn, những tầm nhìn của bạn, hiểu biết của bạn – tất cả việc đó sắp đến một kết thúc. Và làm thế nào cái trí sẽ được tự do khỏi sợ hãi? Đó là vấn đề, không phải liệu có một tiếp tục sau khi chết hay không.

Nếu tôi muốn được tự do khỏi sự sợ hãi của kết thúc, chắc chắn tôi phải tìm hiểu bản chất của chết. Tôi phải trải nghiệm nó; tôi phải biết nó là gì: vẻ đẹp của nó, chất lượng lạ thường của nó. Nó phải là sự việc lạ thường khi chết, khi thâm nhập vào cái gì đó chưa bao giờ được tưởng tượng, hoàn toàn không biết được.

Bây giờ làm thế nào cái trí sẽ trải nghiệm, trong khi đang sống, sự kết thúc đó được gọi là chết? Chết là kết thúc. Nó là kết thúc của thân thể và có lẽ cũng của cái trí. Tôi không đang bàn luận liệu có hay không có tồn tại sau khi chết. Tôi quan tâm đến chết. Tôi không thể kết thúc trong khi đang sống hay sao? Cái trí của tôi – với tất cả những suy nghĩ của nó, những hoạt động của nó, những kỷ niệm của nó – đến một kết thúc trong khi đang sống, trong khi thân thể không bị suy sụp qua tuổi già và bệnh tật hay bị quét sạch bởi một tai nạn hay sao? Cái trí, mà đã thiết lập một tiếp tục, không thể đến một kết thúc, không phải tại khoảnh khắc cuối cùng, nhưng ngay lúc này hay sao? Đó là, cái trí không thể được tự do khỏi tất cả những tích lũy của ký ức hay sao?

Bạn là một người Ấn độ giáo, một người Thiên chúa giáo, hay người nào bạn muốn. Bạn bị định hình bởi quá khứ, bởi phong tục, bởi truyền thống. Bạn tham lam, ganh ghét, sung sướng, vui vẻ, cảm kích cái gì đó đẹp đẽ, đau khổ vì không được thương yêu, không thể mãn nguyện – bạn là tất cả việc đó, mà là sự tiến hành của tiếp tục. Hãy ví dụ một trường hợp của nó. Bạn quyến luyến tài sản của bạn, người vợ của bạn. Đó là một sự kiện. Tôi không đang nói về tách rời. Bạn quyến luyến những quan điểm của bạn, những cách suy nghĩ của bạn.

Bây giờ, liệu bạn không thể đến sự kết thúc của quyến luyến đó hay sao? Tại sao bạn quyến luyến? Đó là câu hỏi, không phải làm thế nào để được tách rời. Nếu bạn cố gắng được tách rời, bạn chỉ nuôi dưỡng sự đối nghịch, và vì vậy mâu thuẫn tiếp tục. Nhưng khoảnh khắc cái trí của bạn được tự do khỏi quyến luyến, nó cũng được tự do khỏi ý thức của tiếp tục qua quyến luyến, phải không? Vì vậy tại sao bạn quyến luyến? Bởi vì bạn sợ hãi rằng nếu không quyến luyến bạn sẽ không là gì cả; thế là bạn là ngôi nhà của bạn, bạn là người vợ của bạn, bạn là tài sản ngân hàng của bạn, bạn là công việc của bạn. Bạn là tất cả những thứ này. Và nếu có một kết thúc cho ý thức của tiếp tục qua quyến luyến này, một kết thúc trọn vẹn, lúc đó bạn sẽ biết chết là gì.

Các bạn hiểu rõ chứ, thưa các bạn? Tôi thù hận, chúng ta hãy ví dụ như thế, và tôi đã ôm ấp thù hận này trong ký ức của tôi suốt nhiều năm, liên tục đấu tranh để quên nó. Liệu tôi có thể ngay tức khắc kết thúc thù hận? Liệu tôi có thể buông bỏ nó bằng tánh kết thúc của chết?

Khi chết đến, nó không xin phép bạn; nó đến và đem bạn đi; nó hủy diệt bạn ngay tức khắc. Trong cùng cách đó, liệu bạn có thể buông bỏ hoàn toàn thù hận, ganh tị, tự hào của sở hữu, quyến luyến những niềm tin, những quan điểm, những ý kiến, một loại suy nghĩ đặc biệt được không? Liệu bạn có thể buông bỏ tất cả việc đó trong một tích tắc được không? Không có “buông bỏ nó như thế nào,” bởi vì đó chỉ là một hình thức khác của tiếp tục. Buông bỏ quan điểm, niềm tin, quyến luyến, tham lam, hay ganh tị là chết – chết từng ngày, từng khoảnh khắc. Nếu có động thái đến một kết thúc của tất cả tham vọng từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, lúc đó bạn sẽ biết trạng thái lạ thường của không là gì cả, của đến bờ vực của một chuyển động thường hằng, như nó đã là, rơi qua bờ kia, mà là chết.

Tôi muốn biết tất cả mọi điều về chết. Bởi vì chết có lẽ là sự thật; nó có lẽ là điều gì chúng ta gọi là “Thượng đế,” cái gì đó lạ thường nhất mà sống và chuyển động tuy nhiên không khởi đầu và không kết thúc. Vậy là tôi muốn biết tất cả mọi điều về chết. Để được như thế tôi phải chết đi mọi thứ tôi biết rồi. Cái trí có thể biết được cái không biết được chỉ khi nào nó chết đi cái đã được biết – chết đi mà không có mọi động cơ, mà không hy vọng được phần thưởng hay sợ hãi bị trừng phạt. Vậy là tôi có thể tìm ra chết là gì trong khi tôi đang sống – và trong ngay khám phá đó có tự do khỏi sợ hãi.

Liệu có hay không có một tiếp tục sau khi thân thể chết đi đều không liên quan.
Liệu bạn có được sanh lại hay không là một sự việc nhỏ nhen.

Đối với tôi, sống không tách lìa chết bởi vì trong sống có chết. Không có phân chia giữa chết và sống. Người ta biết chết bởi vì cái trí đang chết đi từng giây phút, và trong ngay kết thúc đó, có mới mẻ lại, tươi trẻ, trong sáng, hồn nhiên – không phải trong tiếp tục. Nhưng với hầu hết chúng ta, chết là một sự việc mà cái trí thực sự đã chưa bao giờ trải nghiệm. Muốn trải nghiệm chết trong khi đang sống, tất cả những ma mãnh của cái trí – mà ngăn cản trải nghiệm trực tiếp đó – phải kết thúc.

Tôi không hiểu liệu bạn có khi nào biết tình yêu là gì? Bởi vì tôi nghĩ chết và tình yêu theo cùng nhau. Chết, tình yêu, và sống là một và giống hệt. Nhưng chúng ta đã phân chia sống, như chúng ta đã phân chia quả đất. Chúng ta nói về tình yêu như hoặc là xác thịt hoặc là tinh thần và đã vận hành một trận chiến giữa thiêng liêng và ô uế. Chúng ta đã tách rời tình yêu là gì khỏi tình yêu nên là gì, vì vậy chúng ta không bao giờ biết tình yêu là gì. Chắc chắn, tình yêu là một cảm thấy tổng thể mà không thuộc cảm giác và trong nó không có ý thức của phân chia. Nó là sự tinh khiết tuyệt đối của cảm thấy mà trong nó không có chất lượng gây phân chia, gây tách rời của trí năng. Tình yêu không có ý thức của tiếp tục. Nơi nào có ý thức của tiếp tục, tình yêu chết rồi, và nó tỏa mùi của ngày hôm qua, với tất cả nhũng kỷ niệm, những cãi cọ, những hung tợn xấu xa của nó. Muốn thương yêu, người ta phải chết đi.

Chết là tình yêu – hai cái không tách lìa. Nhưng làm ơn đừng thuộc lòng những từ ngữ của tôi. Bạn phải tự trải nghiệm điều này; bạn phải biết nó, tận hưởng nó, khám phá nó cho chính bạn.

Sợ hãi sự cô độc, cô lập hoàn toàn, sợ hãi không là gì cả, là nền tảng, chính gốc rễ của tự-mâu thuẫn của chúng ta. Bởi vì chúng ta sợ hãi không là gì cả, chúng ta bị vỡ vụn bởi nhiều ham muốn, mỗi ham muốn xé nát chúng ta trong một phương hướng khác biệt. Đó là lý do tại sao, nếu cái trí muốn biết hành động không mâu thuẫn, tổng thể – một hành động trong đó việc đi làm cũng giống hệt như không đi làm, hay giống hệt như trở thành một khất sĩ, hay giống hệt như thiền định, hay giống hệt như nhìn ngắm những bầu trời của một chiều tối – phải có tự do khỏi sợ hãi. Nhưng không thể có tự do khỏi sợ hãi nếu bạn không trải nghiệm nó, và bạn không thể trải nghiệm sợ hãi nếu bạn còn tìm kiếm những phương cách và những phương tiện tẩu thoát khỏi nó. Thượng đế của bạn là một tẩu thoát tuyệt vời khỏi sợ hãi. Tất cả những nghi lễ của bạn, những quyển sách của bạn, những lý thuyết và những niềm tin của bạn, ngăn cản bạn không thực sự trải nghiệm nó. Bạn sẽ phát hiện rằng có một ngừng lại tổng thể của sợ hãi trong kết thúc – kết thúc của ngày hôm qua, của cái gì đã là, mà là đất màu trong đó sợ hãi xuyên vào những cái rễ của nó. Sau đó bạn sẽ khám phá rằng tình yêu và sống và chết là một và giống hệt. Cái trí được tự do chỉ khi nào những tích lũy của ký ức đã buông bỏ. Sáng tạo trong kết thúc, không trong tiếp tục. Chỉ đến lúc đó mới có hành động tổng thể mà là đang sống, đang yêu, và đang chết.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/01/2024(Xem: 1101)
Tỉnh Thức Đối Diện với Bệnh tật và Cái Chết_Tỳ Kheo Analayo_Bình Anson dịch
06/06/2023(Xem: 6342)
Bất cứ trong một tôn giáo, một triết học nào, phần nhân sinh quan vẫn là quan trọng. Chúng ta theo một tôn giáo mà không biết quan niệm nhân sinh trong tôn giáo ấy như thế nào, thực là một khuyết điểm lớn lao. Ở đây, chúng ta chỉ riêng bàn về phần nhân sinh quan Phật giáo để tìm hiểu Phật giáo quan niệm về đời sống con người như thế nào ?
21/05/2023(Xem: 1314)
Con người thường sợ cái chết nên làm mọi cách để níu kéo sự sống, níu kéo bằng tiền bạc, bằng thuốc men, thức ăn, bằng các hoạt động thể chất. Việc giữ gìn, duy trì sự sống là một điều cơ bản mà bất cứ ai sống trên đời này cũng phải làm để mong mình sống lâu, sống thọ chứ không ai mong mình chết sớm, hay nói đúng hơn là ai cũng sợ cái chết bởi không có một loài động vật có máu huyết nào lại không sợ chết, nhưng sợ chết, không muốn chết thì con người vẫn không thể thoát được cái chết, cho nên thay vì sợ hãi thì chúng ta hãy tập đối diện với quy luật sinh tử như thế nào để vừa giữ được tinh thần lạc quan, vừa duy trì được sự sống của mình một cách trọn vẹn nhất.
22/03/2022(Xem: 3097)
Tôi không ngạc nhiên lắm khi biết dù tác phẩm Chết và Tái sinh ( Death & Rebirth ) đó TT Thích Nguyên Tạng soạn dịch ấn bản lần đầu tiên vào năm 2001 và được tái bản đến 9 lần rồi mà vẫn không đủ cung cấp, cho nên sắp tới Tu Viện Quảng Đức cho tái bản lần thứ 10 để cống hiến bạn đọc gần xa. May mắn thay trong thư viện tí hon của tôi có tác phẩm này được tái bản lần thứ bảy vào mùa Vu Lan báo Hiếu 2007 mà lời ngỏ của tác giả đã đánh động đến con tim của người đọc …qua câu chuyện Luật Sư Brendan Keilar sinh sống tại Melbourne / Australia đã bị bắn chết thật kinh hoàng khi tuổi mới 43 để trả giá cho hành động rất ngưỡng phục ( vì đã can thiệp cứu người).
02/12/2021(Xem: 16328)
Nam Mô A Di Đà Phật. Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức, Kính thưa quý đồng hương Phật tử thân mến, Kể từ ngày 12/04/2020, nước Úc của chúng ta cũng như các nước khác trên toàn thế giới đã bắt đầu bị đại dịch Covid hoành hành và lây lan một cách nhanh chóng. Hai năm qua toàn thế giới đã phải chịu ảnh hưởng về mặt kinh tế, chính trị, xã hội, thương trường. Ngay cả đời sống tinh thần của mọi người dân cũng bị ảnh hưởng không ít, nhất là đối với những gia đình đã phải nhìn thấy người thân ra đi trong sự cô đơn lạnh lẽo, không người đưa tiễn. Biết bao hoàn cảnh đau thương... Tính đến hôm nay nước Úc của chúng ta đã được ổn định phần nào, trên 80% người dân đã được tiêm ngừa theo quy định của chính phủ, cũng như việc không còn phải lockdown, người dân được đi lại tự do giữa các tiểu bang cũng như được hội họp, sinh hoạt hội đoàn và tôn giáo. Trong đại dịch, 2 năm qua nước Úc số người bị nhiễm Covid lên đến 113,411 người và số người không may mắn đã ra đi vĩnh viễn là 1,346 người.
01/08/2021(Xem: 9889)
Chuông mõ gia trì là 2 pháp khí rất quan trọng trong nghi thức hành trì và tu tập mỗi ngày đối với người đệ tử Phật. Tiếng chuông, tiếng mõ rất là quen thuộc gần gũi trong sự hành trì tu tập hằng ngày của người Phật tử, nhất là Phật tử theo truyền thống Bắc tông. Phật tử theo truyền thống Nam tông trước kia thì không có gõ mõ, thỉnh chuông khi tụng kinh, nhưng bây giờ đã có chuông rồi, còn bên Bắc tông thì chuông mõ đã có từ ngàn xưa.
26/06/2021(Xem: 12148)
LỜI GIỚI THIỆU “Chết đi về đâu” là tuyển tập các bài pháp thoại của thầy Nhật Từ tại Hoa Kỳ, Úc châu và Việt Nam. Dựa vào kinh điển Phật giáo thuộc các truyền thống khác nhau, thầy Nhật Từ đã phân tích những trở ngại về tâm lí trước cái chết thường làm cho cái chết diễn ra sớm hơn và đau đớn hơn. Nếu chết được hiểu là tiến trình tự nhiên mà mỗi hữu thể đều phải trải qua thì nỗi sợ hãi về cái chết sẽ trở thành nỗi ám ảnh, trước nhất là từ hữu thức sau đó là từ vô thức, làm cho cuộc sống con người trở nên tẻ nhạt và đáng sợ.
01/11/2020(Xem: 16753)
1/Đệ nhất đại nguyện: quốc vô ác đạo. Đại nguyện thứ nhất: Cõi Cực-lạc không có các đường ác. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy) 2/Đệ nhị đại nguyện: bất đọa ác đạo. Đại nguyện thứ hai: Chúng sinh ở cõi Cực-lạc không đọa vào các đường ác. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy 3/ Đệ tam đại nguyện: thân chơn kim sắc. Đại nguyện thứ ba: Thân của chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều có sắc vàng. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy 4/ Đệ tứ đại nguyện: hình sắc tương đồng. Đại nguyện thứ tư: Hình sắc của chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều bình đẳng, không đẹp xấu khác nhau. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy 5/Đệ ngũ đại nguyện: túc mạng trí thông. Đại nguyện thứ năm: Chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều có túc mạng thông, biết rõ các kiếp quá khứ. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy)
09/09/2020(Xem: 6820)
Hỏi: Thưa Thầy, luân hồi thật sự được hiểu thế nào trong Phật Giáo, hay vấn đề này bị nhầm lẫn với thuyết tái sinh trong Bà La Môn Giáo và một số tín ngưỡng Tây Phương, vì từ Hán Việt “tái sinh” tiếng Pháp viết là "réincarnation” là sự lặp lại về đơn vị gốc, ví dụ: Người giàu nghèo sang hèn v.v… cứ thế trở lại nguyên gốc. Còn tiếng Phạn saṃsāra là luân hồi là lang thang, trôi nổi. Nếu dùng bật lửa đốt cháy cây nến, điều kiện tạo lửa từ bật lửa sẽ gồm đá đánh lửa, hộp nhựa đựng khí gas, ống thông nhau, ống dẫn ga, bánh xe tạo lực ma sát vào đá lửa, vô số phân tử hóa học trong khí gas, môi trường xung quanh v.v… Trong khi các duyên bắt lửa của ngọn nến chỉ có 2 yếu tố cơ bản gồm thân đèn làm bằng sáp và tim làm bằng vải… Vậy ngọn lửa từ bật lửa có quan hệ gì với ngọn lửa của cây nến? Như thế luân hồi không phải là sự tái sinh nguyên bản mà là tâm lang thang trôi lăn chìm nổi vì tham sân si, không biết tàm quý để rồi chúng sanh cứ mãi bị cái vòng xoay đó làm cho đau khổ?
08/06/2020(Xem: 6804)
Thần đồng 9 tuổi tốt nghiệp đại học, chuẩn bị học tiến sĩ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567